Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Đi xem trưng bày "Cải cách ruộng đất năm 1946 – 1957"

* NGUYỄN TƯỜNG THỤY 
Đã định không đi nhưng JB Nguyễn Hữu Vinh rủ riết quá, thôi thì tặc lưỡi đi xem nó như thế nào.
Chúng tôi đến muộn một chút, vào lúc đang lúc đọc diễn văn khai mạc. Những hàng ghế bọc vải đo đỏ trăng trắng được kê ngay ngắn ngoài sân, trước cửa vào phòng trưng bày.
 Nhìn qua, thấy khách thăm ngồi hết chừng phân nửa, nói lên rằng chủ nhà sẵn sàng tiếp nhiều khách thăm hơn nữa. Những người đứng xung quanh con số cũng tương tự, chắc là người của Ban tổ chức. Cả khách và chủ ước khoảng sáu chục. Máy quay có chân khá nhiều, chừng trên chục cái. Tôi nhớ có VTV, VTC ngoài ra không rõ còn báo đài nào nữa không.
Diễn văn xong thì cắt băng khai mạc.
Chục cô gái áo dài màu đỏ, rước dải băng đỏ. Cắt, cắt, kéo kêu tanh tách rồi vỗ tay bộp bộp. Mời khách vào tham quan. Sự chuẩn bị như thế là chu đáo, bài bản.
Tôi vào nhìn qua cách bố trí, liền vòng sang trái, bắt đầu từ hình ảnh hiện vật về nông dân VN trước khi cải cách ruộng đất (CCRĐ). Cứ thế vòng dần sang giai đoạn tiếp theo cho đến khi cải cách thắng lợi với niềm hân hoan của nông dân. Tôi chỉ mang theo máy bảng, lại sắp hết pin nhưng thỉnh thoảng cũng giơ ra "phụp" một cái.
JB Nguyễn Hữu Vinh máy ảnh khoác cổ xông xáo khắp phòng trưng bày, vừa quay vừa chụp vừa phỏng vấn rất tự tin. Hắn lại cứ nhằm vào ông nào có vẻ là sếp để đưa ra những câu hỏi khó. Khi một phóng viên đang phỏng vấn một ông có vẻ như là trong Ban tổ chức, hắn chen ngang:
- Thưa ông, ông nghĩ gì khi mà cuộc cải cách đưa lại ruộng cày cho nhân dân để bây giờ ngược trở lại, ruộng đất rơi vào tay quan chức Nhà nước?
Ông kia tươi tỉnh:
- Tôi nghĩ chính sách ruộng đất là ruộng là tài sản của toàn dân và thông qua nhà nước quản lý, tôi nghĩ như thế
- Hiện nay ở Bình Dương vụ 150 héc ta cao su rồi nhà cửa ruộng đất tập trung trong tay một quan chức của Nhà nước của Đảng cộng sản. Vây chúng ta nghĩ gì về tác dụng của cải cách ruộng đất trước hiện thực này?
- Khi nãy tôi nói sở hữu ấy, là sở hữu toàn dân. Đất là của cơ quan Nhà nước nhưng mà sở hữu toàn dân. Mục đích đầu tiên ấy, chúng ta là nhà nước nông nghiệp, 95% là nông dân, sử dụng đất làm nông nghiệp nhưng bây giờ thì khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chức năng của đất không chỉ là...
- Thưa ông vấn đề tôi cần hỏi trước đây là...
Cô phóng viên đang phỏng vấn bị Vinh chen ngang vội xua tay ra hiệu dừng. Hẳn là cô ta nhận ra rằng, câu chuyện đang đi về chiều hướng bất lợi cho cuộc trưng bày. Vinh gạt tay nói tiếp:
- Vấn đề tôi cần hỏi là trước đây lấy ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Nhưng bây giờ đất đai tập trung trong tay các quan chức, ông nghĩ gì, cuộc cải cách ruộng đất có cần tiếp tục phải làm lại không?
- Về sở hữu ruộng đất cụ thể nói thực là tôi không rõ lắm nhưng tôi thấy chính là dân họ là người bán ruộng cho Nhà nước...
Rồi JB NHV phỏng vấn một ông mặc áo bay bộ đội, đeo nhiều huân chương, cả huy hiệu thương binh.
- Bác là con nhà địa chủ, vậy bác thấy cuộc trưng bày này có ý nghĩa gì không bác. Bây giờ quan chức có nhiều ruộng hơn địa chủ ngày xưa không?
- Nếu thế tôi trả lời ngay. Bây giờ nếu có cải cách ruộng đất thì bác xung phong làm thằng đao phủ đi chém lại những thằng chiếm đoạt tài sản của nhân dân, của những người nghèo... Bây giờ có nhiều kẻ bóc lột dân nặng quá.
- Hiện nay đó là tầng lớp nào thưa bác?
- Nhiều lắm chứ, nhiều tầng lớp ăn trên ngồi trốc...
- Xin hỏi bác thêm một câu, bác nghĩ cải cách RĐ với những hiện vật trưng bày vừa qua, bác có phát biểu một câu là nhờ có Bác Hồ. Vậy Bác Hồ là người đứng đầu Chính phủ lúc bấy giờ thì có chịu trách nhiệm gì về vấn đề này không? Hay chỉ mấy giọt nước mắt ông ấy che phủi hết trách nhiệm của mình trong những tội ác của cải cách ruộng đất?
