Thử làm một cuộc thăm dò ở nước ta xem bao nhiêu phần trăm
công dân biết rằng Nhà nước do mình nuôi bằng thuế?...
Đánh thuế trực tiếp để người tiêu dùng cảm nhận được
đồng tiền thuế của mình là để nuôi Nhà nước và đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng một
xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công
bộc của nhân dân” (*).
Trong một dịp đi họp ở Mỹ cách đây trên 10 năm, tôi
đến một cửa hàng mua đôi giày da. Sau khi chọn và đi thử một đôi có giá 96 USD,
tôi trả tiền bằng tờ bạc 100 USD. Người bán hàng nói còn thiếu, tôi chỉ vào
biển ghi giá thì được giải thích là giá này còn phải cộng thêm 10% thuế mà
người tiêu dùng đóng cho Nhà nước. Sang Canada , tôi cũng thấy cách tính
thuế tương tự đối với hàng hóa và dịch vụ.
Tôi nêu vấn đề với các chuyên gia kinh tế sở tại: Ở
Việt Nam ,
thuế hàng hóa được thu ngay khi hàng xuất xưởng và được gọi là thuế gián thu
(thu gián tiếp) vì thu từ doanh nghiệp sản xuất hàng nhưng thực chất tiền thuế
ấy đánh vào người tiêu dùng. Thay vì thu rải rác khi có người mua hàng, nay thu
gọn một nơi, một lúc khi hàng xuất xưởng chẳng tiện hơn sao?
Người đối thoại với tôi giải thích về cách thu thuế
của họ như sau: Trước hết đây là thuế mà người tiêu dùng đóng nên khi nào hàng
được tiêu thụ thì mới tính thuế; nếu thu trước từ người sản xuất mà ở khâu bán
lẻ, hàng không bán được thì sao? Lẽ thứ hai, chúng tôi muốn người dân biết rõ
và luôn luôn nhớ là mình đóng thuế nuôi Nhà nước; thuế thu nhập cá nhân cũng
nhắc nhở điều đó, nhưng mỗi tháng hoặc mỗi quý chỉ một lần nộp, còn thuế hàng
hóa, dịch vụ thì hầu như ngày nào dân cũng đóng. Chính vì thế nên giá hàng khi
niêm yết là giá chưa có thuế hàng hóa để người mua tự tính thêm.
Đối với thuế mà người tiêu dùng phải nộp, cách thu
trực tiếp hay thu gián tiếp hợp lý và có lợi hơn? Tôi không phải chuyên gia về
thuế nên không dám so sánh, song thấy rất ấn tượng về cái lẽ thứ hai mà họ giải
thích. Nguồn thu của ngân sách nhà nước là do dân đóng góp dưới nhiều hình
thức; viện trợ không hoàn lại của nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ; thu
từ tài nguyên cũng là nguồn thu do tài sản thuộc sở hữu toàn dân mang lại; bội
chi ngân sách được bù đắp bằng các khoản vay trong và ngoài nước, rút cuộc cũng
do dân trả nợ trong các năm sau. Ở nước ta, kinh phí hoạt động của Đảng và các
tổ chức chính trị-xã hội cũng dựa vào ngân sách nhà nước toàn bộ hoặc phần lớn,
nên có thể nói dân ta nuôi cả hệ thống chính trị.
Cách thu thuế như ở Mỹ và Canada nhằm thường xuyên nhắc nhở
người dân hiểu và nhớ rằng mình nuôi Nhà nước là một biện pháp thiết thực tôn
trọng người dân, cổ vũ dân chủ. Người dân ý thức rõ là bộ máy nhà nước do dân
nuôi nên bộ máy này phải phục vụ dân; người nuôi bộ máy có quyền đòi hỏi các cơ
quan công quyền phải thực hiện đúng quy chế công khai, minh bạch và được dân
giám sát.
Thử làm một cuộc thăm dò ở nước ta xem bao nhiêu phần
trăm công dân biết rằng Nhà nước do mình nuôi bằng thuế? Có thể nói chắc là tỷ
lệ không cao. Chúng ta thường thấy các khẩu hiệu treo trên đường phố hoặc viết
chữ to ở bảng đầu làng, đầu ngõ tuyên truyền việc đóng thuế, nhưng hầu như chỉ
nói về nghĩa vụ (có khi thêm vinh dự) của người dân khi nộp thuế; hiếm khi thấy
khẩu hiệu giúp cho dân hiểu rõ đóng thuế là nuôi Nhà nước. Gần đây, một số cửa
hàng lớn, khách sạn, nhà hàng, công ty dịch vụ... ghi rõ trong phiếu thu tiền
phần giá hàng hóa, dịch vụ và phần thuế mà người tiêu dùng phải nộp. Tuy nhiên
đối với đông đảo nhân dân, nhất là ở nông thôn, không mấy người biết rằng khi
mua hàng (từ hàng tiêu dùng đến máy móc, vật liệu... sản xuất trong nước và
nhập khẩu), người mua đã đóng thuế cho Nhà nước trong giá mua hàng.
