Mới đây (ngày 15 và 16-12), Bộ Tư pháp phối hợp với
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức cuộc hội thảo về phạm vi
thông tin được tiếp cận và hạn chế tiếp cận trong dự thảo Luật Tiếp cận thông
tin (TCTT). Luật này dự kiến quy định về việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của
công dân; trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc bảo đảm quyền
TCTT; hình thức, trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo đảm quyền này.
Lạm dụng “mật” hạn chế tiếp cận
Tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp
Hoàng Thế Liên đặc biệt nhấn mạnh đến ba nguyên tắc quan trọng khi xây dựng
luật này:Thứ nhất, cần cung cấp tối đa thông tin cho người dân. Thứ hai, nếu có hạn chế thì phải hạn chế bằng luật như Hiến
pháp đã quy định; “vùng cấm” phải cụ thể, minh bạch, công khai. Thứ ba, trách nhiệm của Nhà nước phải cung cấp thông tin cần
được thể chế hóa rõ ràng.
Một trong những thảo luận trọng tâm của đại biểu là
mối tương quan giữa dự luật này và
dự luật bí mật nhà nước đang được Bộ Công an soạn thảo, bởi đây chính là một trong những “vùng cấm” của
quyền TCTT. Đại diện đến từ Bộ Công an cũng thừa nhận thực tế việc TCTT bí mật
nhà nước vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn, danh mục bí mật nhà nước của một số
bộ, ngành còn chưa cụ thể và không được công bố công khai, không đăng công báo
nên công dân không biết tin, tài liệu nào thuộc danh mục bí mật và tin, tài
liệu nào không thuộc dạng bí mật để tiếp cận. Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước
và các văn bản hướng dẫn chưa quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để “giải
mật” bí mật nhà nước dẫn đến việc có văn bản khi bị tiết lộ không còn gây nguy
hại cho lợi ích nhà nước nhưng chưa được giải mật.
Cạnh
đó, “chế tài áp dụng trong trường hợp lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che
giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức và công dân chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe dẫn đến việc lạm dụng bí
mật nhà nước để hạn chế quyền TCTT chính đáng của người dân” - đại diện đến từ
Bộ Công an cho hay.
Nêu mục đích sử dụng mới cung cấp thông tin?
Dự thảo luật dành một điều quy định về những trường
hợp cơ quan được quyền từ chối cung cấp thông tin. Trong đó có các trường hợp đáng
chú ý như: Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin không nêu lý do yêu cầu hoặc lý
do yêu cầu cung cấp thông tin không phù hợp; thông tin được yêu cầu với số
lượng quá lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của cơ quan, làm ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của cơ quan; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan; tài
liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ; các tài liệu đang
trong quá trình soạn thảo mà chưa đến thời điểm pháp luật quy định phải công bố
để lấy ý kiến… Đây là quy định được một số đại biểu cho rằng chưa phù hợp, cần
tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện thêm.
Đại diện Viên Nghiên cứu Kinh tế, xã hội và môi trường
(iSEE) - đơn vị được mời đến tham vấn cho rằng mục đích sử dụng thông tin của
người dân hoặc tổ chức không thể là một điều kiện để cung cấp thông tin. Người dân
có quyền tự do tiếp cận, sử dụng thông tin (không phải là mật) mà không cần
phải khai báo. Giải thích thêm cho ý kiến này, vị đại diện iSEE nói: “Nếu dự
luật yêu cầu người dân phải có mục đích sử dụng thông tin hợp lý mới cung cấp
thì dễ dẫn đến tùy tiện của công chức, vi phạm quyền của người dân”.
Không chỉ cơ quan hành pháp
mới bảo đảm quyền TCTT
Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo không nên chỉ giới hạn
trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong việc bảo đảm quyền TCTT, thay vào đó
là trách nhiệm của toàn bộ các cơ quan nhà nước. Những người ủng hộ quan điểm
này dẫn chứng Quốc hội (cơ quan dân cử) cần phải là cơ quan cởi mở nhất trong
việc cung cấp thông tin lại chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, đây
là điều không phù hợp…
|
Đ.MINH - P.LỢI/PLO
-----------
việc này thế giới đã lam lâu rồi,cứ học các nước tiên tiến mà làm,cần gì phải bàn nhiều.
Trả lờiXóaNước người ta làm gì có thái tử đỏ nên làm dễ, con mình thì không dễ đâu. Ngay cả người nổi tiếng là "hốt liền không nói nhiều" đã từng nói: "tôi chưa kịp ký QĐ cho ai đó nghĩ thì tôi đã nhận QĐ nghỉ việc trước", nhưng trước khi rời địa phương thì cũng đưa hoàng tử của mình làm BT Thành đoàn. Nước ta là thế đấy!!!
