Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

CHỌN NGƯỜI TÀI CHO ĐẢNG HAY CHO ĐẤT NƯỚC?

 * TÔ VĂN TRƯỜNG
“Người lãnh đạo tốt là người biết đặt lợi ích cộng đồng,
lợi ích quốc gia lên trên lợi ích bản thân
và bất kỳ lợi ích nhóm nào khác”.
(Mohammed Bin Rashid Al Maktoum)
Chủ đề: "chọn người tài lãnh đạo đất nước" đã bàn rất nhiều, tưởng đã xưa, nhưng lại luôn luôn mới. Nó mới vì hoàn cảnh và thời thế luôn biến đổi, chẳng thời nào giống thời nào.
Tiêu đề và nội dung bài viết này đều rất “nan y” vì đầu bài thuộc thể loại “mớ bong bong” khi vấn đề cần giải quyết không thuộc tầng gốc rễ mà ở tầng hệ quả trong khi gốc rễ lại giữ nguyên hoặc thuộc vùng “miễn bàn”!.
Nếu vẫn cứ dựa vào các cơ chế cũ để chọn hiền tài, e rằng sẽ không bao giờ có được hiền tài theo đúng nghĩa và mong đợi của Dân. Hơn nữa, vấn đề không chỉ là hoặc không phải chủ yếu là “TÌM” người tài (đã thành tài, thành danh – kiểu như trong bóng đá, đội bóng Real Madrid giàu có cứ quẳng tiền ra mua các galaticos về để tạo ra Giải Ngân Hà) mà là tạo ra môi trường để các mầm mống của hiền tài có thể sinh sôi nảy nở, có thể phát triển, được tôn vinh thực sự.
Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu, ông  ghi  nhận về trí thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì  nước yếu và ngày càng xuống cấp.” Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi than: “Nhân tài như lá mùa thu/ Tuấn kiệt như sao buổi sớm”. Còn  đại thi hào Nguyễn Du lại nói " Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: "trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, nào kinh tế, nào quân sự, văn hoá, không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo".
Các vị tiền bối luận về chữ " tài" và " người tài" dưới góc nhìn khác nhau nhưng đều đúng và thật là sâu sắc. Những câu nói, câu văn, vần thơ  ấy đã trở thành châm ngôn bất hủ, lưu truyền từ hàng trăm năm và vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bởi lẽ, chưa bao giờ đất nước ta lại cần những người tài đến như thế! Chưa bao giờ chữ tài, và  chữ đức lại song hành gắn bó với nhau đến thế!. Và có lẽ cũng chưa bao giờ việc tìm người tài nước ta lại khó đến thế! Hãy thử tìm hiểu thực trạng cái khó người tài ở nước ta hiện nay đầy vơi thế nào và làm cách nào để khai thác và bổ sung kho tàng vô giá ấy cho tương lai?

Đôi điều lạm bàn
Nếu chỉ luận bàn về người hiền tài cho xã hội, đất nước theo những quy luật thì không thiếu gì tài liệu, câu chuyện đông tây kim cổ của trong nước và thế giới.  Để luận bàn, theo logic phổ biến thì đầu tiên phải bắt đầu từ  đặt vấn đề, rồi giải quyết vấn đề có nhiều cách khác nhau thì cần chọn một cách hoặc tổ hợp một số cách tốt nhất dựa trên phân tích (đơn giản nhất cũng là đồng ý và phản đối, rồi so sánh…), kết luận, thử nghiệm và điều chỉnh, đúc kết lại thành bài bản, rồi  thể chế hóa. Lâu lâu xem lại, điều chỉnh cho phù hợp với biến động của ngoại cảnh.
            Câu hỏi cụ thể hơn là tìm  người  hiền tài để làm việc gì, phục vụ cho ai , cho xã hội, nhân dân, đất nước hay cho giới quyền lực? Còn tìm người tài để mà Trung Ương hay Thể chế hiện nay cần để tiếp tục phục vụ, củng cố cho các thể chế ấy  thì câu trả lời cứ “mắc ngang trong cổ”! 
            Câu nói ta hay nghe nhiều là vì điều kiện khó khăn A, B, C của đất nước nên “lực bất tòng tâm”! Nhưng cần trả lời cũng bằng một câu hỏi “TÂM” có thật hay chưa để hút được “LỰC” về tòng cho mình?. Tuy cụ Nguyễn Trãi có nói “Nhân tài như lá mùa thu” nhưng cụ cũng nói “Song hào kiệt đời nào cũng có”.  Để thu hút hiền tài ra giúp nước thì việc đầu tiên là các vị  ở các cương vị lãnh đạo, điều hành quốc gia phải soi lại cái Tâm của mình. Cổ nhân có câu “thầy nào, tớ ấy”.  Vậy hiện nay, nếu gắn với sự kiện nhân sự của Đại hội Đảng khóa 12 thì ai đang tầm ai đây?
Còn nếu nhà dột từ nóc rồi thì việc cần sửa trước, chính là cái nóc nhà ấy rồi mới tính đến các việc khác. Còn tệ mua quan bán tước  – một tệ nạn mà cả xã hội đều biết ấy đang hoành hoành như thế mà không có cách gì chữa được thì nói gì đến hiền tài. Cái cần là phải sửa cái nền tảng hệ thống sinh ra cái tệ mua quan bán tước ấy.
“Chọn người tài lãnh đạo đất nước". Nghe thì đơn giản vì Việt Nam chắc chắn không thiếu hiền tài. Vấn đề lớn nhất ở đây được đặt ra " AI "  là người đứng ra "CHỌN" người tài lãnh đạo đất nước. DÂN HAY ĐẢNG ??. Ngẫm suy về câu chuyện "Con gà và quả trứng" lại nhớ câu nói của người xưa : "thức thời mới là tuấn kiệt" nếu hiểu một cách khác và bị lợi dụng thì sẽ xuất hiện không ít những kẻ cơ hội và ngụy quân tử.
Việt Nam hiện tại đang thiếu hẳn một ngọn cờ, một môi trường để lựa chon nhân tài và nuôi dưỡng nhân tài. Nếu có được cái đó chắc chắn hiền tài sẽ xuất hiện. Đã có rất nhiều người Việt khá thành công ở nước ngoài vì họ được nuôi dưỡng và phát triển trong một môi trường thực sự tốt và thuận lợi cho sự phát triển của hiền tài. Cải tổ thể chế và phát huy dân chủ là việc làm đầu tiên của Việt Nam nếu muốn có được hiền tài phục vụ sự phát triển bền vững của quốc gia. 
Về nhận thức vai trò lãnh đạo: Trong mọi thời đại người tài được chọn làm lãnh đạo luôn là người có tri thức về một lĩnh vực mà họ am hiểu, nếu không làm lãnh đạo họ vẫn cống hiến cho xã hội bằng trí tuệ của họ và được lịch sử và xã hội ghi nhận. Trong cơ chế xã hội ở những nước coi lãnh đạo như một nghề là một nhận thức sai lầm làm cho xã hội kém phát triển, không ít người mất đi cơ hội cống hiến của họ, để đến khi nhận ra, họ oán trách chế độ (hầu hết những người không đạt được vị trí cao quyền lực).
Ở những nước không chỉ quan niệm mà còn quy định lãnh đạo là một nghề với bao nhiêu quy chế và tiêu chuẩn để vào rồi thì không thể thoát ra được vì không có nghề nào khác, nên để đạt nhu cầu vật chất ngang bằng xã hội buộc họ phải tham nhũng, phải thực thi quyền lực phi pháp.
Ở xã hội phát triển, người làm lãnh đạo chỉ coi đó như một trách nhiệm với xã hội, bộ máy lãnh đạo luôn được quy tụ từ các lĩnh vực khác nhau, họ luôn và góp tư duy mới, nhận thức đầy đủ hơn (từ những nhận thức và thành tựu mới trong các lĩnh vực của sự phát triển tự nhiên, xã hội) để bổ sung, điều chỉnh kịp thời cương lĩnh phát triển xã hội nên họ không phải bận tâm và đòi hỏi về sự vinh danh nào. Khi hết nhiệm kỳ họ trở về công việc nghề nghiệp của họ rất nhẹ nhàng, họ còn có khả năng đóng góp trí tuệ vào lĩnh vực cần họ để đem lại giá trị vật chất, cuộc sống đầy đủ, không có một sự ngăn cách nào giữa cuộc sống của họ với xã hội và thế giới bên ngoài. Đó mới chính là “Tự do, Hạnh phúc” thực sự.
Ngày nay, lãnh đạo chúng ta (ở mọi cấp) nếu hoàn toàn được nghĩ và tiến tới làm được điều đó sẽ là động lực ban đầu cho sự chuyển biến để bớt đi những hạn chế về tinh thần cho chính người lãnh đạo và giảm gánh nặng xã hội.