Không chỉ người dân thường mà không ít người trong bộ
máy công quyền cũng không ý thức được rằng mình được dân nuôi. Ở nước ta mỗi
khi người dân có được thành tựu, hoặc được được hưởng một lợi ích nào đó thì
thường nói là ơn Đảng, ơn Chính phủ.
Chúng ta biết rằng một chủ trương, chính sách đúng của
Đảng và Nhà nước được tổ chức thực hiện tốt thì đem lại lợi ích cho dân. Muốn
hoạch định đúng chủ trương, chính sách, phải dựa vào trí tuệ, kinh nghiệm và ý
kiến đóng góp của dân. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là về kinh tế, xã
hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, dù quan trọng đến đâu cũng
chỉ vạch hướng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dân,
không thể trực tiếp tạo ra kết quả cụ thể trong sản xuất, đời sống vật chất và
tinh thần nếu không có sự đồng thuận và tích cực thực hiện của dân.
Như vậy, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách phải
do nỗ lực hoạt động của dân. Ngay cả khi Nhà nước đầu tư trực tiếp hoặc thông
qua các tổ chức, doanh nghiệp của Nhà nước để cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho
người dân, thì nhà nước cũng sử dụng các nguồn lực của dân để làm việc đó, và
trong nhiều trường hợp, chất lượng, hiệu quả lại không bằng người dân tự tổ
chức làm.
Về vai trò quyết định của dân đối với sự phát triển
của đất nước, mọi người đều công nhận và thường xuyên nhắc tới. Tuy nhiên,
trong nhận thức và hành động thực tế có không ít trường hợp điều đó bị lãng
quên mà chỉ thấy sự lãnh đạo và quản lý của Đảng, của Nhà nước.
Một ví dụ: báo cáo trình Chính phủ tại phiên họp
thường kỳ đầu tháng 5 vừa qua về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng
đầu năm 2009 có câu mở đầu như sau: “Nhờ sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của
Chính phủ và sự nố lực của các ngành, các cấp, kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội trong 4 tháng có thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng đã có
sự chuyển biến theo hướng tích cực”. Như vậy, những cố gắng của dân không được
tính đến. Cách suy nghĩ này cũng khá phổ biến trong nhiều cơ quan và cả trên
báo chí.
Chúng ta biết rằng khi nền kinh tế đứng trước nguy cơ
suy giảm và lạm phát do những yếu kém bên trong và chịu tác động bất lợi của
khủng hoảng tài chính - kinh tế trên thế giới, thì dân và doanh nghiệp, nhất là
khu vực tư nhân, là người gặp nhiều khó khăn nhất, phải vật lộn rất gay
go mới có thể tồn tại và phát triển. Những chính sách và biện pháp tình thế của
Chính phủ nếu đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tế thì chỉ có thể làm giảm bớt
khó khăn và tạo thêm điều kiện cho việc làm ăn của dân và doanh nghiệp; người
dân và doanh nghiệp phải vận động tự thân là chính. Đây chính là tiềm
năng to lớn nhất cho sự phát triển.
Mọi người đều đánh giá nền nông nghiệp và nông dân
nước ta trong năm 2008 và đầu năm 2009 đã duy trì tốt đà tăng trưởng, góp phần
quan trọng ổn định tình hình kinh tế, tạo thuận lợi cho các ngành và lĩnh vực
hoạt động khác. Trong thành tựu của nông nghiệp, có phần nhờ tác động của các
chính sách và đầu tư từ nhiều năm nay của Nhà nước; song nói riêng về các biện
pháp kích cầu để vượt qua khó khăn, ngăn chặn suy giảm kinh tế thì đến tháng 4
năm nay Chính phủ mới có chính sách ưu đãi đối với nông dân và việc thực hiện
còn phải có thời gian. Vì vậy đối với một số chuyển biến tích cực của nền kinh
tế trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nếu chỉ thấy “sự chỉ đạo tập
trung kiên quyết của Chính phủ và sự nỗ lực của các ngành, các cấp” thì đó là
cách nhìn rất phiến diện vì không đánh giá đúng những cố gắng rất to lớn của
dân và doanh nghiệp.