XóaTư duy độc quyền , độc đảng khá nặng nề khi dự thảo tìm cách hạn chế quyền TCTT của nhân dân. Nhà nước của dân thì có trách nhiệm cung cấp thông tin mà dân muốn biết. Nếu cái gì cuãng mật và tuyệt mật thì nhà nước này thành nhà nước phng kiến tập quyền , tttej hiwn là nhà nước độc tài quân phiệt.
Trả lờiXóavới dân, thông tin thì hạn chế,chỗ nào cũng cấm quay phim chụp ảnh.nhưng chỗ hiểm yếu nhất của đất nước thì hợp tác với bạn.chả hiểu ra làm sao.đất quy hoạch treo mấy chục năm,lên hỏi để xd nhà cửa thì bảo chưa được duyệt nếu dân làm liều thì bị đập.
Trả lờiXóaBản chất thể chế là bưng bít, sợ hãi, sợ sự thật, bịt mồm...........
Trả lờiXóaCÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT CHUYỆN NÀY:
Trả lờiXóaKiến nghị của 38 tướng tá nôỉ tiếng và thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp v/v phản đối việc đàn áp người tố cáo của Nguyễn Chí Vịnh và những hành vi tham nhũng của Nguyễn chí Vịnh (những việc này đã được đảng ỉm đi-chìm xuồng để bảo vệ "uy tín" của đảng:
Thư ngày 10.6.2009 của đại tướng Võ Nguyên Giáp
gửi Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương.
1. Trên cơ sở những hồ sơ mà trước đây Thượng tướng Nam Khánh cùng một số tướng lĩnh đã phát hiện những sai lầm, tiêu cực của Tổng cục II và Nguyễn Chí Vịnh cùng với những phát hiện gần đây của Trung tá Vũ Minh Trí (người trong cuộc) những ý kiến đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lão thành cách mạng, nhiều tướng lĩnh.
Đề nghị các đồng chí nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ tiêu cực đã và đang xẩy ra ở Tổng cục II, không để kéo dài sang nhiệm kỳ đại hội lần thứ 11.
2. Đối với cá nhân Nguyễn Chí Vịnh, người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của Tổng Cục II. Ngoài ra Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền chèn ép người này, ban ơn người khác trong đề bạt sử dụng cán bộ nhân viên lợi dụng tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Một mình chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5 : Biệt thự Cống Chèm ; nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch ; Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu) ; 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu). Hai vợ chồng sử dụng 2 chiếc xe đắt tiền BMW – X5, mỗi chiếc trị giá 175.000 USD tương đương 3,5 tỷ đồng Việt Nam.
Những sai phạm nói trên cùng với Bản lý lịch bất hảo những năm đi đào tạo sĩ quan tại Học viện Kỹ thuật Quân sự và trường Sĩ quan Thông tin, Nguyễn Chí Vịnh đã cầm đầu một nhóm sinh viên xấu phá kho Học viện Kỹ thuật lấy cắp quân trang đưa ra ngoài bán tiêu sài, nhậu nhẹt trai gái, bị nhà trường đuổi học.
Rõ ràng Nguyễn Chí Vịnh không đủ tư cách là một đảng viên, không xứng đáng là một sĩ quan cấp úy huống hồ lại vùn vụt leo lên đến trung tướng và biết đâu lại sắp lên thượng tướng và đang ngồi nhầm vào một trong ba chiếc ghế cao nhất của Bộ quốc phòng.
Không thể để một con người xấu xa, thâm hiểm như vậy ngồi trên đầu trên cổ hàng ngày hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan quân đội Việt Nam anh hùng và làm ô nhục danh dự đội ngũ tướng lĩnh Quân đội.
Với Nguyễn Chí Vịnh trước mắt đề nghị đình chỉ công tác.
- Không được cơ cấu vào đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quân, toàn quốc và vào danh sách bầu cử Ban chấp hành Trung ương khóa 11.
- Không để làm thứ trưởng quốc phòng, bố trí một chức danh khác không dính đến chỉ huy lãnh đạo.
Xin chân thành cám ơn và chờ đợi sự công tâm và tinh thần kiên quyết của các đồng chí.
Mong sao đừng để ung nhọt nói trên tiếp tục là một thách thức lớn đối với dư luận rộng rãi và chính đáng trong Đảng trong nhân dân, trong cán bộ chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tướng lĩnh sĩ quan cao cấp, lão thành cách mạng đồng ký tên.
xem chi tiết tại:
http://www.diendan.org/viet-nam/38-tuong-linh-va-lao-thanh-len-an-nguyen-chi-vinh
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Lá đơn này:
Trả lờiXóa(rất nhiều tướng lĩnh đã ký tên), chi tiết:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/One-more-vietnamese-general-calls-for-riverhead-forest-leasing-to-foreigners-stopped-gminh-03132010141358.html
nếu sống trong cái thể chế đọc tài này bạn biết được để làm gì,bạn có dám nói lên những tiếng nói mà quan chức làm sai hay ko,
Trả lờiXóa