Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tài liệu của Trung Quốc mơ hồ và không có giá trị

* Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
Trao đổi với PV Báo ĐĐK, TS Hãn Nguyên Nguyễn Nhã khẳng định, việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và gần đây chính Tập Cận Bình đã công khai khẳng định (tại Mỹ) rằng quần đảo "Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam) là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, là một phát ngôn không những mơ hồ, hết sức vô lý, mà còn cho thấy Trung Quốc cố tính phớt lờ các ghi chép lịch sử của chính họ.
Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã cho biết, trong giới học giả Trung Quốc có người cho rằng họ phát ngôn điều đó là dựa vào một tài liệu có tên là "Dị vật chí” của Dương Phù thời Đông Hán cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Nhưng trên thực tế, "Dị vật chí” của Dương Phù là tài liệu không có giá trị pháp lý vì bản thân tác giả không hề nói rõ đến bối cảnh lịch sử, nhưng không hiểu sao tài liệu này lại được Trung Quốc đưa ra lập luận cho cái gọi là "chủ quyền” của họ tại hai quần đảo này. Điều này rất dễ kiểm chứng, vì trong toàn bộ hơn 20 bộ chính sử của Trung Quốc đều không có ghi chép liền mạch, liên tục nào về việc làm chủ của họ tại các quần đảo Hoàng sa, Trường Sa trong các thời kỳ phong kiến. Ngược lại, lịch sử Việt Nam lại ghi lại rất rõ và liên tục quá trình xác lập chủ quyền, bảo vệ, cũng như các thư tịch, châu bản qua các thời kỳ đều có những ghi chép tỷ mỉ và có sức thuyết phục cả về mặt lịch sử và giá trị pháp lý rất cao.
             >>  Philippines thắng vòng 1 vụ kiện TQ ở Biển Đông  
 Lễ khao lề thế lính tiễn người thân đi làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa
được người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thực hiện liên tục hàng năm,
từ hơn 300 năm trước
TS Nguyễn Nhã cho biết thêm, trong thời Bắc thuộc, họ nói đời Minh với việc nhân vật Trịnh Hòa 7 lần xuống Tây Dương qua Biển Đông. Nhưng tất cả các nơi ông này đi qua thì không thể gọi đó là chủ quyền của Trung Hoa được. Đó chỉ là suy diễn.
- Khi nghe họ nói rằng từ đời Tống cũng đã từng đi tuần tiễu Hoàng Sa, Trường Sa, đường đi vòng quanh Hải Nam. Tôi có nói mỉa trong một vài lần tiếp xúc với giới học giả Trung Quốc rằng: nói vậy thì Tây Sa thì cách xa lắm, nó không nằm trong đó đâu. TS Nguyễn Nhã nói.
Theo TS Hãn Nguyên Nguyễn Nhã văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc mà lại nhắc đến luận điểm hoàn toàn vô lý như vậy thì chỉ có thể là họ không đọc, hoặc đọc mà không hiểu, hoặc đọc mà cố tình không hiểu.
- PV: Là nhà nghiên cứu lịch sử, ông đánh giá như thế nào về cách lập luận tương tự của Trung Quốc đối với yêu sách "đường lưỡi bò” trên Biển Đông?
- TS HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ: Cái này thì quá rõ rồi. Một yêu sách vô cùng phi lý được vẽ vào năm 1947 chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, có nơi cách bờ biển của các nước chỉ có 50 km. vào thời điểm đó chưa hề có bất cứ tuyên bố nào về mặt Nhà nước, thế nhưng tới ngày 7-5-2009 thì Trung Quốc lại ngang nhiên gửi Công hàm tới Liên hợp quốc, đi kèm một bản đồ thể hiện đường yêu sách này trên Biển Đông. Rõ ràng là yêu sách này của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị về mặt luật pháp đương đại, chứ chưa cần sử dụng Công ước Luật Biển 1982 để xem xét giá trị pháp lý của nó.
Vào năm 2009, báo Nhân Dân lúc đó có mời tôi tham vấn về nguồn gốc của cái gọi là "đường lưỡi bò”. Sau đó, khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh thì Việt Nam cũng tổ chức nhiều hội thảo quốc tế để phân tích về yêu sách này. Nhìn chung, nhiều học giả quốc tế đều phản bác đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế. Lúc đó một học giả Indonesia đã hỏi mỉa mai học giả của Trung Quốc rằng: "Đó có phải là ao nhà của các ông không?”
- Được biết, vào năm 2002, ông bảo vệ luận án TS "Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Trong công trình này, ông đã sưu tập và nghiên cứu nhiều tài liệu từ chính lịch sử của Trung Quốc cho thấy, bản đồ của Trung Quốc trước đây chỉ xác định cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, ngoài Hải Nam, không có bất cứ đảo nào khác ở Biển Đông?