Thế nào là người tài?
            Khái niệm “người tài” rất đa nghĩa (tùy hoàn cảnh và mục đích mỗi người hay nhóm người sẽ có tiêu chí và cách hiểu khác nhau) và trừu tượng nên trong ngôn ngữ có tính lịch sử và văn học người ta thường dùng chữ “hiền tài” để chỉ người tài đem lại dấu ấn có nghĩa tích cực, tiến bộ cho xã hội hay giai đoạn lịch sử chỉ có tính phổ quát ghi nhận dấu ấn của quá khứ gói trong 2 tiêu chí tài và đức độ rất khó áp dụng với người chưa trải nghiệm.
Đối với lãnh đạo đất nước nói chung, trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam hiện nay theo phạm trù rộng là tìm một hệ “tư duy mới” hay “nhận thức đầy đủ” để đề ra cương lĩnh hành động vì sự phát triển mới là cốt lõi vấn đề, còn nếu thiếu các yếu tố về tư duy và nhận thức đầy đủ thì người tài mấy cũng không giải quyết được (có thuê bộ máy lãnh đạo giỏi nhất thế giới sang VN cũng không làm được).

Tiêu chí chọn người tài của Đảng
Về nhận thức tài – đức: Hiện tại trong cuộc sống và lựa chọn lãnh đạo của ta đưa ra tiêu chí “tài và đức” như người này, người kia rất mơ hồ. Động cơ của người lãnh đạo (từ cấp nhỏ đến quy mô cả nước) cũng như mọi người bình thường đều muốn đạt được hay ngày càng thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cuộc sống (trong văn kiện cương lĩnh thì gọi là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh rất chung chung) đương nhiên là chính đáng, nhưng ở người lãnh đạo còn đòi hỏi trách nhiệm phải làm cho nhu cầu đó luôn phát triển kịp với các cộng đồng hay các quốc gia, lãnh thổ liền kề khác.
Vì cương lĩnh hành động hiện nay chỉ là những khái niệm tiến bộ chung chung và không có sự kiểm soát nào về việc thực hiện cương lĩnh đó, nên bộ máy và người lãnh đạo (các cấp) chủ yếu tạo ra theo cơ chế “Đảng cử dân bầu” thực chất không có sự lựa chọn lãnh đạo mà là đảng cử người lãnh đạo với mục tiêu là duy trì sự tồn tại đang có. Do đó chủ đề “chọn người tài lãnh đạo đất nước” hoàn toàn không có nghĩa trên thực tế
Công tác tuyển chọn người làm việc nước của Việt Nam xưa nay vẫn được đúc kết trong cụm từ “Quy hoạch cán bộ”! Mục đích của quy hoạch cán bộ là tạo nguồn cán bộ nhưng vấn đề quan trọng nhất là ai quyết định cán bộ? Dưới khẩu hiệu giữ vững lập trường chủ nghĩa Mác Lê Nin chỉ là phương thức lũng lọan cán bộ, chỉ lựa chọn những người cùng cánh hẩu, dễ bảo để tăng vây cánh, nhiều người thực tài thì ra rìa ngay từ vòng đầu.
Thực ra những người đuợc lựa chọn chỉ do một số người có thẩm quyền quyết định, còn hình thức đưa ra bỏ phiếu chỉ là “Đảng cử, dân bầu” để duy trì chế độ độc tài toàn trị. Càng ngày, người dân  càng thấy rõ sự độc tài về chuyên chính tư tưởng và quyết định cán bộ đã không tuyển chọn đuợc người tài cho đất nước. Do cái khuôn hỏng nên đúc thành người hỏng, chất liệu đúc tốt mấy cũng hỏng. Nếu mà “mổ sẻ” chính sách tuyển chọn, bố trí cán bộ, chương trình giảng dạy trong các trường Đảng và trường hành chính quốc gia, trong nội dung giáo dục công dân và đạo đức của toàn bộ ngành giáo dục và đào tạo thì sẽ thấy rõ nguyên nhân chất lượng cán bộ không đáp ứng đuợc yêu cầu của cuộc sống .
Trong Quy chế mới đưa ra về bầu cử trong Đảng (quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng) có một số  quy định hạn chế quyền ứng cử, đề cử, bầu cử không đúng với Điều lệ Đảng.
Các tiêu chí đề ra để chọn người tài thực ra là chỉ để chọn người có đạo đức (được hiểu là không có lỗi ) và trung thành với chủ nghĩa Mác Lê Nin và trung thành với Đảng. Cả 3 tiêu chí này không phải là tiêu chí của người tài, đấy có thể  là những tiêu chí của người tốt với Đảng, song như thế không nhất thiết là tốt cho đất nước, càng khó có thể là người tài mà đất nước cần. Vậy câu chuyện chọn người tài nên bắt đầu từ câu hỏi chọn người tài cho Đảng hay cho đất nước? và vì mục đích gì?
Nên chăng đặt vấn đề: Chọn người tài là chọn người có thể cứu nước ra khỏi tình trạng trầm luân hiện nay và chống lại những yếu tố kìm hãm đất nước, có khả năng đề ra được các đối sách để thực hiện những mục tiêu này, có khả năng tổ chức nhân dân đứng lên giác ngộ và phấn đấu thực hiện những mục tiêu này. Người tài là người muốn cứu nước và có khả năng cứu nước. Còn mấy tiêu chuẩn về đạo đức con người thiết nghĩ người bình thường nào cũng phải có.

