Sinh viên Hongkong biểu tình đòi được bầu cử tự do
|
* BÌNH LÊ
Với thất bại trong phát triển của một số nước dân chủ
đa Đảng ở Nam Á và Châu Phi và sự vượt lên của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu,
chính trị và hoạt động xã hội bắt đầu đặt câu hỏi về sự liên quan giữa dân chủ
và phát triển. Dân chủ là nguyên nhân, động cơ hay kết quả của phát triển? Liệu
phát triển có phải hy sinh dân chủ?
Dù câu trả lời là gì thì gần đây có nhiều chỉ trích về các lý thuyết và thực hành dân chủ, có thể mục đích nhằm tăng cường hiểu biết giúp cho quá trình dân chủ hóa tốt hơn hoặc vì lợi ích nhóm của một số người bị đe dọa bởi dân chủ mà họ phản đối dân chủ.
Như vậy, có hai câu hỏi quan trọng cần trả lời, một là
“dân chủ là gì?” và “làm thế nào để chúng ta có dân chủ?”
Về cơ bản, dân chủ là “do dân và vì dân”. Nói cách
khác, dân chủ là nhân dân lựa chọn người đại diện cho mình. Có hai trường phái
về dân chủ, một đặt nặng khía cạnh thể chế và một thì coi trọng kết quả.
Trường phái coi trọng thể chế thì quan tâm đến quy trình
mang lại dân chủ. Với họ, bầu cử tự do và công bằng nơi các nhà chính trị vận
động tranh cử, và người dân thì tự do lựa chọn ứng viên để đại diện cho mình là
điều kiện tối thiểu của dân chủ. Tuy nhiên, bầu cử có thể dự báo được các luật
lệ, quy trình, hoặc định hướng phát triển (do ứng viên hứa) nhưng kết quả thì
không dự báo trước được. Có nhiều lãnh đạo được bầu một cách dân chủ nhưng cuối
cùng lại trở thành một người chuyên quyền. Chính vì vậy, gần đây khi nói về dân
chủ tối thiểu, ngoài bầu cử tự do và công bằng các nhà nghiên cứu lý luận còn
cho thêm trách nhiệm giải trình của nhà cầm quyền vào như một phần của công
thức.
Còn trường phái coi trọng kết quả thì quan tâm hơn đến
bình đẳng, sự tham gia của người dân, tiếng nói của nhóm yếu thế, các chính
sách phân phối phúc lợi, và trật tự cũng như an ninh xã hội.
Dù theo trường phái nào, dân chủ có thể có những đặc
điểm như (i) bầu cử cạnh tranh, công bằng, và thường kỳ; (ii) pháp quyền; (iii)
tự do chính trị rộng rãi; (iv) trách nhiệm giải trình của nhà cầm quyền; (v) tự
do thông tin và tự do báo chí; (vi) quân đội được quản lý bởi dân sự. Cần lưu ý
các tố chất này cũng không đảm bảo kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra thường phụ
thuộc vào thể chế, có nghĩa cần xây dựng thể chế.
Có ba lý thuyết khác nhau về quá trình xây dựng thể
chế dân chủ, hay quá trình dân chủ hóa: Lý thuyết tính chủ thể (Agency), lý
thuyết cấu trúc (structure) và lý thuyết hiện đại hóa (modernization).
Lý thuyết chủ thể cho rằng con người có thể tạo ra sự
khác biệt bằng cách chủ động hành động. Nói cách khác, con người là chủ thể, có
khả năng tư duy độc lập, hành động và tự chịu trách nhiệm cho kết quả. Khi cá
nhân hành động, có thể là riêng lẻ, không có điều phối vẫn có thể dẫn đến những
thay đổi xã hội to lớn. Qua thời gian người dân có thể đặt những câu hỏi có
tính trách nhiệm cao với nhà cầm quyền để họ thay đổi, hoặc phải đối mặt với
những bất ổn xã hội, hoặc cách mạng.
Lý thuyết cấu trúc cho rằng các cấu trúc có sẵn trong
từng quốc gia sẽ thúc đẩy hoặc ngăn cản quá trình dân chủ hóa. Những người theo
trường phái này cho rằng tòa án, hành pháp, lập pháp và quân đội là các thể chế
quan trọng và cần có năng lực để tạo lập xã hội và dân chủ. Nói cách khác, dân
chủ có hay không tùy vào những thể chế này ủng hộ hay phản đối dân chủ.
Còn lý thuyết hiện đại hóa cho rằng mức độ phát triển,
sự đa thành phần của nền kinh tế, bản chất của tầng lớp trung lưu rất quan
trọng với quá trình dân chủ hóa. Trường phái này đã được thảo luận khá sâu
trong bài “khi nào một quốc gia chuyển qua thể chế dân chủ?”.
