Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Pháp Luật và Thể Chế

* MINH VĂN
Pháp Luật phản ánh ý chí của nhà nước, là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người. Như vậy, pháp luật là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Mức độ đúng đắn và công bằng của hệ thống pháp luật tùy thuộc vào thể chế chính trị áp dụng. Vì rằng Pháp Luật và Nhà Nước là hai thành tố thượng tầng chính trị, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nhà nước là tổ chức quyền lực, nó chỉ có thể triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Người ta có thể thấy được bản chất của một nhà nước thông qua hệ thống pháp luật đại diện.
Những nhu cầu khách quan xã hội là xuất phát điểm của các quy phạm pháp luật. Trình độ pháp luật không thể thấp hay cao hơn trình độ phát triển của kinh tế - xã hội. Cho nên có thể nói rằng: Xã hội nào thì pháp luật đó.
Trong chế độ Chiếm hữu nô lệ, pháp luật có nhiệm vụ: “Thiết lập quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu của chủ nô đối với nô lệ. Bảo vệ sự bất bình đẳng giữa chủ nô và những người lao động. Củng cố sự thống trị tuyệt đối của người gia trưởng đối với vợ và con cái trong gia đình. Tổ chức và bảo vệ quyện lực nhà nước của giai cấp chủ nô”. Tóm lại, nó là phương tiện để củng cố quyền sở hữu của chủ nô đối với ruộng đất và nô lệ, bảo vệ quyền thống trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.
Đối với chế độ Phong Kiến, pháp luật dựa trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến, đại diện cho ý chí của tầng lớp địa chủ, quý tộc. Bản chất của nó là: “Bảo vệ chế độ Vua chúa, duy trì hệ thống đẳng cấp phong kiến”. Đó là một hệ thống pháp luật mang tính đặc quyền. Quy định cho giai cấp địa chủ và quý tộc những quyền lợi to lớn, tùy theo đẳng cấp. Nó củng cố quyền chiếm hữu ruộng đất và nông dân của lãnh chúa cát cứ. Tính chất bất bình đẳng của pháp luật phong kiến thể hiện rõ trong câu “Lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu”. Để bảo vệ những đặc quyền trên, pháp luật phong kiến có những điều luật rất hà khắc và dã man.
Mức độ tiến bộ và công bằng của một hệ thống pháp luật tùy thuộc vào mô hình nhà nước mà nó áp dụng. Ngày nay, người ta biết đến hai loại mô hình nhà nước chủ yếu: Dân Chủ và Độc Tài. Tương ứng với đó là hai hệ thống pháp luật khác nhau.
Pháp luật Dân Chủ bảo vệ thể chế, nền tảng và nguyên tắc dân chủ. Nó đề cao các quyền con người, sự làm chủ của người dân đối với bản thân cũng như xã hội. Ở đó, nhà nước là một hệ thống cơ quan quyền lực do người dân lập nên, có nhiệm vụ bảo vệ và phục vụ nhân dân. Các vị trí và chức danh nhà nước đều do dân bầu theo nhiệm kỳ, chịu sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan dân cử, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Đối với hệ thống nhà nước dân chủ, quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, chứ không phải của một đảng phái hay cá nhân nào. Đây là hệ thống pháp luật mang lại sự công bằng và dân chủ nhất, phục vụ một cách có hiệu quả những nhu cầu, cũng như các quan hệ xã hội của con người. Do đó, nó tích cực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Ngược lại, hệ thống pháp luật độc tài bảo vệ chế độ cầm quyền và hệ tư tưởng độc tôn, nhằm phục vụ cho mục tiêu cai trị. Nó là công cụ của một đảng, tổ chức hay cá nhân nào đó. Trong hệ thống pháp luật này, những nguyên tắc dân chủ bị người ta lờ đi, quyền con người cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Pháp luật độc tài gây ra tội ác và bất công, nó được đảm bảo thực hiện bằng hệ thống chính trị và bạo lực nhà nước (quân đội và công an). Việc độc tôn tư tưởng vi phạm nghiêm trọng quyền tự do quan điểm của các công dân. Hiến Pháp 2013 của Việt Nam quy định đảng Cộng Sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Trong đó đảng lại lấy “Chủ nghĩa Mác – Lênin” là nền tảng tư tưởng. Như vậy là chế độ cầm quyền đã mặc nhiên áp đặt hệ tư tưởng độc tôn của họ lên toàn bộ xã hội. Mọi quan điểm và hành động chống lại hệ tư tưởng này, cũng đồng nghĩa với việc chống lại nhà nước. Và điều đó được cụ thể hóa trong các luật của họ, cụ thể nhất là Bộ luật Hình sự.
Có sự khác biệt rất lớn mà chúng ta có thể nhận ra, ấy là pháp luật dân chủ thừa nhận sự bất khả xâm phạm quyền tư hữu và quy định địa vị pháp lý của công dân. Trong khi đó, những quyền này bị vi phạm nghiêm trọng trong hệ thống pháp luật các nước Cộng Sản. Đó là việc họ tước đi các quyền sở hữu thiêng liêng của con người bằng chính sách “quốc hữu hóa”. Địa vị pháp lý của công dân bị hạ thấp, trong khi địa vị của đảng Cộng Sản và bộ máy công quyền được đề cao.
Pháp luật luôn gắn liền với thể chế nhà nước. Để có được hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, phải có một thể chế dân chủ. Muốn xóa bỏ những bất công, phi lý của hệ thống pháp luật độc tài, không còn cách nào khác là đấu tranh xóa bỏ chế độ nhà nước đó. Chỉ có một bộ máy nhà nước do người dân lập nên, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân thì mới thực thi pháp luật một cách công bằng. Một bộ máy nhà nước dân chủ, dĩ nhiên là chỉ có trong một thể chế chính trị dân chủ mà thôi.
M.V
---------------