- Đúng là trong công trình bảo vệ TS Sử học của tôi vào thời điểm năm 2002 cũng đã đề cập chi tiết đến vấn đề đó. Trong đó, tôi có phân tích những tư liệu của Việt Nam đối chiếu với những tư liệu của Trung Quốc được viện dẫn trong bộ "Ngã quốc Nam hải chư đảo sử liệu hội biên”, của một học giả Trung Quốc là Hàn Chấn Hoa chủ biên.
TS HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ: 
Cái này thì quá rõ rồi. Một yêu sách vô cùng
phi lý được vẽ vào năm 1947 
chiếm tới 80% diện tích Biển Đông
Một điều đáng chú ý là hầu hết các tư liệu của Việt Nam đều có nguồn gốc xác nhận của Nhà nước, đặc biệt là Hội Điển- loại sách ghi điển chế biến thành luật lệ của triều đình, hoặc các châu bản- tức những văn bản trao đổi giữa vua và các đình thần hoặc tỉnh thần. Đây là các tư liệu có giá trị pháp lý rất cao khi chúng ta khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Còn lại, các tài liệu nước ngoài, trong đó có cả tài liệu của Trung Quốc, phần lớn là nguồn tư nhân.
Theo những tài liệu mà tôi theo dõi, sưu tập, nghiên cứu đến nay thì hầu hết các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức thế kỷ thứ XVII) sang đến thời Tây Sơn, rồi tới đầu triều Nguyễn (từ vua Gia Long). Hoạt động nổi bật nhất là các đội Hoàng Sa, cũng như sự quản hạt hành chính của chính quyền Việt Nam, mà sau đó đến các triều Minh Mạng, Thiệu Trị qua hoạt động của thủy quân đều cho thấy cơ sở vững chắc của Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Gần đây, giới học giả nhắc nhiều đến các tài liệu lịch sử lẫn pháp lý do phương Tây ghi chép cho biết quá trình chiếm hữu thật sự và thực thi liên tục chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một thực tế, khác hẳn với những tư liệu mà Trung Quốc viện dẫn để suy diễn chứng minh chủ quyền của mình. Ông đánh giá như thế nào về các nguồn tài liệu này?
- Khi nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi có tìm hiểu từ mốc thời gian 1494, tức là thời điểm mà Giáo hoàng Alexandre VI dùng quyền lực tinh thần để phân các vùng ảnh hưởng trên thế giới cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ đó mà các thương thuyền qua lại Biển Đông và có những nhà hàng hải Bồ Đào Nha thám hiểm vùng Biển Đông, trong đó có đảo Hoàng Sa. Trong đó tài liệu tôi cho rằng có từ rất sớm mà đến nay còn lưu giữ được là cuốn sách du ký, mang tựa đề "Peragrinacão” của tác giả Mendes Pinto, xuất bản ở Lisbonne năm 1614, có nhắc đến sự mô tả về quần đảo Hoàng Sa mà ông gọi là Polo Pracela (Pracela tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là san hô, Pulo nghĩa là đảo). Cùng thời gian này thì các nhà truyền giáo đi theo các thương thuyền đến truyền đạo ở Đàng Ngoài của Việt Nam vào năm 1533.
Tuy nhiên, các tài liệu bằng tiếng Pháp sau đó mới là những căn cứ đầu tiên xác thực sự xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi còn nhớ, đó là nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam. Trong một tài liệu cùng thời gian này là "Lettres Edifiantes et Curieuses” của Archives des Missions Étrangères de Paris, năm 1838 có đoạn ghi: "Người ta cho tàu nhổ neo gió rất tốt. Và sau đó một thời gian đi đến mỏm đá Paracels. Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, và rất nhiều lần xảy ra các nạn đắm tàu ở đó”.
Ngoài ra thì nhiều tài liệu của Pháp, được xuất bản liên tục từ các năm 1802 cho đến cuối thế kỷ XX cũng đều khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
- Ông từng nhiều lần kiến nghị về việc thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa...?
-Trong một lần dự một hội thảo ở Đại học Melbourne của Úc, tôi rất bất ngờ khi thấy có một cuốn sách có tiêu đề tiếng Anh, dịch ra là: "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Nhưng đó lại là lần tôi bất ngờ sau cùng, vì ở nhiều nơi tôi đến có rất ít các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tiếng Anh cũng như các thứ tiếng khác. Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta có một khối lượng tài liệu rất lớn bằng tiếng Việt, nhưng số tài liệu được chuyển ngữ lại rất khiêm tốn. Là người nghiên cứu lịch sử, cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác tôi thấy rất chạnh lòng về vấn đề này, và mong rằng Nhà nước sẽ có đầu tư xứng tầm cho vấn đề này. Chúng ta nên đưa nhiều hơn nữa các tài liệu về Hoàng Sa và Trường Sa giảng dạy trong các trường phổ thông, ĐH, CĐ, THCN. Bên cạnh đó, cần có đầu tư xứng tầm cho đội ngũ các nhà nghiên cứu, các nhà sử học để sưu tầm, nghiên cứu về vấn đề trên.
Thành Luân (thực hiện)/ĐĐK/Việt báo
----------------