- Anh nói thế thì hôm nay tôi không mang, tôi không mang ... (nghe không rõ) (cười).
Khai mạc được khoảng 40 phút, khách ra đã vãn, một cháu gái đến hỏi tôi:
- Thưa chú, chú là khách phải không ạ?
- Ừ, chú là khách, đến xem trưng bày.
- Cháu muốn phỏng vấn chú một chút được không ạ
Tôi ngần ngừ vài giây rồi gật đầu:
- Được.
Cháu dẫn tôi đến một chiếc máy quay, một đồng nghiệp nam của cháu chờ sẵn.
Các cháu nắn tôi dịch sang trái, sang phải, xoay nghiêng sao cho đúng tư thế, lại cẩn thận dặn:
- Chú phải xưng tôi nhé.
- Xưng hô như thế nào chú biết.
Bắt đầu phỏng vấn:
- Xin chú cho biết (nghe không rõ)
- Cháu nói to lên. Trước khi hỏi, cháu cần giới thiệu cháu là phóng viên cho đài báo nào.
- Thưa chú, cháu là phóng viên VT3, xin chú cho biết cảm tưởng khi xem trưng bày về cải cách ruộng đất.
Tôi nghĩ cách trả lời ra sao để vừa chuyển tải được ý của tôi tới độc giả nhạy cảm nhưng VTV vẫn có thể phát được mà không bị bắt tội. Tôi quyết định nói ngắn vài ý nhưng phải ẩn ý, tạm gạch mấy đầu dòng như sau:
- Về cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, tôi đã tìm hiểu khá nhiều qua sách báo trong nước và cả nước ngoài, qua nhiều kênh thông tin khác nhau và qua cả lời kể của các cụ, ở đây là bố mẹ tôi. Khi cải cách ruộng đất diễn ra, tôi mới được một tuổi.
- Tôi thấy tranh ảnh và hiện vật trưng bày quá sơ sài, lại không phản ánh đầy đủ, chẳng hạn thiếu hẳn phần đấu tố địa chủ. Tôi muốn triển lãm cho mọi người thấy Đảng tạo ra khí thế hừng hực căm thù của nông dân đối với địa chủ ra sao. Tôi tới đây, rất muốn nhìn lại hình ảnh bà Nguyễn Thị Năm, địa chủ đầu tiên bị bắn trong cải cách ruộng đất, nhưng không thấy. Hoặc ảnh Bác Hồ khóc khi nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất, tôi cho đó là hình ảnh rất ấn tượng nhưng cũng không có ở đây.
- Tôi biết cuộc Cải cách ruộng đất" diễn ra trong giai đoạn 1953 - 1956 nhưng không hiểu sao phòng trưng bày lại cho là giai đoạn 1946 - 1957
- Tóm lại, tôi thấy trưng bày vừa thiếu vừa không phản ánh đầy đủ nội dung của cuộc Cải cách ruộng đất.
Tôi mỉm cười gật đầu ra dấu hết ý kiến.
- Cảm ơn chú, xin cho chú biết tên.
- Tôi tên Nguyễn Tường Thụy, ở Thanh Trì Hà Nội. Có cần cụ thể số nhà, phường xã không?
- Dạ không cần ạ.
JB Nguyễn Hữu Vinh chen vào:
- Không được cắt xén lắp ghép đâu đấy.
Hẳn là hắn chắc đã có nhiều kinh nghiệm về thủ thuật này, đặc biệt vụ cắt xén lời Cha Ngô Quang Kiệt nên cảnh giác. Tôi đồng tình:
- Chú yêu cầu không cắt xén. Một là để nguyên, hai là không dùng
- Nhưng thời lượng có thể không cho phép
- Vậy nếu cần cắt thì các cháu không được cắt phần nói về khiếm khuyết.
Ra cửa, JB NHV cười:
- Các cháu chẳng chịu xem mạng mẽo gì cả, phỏng vấn nhầm ngay Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập.
Tuy trả lời nhã nhặn và tránh nói toạc ra nhưng như mọi người đã biết, trong chương trình thời sự tối 8/9, khi nói về phòng trưng bày này, VTV3 đã không có chút nào về hình ảnh phỏng vấn tôi. Bà xã bảo: "Ai bảo anh không khen nó một câu". Tôi nói: "Khen để người ta đập vào mặt anh à.
JB NHV cho việc trưng bày này là nhằm rửa mặt cho chế độ. Nhưng một phòng trưng bày con con, không đầy đủ, che đậy giấu giếm làm sao có thể rửa được tội ác mà CCRĐ gây nên. Không chỉ hàng chục ngàn nông dân bị giết oan mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội được hình thành từ hàng ngàn năm, hậu quả của nó còn dai dẳng biết đến bao giờ.
Những oan hồn của nông dân sáu chục năm về trước chưa bao giờ siêu thoát, luôn nhắc nhở chúng ta: Hãy cảnh giác.
NTT

