* NGUYỄN MINH
Lời tác giả:
Với quan niệm cần nhìn sự việc
vừa ở thời điểm, vừa trong cả tiến trình, bài “Thật vui nếu Việt Nam không còn
“Kim Ngọc”” của hai tác giả Nguyễn Hồng Cơ và Trần Vân trên blog Bùi Văn Bồng
ngày 2/9/2014 viết, nếu cuộc chiến để đất nước có Độc lập & Thống nhất kéo
dài 30 năm (1945 – 1975), thì cuộc nội chiến giữa tư tưởng Chia rẽ & Cực
đoan và tư tưởng Đoàn kết & Thống nhất để Thoát nghèo & Phát triển có
tên “Kim Ngọc” kéo dài đến 40 năm (1976 – 2016). Đây là cuộc chiến gian nan
nhất, trường kỳ nhất và trong cuộc chiến tư tưởng với chính mình, Dân tộc ta,
Đất nước ta và Đảng lãnh đạo bị tổn thất nặng nề nhất, đau đớn nhất.
Với tinh thần Độc lập, Tự do của những tháng năm lập nước và giữ nước, cũng như với quyết tâm chủ động chuẩn bị cho Giai đoạn “Hậu chiến”- Giai đoạn Đoàn kết Phát triển, bài này đề cập đến Chiến dịch kết thúc cuộc nội chiến “Kim Ngọc” tức Cuộc Tổng Tấn công đang diễn ra cùng lúc trên Ba Mặt trận Lớn: Mặt trận Đột phá Niềm tin, Mặt trận Đột phá Lý luận và Mặt trận Đột phá Thực tiễn”, với mục tiêu đưa Việt Nam đến với Thế giới và Thế giới đến với Việt Nam.
>> Thật vui nếu Việt Nam
I - LỜI TIÊN TR>>I CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CUỘC NỘI CHIẾN GIỮA “CŨ KỸ, HƯ HỎNG” VÀ “MỚI MẺ TỐT TƯƠI”
Với tinh thần Độc lập, Tự do của những tháng năm lập nước và giữ nước, cũng như với quyết tâm chủ động chuẩn bị cho Giai đoạn “Hậu chiến”- Giai đoạn Đoàn kết Phát triển, bài này đề cập đến Chiến dịch kết thúc cuộc nội chiến “Kim Ngọc” tức Cuộc Tổng Tấn công đang diễn ra cùng lúc trên Ba Mặt trận Lớn: Mặt trận Đột phá Niềm tin, Mặt trận Đột phá Lý luận và Mặt trận Đột phá Thực tiễn”, với mục tiêu đưa Việt Nam đến với Thế giới và Thế giới đến với Việt Nam.
>> Thật vui nếu Việt Nam
I - LỜI TIÊN TR>>I CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CUỘC NỘI CHIẾN GIỮA “CŨ KỸ, HƯ HỎNG” VÀ “MỚI MẺ TỐT TƯƠI”
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh không thiếu ví dụ về
việc “Gắn liền” và “Là một” đến mức huyền thoại giữa Khoa học, Nhân văn và Minh
Triết vẫn gọi là tiên tri. Đầu năm 1942, trong “Lịch sử nước ta”, Hồ Chủ tịch
viết: “1945: Việt Nam
độc lập”. Tháng 10/1944, trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc”, Người
viết:“Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa.
Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”. Ngày 1/9/1960, Kỷ niệm 15 năm ngày Độc
lập, Hồ Chủ tịch đọc diễn văn: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình
ruột thịt và hứa với đồng bào: chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ
thống nhất”. Người nói về văn hóa hôm nay “Rồi đây bốn bể một nhà”, và ý nghĩa
quan hệ Việt - Mỹ trong thư gửi Tổng thống Mỹ năm 1966 “... Mục tiêu của chúng
tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ... sự hợp tác này trở
nên có lợi cho toàn thế giới
Ngày 9/8/1944, Cụ Hồ nói với
tướng Trương Phát Khuê: “Điều mà tôi quan tâm hiện nay là Độc lập và Tự do của
nước Việt Nam ,
chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản. Tôi có một lời bảo đảm với ông rằng: Chủ
nghĩa cộng sản sẽ chưa được thực hiện tại Việt Nam trong vòng 50 năm tới”. Trí tuệ
và phẩm cách Cụ Hồ thể hiện khi gần 50 năm sau, năm 1991, Liên Xô thành trì của
Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ và từ 1944 đến khi Cụ mất năm 1969 ở Việt Nam không
tổ chức nào có tên “Cộng sản”.