Tiêu chí chọn người tài cho đất nước
Trước đây, khi xã hội chưa phát triển việc tìm kiếm tập hợp trí tuệ rất khó khăn, tốn nhiều công sức và thời gian, còn ngày nay nhờ tiến bộ khoa học công nghệ, người và bộ máy lãnh đạo có thể thực hiện công việc đó thuận lợi hơn nhiều kể cả phạm vi toàn cầu, để họ có thể tập hợp kịp thời cho điều chỉnh và kiểm soát sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ và hạn chế sự trì trệ. Người có tư duy làm việc đó chắc chắn sẽ thành công, đó chính là tài cụ thể.
Người dân nước nào cũng mong muốn có người lãnh đạo đàng hoàng, tài giỏi. Ở Việt Nam thì mong muốn này càng nóng bỏng, vì nhiều năm nay chúng ta thiếu vắng những vị lãnh đạo tầm cỡ, có nhân cách, trí tuệ và bản lĩnh, là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.
Ngày nay, Dân ta đã độc lập, cuộc sống được tự do; Đất nước đã thống nhất và hoà bình; người dân được đảm bảo quyền cơ bản, đa phần có cơm ăn, áo mặc, được học hành, v.v. Đấy là những điểm thuận! Còn điều nghịch? cũng có rất nhiều, cả trong đối ngoại và đối nội, như: mức sống  người dân còn thấp, nền kinh tế ốm yếu lạc hậu; bộ máy quản trị yếu kém, tham nhũng, quan liêu, thiếu minh bạch; quyền con người bị xâm hại; nguồn lực thiếu đồng bộ, lãng phí và tụt hậu; khai thác tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, nhiều mảng văn hoá, tín ngưỡng có dấu hiệu xuy đồi vv…
Điều đăc biệt muốn nhấn mạnh là tình trạng này diễn ra trong bối cảnh "toàn cầu hoá" cả về kinh tế văn hoá và chính trị. Đây là "thời và thế" của ta trong giai đoạn lịch sử hiên nay và sắp tới. Đây cũng là "bài toán" cần giải cho vận mệnh của Dân tộc và Đất nước. Vì vậy, " tiêu chí" chọn người tài để lãnh đạo đất nước ở thời kỳ này  cần có các tố chất sau:
-  Hiểu đúng, đánh giá đúng  thực trạng kinh tế xã hôi và văn hóa của Việt Nam, vị trí và hoàn cảnh của Việt Nam  trong bức tranh  chính trị kinh tế xã hội  toàn cầu.
-  Định hướng và lựa chọn đúng con đường và mô hình phát triển xã hội, thể chế chính trị.            
-  Có khả năng tập hợp quần chúng và thu phục nhân tâm, biết dụng người tài, biết tổ chức và  hành động thực hiện kiên quyết, khéo léo phù hợp với văn hoá Việt.
-  Là người có trình độ chuyên nghiệp cao trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lấy chính tri, kinh tế và văn hoá là chính;
-  Là người có tư tưởng cải cách và dân chủ đặt quyền lợi của đất nước của dân tộc lên trên hết.
-  Trong 5 bản năng gốc, thì bản năng " sáng tạo" của con người này phải mạnh nhất, để chi phối các bản năng còn lại.
-  Trong 7 trí thông minh, thì " thông minh ngôn ngữ", " giao tiếp" và "tự xử" của người này phải nổi trội hơn.

Thay cho lời kết
Từ xưa đến nay, yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển của đất nước chính là con người.  Con người sinh ra thể chế và thể chế lại tạo nên con người. Đây là mối quan hệ nhân quả. Đất nước ta, lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.
Người dân quan tâm từ "tiêu chuẩn" hay "tiêu chí", đến cách thức chọn nhân tài cho đất nước. Hiện nay, trên thực tế đảng chọn người cho đảng cầm quyền, nên tiêu chi đề ra là phù hợp với mục tiêu đó. Và trên thực tế đảng tự chọn, cụ thể là chỉ lãnh đạo đảng chọn, còn dân và cả đảng viên thường đều là những người đứng ngoài cuộc, bởi thế họ không quan tâm vì có muốn quan tâm cũng chẳng được.
Xin mượn lời Mohammed Bin Rashid Al Maktoum  đã khẳng định trong hồi ký My Vision – Tầm nhìn thay đổi quốc gia để kết luận cho bài viết này : ”Người lãnh đạo tốt là người biết đặt lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia lên lợi ích bản thân và bất kỳ lợi ích nhóm nào khác”.
 TVT (Tác giả gửi BVB)
-----------------

63 nhận xét:

  1. Bài viết rất bài bản, sâu sắc đâm đúng huyệt mạch của thể chế chọn người tốt cho đảng chứ không phải chọn người tài cho đất nước. Các tiêu chí chọn người tài cho đất nước tác giả nêu ra rất hợp lòng dân. Không biết các vị lãnh đạo đọc bài này sẽ nghĩ sao nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Trọc Phúlúc 09:12 16 tháng 10, 2015

      Nguyễn Vân chắc là diễn đạt chưa rõ, người nào mà lãnh đạo cho là tốt thì kẻ ấy là tham lam, thủ đoạn, cơ hội, dốt nát nhất. "Tốt" là tốt ở chỗ đó.
      Chọn kẻ "cùng hội cùng thuyền" , cùng nhóm lợi ích, "cùng thế hệ, hậu duệ, ... nhất là 4 c", cùng phe cánh, ê kíp...cho đảng. Cho nên, đảng ta tham nhũng ngày càng vĩ đại, hô khẩu hiệu quang vinh ngày càng to.

      Xóa
    2. NHÌN lãnh tụ như BÁC tổng "Xuân tóc đỏ..à quên ...tóc bạc" và BÁC "MÀY RÂU NHẴN NHỤI ,ÁO QUẦN BẢNH BAO . "GHẾ VUA" NGỒI TÓT XỔ XÀNG . ĐẤY CHÍNH LÀ biết danh của BÁC tổng "THÚC SINH" THÍCH NGAI VÀNG là BIẾT NGAY ĐẤT NƯỚC NÀY ĐÃ , ĐANG KHỐN NẠN RỒI .

      CÒN tương lai đất nước không biết bác nào sẽ "CẦM CÁI". Dù là ai nhưng vẫn duy trì chế độ độc tài ,đảng trị thì tôi không hy vọng !!!

      Xóa
    3. GHẾ TRÊN NGỒI TÓT XỔ XÀNG . ĐẤY CHÍNH LÀ "MÃ GIÁM SINH" TÊN BUÔN NGƯỜI.

      Xóa
    4. "người tài của Đảng", là người, lên lãnh đạo,thì tuyên bố: dân phải sống theo hiến pháp, điều 4, tức là cái đảng tôi, chỉ tay, thì dân làm, không tranh cãi!

      Cái đảng cộng sản VN, có dám dùng quyền theo luật hiện hành,ra lệnh, cho 91% đại biểu quốc hội, là thành viên của ho: xóa bỏ điều 4 hiến pháp ?

      Xóa
  2. Đoạn mở đầu thật hóm hỉnh viết rất khéo , mượn dẫn câu nói câu thơ của các bậc hiền triết kể cả của Hồ Chí Minh để không bị chụp mũ, bắt bẻ của bọn giáo điều. Câu kết cũng chuẩn không cần chỉnh.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi họp chi bộ cũng nêu ra quy chế bầu cử 244 của đảng mâu thuẫn với điều lệ đảng không thê hiện dân chủ nhưng chẳng ai dám hưởng ứng sợ bị chụp mũ diễn biến tư tưởng. Nay đọc bài của TVT thấy đã quá , sướng quá. Cám ơn đại tá BVB.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Đức Vinhlúc 09:08 16 tháng 10, 2015

    Có 1 tiêu chí mà thiếu nó thì dẫu có tài cũng làm hỏng hoặc sợ không dám làm đó là khả năng phân biệt đâu là quyền và lợi ích cá nhân và đâu là quyền và lợi ích tập thể.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng thế đất nước ta chưa bao giờ cần người hiền tài ra giúp nước như hiện nay chứ không phải là con ông cháu cha cứ đẩy nhau lên vùn vụt bất chấp cả quy định đã thành văn dù quy định đó chỉ ở trong nhóm người có quyền hành ban ra theo kiểu "hôn nhân cận huyết". Góp ý với đảng dù đảng có tiếp thu được hay không nhưng chắc chắn những loại bài như thế này góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí.

    Trả lờiXóa
  6. Đảng CSVN mất hẳn , mất sạch trơn uy tín cũng do độc đoán, chuyên quyền, coi thường dân chủ kiểu như 'Quy chế bầu cử 244". Trên bảo sao dưới phai rnghe vậy, cấm cái. Đảng cấp trên làm sai, bắt đảng viên phải cúi đầu phải chấp hành ... như bị hiếp dâm!