 
------------------

36 nhận xét:

  1. Chết cười với bác Thụy
    Mấy cháu vờ tờ vờ 3 "đen" quá, chọn ai không chọn, chọn đúng ông "phản động"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tự Điển Khai Trí Tiến Đức:
      "Phản động" - Hành động trái lại với việc khác (VD: "có sức phản động rất mạnh").
      Như vậy "Phản động" llà trung tính, tốt xấu tùy hoàn cảnh.
      (Mấy từ điển "định hướng" bây giờ nói sai về từ này)

      Xóa
  2. Nhà thơ Hữu Loan, tác giả "Màu tím hoa sim", kể về cái chết của cha mẹ vợ trong vụ CCRĐ rùng rợn!

    "Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công."
    Tội ác này có thể so sánh với bọn Phát Xít Hitler và bọn diệt chủng Pol Pot!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát xít Đức k diệt chủng người Đức chỉ có CS VN và TQ , Pôn pốt tàn sát diệt chủng người được gọi là 'đồng bào' của chúng???
      NGLUY

      Xóa
  3. Thật ra bây giờ có "những người bí ẩn" đang chơi trò "tác dụng ngược" để làm chế độ này mau sụp đổ!
    Có những trang ca ngợi chế độ, nhưng đăng toàn comments kết án chế độ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Trần Cườnglúc 09:38 11 tháng 9, 2014

      Chế độ thối tha quá không phù hợp thì phải đổi thay cho nhân dân có cuộc sống an lành thực sự, tốt đẹp hơn, ... chứ cứ ca ngợi đãng bác mà dân đen nghèo kiệt xác; quan lại của Bác thì giàu có, con cha cháu ông các vị tôi tớ thì du học trời Tây, sống tha hóa xa rời lý tưởng của Đãng Bác. Liệu có gì nên hay không nên.