Nhân Kỷ niệm 69 năm ngày Độc
lập 2/9/2014, và cũng là Kỷ niệm 45 năm ngày mất của Cụ Hồ, nếu xem Di chúc như
là cẩm nang, là “lời sấm” của bậc chân nhân thông tỏ huyền cơ sẽ có thêm những
điều quý giá, như ở “Điều mong ước cuối cùng” không lời nào nhắc đến Chủ nghĩa
xã hội, và những chữ cuối cùng của Di chúc, chỗ ít được chú ý lại chỉ ra Cách
thức duy nhất để Việt Nam tiến bộ. Đó là phải “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới” tức phải Đi cùng để góp phần Thay đổi Thế giới ngày một tốt
đẹp. Trong Di chúc Người viết về cuộc chiến tư tưởng khốc liệt để Đi cùng Thế
giới (bài này gọi là cuộc nội chiến “Kim Ngọc”) như sau: “Đây là cuộc chiến
tranh (sau sửa thành chiến đấu) chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra
những cái mới mẻ tốt tươi” cũng như thắng lợi tất yếu của tiến bộ.
Cuộc “Chiến tranh” trong
nội bộ để “Chống
lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng”
và “Tạo ra những cái mới mẻ, tốt
tươi”, là
gian khổ song nhất định thành công.
Trong Di chúc năm 1968, lúc đầu Cụ Hồ viết “Chiến tranh ...”, sau đó sửa là “Chiến đấu ...”. Điều
thú vị là Người không xóa bỏ mà vẫn để lại rất rõ ràng, dường như muốn thế hệ
sau hiểu được những gì phía sau dòng chữ. Chắc chắn rằng, với sự thông tuệ,
tiên tri, Cụ Hồ đã thấy trước cuộc “nội chiến” với giặc Dốt đang hóa
thân trong mỗi cá nhân, tổ chức hay việc Tự thay đổi để xây dựng Chính thể mới, Văn hóa
mới là hết sức khó khăn, phức tạp nhưng nhất định thắng lợi, nếu thực
hiện dân chủ, “động viên toàn dân, giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại
của dân”.
Ảnh trên: Cụ Hồ trồng cây năm 1969 (Ngày mồng một Tết) ở Hà
Tây; Trích Di chúc năm 1968.
|
II - “ĐỘT PHÁ NIỀM TIN”, MẶT TRẬN MỞ MÀN CUỘC TỔNG
TẤN CÔNG VÀO HỆ TƯ TƯỞNG BẢO THỦ CHIA RẼ & CỰC
ĐOAN
Thủ tướng Anh Thatcher nói:
“Tất cả đều bắt đầu từ Niềm tin”. Điều này đúng cả trong khoa học và trong thực
tiễn. Trong toán học người ta gọi Niềm tin dưới tên là Tiên đề. Tiên đề được
hiểu là những điều mà ta phải tin và mặc nhiên công nhận, ví dụ nếu ta tin
rằng, từ một điểm ngoài một đường thẳng, chỉ có thể vẽ một và một mà thôi, một
đường thẳng không cắt với chính nó, thì từ đây ta có môn hình học phẳng hay
hình học Ơcơlit mà mỗi học sinh phổ thông đều thuộc nằm lòng. Ngược lại, nếu có
niềm tin đối lập, từ một điểm ngoài một đường thẳng, có thể vẽ vô số đường
thẳng không cắt với chính nó, thì ta lại có một môn hình học mới, hình học phi
Ơcơlit. Hai lý thuyết này đối lập, song không loại trừ nhau vì mỗi lý thuyết có
một vùng ứng dụng riêng, mặt phẳng và mặt cong. Đương nhiên, sẽ bi kịch nếu ta
cứ kiên định bảo thủ áp dụng lý thuyết này vào hoàn cảnh kia và ngược lại.
