Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Mỹ 'cứng rắn' trước thái độ của Bắc Kinh

Cuộc đối thoại với ông Tập 
khiến Obama điều tàu tới Trường Sa

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã ra quyết định điều chiến hạm tuần tra ở Trường Sa ngay sau một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington hồi tháng 9.
Việc triển khai tàu khu trục USS Lassen đến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá ngầm Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, là quyết định cực chẳng đã của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi ông mất hết kiên nhẫn với Bắc Kinh, tờ Nikkei Asia Review cho biết. Lập trường không nhượng bộ của ông Tập trong việc theo đuổi các dự án bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông đã khiến thái độ của Tổng thống Obama với Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn.
Bình luận viên Hiroyuki Akita ghi nhận các lãnh đạo thế giới nhìn chung được chia thành hai tuýp. Tuýp thứ nhất là những người tin họ có thể giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, kể cả với kẻ thù. Thứ hai bao gồm những người nghĩ rằng có một số đối thủ mà việc dùng lý lẽ với họ là bất khả thi.
Theo một số quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Obama là ví dụ điển hình của tuýp lãnh đạo đầu tiên. Ông là người khá dè dặt trong việc triển khai quân sự để giải quyết vấn đề dù có thể bị ép đến tận cùng của sự chịu đựng.
Hy vọng có thể thuyết phục ông Tập đối thoại cởi mở và thành thực, ông Obama  hôm 24/9 tổ chức cuộc ăn tối không chính thức tại nhà khách chính phủ Blair ở Washington. Chỉ có duy nhất hai nhà lãnh đạo cùng một nhóm cố vấn thân cận của họ tham dự. Hoạt động cải tạo và bồi đắp đất phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong những chủ đề chính mà ông Obama muốn thảo luận.
Giới phân tích nhận định bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp tự thân nó đã là một hành động gây tranh cãi, tuy nhiên Bắc Kinh còn khiến rủi ro gia tăng bằng cách tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự trên một số thực thể này.
Trong bữa tối, Tổng thống Obama dành nhiều thời gian đề cập sâu đến vấn đề trên, đồng thời hối thúc ông Tập ngừng xây dựng những cơ sở quân sự. Theo các nguồn tin chính phủ Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã không đạt được mong muốn bởi ông Tập kiên quyết khước từ mọi lời kêu gọi.
Bước ngoặt
Theo Nikkei Asia Review, ngay sau cuộc gặp, ông Obama tức tốc chỉ thị cho một trợ lý thân cận liên lạc với đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, để truyền lệnh lên kế hoạch triển khai chiến hạm đến tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Kế hoạch tuần tra của chiến hạm Mỹ nhằm truyền thông điệp đến Bắc Kinh và các nước láng giềng rằng họ không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể này.
Giới quan chức quân sự cấp cao Mỹ lên kế hoạch trên từ hồi tháng 6. Các chỉ huy quân đội muốn hành động ngay lập tức nhưng Tổng thống Obama chưa cho phép. Ông hy vọng cuộc gặp mặt đối mặt với ông Tập sẽ giúp giải quyết vấn đề mà không cần động đến tàu chiến.
Nhưng ông Obama sau đó nhận ra rằng thái độ hòa hoãn không thể thuyết phục Bắc Kinh hợp tác, Edward Luttwak, nhà chiến lược quân sự nổi tiếng của Mỹ, cho hay. Sứ mệnh tuần tra các đảo nhân tạo được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Chính Bắc Kinh đã tự làm khó mình về vấn đề này.
Hệ lụy
Nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á đã thúc giục Mỹ triển khai tàu hải quân đến Biển Đông để tuần tra các đảo nhân tạo. Theo lập trường của họ, sự ổn định của khu vực phụ thuộc vào những động thái phản đối toan tính thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sứ mệnh này cũng đi kèm không ít rủi ro. Nếu lực lượng quân sự Trung Quốc tìm cách chặn chiến hạm Mỹ, xung đột có thể xảy ra dù không bên nào mong muốn.
Song, vẫn còn quá sớm để xác nhận rằng ông Obama đã hoàn toàn từ bỏ mong muốn giải quyết vấn đề với Trung Quốc thông qua đối thoại. Thái độ sẵn sàng thương lượng ngay cả với những đối thủ lâu đời của ông được cho là tác nhân dẫn đến việc ký kết bản thỏa thuận hạt nhân với Iran cũng như khôi phục quan hệ ngoại giao với Cuba. Ông Obama sẽ không vội vã từ bỏ cách tiếp cận được chứng minh là rất có hiệu quả này, cây bút Hiroyuki Akita đánh giá.
Hồng Vân/VnEx
-------------

14 nhận xét:

  1. Trung Quốc quá hỗn láo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùnglúc 08:20 29 tháng 10, 2015

      Việt cộng quá nhát hèn! suốt đời chỉ cúi đầu làm tay sai cho Tầu ô!