18 nhận xét:

  1. Hiểu biết chút ítlúc 11:08 31 tháng 10, 2015


    Chỉ có cách hữu hiệu nhất:

    VIỆT NAM KIỆN TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN HOÀNG SA & TRƯỜNG SA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi nhé,csvn đã bán H-TS có văn tự hẳn hòi:Công hàm do pvđ ký ngày 14.9.1958 đã được Tàu cọng trình ra LHQ.Đã bán rồi làm sao mà kiện

      Xóa
  2. Philippines đã thắng TQ 1-0 vụ kiện Biển Đông, VN nên coi đó làm gương mà noi theo!

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc vô duyên đến mức

    VÀO THẾ KỶ 13 ĐẾ QUỐC MÔNG CỔ DO THÀNH CÁT TƯ HÃN CẦM ĐẦU XÂM LƯỢC TN VÀ LẬP RA TRIỀU NGUYÊN.
    SAU ĐÓ QUÂN NGUYÊN XÂM LƯỢC ĐẠI VIỆT 3 LẦN BỊ QUAN QUÂN NHÀ TRẦN ĐÁNH CHO "MẤT DÉP"

    Thế mà ngày nay họ nói THÀNH CÁT TƯ HÃN là anh hùng dân tộc của họ.
    Thế kỷ 17 Triều nhà Minh bị Dân Tộc Mãn Thanh chiếm ngôi, lập nên THANH TRIỀU.
    Sau đó Quân Thanh xâm lượn Việt Nam cũng bị Vua Quang Trung ddasnhs bại.

    Ấy vậy mà các "Điìng chí" Trung quốc cũng rất tự hào nói đó là Vương triều rực rỡ của TRUNG HOA.

    NHỤC HẾT CHỖ NÓI

    Trả lờiXóa
  4. Liên quan đến vụ kiện của Philippines, Việt Nam đã nhiều lần thể hiện quan điểm của mình, đặc biệt là trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 5.12.2014.
    Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở biển Đông".
    Về quan điểm của Việt Nam được nêu trong Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài ngày 5.12.2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết:
    "Tôi xin tóm tắt các quan điểm chính của Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố đó như sau:
    Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình.
    Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước.
    Việt Nam mong rằng Tòa giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước trong vụ kiện để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
    Việt Nam đề nghị Tòa đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia".
    >> He...he...phát biểu cũng biểu hiện trò khỉ "đu dây". Đưa hồ sơ, đơn kiện đến Tòa Quốc tế, chính thức kiện quyết liệt thì không. Nhưng. nói 'vuốt đuôi', trấn an dư luận thì hay lắm. Nhưng vẫn bài cũ thôi! Nhát gan, sợ TQ?

    Trả lờiXóa
  5. Nếu thua kiện Trung Quốc sẽ xúi VN kiện Phi để lấy lại Trường Sa về cho TQ, Tập Cận Bình sắp trình bày trước quốc hội VN về vấn đề này?

    Trả lờiXóa
  6. Tuyên bố thì mạnh mẽ như thế, bằng chứng lịch sử thì như thế. Nguyễn Quốc Thước thì to mồm "Nói phải củ cải cũng nghe" thì làm sao mà không dám kiện TQ như Philipin. Có lẽ, Đảng cộng sản VN đã là tay chân của Đảng cộng sản VN rồi. Còn kiện ai được bây giờ?? Một số kẻ chê trách Mỹ không đứng về phe nào, thử hỏi VN hiện nay đứng ở phe nào?? Sao không trách mình mà đi trách người ta??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng ông Thước nhầm, chủ quan, mất cảnh giác, tướng mà không biết rõ địch.
      Trung Năm Hải, cũng như Tập Cận Bình không phải "củ cải', mà là cái củ "Đại cục"!