Trong thực tiễn xã hội cũng
vậy: Nếu có Niềm tin: Chia rẽ và Cực đoan là động lực phát triển xã hội, ví như
“Đấu tranh giai cấp” và “Chuyên chính của giai cấp công nhân” mà Chủ nghĩa
Mác-Lênin quan niệm thì ta có Thể chế Cộng hòa XHCN kiểu Xô Viết. Ngược lại nếu
có Niềm tin: Đi cùng Thế giới sẽ thành công, ví như quan niệm Đoàn kết Dân tộc,
Đoàn kết Quốc tế của Học thuyết Hồ Chí Minh hay Niềm tin Chiến lược phù hợp với
Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế và các chuẩn mực về đạo đức, văn
hóa của thế giới, đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Đảng, Nhà nước
long trọng tuyên bố với Thế giới ở Shangri-La 2013, thì ta sẽ có Thể chế Dân
chủ Cộng hòa.
Chắc chắn với Hồ Chủ tịch, Mục tiêu phấn đấu
là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cho Dân tộc và cho Nhân loại, và Công cụ là Thể
chế Dân chủ Cộng hòa. Nếu để ý sinh thời Người đã đạt đến đỉnh cao của việc
“Liên kết”, “Thống nhất” giữa Khoa học, Nhân văn, Minh triết, thì những lời
Người nói “Chủ trương Đấu tranh giai cấp là một điều ngu ngốc” và “Ngồi giữa
hai cái ghế nhất định sẽ ngã”, cũng sẽ là những lời ân tình và tiên tri về sự thất
bại tất yếu, nếu như ta vẫn kiên định “Chủ nghĩa Mác-Lênin” và quan niệm “Học
thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam”. Rõ ràng, Học thuyết
Mác-Lê nin và Học thuyết Hồ Chí Minh khác nhau như Đông với Tây, như Nam với Bắc, đi
theo cái “kim chỉ nam” vừa nói thì khó ai làm nổi, vì phải tự xé mình làm đôi,
để mỗi phần đi theo một ngả.
III - “ĐỘT PHÁ THỰC TIỄN” - MẶT TRẬN CHÍNH LÀM NÊN CHÍNH THỂ MỚI, VĂN HÓA
MỚI CHO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC
Phù hợp
với xu thế, trong gần 30 năm Đổi mới, “Đột phá Thực tiễn” đã xuất hiện mạnh mẽ
để tạo ra các “Môi trường Kiến tạo phát triển” trong kinh tế, văn hóa, giáo
dục, … ở Việt Nam. Không ít trong đó đã có trên dưới 20 năm như: “Mô hình
thương mại công nghệ thích ứng Vườn Minh Trân” của TS. Nguyễn Trí Dũng; “Mô hình
Đại học Công nghệ 4” ở TP. Hồ Chí Minh; “Mô hình phát triển đô thị TP. Đà Nẵng”
của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh; “Mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn
xã Thanh Văn” của Bí thư Đảng ủy xã Quang Văn Thỉnh; “Mô hình tổ chức KH&CN
tự chủ Viện N/C SENA” của TS Minh Đường; “Mô hình phát triển văn hóa truyền
thống Việt phủ Thành Chương” của Họa sĩ Thành Chương; “Mô hình trung học cơ sở
Amstecđam”; “Mô hình Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội” của GS. Trần
Phương ở TP. Hà Nội; … Hay Đề án “Thương mại hóa Công nghệ theo mô hình Thung
lũng Silicon Việt Nam ”
của Bộ KH&CN do Thạc sĩ Thạch Lê Anh, Viện phó Viện N/C SENA, làm Chủ nhiệm
Đề án; ...