11 nhận xét:

  1. Không bàn chuyện luật pháp thể chế hiếp pháp ở nơi ngồi xổm lên luật pháp hiến pháp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. gái làng chơi có lúc cũng bàn đến chữ trinh để tặc lưỡi... giá mà.

      Xóa
  2. phòng họp Diên Hồnglúc 09:19 13 tháng 12, 2014

    Đúng . Pháp luật gắn liền với thể chế nhà nước , nhưng ở Việt Nam nhà nước và pháp luật còn dưới các nghị quyết của đảng cộng sản . Bất luận nghị quyết đó đúng hay sai , muốn có một pháp luật công bằng , mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì nhà nước đó phải thực sự dân chủ , không bị hệ thống chính trị nào can thiệp , hay tác động vào hệ thống pháp luât và sự quản lý điều hành của nhà nước .

    Trả lờiXóa
  3. Người ta hay nói "Luật lệ". Tức là "Luật" phải suy ra từ "Tục lệ" đúng đắn lâu đờ trong dân gian. Nên Pháp luật thực ra là thứ khá ù xọe, khi nó chỉ là lý lẽ của kẻ đang "làm chủ cuộc chơi".
    Vậy nên ngày nay ở VN, "Lách luật" đang trở thành chủ yếu trong chuyện "Sống và làm việc theo pháp luật"!

    Trả lờiXóa
  4. Người ta hay nói "Luật lệ". Tức là "Luật" phải suy ra từ "Tục lệ" đúng đắn lâu đời trong dân gian. Nên Pháp luật thực ra là thứ khá ù xọe, khi nó chỉ là lý lẽ của kẻ đang "làm chủ cuộc chơi".
    Vậy nên ngày nay ở Việt Nam, "Lách luật" đang trở thành động tác chủ yếu trong chuyện "Sống và làm việc theo pháp luật"! Tiền bẩn của quan tham nhũng từ đó mà ra!