      Thế giới ngày nay, dù cố che đậy bởi một hệ thống cai trị, nhưng không thể vì thế mà che đậy lịch sử oan nghiệp của dân tộc được.

      Hy vọng đất nước ngày một phát triển, xã hội công vằng dân chủ văn minh thực sự. Chứ không nên hổ lốn như tình hình hiện nay.

      Nếu đồng chí nào không đồng ý, xin nêu một ví dụ để tranh luận được không?

      Nguyễn Trần Cường

      Xóa
  4. Đêm tối mịt mù, gió rít mưa sa...
    "Máu... phải trả bằng máu!
    U u u......."

    Trả lờiXóa
  5. Có lẽ các bác không để ý hay gì đó, chứ em thì hiểu rằng tổ chức Triển lãm là có tâm ý trong đó. Hôm rồi nghe VTV1 phát ông gì đó nói đại ý " Chúng ta phải thẳng thắn nhìn lại quá khứ để trả lại công bằng, dù nó có như thế nào" đại khái thế. Em không biết về CCRĐ nhiều nhưng thấy rằng có (dù tuyên truyền 1 chiều) còn hơn không, thế hệ ngày nay sẽ biết đến có một sự kiện như thế và sẽ tìm hiểu.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi đã được đọc , được nghe trên các báo mạng , báo viết và báo nghe ( VTV ) về triển lãm " thành tựu cải cách ruộng đất giai đoạn 1946-1957 " ( tôi cho đó là là dụng ý chính của những người chủ trương tổ chức cuộc triển lãm này ) . Tôi không đi xem nhưng được nghe tường thuật qua báo đài . Qua đó tôi có suy nghĩ như thế này : đây là một cuộc triển lãm có vẻ " dân chủ , công khai minh bạch " về một vấn đề hết sức nhạy cảm và cũng hết sức đau lòng của cuộc cải cách ruộng đất 1956 , một sự kiện hãi hùng khiếp sợ không chỉ đối với người dân ở các vùng nông thôn mà cả ở các thành thị ngày đó ( tôi là một người đã lớn tuổi ) . Tôi có thể nói thẳng như thế này , đây là một cuộc triển lãm " đầu voi đuôi chuột " , cuộc triển lãm của những kẻ " sợ sự thật " ! Và như vậy thà đừng bày ra còn hơn . Tôi có đọc câu trả lời phỏng vấn của ông giám đốc bảo tàng đại ý : ý tưởng chủ đạo của cuộc triển lãm là nêu bật những thành tựu đạt được qua cuộc CCRĐ của đảng và chính phủ tiến hành , đem lại ruộng đất cho nông dân ( toàn ảnh chụp cảnh những ông bà nông dân cười tươi như hoa khi nhận ruộng , khi chia thóc , khi gánh lúa từ đồng về nhà ... ) , còn mảng " đen tối - hãi hùng " thì chỉ là vấn đề nhỏ không nên " trưng bày nhiều làm gì " ???!!! Đúng là nói lấy được , vậy thì bày vẽ ra làm cái quái gì cho thiên hạ họ chửi cho ? Nếu lôi " đống rác cũ " ra để " ngửi " thì cũng nên dũng cảm lôi cả cái phần " đen tối " ra chứ , là người dân đất Việt ai mà không biết , không nghe , không chứng kiến thậm chí là nạn nhân của cái gọi là " công cuộc cải cách ruộng đất 1956 " ! Đâu rồi cảnh con cái đấu cha mẹ , cháu đấu ông bà , vu oan giá họa ... rồi cảnh dong những con người bị đấu tố oan là " địa chủ , cường hào ác bá " đi bắn ... Cảnh những ông bà trong đội CCRĐ cười ngạo nghễ trước cảnh ông già bà cả quỳ dưới sân đình để " lũ trẻ ranh " nắm tóc hỏi tội ... ! Rất nhiều cán bộ kháng chiến hiện ở các thành thị không dám về làng thăm cha mẹ chỉ vì " không khéo chết oan " ! Đó là một giai đoạn ĐEN TỐI - THÊ LƯƠNG . Cảnh ông Hồ lấy khăn thấm nước mắt vì " quá đau sót " và nhận lỗi với nhân dân vì sai lầm nghiêm trọng trong cuộc CCRĐ , đó có phải là " mảng đề tài " không đáng nói , không đáng trưng bày ra ? Đây là một " trò láu cá " của những kẻ đang cố tỏ ra " công khai minh bạch " .
    Ông bà nội tôi nhặt và nuôi một thằng bé , lớn lên thì lo vợ lo con cho nó , ấy thế mà nó bị đội CCRĐ " xui khôn xui dại " tố ông bà nội tôi là " cường hào ác bá " và nó đã bắt hai ông bà già quỳ giữa sân đình để nó đấu tố , kể tội ... thậm chí nó còn gọi là " thằng kia con nọ " ! Trời chu đất diệt chúng đi ! Ôi một cuộc triển lãm của những kẻ cuồng tín nhưng dốt nát !