      Xóa
  7. Dân lương thiệnlúc 13:04 31 tháng 10, 2015

    Khoa học thì không cần to mồm.
    Lẽ phải thì không cần uy quyền.

    MỘT LẦN NỮA KIẾN NGHỊ KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy chúng ta đề nghị TS Nhã viết thư ngỏ tới CT , TBT , BCT đảng CSVN , yêu cầu họ lên tiếng , chứ đi đòi của bị mất mà im lặng như chết rồi thì đến đời nào nó trả . Trong vấn đề BĐ còn nhiều mờ ám , cứ nhìn phản ứng của lãnh đạo VN ta thấy có cái gì đó không ổn ? giả thiết của cá nhân tôi : Chẳng hạn như bán rồi , nhượng rồi , đổi chác , ký kết hứa hẹn , nhận " quà " của nó rồi , nuốt rồi bây giờ không há miệng được nữa thì sao ? một khi nghi ngờ thì người ta đặt giả thiết và nhất định phải có một cái trúng ! Bạn thông cảm vì tôi là người đa nghi , không tin bất cứ một cái gì nếu không nhìn thấy tận mắt . Trong vấn đề BĐ thì tội của lãnh đạo CSVN nhiều hơn TC .

      Xóa
  8. tầu cộng nhận bừa,việt cộng bảo có đủ chứng cứ khảng định HS-TS là của việt nam thế mà không dám đưa ra trọng tài quốc tế đủ thấy cộng sản VN hèn đến mức nào

    Trả lờiXóa
  9. Năm ngoái nghe nói mấy cha đang "cân nhắc" kiện TC? Chắc cái cân bị rỉ rồi!

    Trả lờiXóa
  10. Hãy gấp rút theo chân Philippines kiện TQ ra tòa án hình sự quốc La Haye ! nhanh lên kẻo trể !

    Trả lờiXóa
  11. Đảng & NN VN đang "chỉ đạo" soạn thảo hồ sơ kiện TQ ra TAQT, nhưng yêu cầu phải soạn theo "quan điểm của CN Mác-Lênin", thành ra tìm mãi chưa ra tài liệu tin cậy. Quý vị cứ yên tâm ...chờ!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi gốp ý như thế này .Tất cả người VN ở hải ngoại tự thu thập bằng chứng và ký tên kiện TQ ra toàn án quốc tế không cần chính phủ !!! Có được không vạy ???

    Trả lờiXóa
  13. Quân xâm lược mà làm gì có tài liệu để nói là mơ hồ hay không mơ hồ !

    Trả lờiXóa
  14. Bởi không có tài liệu gì để chứng minh cho nên chúng (giặc Tàu cộng) sợ quá,đâu dám đến tranh biện ở tòa án hình sự quốc tế La Haye ! ( vụ Philippines kiện chúng về biển Đông)

    Trả lờiXóa



  15. Chú CHỆT chắc thua kiện khi tự sa chân rơi vào bẫy pháp lý do Phi Luật Tân đặt gài
    *****************************************

    https://infointeraction.files.wordpress.com/2015/01/document-4.jpg



    Chú CHỆT tự sa chân rơi vào bẫy
    Pháp lý do Phi Luật Tân khéo gài bày
    Ai đời bố láo tuyên bố bác bỏ Toà án
    Sống trong Thế giới luật pháp dám cối chầy !
    Tưởng lớn biển người khối thịt Đại Hán
    Xem thường Toà án Trọng tài Thường trực lỡ thay !
    Tàu ngang ngược từ chối không tham gia tố tụng
    Thế mà rơi vào bẫy chuột cống dập chân tay
    Hội đồng tài phán Tòa cứ thế mà phân giải



    http://media.cagle.com/78/2014/08/20/152565_600.jpg



    Đánh giá phân tích kết án ai sai trái đây
    Nhà nước hải tặc Khựa trước Diễn đàn Quốc tế
    Dư luận khạc vào mặt Chú CHỆT cãi cối chầy
    Mới hay Đại đoàn kết dù chỉ là Nước nhỏ
    Nhân dân Chính phủ Phi đáng học đáng phục thay


    http://www.wantchinatimes.com/newsphoto/2014-12-19/450/Pagasa-163736_copy1.jpg



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa