Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào?

Trong khi thị trường chứng khoán kén chọn người chơi, thị trường vàng giảm giá và ngoại tệ ổn định khó "ăn" lời thì trên thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực.

Dữ liệu tại Báo cáo vĩ mô quý III của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD dao động trong vùng 21.200 và 21.250 trong phần lớn thời gian của quý III. Tỷ giá đã hạ nhiệt từ sức nóng ở cuối quý II khi thị trường phản ứng với sự điều chỉnh tỷ giá lên 1% so với đầu năm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Diễn biến trên thị trường tiền tệ sau đó phản ánh đúng trạng thái của VND so với USD: VND có xu hướng mạnh lên so với USD do nền kinh tế có thặng dư lớn trong thương mại và đầu tư. Tỷ giá danh nghĩa đến cuối tháng 9 giảm 0,48% so với tỷ giá tham chiếu của NHNN.
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, kết hợp với xu hướng tăng giá của VND so với USD khiến VND tăng giá so với các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của mình. Không chỉ vậy, xu hướng tăng tỷ giá hiệu dựng thực tế vẫn ngầm diễn ra.
Theo VEPR, để tiếp tục hỗ trợ khu vực xuất khẩu và sản xuất thay thế nhập khẩu ở trong nước, NHNN cần duy trì VND yếu so với USD. Lời cam kết giữ tỷ giá cuối năm không tăng quá 1,43% của Thống đốc khó làm thay đổi kỳ vọng của thị trường vào giá trị của VND.
Trên thị trường cứng khoán, Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiềm năng (frontier market) sáng giá nhất toàn cầu. Với sự nhìn nhận lạc quan về triển vọng kinh tế và cổ phiếu được định giá thấp, nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào thị trường.
BĐS đang là kênh đầu tư thu hút nhất trong các kênh đầu tư cơ bản
Trong ngắn hạn, các thông tin vĩ mô như nợ công, nợ xấu, doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đang phủ bóng lên tâm lý của thị trường. Bước vào cuối quý III, các chỉ số chứng khoán bước vào giai đoạn đi xuống, lực bán mạnh khẳng định cái nhìn quan ngại và quyết định chốt lời rút vốn của nhà đầu tư.
Việc Vn-index liên tục phá vỡ các mức kháng cự kỹ thuật cũng làm yếu đi triển vọng ngắn hạn. Khối ngoại tận dụng giá xuống để tái cơ cấu danh mục đầu tư tại các mã lớn, trong khi các mã cổ phiếu thị giá nhỏ thu hút dòng vốn nội, giúp chỉ số chứng khoán sàn Hà Nội (HNX) chỉ giảm 2,6% trong tháng 9, thấp hơn mức giảm 6,4% của sàn TP Hồ Chí Minh.
Trên thị trường vàng, giảm giá là xu hướng xuyên suốt của quý III với tốc độ giảm chậm. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho dòng vốn rời khỏi thị trường vàng và đi tìm các kênh đầu tư có rủi ro và lợi nhuận cao hơn. Sự biến động của môi trường kinh tế chính trị thế giới làm tăng biên độ dao động của giá vàng thế giới nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường trong nước.
So với đầu năm thì giá vàng SJC cuối tháng 9 quanh mức 35,9 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng hay gần 3%.Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá thế giới quy đổi đang dần thu hẹp lại.
Ngược lại, thị trường bất động sản lại đang có một năm bận rộn nhất trong vài năm trở lại, thanh khoản thị trường gia tăng đáng kể. Các báo cáo bất động sản đều nhấn mạnh sự gia tăng trong nguồn cung căn hộ, nhất là phân khúc giá tầm trung đang có sức hút khá mạnh. Nhu cầu đầu tư và đầu cơ quay trở lại bên cạnh nhu cầu sử dụng cuối cùng. Sự xuất hiện của các dự án hạ tầng tại TP Hồ Chí Minh và tiến độ của các dự án ở Hà Nội như cầu Nhật Tân được xem là những cú hích tới sự hồi phục của thị trường.
Về phía chính sách, Nghị quyết 61 của Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 02 về hỗ trợ cho vay nhà ở tối đa lên 15 năm, mở rộng đối tượng được mua nhà khi tổng giá trị dưới 1,05 tỷ đồng thay thế quy định về giá và diện tích.
Ngoài ra, dự thảo một số Luật và quyết định có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường như Luật kinh doanh bất động sản đề xuất nhiều loại phí áp lên doanh nghiệp kinh doanh địa ốc, quyết định dừng xây chung cư thương mại tại các quận nội đô và giới hạn chiều cao, Luật nhà ở loại người nhập cảnh vào Việt Nam trong đối tượng được phép mua nhà.
Bích Diệp/DTrO
-------------

12 nhận xét:

  1. Lấy bất động sản làm ngành kinh tế chủ lực - coi như không biết làm kinh tế! Đây được coi là phần bổ sung cho kinh tế mà thôi, đối với các nước phát triển, vì quy mô (diện tích) của đất là bất biến, và sự biến báo từ cái bất biến chỉ đem lại bất ổn, thậm chí tai họa đối với nhiều người!