    Trả lờiXóa
  7. Cựu binh đa hưu trílúc 09:18 16 tháng 10, 2015

    Phân tích của tác giả chuẩn không cần chỉnh, đưa ra cả tiêu chí, kết luận rất rành mạch rõ ràng thuyết phục. Tôi đọc nhiều bài viết về chọn lựa nhân sự trên các báo có thể nói đây là bài tôi thích nhất , đọc lại đến 2 lần rồi mới đi caphe sáng. Bà xã tôi không quan tâm đến chính trị mà cũng dán mắt vào màn hình để đọc và hỏi Bùi Văn Bồng là ai mà dám đưa ra bài viết nóng bỏng này?

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết rất hay , cháu cám ơn bác Bồng, bác Trường.

    Trả lờiXóa
  9. "Ngày nay, Dân ta đã độc lập, cuộc sống được tự do; Đất nước đã thống nhất và hoà bình; người dân được đảm bảo quyền cơ bản, đa phần có cơm ăn, áo mặc, được học hành, v.v."?
    Tác giả có vẻ vẫn phải nói kiểu vòng vo...

    Trả lờiXóa
  10. Ngày xưa khi nghe chuyện Tấm Cám tới cái đoạn kể về việc mẹ con Cám bắt cô Tấm lựa một thúng gạo trộn thóc (lúa), lựa xong thì mới được đi chảy hội – ai ai cũng ấm ức trước nghịch cảnh đó . May mà có Bụt hiện ra giúp và thế là thở phào . Còn ngày nay, với cơ chế đảng cử dân bầu thì như gạo lẫn thóc (lúa) mà lại đã nấu chín lên rồi thì ai lựa cho nổi, mà Bụt có khi cũng bí giải pháp – chỉ có nước là … ăn chung với gà mà thôi !

    Trả lờiXóa
  11. Đảng chọn "người tài" để bảo vệ quyền lợi của đảng chứ không phải chọn người tài cho phát triển đất nước cho nên chỉ đóng cửa bầu bán với nhau không cho dân biết chẳng khác gì đi buôn rượu lậu hay bạc giả. Kết quả hội nghị về nhân sự vừa qua hỏi ra chẳng ai biết kể cả nhiều vị lão thành cách mạng đảng viên kỳ cựu nhưng vào mạng của nước ngoài thấy tường thuật như người trong cuộc thế là sao hở ông trưởng ban tổ chức Tô Huy Rưa? .

    Trả lờiXóa
  12. Viện những vấn đề phát triển cũng đã góp ý cho bộ chính trị nói rõ phê bình dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng 12 còn nhiều điều không rõ , không đúng sự thật đề nghị bỏ quy chế bầu cử ứng cử 244 vv.... Viện này tập hợp toàn các bô lão cách mạng thứ dữ , cựu ủy viên Bộ chính trị, trung ương ủy viên có công lớn với nhà nước, không biết góp ý tâm huyết ấy có bị như nước đổ đầu vịt?

    Trả lờiXóa
  13. Tôi già rồi nhưng vẫn có quyền công dân nhưng có được bầu các vị bên đảng lãnh đạo đất nước đâu nên không quan tâm. Tuy nhiên, đọc bài của TVT cũng phải nói vài điều cho vỗ tay thêm to là nội dung bài viết, văn phong và cách viết thể hiện rõ "tuyên ngôn của nhà báo nhân dân" .

    Trả lờiXóa
  14. Nguyễn Đăng không biết bao nhiêu tuổi bình luận hóm hỉnh hay ra phết.

    Trả lờiXóa
  15. Đọc tiêu đề bài viết,tôi choáng vì nghỉ bác là trí thức thứ thiệt mà chưa tỉnh thức.Tôi buồn bác đó,bác ạ.
    Ngay 30.4.75,nhan nhản đâu cũng có câu:hồng hơn chuyên:,mà hồng thì chỉ có lũ ngu dốt mới hồng,có ngu dốt mới cuồng tín,có ngu dốt mới dễ sai bảo.Chọn người,tất phải chọn người trung thành với đảng.Ai cố bảo vệ cho sự tồn tại lâu dài cho đảng tất được chọn dù đó là thiến heo,hoạn lợn,cai cạo mủ cao su.Gương mặt bóng nhẫy của lãnh đạo tương phản với tầm hiểu biết của họ.Càng làm họ càng phá nát đất nước,họ chỉ biết thu vén và muốn thu vén được nhiều tất phải trèo cao.Nay tháng 10.2015,hơn 75 năm độc quyền cai trị,hỏi ai là người liêm chính trung thực trong bộ máy cầm quyền=chắc chắn không.Ai vì dân vì nước=không.
    Tại sao tôi nói vậy? Đạo dức xã hội suy đồi,lệ thuộc tc trầm trọng có nguy cơ mất nước,tài nguyên chúng móc lên hết và bán cả rồi,lấy gì để phát triển và để dành cho con cháu.Nhiều con đường thật dài,nhiều nhà cao tầng hoành tráng chỉ là giả tạo vì vay nợ mà có.Rất xấu hổ vì không những bán tài nguyên thiên nhiên mà chúng bán luôn cả tài nguyen7 con người:Trai xuất khẩu làm lao nô,nữ làm vợ làm đĩ điếm xứ người.Ôi VN,thảm thay dưới sự lãnh đạo của cs.

    Trả lờiXóa
  16. Hoan hô anh Đại Tá của lòng bạn đọc. Từ nay đến ngày Đại hội XII chắc chắn còn ít nhất là 2 lần hội nghi TW nữa, anh hãy "Com" lên nhiều hơn nữa những bài theo kiểu bài của tác giả TVT. Đọc đã quá. Để xem lãnh đạo CSVN có suy nghĩ gì về những quan điểm chọn người tài của các bậc tiền bối, hay là chỉ nêu ra những ý nghĩ cá nhân của một ai đó muốn chĩa mũi dùi về phía đối phương để đặt thành tiêu chuẩn, tiêu chí chọn hiền tài rồi giơ tay tán thành và sau đó là Nghi quyết. Cũng chẳng cần phải nói đâu xa, Bác Hồ đã có nhận xét về hiền tài (Theo tác giả TVT biện dẫn): "Trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, nào kinh tế, nào quân sự, văn hoá, không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo".Nhưng! Bác lại phải dùng chữ "nhưng" để muốn nhấn mạnh về phong cách lãnh đạo, trình độ lãnh đạo, quan điểm lãnh đạo của "Lãnh đạo" còn yếu kém, còn quan liêu, còn bè phái, còn thủ đoạn... cho nên những người tài chưa được phát huy, chưa được lựa chọn, chưa được cất nhấc. Bác bảo sửa thì sửa đi.Hết đời Tổng này đến Tổng khác mà chẳng thấy sửa sang cách lãnh đạo gì cả, mà chỉ thấy sửa sang nhà thờ của lãnh đạo là nhiều. Hèn chi mà ông Phó GS, TS Vũ Cao Đàm đã phải hỏi bác Trọng là 'Bác Trọng làm theo lời dạy của Bác Hồ hay theo lời dạy của bác khác "?

    Trả lờiXóa
  17. Người tài không bao giờ hết.
    Đất nước luôn luôn cần người tài.

    Có điều không phải ai cũng biết dùng người tài. và không phải ai cũng phát hiện ra người tài.
    Còn người tài?
    Nếu có thực tài thì anh sẽ hiểu anh phải làm gì lúc này

    Trả lờiXóa
  18. Điều hành đất nước là đều là đảng viên. Bộ máy điều hành đất nước đã bị Đảng hóa. Do đó phải tuân theo Đảng kể cả việc chọn cán bộ. Do đó Đảng chọn cán bọ cho Đảng chứ có chọn người tài đâu mà bàn làm chi cho mệt.
    Chỉ có cơ chế thị trường mới đánh giá được ai tài...