      Xóa
    2. Trung Cộng chứ!

      Xóa
  2. Cả thế giới nên đồng lòng tẩy chay Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như thế . Thật ra đã tẩy chay hàng hóa Trung Cọng 10 năm nay rồi . Chúng là bọn mất dạy , ăn cứơp có truyền thống .

      Xóa
  3. Nhờ cụ tướng Thước và tướng Phành ra đối thoại 16-4 với nó. Nó 20 lần không thèm chấp điện dây nóng, kiên quyết không nghe đề nghị của ông Obama, bất chấp công pháp quốc tế ... nhưng biết đâu trên tinh thần quỳ gối tung hô 16-4 thì nó hạ cố đấy . Đến giờ mà còn mơ màng đối thoại giữ hòa bình, 16-4, tướng vậy bảo sao không mất nước, không tránh được họa diệt vong.

    Trả lờiXóa
  4. Đợi Hai Bà Trưng Mỹ, Hilary Clinton, lên làm TT, TC chết với bà này!

    Trả lờiXóa
  5. Trung quốc chỉ là con hổ giấy. Sấm thì to, mưa thì nhỏ.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta tức giận vì TQ chiếm đoạt biển đảo của chúng ta, chúng ta uất hận vì đảng và nhà nuớc csvn yếu hèn trước kẻ thù phuơng Bắc; trong tuyệt vọng chúng ta vui suớng khi thấy Mỹ can thiệp để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không ở những nơi mà luật pháp QT cho phép. Tiếc thay TQ đã đi một nước cờ ảo diệu ở biển Đông: TQ sẽ tiếp tục la lối, hăm he, sẽ tiếp tục phản đối qua kênh ngoại giao, nhưng tôi tin rằng TQ sẽ không bao giờ nổ súng vào tàu bè của Mỹ và các đồng minh của Mỹ (dỉ nhiên với VN thì khác). Chuyện này sẽ đuợc lập đi lập lại, sẽ không ai đánh ai và cả hai bên đều có lợi: Mỹ chứng minh được với các đồng minh của mình và cả thế giới rằng Mỹ vẫn là siêu cường ở Biển Đông, vẫn đảm bảo quyền tự do đi lại trên đoạn đường huyết mạch này, TQ chứng minh cho thế giới thấy những đảo này De Facto là của TQ.
    Bạn hỏi csvn ư? Xin đường làm phức tạp thên tình hình, muốn ở tù à?
    Khoi Phan

    Trả lờiXóa
  7. phận làm " đứa con hoang " thì chẳng dám nói gì, mà quả thật tc hỗn thật, Việt Nam còn chưa dám nói chuyện bình đẳng với cpc huống hồ gì coi thường như thế

    Trả lờiXóa
  8. Tất cả nhận xét trên tôi thấy nhạt phèo
    Ta phải nhiệt liệt ủng hộ tàu chiến Mỹ đã vào tuần tra ở những đảo TQ nó chiếm của VN
    kỊch liệt lên án thái độ nhu nhược của nhà cầm quyền CS VN
    Đả đảo quân TQxam lược ,đả đảo thằng Tập cận Bình .Chính quyền VN Không được mời
    giặc vào nhà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói cũng được. Tiếc rằng có thái độ tinh tướng, tự làm mất giá trị.

      Xóa
  9. Còn chế độ này thì biển đảo sẽ mất dần dần

    Trả lờiXóa
  10. Thấy mấy tàu cá của ngư dân ta nhỏ bé o tấc sắt trong tay thì đám tiểu nhân trung nam hải xúm lại tông húc cho chìm mới thôi. Thấy ông Mỹ thì chỉ biết dương mắt ếch mà nhìn thẵng tập ăn gì mà sống hèn thế nhỉ?!

    Trả lờiXóa