Các mô
hình này có thể là một khu vực có địa giới hành chính đã có như “Xã Thanh Văn”,
“Thành phố Đà Nẵng” hay “Phú Quốc” trong tương lai; cũng có thể là một doanh
nghiệp như “Tổng Công ty May Hưng Yên”; một đề án KH&CN hay một tổ chức
khoa học như Viện N/C SENA. Tuy khác
biệt về thời gian, tính chất hay quy mô, …, song các “Môi trường Kiến tạo phát
triển – Đặc khu Kiến tạo Phát triển” có nhiều điểm chung, đó là:
Thứ
nhất: Các “Môi trường Kiến tạo Phát
triển” tuy đa dạng song luôn Chủ động Tạo dựng Văn hóa mới và “Tập trung xây
dựng khuôn khổ Thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi
người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp
cho xã hội”, như Thông điệp Năm mới 2014 của Thủ tướng đã đề cập.
Thứ
hai: Các “Môi trường Kiến tạo Phát triển” hoạt động trên một Triết lý riêng
xuyên suốt, một Lý luận vững vàng, như Vườn Minh Trân coi “Công nghệ thích ứng
là cốt lõi Công nghệ Việt Nam”; Tổng Công ty may Hưng Yên xem “Hiệu quả công
tác là thước đo đạo đức và phẩm chất”; Xã Thanh Văn xem “Ý dân là ý trời”, “Tất
cả vì Quyền và Lợi của Dân”; Việt phủ Thành Chương coi “Văn hóa truyền thống là
điểm xuất phát của Đổi mới”; v.v., Viện N/C SENA và Đề án Thương mại hóa công
nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam” xem “Đồng hành cùng Thế giới là
cốt lõi Thành công”.
Thứ ba: “Mô hình Khoán hộ” được nông dân khởi
xướng chỉ trong một lĩnh vực nông nghiệp và Nhà nước công nhận qua “Chỉ thị
100”, còn “Mô hình Môi trường Kiến tạo phát triển” do trí thức khởi xướng trong
tất cả các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, KH&CN, nông thôn, đô thị, …
và đang được Nhà nước nghiên cứu.
IV - “ĐỘT PHÁ LÝ LUẬN” SINH RA TỪ “ĐỘT PHÁ NIỀM
TIN”,
“ĐỘT PHÁ THỰC TIỄN”, ĐỂ HỖ TRỢ HAI MẶT
TRẬN NÀY
Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh về nước năm 1941 với 43 thanh niên quả cảm trong bối cảnh vật chất thiếu thốn, không có
nước ngoài trợ giúp, còn đối phương là Nhật, Pháp và triều đình nhà Nguyễn có
chính quyền với 15 vạn quân binh tinh nhuệ, cho dù vậy với chí khí, trí tuệ,
Người đã viết bài thơ mừng xuân “Pắc Bó hùng vĩ”, xác định rõ trách nhiệm
của mình trước dân tộc:“Hai tay xây dựng một sơn hà”. Năm 1941, trong hang đá
lạnh lẽo, khi viết “Lịch sử nước ta” bằng thể thơ dân gian, ngoài
việc giúp nâng cao dân trí, Người đã chỉ ra Thời cơ và Vận hội cho đất nước:
“Ấy là nhịp tốt cho ta; Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông”.
Sau khi
xác định Thời cơ và Vận hội, về Lý luận và Thực tiễn, Hồ Chủ tịch không chọn
Đảng của giai cấp làm lãnh đạo mà xây dựng một tổ chức mới, đó là Việt Nam Độc
lập Đồng minh Hội với tôn chỉ: Trong nước Đoàn kết Dân tộc để giành Độc lập.
Ngoài nước Đoàn kết Quốc tế, nhất là với phe Đồng Minh (Mỹ, Nga, Anh, Pháp,...)
để chống phát xít. Sự chuẩn bị có tính chiến lược này là nguyên nhân cốt lõi
dẫn đến việc chớp thời cơ lịch sử tiến hành thành công cuộc Cách mạng phi bạo
lực – Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập cho Việt Nam.