    Trả lờiXóa
  5. thực ra thì xã hội dân chủ cũng chưa hẳn là xã hội văn minh nhất nhưng nó là xã hội tiến bộ nhất tại thời điểm hiện nay.Sau này rất có thể sẽ có một hình thức xã hội văn minh hơn! nhưng đó là chuyện tương lai! còn hiện tại chế độ độc tài như ở VN ta là một trong những thể chế dã man nhất đang tồn tại trên hành tinh này! còn vì sao nó dã man thì khỏi cần chứng minh chỉ cần nhìn vào thực tế xã hội thì thấy! nói tóm lại đất nước Việt Nam mình quá đen(xui) mà cái đen đó lại chính do con người Việt mình tạo ra mới đau chứ!

    Trả lờiXóa
  6. HP-PL Việt nam Ta nói theo láng giềng TC là đầu Ngô mình Sở còn nói theo dân gian là râu ông nọ -Mác Lê mao cắm cằm bà kia -độc tài ,đảng trị vay mượn chắp vá...? Về hình thức những gì tiến bộ Dân Chủ văn minh thì ĐCS chôm từ PT về để mị dân... Còn về bản chất k khác các bộ luật Hăm Mu Ra Bi ,thời trung cổ, thời PK là bao...?
    PM

    Trả lờiXóa
  7. tôi nghĩ pháp luật là áp cho cả nước,hương ước là của làng,nội quy là của cty,nôm na là đa số dân đồng ý với nhau các điều khoản để sống chung cho công bằng,sốt ít dù không đồng ý cũng phải theo.nhà nước được bầu ra để giám sát luật,chứ đúng ra nhà nước không có quyền gì,cụ thể luật giao thông ai đi trái đường là rtái luật thì chết ráng chịu.rất tiếc ở vn lại có nhóm đứng trên luật mà lại giám sát luật nên xh vn mới nháo nhào,dân thì theo luât.quan thì không theo luật.hy vọng sắp tới chấn chỉnh để mọi người cùng theo luật thì vn sẽ phát triển nhanh.

    Trả lờiXóa
  8. Luật không bằng lệnh. Chỉ cần một lệnh miệng thôi thì mọi quy định của pháp luật đều không có chỗ trên cán cân công lý. Đó là thực trạng của nền pl xhcn

    Trả lờiXóa
  9. Nói túm lại:Pháp luật là tao,tao là pháp luật vì Tự do là cái con Cặ...mà,ở xã hội loài chuột là như vậy đó!!! Không muốn ở thì đập mẹ cái bình đi...hi,hi...

    Trả lờiXóa
  10. Pháp luật gắn với thể chế (chế độ xã hội) và đương nhiên là để bảo vệ thế chế.

    Tuy nhiên một khi thể chế đã thể hiện là tiêu cực,không phù hợp,cản trở sự phát triển của xã hội thì pháp luật của thể chế ấy là lỗi thời lạc hậu và cũng là tiêu cực.

    Con người là một phần cư tự nhiên ,bởi vậy xã hội loài người luôn phát triển ,cái cũ luôn bị phủ nhận thay thế bởi cái mới,thể chế vì vậy cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung của tự nhiên.

    Một đạo luật hôm qua có thể đúng đắn vì nó phản ảnh,bảo vệ một thể chế phù hợp thực tế xã hội nhưng hôm nay nó đã có thể là bất cập ,tiêu cực ,kìm hãm sự phát triển của xã hội.Ví dụ,con đường khi xưa gồ ghề hẹp cong,nay nó đã được mở mang rộng thẳng êm mượt vậy thì quy định pháp luạt về vận tốc trên con đường này không thể dừng lại dưới 60 km/h được nên cái sự gọi là vi phạm pháp luật của những người lái xe trên đường rộng thẳng này với tốc độ trên 60 km/h thực tế là họ chỉ là nạn nhân của sự trì độn thể chế mà thôi,họ không có tội(Nhà bác học Galileo từng bị đưa lên giàn thiêu chỉ vì sự ngu muội của thể chế tôn giáo lạc hậu thời trung cổ).

    Ở Việt nam,thể chế cộng sản rất phù hợp phát huy mạnh mẽ tác dụng trong thời chiến giành độc lập tự do thống nhất đất nước .