    Trả lờiXóa
  7. bà nội tui hùi xưa cũng bị đánh,rốt cục chỉ còn mấy cái mảnh vỡ của lu sành đựng đồ ăn ,nước uống.Hài cho cái gạo là học tập đ/c Mao

    Trả lờiXóa
  8. Bà chị tôi vốn là một Quan chức Nhà nước- Một đảng viên kì cựu (Nhưng mà tốt, vì Bà không bao giờ ăn hối lộ), Bà thường tâm sự với tôi: Nỗi day dứt ân hận lớn nhất trong cuộc đời"đi theo CM" của Bà là khi bà mới khoảng 10 tuổi đã "hồn nhiên" cùng các bạn trang lứa đứng lên đấu tố chính Bà Bác ruột nuôi mình suốt mấy năm ăn học, chỉ vì Bà có ruộng dư dả (để có thể nuôi các cháu ăn học) vì thế bị quy địa chủ và bị đấu tố.
    Cộng sản là tàn bạo không thể dấu diếm điều này trức lịch sử của Dân tộc.

    Trả lờiXóa
  9. Dối chồng dối, xã hội càng điên đảo.
    Hư chồng hư , đất nước mãi điêu linh.

    Trả lờiXóa
  10. Ủa,cảnh đánh đấm,chặt đầu,chôn sống ...bọn địa chủ ác ôn đâu không thấy nhỉ ?! / không có cảnh này thiếu đấy !

    Trả lờiXóa
  11. Tác giả bài viết đặt nhiều câu hỏi hay quá đấy - tớ chịu liền ! - Trò mèo là đây đây !!! người tổ chức cuộc triển lam này xem ra còn ngây ngô lắm đấy,giống như vừa ở cung trăng rớt xuống đây // hoàn toàn không hiểu gì về cảnh sống chung quanh,hoàn toàn không hiểu một tí gì về tâm lý quần chúng hôm nay cùng là ước nguyện cháy bỏng trong tâm can họ !!! Thật đáng buồn !!!

    Trả lờiXóa
  12. Có 2 khả năng :
    1-Ngu lâu : CCRĐ là một sai lầm chiến lược của ĐCS mà ngay chính ông Hồ còn phải khóc , nay "trưng" ra làm gì?
    2-Thâm đểu : khoét sâu thêm cái hố ngăn cách giữa ĐCS và dân , tạo ra một cái việc để dân người ta chửi cho!
    Cả 2 đều làm xấu thêm ĐCS. ĐCS nên dũng cảm công khai xin lỗi trước toàn dân về CCRĐ đã qua , như thế mới làm dịu đi nỗi đau mất mát khôn cùng của người dân. Đưng hy vọng vào việc lừa dối dân trong thời địa này. Một nửa sự thật vẫn là một sự thật.