“Đột
phá Lý luận” là tất yếu một khi trong thực tiễn đã xuất hiện “Đột phá Niềm
tin”, “Đột phá Thực tiễn”. Ở Việt Nam, việc phụ thuộc vào Trung Quốc đã dẫn tới
việc “Đột phá Niềm tin” và “Đột phá Thực tiễn” từng bước, vì thế “Đột phá Lý
luận” cũng từng bước với sản phẩm điển hình là “Kinh tế thị trường có định
hướng XHCN”. Những Lý luận này trong một thời gian và bối cảnh nhất định, đều
có những tác dụng nhất định, nhưng nay lịch sử đã sang trang và Thực tiễn đòi
hỏi phải có một Xã hội Dân chủ thực sự với một nền Kinh tế Thị trường thực sự.
Đó là lý do vì sao lại phải “Đột phá” Lý luận cũ – Lý luận Chia rẽ & Cực
đoan, để có được Lý luận mới – Lý luận Đoàn kết & Thống nhất, phục vụ cho
một Thể chế mới – Thể chế Đoàn kết & Thống nhất, và một Văn hóa mới – Văn
hóa Đoàn kết & Thống nhất .
V - THAY CHO LỜI KẾT, Hay ĐÃ ĐẾN LÚC NGHĨ ĐẾN
TƯƠNG LAI.
Xã hội loài người chia làm ba
hình thái phát triển: 1. Kinh tế Nông nghiệp, trong đó ai có nhiều đất đai là
thành công; 2. Kinh tế Công nghiệp, trong đó ai nhiều tiền là thành công; 3.
Kinh tế tri thức, trong đó ai nhiều tri thức và ứng dụng thì thành công. Ngược
lại, cứ nhìn các tiêu chí thành công cũng đoán định được xã hội đang ở hình
thái phát triển nào. Điều này dẫn đến kết luận muốn Việt Nam phát triển phải
thay đổi cách nghĩ vốn trước nay vẫn hướng về quá khứ để bắt đầu cho việc hướng
suy nghĩ về tương lai, về sự khởi đầu, về kế hoạch, về những thiết kế đầy kỳ
vọng.
Điều
này là hiện thực vì cho dù vẫn tồn tại tư tưởng thờ ơ, trì trệ và đội ngũ quản
lý vẫn làm việc ở mức chỉ cố duy trì trách nhiệm, thì xã hội Việt Nam, đặc biệt
là tầng lớp trí thức và thế hệ trẻ vẫn bùng nổ sáng tạo, họ đang quyết tâm tham
gia “xây dựng đất nước” ngay trong gia đình và mọi vị trí công tác. Rõ ràng,
Việt Nam
không hề thiếu những ý tưởng tràn đầy sức sống từ những người dân, và cho dù
thất vọng, song họ vẫn sẵn lòng tham gia cải cách giáo dục, nghiên cứu công
nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giúp đỡ người khác. Họ muốn đất nước đi lên, để
tìm lại những điều mà họ trân trọng, cho dù cảm thấy những điều đó đang bị phai
nhạt dần.
Đây chính là truyền thống văn hiến của Việt Nam, cộng với việc Thế giới đang tự Thay đổi, sẽ trở thành một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có. Trong bối cảnh này, Việt Nam chỉ cần bổ sung một yếu tố cơ bản là đủ vững bước đồng hành cùng Thế giới, đó là sớm xây dựng một Chiến lược mới trên nền tảng Học thuyết Hồ Chí Minh với cốt lõi là Đoàn kết tức Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập. Chỉ cần được như thế, tin tưởng chắc chắn Đất nước ViệtNam sẽ tươi đẹp
hơn, Dân tộc Việt Nam
sẽ đàng hoàng hơn.