    Trả lờiXóa
  19. Nhập cùng bài viết của anh Trường . Dàn lãnh đạo hiện hành của Đất nước chúng ta . Ngoài ông Dũng bà Ngân ông Quang ông Đam ông Nhân -qua hiển .
    Tất cả còn lại đều một phường giá áo túi đựng cơm tuot . Đất nước còn khổ nếu không cải tổ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em này khéo chia "phe" nhỉ

      Xóa
    2. Sao bác không viết: dưới thời ông Trần Đại Quang, đi biểu tình chống tàu, cũng bị công an, giam vào đồn và bắt bao người rồi ?

      Xóa
  20. VN không phải là quốc gia kĩ trị. Do vậy mà VN yếu ở năng lực nghiên cứu, dẫn tới dù mơ màng đi tắt đón đầu nhưng vẫn tiếp tục mơ màng. Cái gốc nghiên cứu kém làm sao đi bộ, chạy, nhảy, bay thì hỏi chi đường tắt? Thế giới đã tiến vào nghiên cứu vật liệu nhẹ để xây thành phố lơ lửng trên quỹ đạo trái đất, sao hỏa, VN còn nhờ TQ, Nhật Bản xây tàu điện trên cao, tàu điện ngầm.
    Mũi giáo của VN là gì, khiên của VN là gì? Ai nói cho tôi biết ? Chúng ta là quốc gia nông nghiệp nhưng ăn rau củ giá cao trong khi bất bình là nông dân không có lãi, tích lũy kém. Chưa nói tới diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nguồn nước, không khí đang bị nguy hại.
    Vậy câu hỏi đặt ra, việc chúng ta xây dựng nguồn nhân lực nên là giải quyết vấn đề trên trước mắt hay là vẫn tiếp tục lùng kiếm đảng viên có năng lực?

    Trả lờiXóa
  21. Cứ nhìn vào nhân sự của các tỉnh thành chuẩn bị cho đại hội đảng khóa 12 thấy rằng quy chế bầu cử 244 của đảng đã thấm đượm mùi chuyên chế và toàn trị. Liệu có hy vọng ở đại hội đảng toàn quốc khóa 12 có những đại biểu dũng cảm đứng lên bác bỏ quy chế phản dân chủ này không? Chỉ cần đốm lửa nhỏ bùng lên sẽ thành ngọn đước lớn

    Trả lờiXóa
  22. Kính thưa anh Trường: thực ra , chẳng có chuyện "chọn người tài cho Đảng" mà càng không phải cho nước , cho dân (cho dân thì dân phải đc bầu trực tiếp chứ!), mà chỉ là "chọn người cho vừa ý tôi" . Thé thôi!

    Trả lờiXóa
  23. Cám ơn A Trường. Bài rất hay và đúng lúc. Chắc còn lâu mới thấy ánh sáng cuối đường hầm!

    Trả lờiXóa
  24. Người bình thường ít học như tôi cũng hiểu được nội hàm bài viết của tác giả TVT trong thời buổi đát nước hỗn quan hiện nay. Cám ơn blog BVB và tác gỉa TVT.

    Trả lờiXóa
  25. Người tài của Đảng, nó chỉ có những dạng người như Nông Đức Mạnh. Lúc nào cũng to họng chỉ đạo, quán triệt các địa phương "Nuôi con gì, trồng cây gì?, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" rồi để đến con phải từ cha.
    Nguyễn Phú Trọng, mọi ý kiến của hắn bao giờ cũng có câu rào đóng kín lại để bịt miệng nhân dân và các tầng lớp trí thức, nào là: cảnh giác các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, âm mưu lật đổ chính quyền,... Ai cũng biết hắn không làm được điều gì cho ra nhẽ, mà chỉ có âm mưu chỉ đạo lén lút đàn áp dân, nói xấu sau lung, không dám đấu chat với thực tế. Ví dụ là cho nhân dân đóng góp, sửa đổi hiến pháp. Khi đã có 62 vị trí thức và nhân dân gửi ý kiến đóng góp thì hắn lại vu cáo những người này là suy thoái đạo đức, lối sống, cụ thể đã trả thù Nguyễn Đắc Kiên. Vừa qua, hắn kêu gọi chống tham nhũng, nhân dân tố giác bọn tham nhũng hiện nay đã đang nằm trong bình (Cái bình này là cái vỏ của Đảng) thì hắn ta lấy 2 tai bưng lại để bảo vệ lợi ích của phe nhóm & hắn nói rằng ném chuột sợ vỡ bình quý để thủ tiêu những ý kiến tố giác của nhân dân có phải đây là những người tốt của Đảng không??

    Trả lờiXóa
  26. A nh Trường kính mến ,nhận bài viết của anh xin góp gió ;
    Trọng lú Sang hèn DÙNG Khôi ngô
    Quang khôn Ngàn khéo Nhân hiền khô
    Nghi ngu lai tham cung Hung hoi
    Sang hen leo mieng cing chet kho
    Lanh dao dan nay can doi moi
    Mong muon dua non song tien toi
    Da gia thi nghi di cho khoe
    Mpng con de tieng thom cho doi .

    Nghi ngu lai tham

    Trả lờiXóa
  27. Với nội bộ mà người ta còn coi Điều lệ đảng chỉ là mớ rẻ rách , khi nào cần chùi bẩn thì dùng còn không thì vứt xó thế thì với Hiến pháp , với pháp luật , với dân với nước họ còn coi ra gì ? Biển đảo cũng chẳng bằng "quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 "! Vậy mà rất nhiều đảng viên vẫn làm ngơ , không có ý kiến gì . May có bác TVT phát ra !

    Trả lờiXóa
  28. Cháu thấy Bác Trường viết hay và đúng quá ( như thường lệ ). Cám ơn Bác Trường và Bác Bổng đã cho thế hệ trẻ hiểu được nhiều điều từ hai Bác và các Bác Sỹ Phu ưu tú của đất nước. Các Bác cũng là những hiền tài của đất nước ( thường thôi, nhưng mà hiếm hi hi ).
    Cháu đọc Tam Quốc thấy Lưu Bị ba lần tới lều tranh để cầu Khổng Minh ra giúp nước. Họ khát hiền tài như thế giới khát nước sạch !
    Hiền tài nước ta không thiếu. Nhưng hiền tài mà cứ phải gắn cái đuôi đảng viên thì chắc là hiếm lắm các Bác ạ.

    Trả lờiXóa
  29. Khi cái ác lên ngôi thì không có chỗ cho cái thiện, ít nhất họ không tài nhưng họ có cái thiện là bản chất cố hữu của dân tộc,Đà nẵng đang kiện vì người tài không muốn phụng sự dân tộc ,một sự thật đáng buồn kể cả với các cháu học sinh đoạt giải Vòng nguyệt quế hàng năm.
    CCB chống tàu F313-QK2 HG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người tài, mà về, cái đảng cộng sản VN chỉ tay, người tài phải làm (đúng luật: điều 4 hiến pháp nhé) ?
      Cựu đào phòng tuyến sông Cầu năm 1979!

      Xóa
  30. Nông Đức Mạnh khi đương chức đi đến đâu cũng ngoác mồm kêu gọi :"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM", nhưng hắn ta tham lam, ăn bẩn, vơ vét như bìm bịp, sống xa hoa, trác táng hơn vua chúa kém đức, trụy lạc ngày xưa. Xẩu hổ quá Lông ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều người cho rằng chọnc"con ông cháu cha" LÀ THUỘC CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN , ĐỘC TÀI .