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này có phải đang " thổi" BĐS lên???? Toàn giá trị ảo chẳng nói lên được điều gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yes. Đã "bất động" mà còn đòi "Sản sinh" thì quả là suy thoái nặng! Các chì đống ơi!

      Xóa
  3. Còn rất nhiều kênh đầu tư mà tác giả không đề cập tới : xây biệt thự,trang trại cho mấy cha "đầy tớ";cung phụng cho đám con cháu ăn chơi trác táng dưới cái mác du học;chuẩn bị tài khoản,cơ sở ở các nước giãy chết để khi không ăn được nữa thì chuồn qua đó;xây nhà thờ họ,mua sừng tê,cao hổ để chứng tỏ đẳng cấp...

    Trả lờiXóa
  4. Dòng Tiền và tài sản Nhà nước đang được định hướng đổ vào chỗ vô chủ ,chủ tập thể như hạ tầng cơ sở gồm đất đai đường xá cầu phà sân bay cảng biển trụ sở công quyền tượng đài nhà hát cổng chào khẩu hiệu....Nói chung là chỗ chủ hờ dễ chôm chỉa chia chác nhất .Còn sản xuất kinh doanh khó nhằn là nhường sân cho doanh nghiệp nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ có ở VN và TQ mới có những tỉ phú trong ngành BĐS , còn các nước dân chủ chỉ có thể trở thành tỉ phú trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính . Bởi vì BĐS tuy có hạn nhưng phải minh bạch và chịu sự giám sát chặt chẽ của rất nhiều CQ : thuế , môi trường...VN và TQ thì cứ có "quan hệ" là có thể kinh doanh được và muốn làm thế nào cũng được . Hậu quả: hàng triệu ha đất ở tất cả các địa phương , không loại trừ HN và Sài gòn, đều bị bỏ hoang cho cỏ mọc , chuột rắn làm tổ trong khi người dân lại không có đất trồng trọt , chăn nuôi. CQ cũng biết nhưng làm ngơ .

    Trả lờiXóa
  6. Quyền có nơi cư trú với mức giá hợp lý hợp tình của con người ở VN đang bị giết bởi bọn kinh doanh bất động sản!

    Trả lờiXóa
  7. "Cạp đất mà ăn!" vốn là câu miệt thị. Nay chúng lại đâm đầu vào...

    Trả lờiXóa
  8. Bài viết có phải đang cổ vũ" thổi" BĐS lên không nhỉ?
    Tiền đầu tư vào BĐS càng nhiều thì càng nguy hiểm.
    Sản xuất kinh doanh khó khăn, tệ nạn tham nhũng ngày càng lớn, khỏang cách giàu nghèo ngày càng tăng thì không ai lo
    Thật tệ hại cho đất nước VN !

    Trả lờiXóa
  9. Tiền đầu tư vào BĐS càng nhiều thì càng nguy hiểm.
    Sản xuất kinh doanh khó khăn, tệ nạn tham nhũng ngày càng lớn, khỏang cách giàu nghèo ngày càng tăng thì không ai lo
    Thật tệ hại cho đất nước VN !

    Trả lờiXóa
  10. tôi nghĩ bđs vẫn đang băng giá và phản ánh đung nền kt,bây giờ nhiều chiêu nâng bi cho bđs lắm giả dìm rồi nâng để dụ bà con,bđs gì mà suốt ngày gửi tin nhắn như bom nổ,thử hỏi tiển tỷ mỗi căn hộ hay lô đất thì ai lại tin vào tin rác.mười mấy hay hơn hai mươi triệu /m2 là quá đắt,các vị bđs cứ ngồi đó mà ôm bđs rồi nhà nước lại cứu lo gì,còn dân nghèo cứ bài ca thuê nhà là yên.một thị trường đúng đắn là đổ tiền vào xd nhà máy xí nghiệp hay trang trại để làm ra sản phẩm chứ không phải đô,vàng ,đất ,nhà ..để chờ ăn chênh lệch giá.nhưng muốn làm ăn thì sợ nhất bị hành bị tỏi,ôi biết đi đâu làm gì!

    Trả lờiXóa
  11. Bích Diệp ăn lương lăng sê cho các đại gia bất động sản đấy. Đừng vội tin
    Giá BĐS VN hiện vẫn cao vời vợi trên trời
    Giá BĐS VN sẽ còn phải xuống nữa

    Trả lờiXóa