Đây chính là truyền thống văn hiến của Việt Nam, cộng với việc Thế giới đang tự Thay đổi, sẽ trở thành một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có. Trong bối cảnh này, Việt Nam chỉ cần bổ sung một yếu tố cơ bản là đủ vững bước đồng hành cùng Thế giới, đó là sớm xây dựng một Chiến lược mới trên nền tảng Học thuyết Hồ Chí Minh với cốt lõi là Đoàn kết tức Trân trọng, Liên kết, Thống nhất các sự Khác biệt, kể cả Đối lập. Chỉ cần được như thế, tin tưởng chắc chắn Đất nước Việt
Hà Nội, ngày /9/2014
Ai ngờ, thắng "giặc" Mỹ, "ta" sẽ tham nhũng gấp vạn lần hiện nay!
Trả lờiXóaNiềm tin - nguồn cội của thành công
Trả lờiXóaDân chủ, kết đoàn rạng núi sông
Trừ tham nhũng, quan liêu, lãng phí
Quan trường liêm chính, đạo - đời thông.
"Cuộc “Chiến tranh” trong nội bộ để “Chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng” và “Tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, là gian khổ song nhất định thành công."
Trả lờiXóaĐể học tập theo tư tưởng trên của Bác Hồ vĩ đại, chúng ta sẽ xóa sạch những dấu vết của một Sài gòn "phồn vinh giả tạo" của Mỹ-Ngụy để xây dựng một thành phố mang tên Bác "phồn vinh" hơn hẳn Sài gòn của Mỹ-Ngụy .
"Cuộc “Chiến tranh” trong nội bộ để “Chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng” và “Tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”, là gian khổ song nhất định thành công." Mọi người hãy nhớ lấy lời của Bác Hồ vĩ đại của chúng ta .
CS không thể tin được, nó một đường làm một nẻo
Trả lờiXóaKhẩu hiệu tại thời điểm này:
Quyết tâm xây dựng nhiều trạm thu phí đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Cái bọn cũ kĩ, hư hỏng, không bao giờ chúng tự nhận là cũ kĩ, hư hỏng. Trái lại còn luôn tuyên truyền chúng là mới mẻ, tốt tươi. Cứ nhập nhằng như vậy thật mệt.
Trả lờiXóaTham nhũng là đặc quyền của đảng viên ĐCSVN! Có ai ra tòa vì tội tham nhũng mà không phải là họ?
Trả lờiXóaKhi ra tòa đả vất Đảng vào xọt rác rồi - Chỉ là Dân đen thôi Ngố ạ .Đảng vẫn trong sạch vẫn đỉnh cao trí tuệ đáng học tập
XóaĐừng biện minh ngớ ngẩn thế chứ Nd1032! Đừng dùng những từ hạ cấp, để chứng tỏ "con người thật" của minh. Đừng nói những lời đần! Đừng đổ lỗi cho người dân!
XóaĐừng sống hèn và đánh tráo khái niệm!
Triết lý, khoa học, thực tiễn
Trả lờiXóaNước nghèo, đường xây mới kiểu gì cũng phải phí trên đầu dân? Không phí cầu đường thì cũng phí trạm thu phí, không trạm thu phí thì cũng là phí nợ trên đầu mỗi công dân. Ở VN mỗi km đường là mỗi km nợ, đường càng dài càng nợ lâu. Chưa kịp lợi dụng đường tốt để giảm chi phí vận tải, để thu giá trị thì đường đã lún, đã hỏng. Từ trên xuống dưới ai cũng tốt, ai cũng đoạt huy chương lao động nhưng đường cứ hỏng và chẳng ai chịu trách nhiệm.
Trả lờiXóaTôn trọng một chút người đã khuất.
Niềm tin chính nghĩa sẻ thành công
Trả lờiXóaTư tưởng Lê Mao chóng lui tàng
Hòa cùng thế giới luôn đổi mới
Dân chủ chung xây Nước mạnh giàu
ĐVK
Niềm tin chính nghĩa sẻ thành công
Trả lờiXóaTư tưởng Lê Mao chóng lui tàng
Hòa cùng thế giới luôn đổi mới
Dân chủ chung xây Nước mạnh giàu
ĐVK
Thế thì tất cả trì trệ xã hội , dân đói khổ nghèo là do Cộng Sản , do XHCN . Tóm lại Bác không chủ trương Cộng Sản , không chủ trương XHCN . Nhất là khi bác mất năm 1969 không có tổ chức Cộng Sản lẫn XHCN nào hết ở VN ?