    Trả lờiXóa
  13. Cải cách ruộng đất là tội ác tày trời còn hơn tội cả tội ác của tổ chức nhà nước hồi giáo si!!! Chỉ một vụ hành quyết Cụ bà Nguyễn Thị Năm đã thấy quá ghê tởm.tôi đã được nghe kể về trang sử bi thương tang tóc với hàng triệu gia đình ở Miên Bắc lúc bấy giờ,vậy mà những kẻ gây ra tội ác này vẫn cho là một thắng lợi thì càng ghê tởm!!!!

    Trả lờiXóa
  14. Một con quái vật ăn thịt người-CCRĐ máu me be bét đầy mồm miệng tay chân mà lấy giấy vệ sinh lau chùi qua loa phỏng có sạch được không ???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  15. Một làng gió cuộn phong ba
    Đuổi nhanh văn hóa nước nhà ra toi
    Cha con đấu tố lẫn nhau
    Gươm kề tận cổ súng kề bên tai
    Lắng nghe Đảng nói một hai
    Giết bầy địa chủ phú nông cường hào
    Đứng lên nghe Đảng không nào
    Cải cách ruông đất cao trào thẳng tay
    Toàn dân có ruộng ngày ngày
    Cấy cày có điểm tối về bình chia
    Toàn Dân sở hửu trong tay
    Nhà Nước quản lý quá hay tuyệt vời
    Bây chừ xem lại ai ơi
    Toàn Dân mắc lỏm sáng ngời Đảng Ta

    Trả lờiXóa
  16. Không thể tìm được một tư liệu nào cho thấy cuộc CCRĐ bắt đầu từ năm 1946. Kẻ thù trước mắt của nước VNDCCH mới khai sinh là chống "giặc" đói và "giặc" dốt, sau đó là chống giặc ngoại xâm. Đài TH VTV1 tối qua cũng nói là "cuộc CCRĐ 1946 -1954, làm tui ...giật mình!
    Không trách phần đông các vị UVBCT, UVTW Đảng không được chứng kiến công cuộc CCRĐ này vì lúc đó chưa kịp ra đời hoặc là đang còn quá nhỏ (cũng có vài vị như NPT, NSH, PQT thì cũng biết ít nhiều chứ), nhưng đáng trách là các vị dường như ...rất lười học (ở đây là nghiên cứu lịch sử thường thức thôi - chẳng cần thông minh gì nhiều), nên đã tổ chức một cuộc triển lãm ...ẩu và không tôn trọng nhân dân, không tôn trọng lịch sử. Cũng may mà cái lũ thanh niên thời nay nó cũng không khoái gì học lịch sử!
    Tuy chưa hẳn OK với nhiều câu hỏi "xóc óc" của tác giả NTT với tổ PV VTV3, nhưng về nội dung cuộc triển lãm, vì vậy, tôi thấy cũng là trưng bày lớp lang theo kiểu ...tự chế thôi - thì âu cũng là chuyện thường tình.
    Thật đáng buồn về cuộc triển lãm này. Nó có thể gây tác dụng ngược đây.
    Đề nghị cần có hình thức kỷ luật ngay đối với những "thế lực thù địch" này, để lấy lại lòng tin của Nười Dân với bộ máy tuyên truyền của Đảng!