      Tôi thì nghĩ khác : VẤN ĐỀ CHÍNH LÀ PHƯƠNG CÁCH BẦU CỬ" chọn lựa" CÓ DÂN CHỦ và MINH BẠCH KHÔNG?.
      DÂN CHỦ :Đồng nghĩa người dân đi bỏ phiếu .
      MINH BẠCH : Là không có gian lận .

      Ví dụ ở Mỹ là nước đề cao dân chủ . Nhưng cha con TT Bush là tổng thống cũng là chuyện bình thường .

      Hiện nay ở VN đang có DÀN LÃNH ĐẠO TRẺ CON TT N.T.DŨNG hay CON ÔNG NGUYỄN VĂN CHI cựu CHỦ NHIỆM ub Kiểm tra đảng .v.v. đang có hướng TIẾN THÂN . CƠ CHẾ CHỌN LỰA LÃNH ĐẠO VN LÀ NGƯỜI ĐÓ PHẢI CÓ BẰNG chính trị lý luận cao cấp " LỘI SÔNG DỌC" và cơ chế ĐẢNG CỬ , ĐẢNG BẦU !!! .chính vì vậy người dân thắc mắc cũng có phần đúng !!!.

      CÁC BẠN TRẺ CỨ LÀM LÃNH ĐẠO ĐI . NHƯNG ĐỪNG "GIÁO ĐIỀU , LÚ LẪN" LÀ ĐƯỢC . ĐỪNG HÔ HÀO NHÂN DÂN LỘI DỌC SÔNG ĐỂ LÊN BỜ !!!. Con đường đó chỉ đi xuống biển , chứ không bao giờ lên được bờ !!!

      Xóa
    2. Bác " mày râu nhẵn nhịu áo quần bảnh bao" biệt hiệu là TỔNG 'THÚC SINH" THÍCH NGỒI NGAI VÀNG !!!!

      Việt nam có bác Tổng "Thúc Sinh "
      Hô hào học tập Hồ Chí Minh .
      Ngai vàng trễm trệ, ta là Tổng .
      Học tập ông Hồ việc bọn bay !

      Xóa
  31. Dang chon Nguoi Tai gi ? TAI ,An thoi

    Trả lờiXóa
  32. Anh TVT đã đụng đến một v/đ rất "cốt lõi " của thể chế chính trị hiện nay ở nước ta. Xin trao đổi thêm vài ý sau.Thực tế cho thấy: nguồn cội mọi sai lầm ,thất bại của đảng CS VN trong giai đoạn xây dựng đất nước chính là đường lối lãnh đạo theo nguyên tắc chuyên chính vô sản cực đoan, cộng với tư tưởng phong kiến lỗi thời và chủ nghĩa cá nhân tham lam ích kỷ vụn vặt gắn liền với bản chất nền kinh tế -văn hóa tiểu nông .Quan điểm CCVS coi mọi thành phần giai cấp không phải công nông đều không thể là lực lượng lãnh đạo đất nước; vì thế luôn không tin cậy, không coi trọng trí thức bất kể là ai. Trong hệ tư tưởng ML, trí thức- người tài nói chung luôn bị coi là tầng lớp trung gian rất hay dao động, không kiên định lập trường giai cấp, do đó không đáng tin, thậm chí bị gọi là "thế lực thù địch"cần loại bỏ..Từ đó mới phát sinh cái mà chúng ta gọi là chủ nghĩa thành phần,trọng lý lịch.v.v. Tư tưởng phong kiến nặng nề của những người nắm được quyền hành lại làm cho họ "thích làm vua, quan" để vinh thân phì gia, rất khoái danh hão và luôn chạy theo những thứ hào nhoáng,hình thức. Bản chất tiểu nông lại khiến họ ra sức vơ vét "không từ cái gì"khi có quyền . Tất cả tạo nên một tầng lớp quan lại mới kết chặt vào nhau trong một tổ chức mang danh CS, CM.v.v. Vậy thì làm sao còn đất sống cho những người tài- những người chân chính thật lòng vì nước vì dân?

    Trả lờiXóa
  33. lương tâm thời đạilúc 17:04 16 tháng 10, 2015

    Hỡi những người tài của Đất Việt.
    Đừng chờ ĐCS khai thác và sử dụng chúng ta như CHÚA TRỊNH SỬ DỤNG CON NGỰA GIÀ khi xưa. Hãy phát huy tác dụng vào những việc cấn thiết nhất ( như ĐT NĐQ và ĐT BVB chẳng hạn )
    Tổ quốc sắp cần đến chúng ta rồi

    Trả lờiXóa
  34. Hà Đàn 14:45 là ai mà nói hay quá nhỉ ! chúc vui & trẻ & khỏe,viết com nhiều nhen !

    Trả lờiXóa
  35. Ông Tô Văn Trường đã có một bài báo hay !.
    Đất nước 70 năm, được dăm bảy năm (1945 - 1954) có một bộ máy chính quyền thực sự vì Nước, vì Dân...Tiếc rằng từ khi ĐCS Trung quốc cướp được chính quyền tại Hoa lục, từng bước HỌ đã biến ĐCS, Chính quyền VN thành công cụ phục vụ cho Một nhà nước Đại hán TQ...
    Thế hệ vàng của trí thức VN đến nay gần như đã bị CN MAC-LÊ-MAO tiêu diệt mà "quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 " chỉ là một ví dụ - Trong nội bộ Đảng còn không có dân chủ thì ngoài XH tìm đâu ra dân chủ (???) MỘT TẬP THỂ VUA CỦA ĐCS VN ĐÃ ĐANG BIẾN ĐẢNG VIÊN & NHÂN DÂN VN THÀNH MỘT BẦY CỪU (!!!).

    Trả lờiXóa
  36. Chọn người tài của đảng hậu duệ tiền tệ là trên trí tuệ. Hàng loạt con cháu các cụ từ trung ương đến địa phương đều vượt cấp đúng quy trình. Trên công luận có vị tiết lộ chấm bài cho cấp vụ trưởng , cục trưởng thấy xấu hổ vì viết lăng nhanh không bằng anh chuyên viên quèn. Tệ hại kẻ ngu đần lên làm lãnh đạo ghét người ngay và có trí tuệ thì đất nước không tàn lụi mới đáng ngạc nhiên chứ phải không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NHÂN SỰ 20 C

      Con hãy ráng lên giữ chức quyền
      Cháu lo chạy chức nhớ “đầu tiên”(tiền đâu)
      Các bác, các cô tình thân cả
      Cụ nói vài câu giúp được liền
      Cả chuyện nhà cửa cùng bổng lộc
      Cần biết khéo khôn chớ bỏ qua
      Chăm lo cái chức cho bền vững
      Chút hớ hênh thôi sẽ phiền hà
      Coi tìm kẻ hở chui luật pháp
      Cơ hội đến tay phải giật nhanh
      Cấu đây một mớ kia một mớ
      Chọn đối tác “xôm” mới tiến hành
      Chỗ đứng rất cần cho đánh quả
      Cho tiền những chỗ đáng bịt che
      Chúng nó có gan đòi kiểm túi
      Có cụ đây rồi dám máu me !?
      Cái quyền cái chức lo bền vững
      Chức vị ăn thua biết lót lo
      Chủ chi cân đối đừng va đụng
      Chốt được giàu sang tỉ phú… khò.
      BVB

      ---------
      * Ghi chú: Đọc những chữ đầu câu, thành “Công thức nhân sự 20 C”:
      Con Cháu Các Cụ Cả, Cần Chăm Chút, Coi Cơ Cấu, Chọn Chỗ Cho Chúng Có Cái Chức Chủ Chốt.
      (BVB)

      Xóa
  37. Cả bộ máy khổng lồ trùng lặp chức năng nhiệm vụ ăn lương thuế của dân chỉ có chờ sụp tiệm, Hiền tài ơi ra cứu nước với. vì thu ngân sách không đủ trả lương và trả nợ.