Trả lờiXóaNhư vậy , bốn mươi năm sau 75 đến nay , chính ĐẢNG CSVN và XHCN là nguên nhân gây nên nghèo đói và lạc hậu .
Nếu đây là nhận xét hoàn toàn đúng , đi ngược lại lời dặn của Bác , tâm nguyện của Bác , toàn dân , toàn Đảng có nên giải tán ĐẢNG , phá bỏ cái XHCN hay không ?
Giữa Bác & Đảng , như thế này chúng ta chỉ có thể chọn một . Không biết các bạn nghỉ như thế nào ?
Toi la nguoi vn song o vn đuôi che do nay toi mong cac ong lanh dao cao cáp hay doc cac trang mang nay lang tai nghe y kien cua nhan dan khong nghe bon linh than hay trúc tiếp đi vi hanh nghe dan noi xem can bo cáp đuôi hanh dan ra sao dan chung kêu chu qua trói roi
Trả lờiXóaBây giờ chẳng thấy bọn tuyên giáo dở hơi không biết bơi của VN nói về xây dựng HỢP TÁC XÃ CẤP CAO và 3 cuộc cách mạng nữa
Trả lờiXóacuộc cách mạng Văn hóa tư tưởng đã làm đảo lộn Văn hóa đạo đức
cuộc cách mạng Quan hệ sản xuất làm cho cả nước VN ăn mạch, ăn ngô sắn thay cơm, phân phối trong cán bộ 2 người 1 cái kim khâu, 3 người 1 cái áo may ô, 4 người 1 cái săm xe đạp... họ tranh nhau chửi nhau thậm tệ mất cả tình nghĩa
cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật thì năm 1987 VN vẫn còn đi xe đạp quấn lốp. Con buôn Nam Định dựng xe đạp cọp, xe đạp rởm bán cho dân giá cắt cổ ngang giá xe đạp thống nhất
Cán bộ của Đảng vẫn ăn đút lót hối lộ, đánh bạc chơi gái. Chưa bị lộ thì chúng hách dịch đe nẹt dân lành. Khi bị lộ mới thấy phẩm chất, năng lực của bọn chúng chẳng bằng người dân bình thường.
Đảng CS VN nhiều tội quá. Kể không thể hết được
1 giai doan lich su nam 1945, voi su anh huong cua nga va trung quoc, viec vietnam tro thanh 1 nuoc cong san cung khong co gi la sai.
Trả lờiXóa2 sau khi vietnam tro thanh 1 nuoc cong san xa hoi chu nghia. Voi su lanh dao cua duy nhat cua dang dan toi tinh hinh dat nuoc nhu hien nay,
Khong phai cu dang cong san la sau, dang dan chu la tot, ma toi nghi co che doc lap 1 dang moi khien xay ra qua nhieu bat cap, the nen toi ung ho viec da nguyen da dang nhung phai phu hop voi dieu kien dan toc ta hien nay
3 trang web buivanbong rat hay, da dang van de, nhung toi cung thay ngoai thong tin bo ich va comeent co y ngia, thi lai co han che nhu bao trang ( nguoi trong nuoc nhu toi goi la phan dong ) nhu la,,,,,
Viec chung ta tranh luan qua nhieu de lam gi
Toi ko thay cuong linh, hanh cach lam viec co to chu, nhieu luc cam g7ac cac ban nhu may ba ban hang ca ngoai cho ay
Ly tuong cua trang web nay la gi, va phai lam nhung gi de thuc hien ly tuong do, hay chi la de giai toa buc xuc cho xong
4 1 so loi nhan xet , tieng viet khong co dau, mong cac bac , cac anh thong cam
Du sao cung rat ung ho trang buivanbong