    Trả lờiXóa
  17. Thành công vĩ đại của CCRĐ được kể ra như sau
    1-Tiêu giệt gọn, tiếu giật hết những nhân tố tích cực trong nền nông nghiệp VN lúc bấy giờ
    2-Làm lộn nhào văn hóa Việt mà các thế hệ trước dày công xây dựng
    3-Cơ bản tiêu giệt được lực lượng cơ bản của cách mạng VN, giết gần hết, loại ra khỏi đội ngũ những người có trình độ, có lòng yêu nước, có khả năng lãnh đạo cách mạng VN.
    4-Chính sách sử dụng người vô hay ít học cơ bản được thiết lập

    Hậu quả của CCRĐ đến nay, nếu tinh mắt một tý sẽ thấy còn rất nặng nề, nó có ngay trong hoạt động, hành động, lời nói, thái độ của các đảng viên từ cơ sở đến trung ương
    Cũng có nghĩa là thuốc CCRĐ còn ngấm rất sâu, rất lâu trong đời sống xã hội VN

    Trả lờiXóa
  18. Cái tay nào cho tổ chức cuộc triển lãm "Cải cách ruộng đất" này ngu thật !
    Ai lại nhè ngay cái mụt ghẻ của chế độ mà trưng ra nhỉ?
    Hay là " bọn phản động" chui sâu trèo cao vào trong đảng, nó chơi xỏ lá đây!
    Chết! chết! chết! phải truy tìm cho ra lũ "phản động" này, bắt đầu từ Trọng-Lú trở xuống !

    Trả lờiXóa
  19. Tôi đồng ý với bác Nguyễn Tường Thụy rằng nên có hình Bác Hồ vĩ đại của chúng ta khóc .

    Nước mắt Bác Hồ thiêng lắm, tội ác dù tày trời cách mấy nước mắt Bác Hồ cũng có thể rửa sạch được . Thiêng hơn cả nước biển Đông trong Bình Ngô Đại Cáo luôn!

    Trả lờiXóa
  20. Bác Hồ khóc nhận sai lầm trong cải cách ruộng đất.
    Hòa bình rồi mà đầu rơi máu chảy, đấu tố liên miên. Hàng chục vạn người chết oan thì có vẻ vang sung sướng gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khóc kiểu đó, tôi có thể khóc cả ngày! Cá sấu cũng có "khả năng tuyệt vời" đó.

      Xóa
  21. gia doi la bieu hien ro ret khong phai mo, ngay cang hien ro mon mot tu lanh tu den quan loi ich hang bet.chien tuyen da phan chia ro ret thien ac phan minh.bon nong dan noi day gio da la dai dia chu cuong hao ac ba, hon nua chung con chem che tren quyen luc. mafia o khap noi. nhan dan noi gian

    Trả lờiXóa
  22. Tôi nghe thầy Trần Quốc Vượng kể lại:
    Có anh tá điền bị đội Phóng tay bắt đứng ra đấu tố ông bà chủ cũ của mình.
    (Thầy Vượng nói nguyên văn, giọng đặc trưng: "Khổ! Địa chủ gì chứ? Cũng đầu tắt mặt tối, ra đồng làm cùng tá điền, cày sâu cuốc bẫm như nhau. Tổ sư cha cái bọn tuyên truyền bố lếu bố láo! Các "ông" phải biết như vậy nghe chưa! Cứ bị nhồi sọ có ngày phát bệnh thần kinh đấy!)
    Nhưng vì ông bà chủ đối xử quá tốt với anh ta, nên anh ta phải nói mẹo:
    - (Chỉ mặt ông bà chủ cũ của mình) Hai tên gian ác kia! Hồi tao làm cho chúng mày ấy hả... Sáng sớm chúng mày đã cho tao ăn. Mãi đến trưa chúng mày mới cho tao ăn. Mãi đến chiều chúng mày mới cho tao ăn. Rồi mãi đến tối chúng mày mới cho tao ăn...
    Giờ tao vào HTX rồi hả? Tao được ăn liên tục trong ngày! Sáng ăn, tối ăn! Sáng ăn, tối ăn! Sáng ăn, tối ăn! Sáng ăn, tối ăn! Sáng ăn, tối ăn!
    "Đánh tráo khái niệm" xong, anh ta chuồn thẳng, bỏ đi xứ khác.