    Trả lờiXóa
  38. Chọn người tài là chọn cho dân, cho nước để đưa dân tộc này thoát khỏi 70 "đảng CS thuộc" chứ đảng đã là "tài tình sang suốt", là "đỉnh cao trí tuệ" rồi???

    Trả lờiXóa
  39. Hiểu biết chút ítlúc 20:32 16 tháng 10, 2015

    Đà nẵng vừa có một ông bí thư trẻ nhất nước.
    Đó có phải là người tài không

    Trả lờiXóa
  40. Nhân việc bác Tô Văn Trường viết về lựa chọn người tài, mình kể câu chuyện lại "cực ngắn" muốn gọi thể loại gì cũng được:
    Ngày xửa, ngày xưa, khi các loài thuộc bộ "gặm" được sinh ra, Ngọc Hoàng chỉ cho mỗi loại sống 30 năm thôi. Một thời gian sau, trâu bò mò lên tâu Ngọc Hoàng: Bẩm Ngọc Hoàng, con sinh ra chỉ được gặm cỏ, không có gì che thân, kéo cày, kéo bừa, hết đồng cạn, đến đồng sâu, lại bị con người kia cho roi vot, lại còn thịt con nữa, con sống làm gì 30 năm cho khổ, con xin người sống 10 năm thôi. Ngọc Hoàng thoáng buồn và gật đầu. Lát sau, chó mèo lao vào cung đình, "Bẩm Ngọc Hoàng, đời chúng con còn khốn nạn hơn, suốt ngày nằm gầm giường, gậm tủ, trông nhà cửa cho mấy thằng người, mà nó chỉ cho chúng con mấy cục xương, chúng con tranh nhau chí chết, thi thoảng thằng người bia rượu vào vô cớ đá chúng con lôn tùng phèo, rồi cũng thịt con như thịt trâu bò ấy, con sống 30 năm làm đếch gì chứ, con xin 10 năm cho gọi là có trên đời này. Ngọc Hoàng rầu rĩ, lăn tăn mấy giọt lệ, nói mà như không nói, đành vậy thôi. Hôm sau, mấy thằng người chen nhau suýt húc ngã Ngọc Hoàng, thống thiết, "Ngọc Hoàng ơi, cho chúng con sống lâu hơn đi". Ngọc Hoàng chẳng buồn mà cũng chẳng vui, trả lời mà không thèm nhìn mấy thằng người, "Thì đấy, còn 20 năm của trâu bò, 20 của chó mèo trả lại, tao cho chúng mày". Từ đấy, con người sống 70 năm, trong đó có 20 năm chó má và 20 năm trâu bò. Thông thường là thế nhưng có không ít thằng người có thời gian chó má dài hơn, có khi đến năm sáu mươi năm, và cũng nhiều người cả đời như trâu bò luôn. Cũng vì vậy mà 12 con giáp không có con giáp người!

    Trả lờiXóa
  41. Thái tử đảng tràn ngập ở các đại hội đảng cấp cơ sở mong sao họ là hạt giống tốt để đất nước hóa rồng chứ không phải chỉ là con đười ươi giữ ống!

    Trả lờiXóa
  42. Tuan VN có đăng bài của Ts TVT nhưng tiêu đề khác và nội dung không đầy đủ như trên trang của blog BVB. Thế là cả lề phải và lề trái đồng thanh tương ứng cho chủ đề nóng bỏng đang sôi sục lòng dân đó là chọn người có thực tài ra giúp nước. .

    Trả lờiXóa
  43. Có 3 tính chất không thể cùng tồn tại trong một con người : trung thành tuyệt đối với đcs,tài năng,đạo đức.
    Ví dụ :
    Trung với đảng,có tài nhưng khốn nạn,lố lăng,bảnh choẹ : đương đại quốc sư Vũ Khiêu.
    Trung với đảng.có đạo đức nhưng bất tài,vô dụng,có hại cho đất nước : đương đại tổng bí thơ Trọng lú.
    Có tài,có đạo đức và chắc chắn là không trung thành với đảng : tác giả bài viết,tiến sĩ TVT

    Trả lờiXóa
  44. HOAN HÔ ANH ĐẠI TÁ,
    NHÀ VĂN BÙI VĂN BỒNG !
    ANH ĐÃ RẤT THÀNH CÔNG,
    XÔNG LÊN TRÊN TRẬN TUYẾN
    VẠCH MẶT BỌN THAM QUYỀN,
    BỌN NGANG NHIÊN HỐNG HÁCH
    GIÀNH QUYỀN LỰC LUÂN PHIÊN
    KIỂU " Cha truyền con nối " .
    NAY QUA BẢN LUẬN TỘI
    " NHÂN TÀI HAI MƯƠI XÊ " ( Nhân Tài 20 C)
    ANH BỒNG THẬT ..MIỄN CHÊ !- (không thể chê vào đâu được !)
    KHIẾN DƯ LUẬN ĐÊ MÊ
    KHOÁI CÁI NGHỀ CẦM BÚT.
    DÙNG NGÒI BÚT CHÂN CHÍNH
    VỚI TRÍ TUỆ CÔNG MINH
    NHƯ ANH -NGƯỜI CHIẾN BINH
    MỘT MÌNH CHỐNG THAM NHŨNG :
    BỌN THAM NHŨNG CHỨC QUYỀN,
    BỌN NGANG NHIÊN HỐNG HÁCH,
    BỌN MƯU DÙNG KẾ SÁCH
    GIÀNH QUYỀN LỰC LUÂN PHIÊN
    KIỂU " Cha truyền con nối " .

    NAY NGHE ANH LUẬN TỘI :
    BỌN " CON NỐI CHA TRUYỀN "
    ...
    EM THẤY MÌNH CÓ DUYÊN
    KHI THƯỜNG XUYÊN VÀO MẠNG
    TRANG ANH BÙI VĂN BỒNG ! Em xin cảm ơn Anh !

    Trả lờiXóa
  45. Lực bất tòng tâm

    Trả lờiXóa
  46. Lỗi hệ thống giống cỗ máy toàn đồ lô( low- chất lượng thấp) , bỏ vào cổ máy đó một số phụ tùng chất lượng cao cũng không thay đổi được khả năng hoạt động của nó, nó vẫn ì ạch như cũ. Cốt lõi là thế, chỉ có thay cổ máy để không còn lỗi hệ thống , như thế nó mới chạy tốt, chứ một vài người tài , thậm chí hang ngàn người cũng vô ích.

    Trả lờiXóa
  47. Cũng bởi từ cơ chế
    Sinh hệ lụy tràn lan
    Bán Chức và Mua Quan
    Đã trở thành " QUỐC NẠN" !
    Dân chúng thì lầm than
    Chịu biết bao vấn nạn,
    Bởi một lũ quan tham
    Nhũng nhiễu và tàn phá
    Khắp mọi miền gần xa !
    Vậy, nhân tài nước ta
    Được mời ra giúp Nước
    Có xóa được cơ chế :
    " Cha nghỉ, để con làm "
    Bởi một lũ quan tham
    Đang làm mưa làm gió...
    Trên chính trường nước ta ?!