Ngoài ba lý thuyết trên, nhiều người cho rằng nhóm tinh hoa
cầm quyền có vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa. Trong một quốc gia
chưa dân chủ, quyền lực kinh tế có thể được tập trung ở nhóm doanh nhân thân
hữu thao túng nền kinh tế còn quyền lực chính trị được nắm giữ bởi một nhóm nhỏ
trong xã hội. Vì bản chất của dân chủ là “do dân và vì dân” nên quá trình dân
chủ hóa chắc chắn sẽ đe dọa lợi ích của các nhóm nắm quyền lực kinh tế và chính
trị. Chính vì vậy, các nhóm quyền lực này sẽ phản đối dân chủ.
Kết quả của quá trình dân chủ hóa sẽ phụ thuộc vào sự
có mặt/vắng mặt của phong trào dân chủ đòi thay đổi và sự đoàn kết/chia rẽ của
tầng lớp tinh hoa nắm quyền lực kinh tế và chính trị. Nếu một quốc gia có phong
trào dân chủ mạnh cộng với một tầng lớp tinh hoa cai trị chia rẽ thì kết quả sẽ
là một nền dân chủ ra đời. Nếu phong trào dân chủ lên cao nhưng tầng lớp tinh
hoa đoàn kết để bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của mình thì sẽ dẫn đến đàn
áp. Còn nếu không có phong trào dân chủ nhưng tầng lớp tinh hoa bị chia rẽ sâu
sắc thì có thể dẫn đến đảo chính. Còn ở một quốc gia không có cả phong trào dân
chủ lẫn sự chia rẽ trong tầng lớp lãnh đạo tinh hoa thì hiện trạng sẽ được duy
trì.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy để quản trị một xã
hội dân chủ thành công thì cần có sự hợp tác giữa tầng lớp tinh hoa và phong
trào dân chủ. Trong quá trình chuyển giao, cần phải bảo vệ quân đội và tài sản
tư. Nếu trong quá trình chuyển giao mà không có sự phân bổ lại quyền lực thì sẽ
không có dân chủ. Điều quan trọng là xây dựng được các thể chế dân chủ (tòa án,
hành pháp, lập pháp và quân đội), các cơ quan nhà nước mạnh, minh bạch và có
trách nhiệm giải trình, và một xã hội dân sự chủ động, có trách nhiệm và năng
lực.
Nhưng kinh nghiệm trên thế giới cũng cho thấy không có
công thức nào cho dân chủ và dân chủ hóa. Chính vì vậy bất cứ sự vay mượn hoặc
học hỏi nào cần trên tinh thần phê phán và khách quan. Nếu không, quá trình dân
chủ hóa thành phi dân chủ hóa vì áp đặt mô hình bên ngoài vào. Đây chính là lời
lưu tâm cho các nhà cầm quyền, các nhà vận động quyền, và các cơ quan phát
triển thúc đẩy quyền.
Dân chủ có được từ một xã hội minh bạch - luôn đề cao sự thật.
Trả lờiXóaChúng ta có được Sự thật không? Khi hung thủ thật của vụ án Bưu điện Cầu Voi, Long An, hay tình trạng của ông Ng. Bá Th. "mịt mù tăm cá"? Họ lúc nào cũng gào thét đem sự thật tới cho người dân mà?! Đĩ miệng chăng???
Cái xấu không bao giờ chiến thắng cái tốt - vì tinh thần tự do dân chủ trong mỗi con người không kẻ nào có thể tiêu diệt!
Trả lờiXóa"Nếu nước được ....mà dân không được hạnh phúc tự do thì......".
Trả lờiXóaTrung Quốc dù có phát triễn nhưng dân cũng khổ.Vì chỉ có một số người giàu sụ.Dân thê thãm.Nếu như TQ có Dân Chủ thì đâu mà có như vậy.
Dù chưa hoàn thiện,nhưng Hiến Pháp và pháp luật đã được Nhân dân công nhận là dân chủ,
Trả lờiXóaTất cả lãnh đạo và công chức viên chức đều thực hiện gương mẫu HP và PL.Nhưng các Bộ nghành cứ ra thông tư gọi là điều hành gây rối làm xáo trộn...Đó là mất dân chủ.
Giữa dân chủ và phát triển kinh tế có liên quan mật thiết,
Trung Quốc có phát triển kinh tế nhưng lệch lạc,chủ yếu tư bản Nhà nước và tập đoàn,ngoài ra có sự đầu tư quá lớn của nước ngoài,nhưng cả 1 tỷ người dân Trung Quốc thì hơn nô lệ một tí.Mỹ rất giàu số 1 mà...Nhưng cũng như Trung Quốc thôi,hơn 100 triệu dân bần cùng,nợ đến chết vẫn nợ,từ chính phủ đến người dân chỉ sống bằng nợ vay.Ở Anh 1 triệu người xin ăn tại ngân hàng thực phẩm....Châu Âu chả hơn gì,chỉ người giàu là sống tốt.
Nước ta lãnh đạo còn quá kém thật,cấp bộ phải nói là rất bát nháo,như rõ là bộ giao thông chẳn hạn,anh Thăng lên mà trị chưa thấu,trị đầu này lòi đầu kia,còn cái bộ dạ dày của nhân dan thì khỉ nói,lãi tăng vù vù,xuống thì quá rùa,ngủ bị vợ đánh thì sáng đến cơ quan nện cái thông tư đánh bọn đầu tư.