    Trả lờiXóa
  23. Nhà thơ Chế Lan Viên:
    "Bác Mao nào ở đâu xa
    Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao"

    Trả lờiXóa
  24. Sự khác biệt về nhận thức giữa ông Hồ và ông Tưởng Giới Thạch khi cùng nghiên cứu "học thuyết Mác Lê Nin và đường lối cách mạng Nga". Theo Tưởng Giới Thạch thì đó là một "học thuyết ảo tưởng" và cách mạng Vô sản Nga là "một cuộc cách mạng hết sức phi lý, mâu thuẫn. Nó phi lý ở chỗ là giai cấp Vô sản đánh điên cuồng vào giai cấp Tư sản - là giai cấp đầu tàu, tạo động lực cho xã hội phát triển. Còn đối với ông Hồ thì ôm cái chủ nghĩa Mác-LN vào lòng rồi reo lên ... "bình minh đây rồi! Ánh sáng đây rồi!" Ối ôi là lãnh tụ, là vĩ nhân!

    Trả lờiXóa
  25. Nếu đối chiếu theo "quy định" của đội cải cách năm nào thì có lẽ,hầu hết các vị trung ương đảng ta sẽ bị xử bắn hết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đó còn bị bà con mất đất tát vào mặt mo mấy nghìn cái!

      Xóa
  26. Dinh thự của Trần Văn Truyền cũng như lãnh đạo TW, Tỉnh, Huyện, xã ở VN hiện nay đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân VN.
    Điều trớ trêu nhất là chúng rất gian ác, rất hách dịch, coi thường nhân dân

    Trả lờiXóa
  27. Dinh thự của Trần Văn Truyền cũng như lãnh đạo TW, Tỉnh, Huyện, xã ở VN hiện nay đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân VN.
    Điều trớ trêu nhất là chúng rất gian ác, rất hách dịch, coi thường nhân dân

    Trả lờiXóa
  28. Dinh thự của Trần Văn Truyền cũng như lãnh đạo TW, Tỉnh, Huyện, xã ở VN hiện nay đều thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân VN.
    Điều trớ trêu nhất là chúng rất gian ác, rất hách dịch, coi thường nhân dân

    Trả lờiXóa
  29. Hãy cám ơn người tổ chức triển lãm ccrd dù không đầy đủ nhưng đó là cách họ làm để khơi dậy dòng hồi ức và suy tưởng của chúng ta,nhân chứng sống còn nhiều vô kể không ai phủ nhận và xuyên tạc được,nên có sự tổng kết đầy đủ trung thực và lấy đó làm tấm gương bi thương của dân tộc để cảnh tỉnh chúng ta không bao giờ mất cảnh giác vì có thể đã và đang có ccrd dươi hình thức vừa tinh vi vừa trắng trợn khác chỉ có điều không có đấu tố xử bắn ,ngày xưa địa chủ bị c/c,bây giờ hàng triệu người dân nghèo bị c/c.đến khi nào có sửa sai cho c/c này.

    Trả lờiXóa
  30. ccrd la cong lao vi dai nhat cua csvn

    Trả lờiXóa
  31. Bác thứ 2 nhà ngoại tôi là con nuôi, năm 1845 bác suýt chết đói lên ông bà ngoại tôi rước bác về nuôi. Ngày đấu địa chủ ông bà ngoại tôi bác ra sân đỉnh chửi rống lên. " Mẹ thằng ác bá kia, mày nghĩ không có mày là tao chết đói giữa đường à!? Mày lại rước tao về, BẮT tao làm CON mày và nuôi tao đến tận ngày hôm nay nên TỘI của mày thấu là ghê tởm!". Cả bác tôi và ông bà ngoại tôi đã ra đi từ lâu lắm rồi, những tôi luôn tự hào và nhận rằng. Mình là cháu ngoại địa chủ, và nhớ đến người bác NUÔI này của gia đình nhà ngoại tôi!?

    Trả lờiXóa