    Cũng bởi từ cơ chế
    Sinh hệ lụy tràn lan
    Bán Chức và Mua Quan
    Đã trở thành "QUỐC NẠN"!
    Khiến muôn Dân lầm than;
    Khiến Đất Nước tan hoang
    Cũng bởi từ...CƠ CHẾ !!!

    Trả lờiXóa
  48. "Người tài" ở đây chắc là người-ham-tiền(tài)? Đúng tiêu chuẩn luôn!
    Ai giản dị mộc mạc? Xin mời cuốn xéo nhé! Tính phá "cơ cấu, đại cục" à?

    Trả lờiXóa
  49. Nhân đọc bài : ”CHỌN NGƯỜI TÀI CHO ĐẢNG HAY CHO ĐẤT NƯỚC? “ của anh Tô Văn Trường đến đoạn ”Trong cơ chế xã hội ở những nước coi lãnh đạo như một nghề là một nhận thức sai lầm làm cho xã hội kém phát triển, không ít người mất đi cơ hội cống hiến của họ, để đến khi… “ làm nhớ đến những ngày đang học ở AIT (1991-1993) tôi đã chứng kiến một đợt bầu cử vào quốc hội Thái. Tôi thấy người ta treo các poster của các ứng viên nghị sĩ/dân biểu ở nhiều nơi. Poster có gắn ảnh của ứng viên cùng các ghi chú vắn tắc thông tin về họ. Có người ghi là Luật sư, có người là kỹ sư (may quá,bằng tiếng Anh nên mới hiểu được). Đặc biệt có người ghi là politician –chính trị gia-như là một loại nghề nghiệp như luật sư, kỹ sư… Với tôi ngày ấy, điều này thật là lạ lùng vì mình nghĩ rằng làm chính trị mà xem là một nghề nghiệp ư, lại còn thoải mái ghi lên poster!(Thấy lạ nên mới nhớ mãi tới giờ này)

    Có lẽ không có hiệp hội những người làm nghề chính trị giống như hiệp hội luật sư hoặc hiệp hội kỹ sư nhưng xã hội Thái có vẻ mặc nhận đây cũng là một loại nghề nghiệp. Tôi tin là ở các nước phát triển khác xã hội cũng mặc nhận như thế. Thành công của một luật sư, kỹ sư... được ghi nhận có thể thông qua số lượng thân chủ, khách hàng của mình còn của một chính trị gia thì thông qua số lượng phiếu bầu cho mình,từ đó giao cho mình quyền lực.

    Các nước phát triển có vẻ tạo cơ chế bình đẳng cho mọi người trong một ngành nghề (hay là nhờ cơ chế đó họ mới phát triển?). Nghề chính trị - nếu được thừa nhận-cũng cần môi trường, cơ chế như thế. Nhờ vậy từ “chính trị” mới thoát bớt hàm ý dơ bẩn như nhiều người thường nói.Tôi tin rằng hầu hết chúng ta đều ủng hộ hoạt động chính trị, cứ lành mạnh là được.

    Rất cấm ơn và hưởng ứng bài viết tâm huyết (cũng như nhiều bài viết khác) của anh Trường. Mong được nghe thêm ý kiến về chủ đề này của mọi người.

    Trả lờiXóa
  50. Bay giờ đi đâu cũng thấy người dân bàn về nhân sự nhưng lại không có quyền được bầu lãnh đạo của mình dù là cấp cơ sở. Còn chuyện văn kiện đại hội đảng 12 chẳng ai thèm quan tâm vì vừa viết dài, vừa bảo thủ chẳng giống ai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ỦNG HỘ TRUYỀN THỐNG CHỌN LỰA NHÂN TÀI CHO ĐẢNG !!!!

      HÃY CHỌN NHỮNG Đ/C "RẰM CŨNG Ư , MƯỜI TƯ CŨNG GẬT" . GIÁO ĐIỀU , XÁO RỖNG.
      NHƯNG PHẢI BIẾT BỊP BỢM , LÌ MẶT , TRƠ TRẼ "đứt giây thần kinh xấu hổ" . CÁI QUAN TRỌNG NHẤT LÀ BIẾT NÓI DÕNG DẠT TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG TRONG HỘI NGHỊ !!!

      Xóa
  51. Cu Đen18:02 Ngày 17 tháng 10 năm 2015
    Dân đen đọc mạng thấy nói nhiều về " thái tử Đảng " nhưng dưới con mắt của dân đen nhìn nhận thì lại thấy: Mặc dù còn trẻ tuổi tài thì chưa đánh giá là có cao không ? nhưng nhìn mặt mũi cô cậu nào cũng sáng sủa, khôi ngô tuấn tú có học hành, đào tạo tử tế ở các nước có nền văn minh cao, tân tiến như Mỹ, Anh, Úc ...không cô cậu nào bị đào tạo bên Tầu đó là điều đáng mừng. Sinh ra trong "gia đình có điều kiện" được giáo dục, đào tạo bài bản, tử tế...có sự " hy sinh đời bố để cũng cố đời con" có bố mẹ làm lãnh đạo cấp cao nên là gia đình có truyền thống ...dân đen nghĩ đều có thể có điều kiện trở thành nhân tài của đất nước ...thân phương tây căm gét tầu ...Hãy thử thách cho các cô cậu này đứng ra tiếp Tập Cận Bình để thử thách ...Ở tỉnh dân đen có ông TS nông nghiệp là BT tỉnh ủy sinh 01/1960 đến đại hội 2016 là quá 1đến 2 tuổi cơ cấu vào UVTU nên để chạy được vào vé đặc cách của BCT nge bọn Tù trong trại giam đồn là "ông này là cháu của Phạm sỹ Nghị thân tầu...dùng các doanh nghiệp, các tập đoàn KT trong tỉnh chống lưng...tiền tham nhũng...hàng ngàn tỷ để chạy vào ban chấp hành trung ương Đảng. Nếu dân được đặt lên bàn cân để lựa chọn ... dân đen nghĩ chắc chắn sẽ chọn các "thái tử Đảng "

    Trả lờiXóa
  52. CÓ CON ĐƯỜNG ?
    Gưi tac giả TVT

    Có con đường-Không thẳng bươc mà đi
    Cứ mò mẫm làm gì cho khổ
    Thời đại này tìm tinh hoa không khó
    Chỉ tại người vô đối chọn vu vơ

    Từ bong đêm đã phải lần mò
    Tưởng đi đường quang,đâm quàng bụi rậm
    Cứ vòng vo vòng vo luẩn quẩn
    Hết thể hệ này tiếp đến mai sau

    Tổ Quốc ta tài nguyên đẹp giàu
    Nhưng vì đâu cứ xuât thô khoáng sản
    Nhân dân ta cần cù lao động
    Muôn đổi đời sang Tư Bản làm huê

    Con cháu Bà Trưng nay có thêm nghề
    Ra nước ngoài làm Ô Sin giúp việc
    Bao nữ thanh,gái ngoan trinh tiết
    Sang xứ người làm máy đẻ thuê

    Con đường nào-tên gọi có cần chi
    Giêt Địa Chủ lại sinh ra Chủ Đất
    Nhà máy,Đồn điền tịch thu thời Cải Cách
    Tư Sản xóa rồi vẫn triệu kẻ làm huê

    Rượu Cồn,Ma Túy,Cờ Bạc lại quay về
    Đĩ điêm chẳng cần che giấu mặt
    Khách sạn,Vũ trường ăn chơi thác loan
    Những nơi này không treo biên tiêp dân

    Con đường nào đi suốt mấy mươi năm
    Lại quay về chốn quan trường tham nhũng
    Nhưng có điều này thì khac xưa nhiều lăm:
    Đầy Tớ bây giờ cưỡi lên Chủ mà ăn

    Lại quay

    Trả lờiXóa