Tuy vậy các bạn có đi ra nước ngoài ngiên ngủ cứu thì biết,dân ta sống tốt hơn các nước nhiều.,còn lâu ở Mỹ mới hơn,còn dân TRung Quốc liệu trăm năm nửa có bằng ta bây giờ không ?Còn lâu ?
Dân ta sống tốt vì chúng ta có truyền thống cộng đồng,với lại đám phá hoại nó phá cũng vừa vừa,vì vào trại là đám đại bàng nó dạy nên ai cũng kinh.Còn sự lãnh đạo nói cho cùng nhờ chả lãnh đạo chỉ ăn theo dân sống khỏe,ngủ say chả nhớ lãnh đạo gì,nhờ vậy Dân ta cứ làm ăn tùy cơ,vì có thông tư mới là cất tiền,khi ngụi thì bung tiền ra đầu tư,nông thôn thì chả dại trồng cây gì nuôi con gì,rút kinh nghiệm,nên hễ mua là trồng,nuôi,không mua là dẹp ngay chả dại theo cái chiến lược của đám cạo giấy.....
Dân ta giàu vì dân ta tự xây cho mình và cộng đồng nền dân chủ bất diệt tự ngàn xưa.
Dân ta không giàu có hơn người thì làm nô lệ tự kiếm nào,không giàu lấy đâu nuôi đám ăn chơi sáng xách ô đi tối đi ô tô về .
Công Sơn
"đã được Nhân dân công nhận là dân chủ"
XóaNhân dân mà Công Sơn nói tới có phải là "Nhân dân" mà báo "Nhân dân" đã định nghĩa không ? Chiếm khoảng chừng 5% dân số
Tất cả những người còn lại đều thuộc loại "phó thường dân" nên không tính tới ?
"...dân ta sống tốt hơn các nước nhiều.,còn lâu ở Mỹ mới hơn,..."
XóaĐúng là còn lâu Mỹ mới hơn cái đám Trâu Quỳ thoát chuồng này!
( Nhắn với Công Sơn: Không mở miệng thì chẳng ai biết mình ngu. Nhớ nhé ! )
"Nước ta lãnh đạo còn quá kém"? Anh Sơn nói sai rồi. Nước ta coi như không lãnh đạo chân chính đúng nghĩa. Chỉ oàn là loại chân phụ!
XóaThấy có mùi tuyên giáo,hình như Bình Lê này là tay Lê Thọ Bình là một thứ "bình cũ ,rượu dổm" đó bà con ơi !
Trả lờiXóaBình Lê là Lê Quang Bình, viện trưởng Viên Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một tổ chức phi chính phủ tại Hà nội
XóaCác nhà lãnh đạo VN luôn hô hào khẩu hiệu về dân chủ ( dân biết , dân bàn , dân kiểm tra ), nhưng đó chỉ là hình thức dân chủ giả tạo . Việc ứng sử với người dân thì hoàn toàn ngược lại ( dân không được biết , không được bàn , và phải thực hiện ) . Nhân dân còn phải còng lưng nuôi bộ máy công quyền đều có thương hiệu 5C .
Trả lờiXóaVN nếu có nỗ lực gấp trăm lần hiện nay , chỉ đổi mới KT , thì cũng chỉ bằng được TQ. Mà dân TQ hiên nay vẫn còn rất rất nhiều người nghèo khổ . Vì vậy , rất cấp thiết phải đổi mới toàn diện : cả chính trị , cả kinh tế , thì mới hy vọng phát triển được. Bằng không...
Trả lờiXóaCông thức gì ư? Nếu cho các "chất" phản ứng ới nhau, mà thành phần có chất Cộng sản, không thể cho ra chất Dân chủ!
Trả lờiXóaDân chủ giúp nâng cao dân trí nên nhân dân không bị bưng
Trả lờiXóabít thông tin hay định hướng dẫn đi như loài vật.
Khi dân trí được nâng cao thì mọi người tôn trọng luật pháp
hầu tạo nên một nhà nước pháp trị.Pháp trị đúng nghĩa,đó là
pháp luật bình đẳng cho mọi công dân,chứ không phải ưu đãi
cho 1 thành phần nào,kể cả giới thống trị.
Sở dĩ một số nước dân chủ ở châu Á,Phi,Đông Âu còn thiếu
phát triển là vì dân tri chưa cao đồng đều.
Nên nhớ rằng chỉ có thể chế độc tài độc quyền thông tin nên
họ mới chủ trương NGU DÂN thì mới lạm hay lộng quyền,coi
thường không những nhân dân mà còn cả pháp luật nữa.
Trường hợp Hongkong là cũng vì dân trí nói chung chưa cao,
lại chịu di sản Nho giáo,nhất là bọn cầm quyền và giới tài phiệt
đều chia nhau quyền lực và lợi ích,nên cuộc đấu tranh dân chủ
tạm thời bị thất bại nhưng về lâu dài dân chủ sẽ chiến thắng ở
trận cuối cùng.