Nhận thức sâu sắc vai trò và tiềm năng to lớn của dân
là nền tảng về tư duy để hoạch định chính sách đổi mới và phát triển đất nước,
xây dựng Nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã nêu rõ: “Xây dựng
một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là
công bộc của nhân dân”. Để thực hiện yêu cầu đó, câu hỏi: “Ai nuôi Nhà nước và
cả hệ thống chính trị ở Việt Nam ?”
cần được mọi người trong bộ máy công quyền cũng như mọi người dân trả lời rõ và
ghi nhớ trong lòng.
.Trần Đức Nguyên/(Vneconomy)
-----------
(*) - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2006,
trang 125
Ngày xưa dân còn đem bộ ván quý giá của ông bà để lại lót cho xe vào chiến trường Miền Nam đánh Mỹ Nguỵ.
Trả lờiXóaNgày nay, nhân dân Việt Nam tránh phải đóng góp (thậm chí trốn thuế) cho nhà lước một cách tối đa, sáng tạo đủ kiểu.
Lòng "yêu nước" đâu rồi? Bị chó, à, bọn tham nhũng gặm rồi?!
Cố nhiên là dân nuôi => do vậy,nhà nước phải nghe dân,phải làm theo nguyện vọng của dân,lại càng không thể độc tài muốn làm gì thì làm,đi ngược lại quyền lợi của dân và tổ quốc,lại càng tuyệt đối không thể sử dụng quyền hạn mà người dân ban cho để tùy tiện muốn bắt ai thì bắt,muốn giết ai thì giết !
Trả lờiXóanhưng tao có súng, có dùi cui. nên "nuật" là tao, tao nà nuật, nên muốn bắt ai thì bắt, xử oan ai thì xử, tao có chết đâu mà no. Các chú các bác đừng năn tăn nhé.
XóaNăn tăn cái gì. Ai cũng chết mày ơi!
XóaCán bộ ở ta biết thừa là dân nuôi nhưng chẳng ai dại gì lai nói ra cả... Vì thảo dân không biết ...
Trả lờiXóaBí mật, tuyệt mật về cái cụm từ " dân nuôi nhà nước" , chỉ có " ơn đảng và chính phủ' là công khai và tuyên truyền người Dân biết càng nhều càng tốt mà thôi. Nhà nước VN hiện tại là loại nhà nước nửa phong kiến nửa độc tài . Thế nên dân gian có câu " Mất mùa là bởi thiên tai, được mùa nhờ có thiên tài đảng ta" .Một nhà nước XHCN có 2 nhà nước , hệ thống đảng, đoàn thể và hệ thống lập pháp, hành pháp tư pháp. Ông quan nào cũng biết cả, nhưng chỉ nói cho dân nghe , họ tự cho là đẳng cấp cao được ăn nhiều nói nhiều và éo làm gì.
Trả lờiXóaND 11:59 đã nói thẳng, nói thật. Tuy nhiên, chắc là do bức xúc, lời văn có phần "thẳng băng" quá và hơi bị 'cứng cựa', nhưng đọc thấy quá đúng!
XóaBài viết k thể chính xác hơn
Trả lờiXóabuồn cho lũ cừu
Cả nước đình công , tất cả các cơ quan , trường học , bệnh viện , chợ búa , hầm mỏ , giao thông , điện nước , Ct vệ sinh ngừng hoạt động thì biết ngay AI nuôi nhà nước !
Trả lờiXóaAi nuôi "Nhà nước" CSVN?
Trả lờiXóaThì bọn Tư Bản thối nát chứ ai? Chúng đang cho vay và nghĩ "vay tiền của chúng tao mà không biết làm thì chúng mày chỉ có chết!"
Cán bộ mặc áo đảng CS , ăn cơm của dân , không làm phận sự phục vụ dân . Chúng vơ vét tiền thuế của dân , tài nguyên đất nước làm giàu cho gia đình họ , rồi có ngày nhân dân không để chúng yên .
Trả lờiXóaTiền Việt kiều gửi về "là phao cứu sinh" cho CSVN!
Trả lờiXóa"Kiều hối có tác động rất tích cực đến vĩ mô ở Việt Nam." Tiến sĩ Võ Trí Thành từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra nhận định này nhân sự kiện hãng dịch vụ chuyển tiền Western Union kỷ niệm 20 năm hoạt động tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam hàng năm đã tăng trưởng trung bình 38,6%/năm, với tổng giá trị kiều hối là 80,4 tỉ đô la Mỹ, chưa tính lượng kiều hối năm nay 2014, dự kiến vào khoảng 11-12 tỉ đô la Mỹ.
Trong giai đoạn 2007-2013, tổng kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau vốn FDI), và lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân,
Vào năm ngoái Việt Nam nằm trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với tổng giá trị kiều hối là 11 tỉ đô la Mỹ năm 2013, chiếm đến hơn 8% GDP.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống, làm việc, và học tập tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.