    Thời chiến thì mọi việc phải theo kế hoạch định sẵn bởi rất nhiều thứ mà giá trị của nó ,kể cả sinh mạng con người không thể qui ra tiền và tất cả đều phục vụ chiến trường,vì kết thúc trận chiến,bên thắng cuộc chỉ còn một thương binh nhưng đủ sức cắm lá cờ lên sào huyệt đối phương thì vẫn là chiến thắng vẻ vang.Cái tài ở đây được thể hiện tuyệt đối chứ không phải là đồng tiền giữ vai trò tuyệt đối như trong cơ chế thị trường.

    Trong chiến tranh đối diện cái chết , tất cả mọi người đều tham gia với tinh thần cống hiến không mảy may tư lợi ,tiền không có nhiều chỗ trong chiến tranh.Quyền lực trong chiến tranh đồng nghĩa sự gương mẫu hy sinh,cống hiến cho hạnh phúc của nhân dân.

    Nay trong thời bình,VN đã tham gia sâu kinh tế thì trường hội nhập toàn cầu,đồng tiền chứ không phải quyền là yếu tố quan trọng bậc nhất trong xã hội và Đảng CSVN là Đảng cầm quyền nếu tiếp tục thể chế bao cấp XHCN trong đó luật pháp thiên về việc bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CSVN là không còn phù hợp.Cái đảm bảo cho sự lãnh đạo Nhà nước của Đảng CSVN chính là cái tài tụ tập được đông đảo người tài lập lên một Nhà nước tài năng ,làm ra và kiểm soát được đồng tiền và đấy chính là quyền lực,một thứ thực quyền có tín chấp bằng tài năng bản lĩnh chứ không độc quyền.

    Trong cơ chế thị trường,đặc biệt trong giai đoạn tích tụ nguồn lực ở VN hiện nay ,đồng tiền đứng ở vị trí chủ đạo,ai nắm tiền người ấy nắm quyền (như trong cty cổ phần ấy) mà Đảng CSVN chỉ có quyền ,muốn biến QUYỀN thành LỰC rất nhiều người có chức có quyền sẽ lạm dụng quyền ,biến quyền thành tiền mà lẽ ra quy trình đúng trong cơ chế thị trường phải là sự chuyển đổi TỪ TÀI THÀNH TIỀN rồi mới TỪ TIỀN THÀNH QUYỀN.

    Con đường từ QUYỀN BIẾN TRỰC TIẾP THÀNH TIỀN,KHÔNG QUA,KHÔNG TÔN TRỌNG TÀI NĂNG chính là con đường tham nhũng ,là cơ chế tham nhũng.

    Bởi vậy,không thể không thay đổi thể chế độc quyền lãnh đaọ hiện nay của Đảng CSVN bằng một thể chế dân chủ đa nguyên chính trị mà có thể triệt tiêu được tham nhũng.Tham nhũng còn,tham nhũng ngày càng lớn sẽ buộc đảng CSVN phải chủ động dân chủ hóa xã hội,không có con đường nào khác.

    Chỉ có đa nguyên chính trị,Nhà nước VN mới tập trung được hiền tài để biến tài thành tiền và từ việc Nhà nước nắm được tiền thì cũng đồng nghĩa Nhà nước VN nắm vững được quyền.MỘT KHI ĐẢNG CÓ ĐỦ BẢN LĨNH TÀI NĂNG TẠO DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC MÀ NHÀ NƯỚC KIỂM SOÁT ĐƯỢC TIỀN BẠC, QUỐC GIA SUNG TÚC THÌ QUYỀN LỰC CỦA ĐẢNG ẤY MỚI BỀN VỮNG,MỚI NÓI ĐẾN CHUYỆN TRƯỜNG TỒN MUÔN NĂM ĐƯỢC!

    MỘT ĐẢNG KHÔNG THỂ TỒN TAỊ CHỈ VÌ QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI CỦA ĐẢNG ẤY CHỈ ĐƯỢC XÁC QUYẾT TRÊN GIẤY DÙ TỜ GIẤY ẤY LÀ HIẾN PHÁP !

    Trả lờiXóa