Anh Lý Quang Sơn |
Khó khăn về chỗ ở ...
Các bạn trẻ ở VN tham gia các hoạt động dân chủ hiện
đang gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống do phía chính quyền địa phương gây ra.
Những khó khăn nào họ đang phải đối diện cũng như họ sẽ tiếp tục con đường đã
chọn hay không?
“Hiện nay bọn em thuê hợp đồng với chủ nhà là 1 năm.
Tuy nhiên, hợp đồng mới thực hiện được 3 tháng thì chủ nhà bị an ninh liên tục
gọi điện. Đầu tháng 10 đã gọi điện cho chủ nhà và yêu cầu chủ nhà hủy hợp đồng
với bọn em, đuổi bọn em ra khõi nhà.
Họ nói thẳng với bọn em là an ninh, công an phường người ta gọi điện liên tục, 1 ngày phải lên đến 3 lần để làm việc với an ninh. Đi đi, lại lại để làm việc như vậy khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Tức là cơ quan công an, an ninh đã có hành vi tác động đến chủ nhà và đuổi bọn em ra khỏi nhà để không cho bọn em ra khỏi đây nữa”.
Vừa rồi là chia sẻ của bạn trẻ Lý Quang Sơn, người đã
tham gia các hoạt động phổ biến thông tin về nhân quyền sau khi VN được bầu làm
thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi tháng 11 năm 2013.
Là sinh viên trường Luật, Lý Quang Sơn tự thấy mình có trách nhiệm với xã hội
là cần phải tìm hiểu cũng như phổ biến cho những người xung quanh có sự hiểu
biết về các quyền căn bản của con người được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền.
/> Trí thức, nghệ sĩ già cũng bị “rượt đuổi đánh
nguội”... đói meo! /
Lý Quang Sơn chia sẻ thông tin nhân quyền với mọi người
bằng các cẩm nang trong những buổi tham gia mặc áo có biểu tượng nhân quyền đi
nhặt rác. Tuy nhiên, sinh viên Lý Quang Sơn không nhận được sự khuyến khích nào
từ chính quyền địa phương trong sự phổ biến kiến thức nhân quyền cho người dân
mà trái lại bản thân anh cùng 3 sinh viên khác không được tiếp tục thuê chỗ ở
dù không có biểu hiện nào vi phạm hợp đồng thuê nhà.
Lên tiếng với đài ACTD, Đỗ Anh Tuấn, người tham gia
hoạt động quảng bá cho quyền con người cho biết anh bị phạt 35 triệu đồng vì
tàng trữ và phổ biến Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ và Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992.
Anh Đỗ Anh Tuấn chia sẻ rằng nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, hôm 8 tháng 12 năm
ngoái, anh cùng những người bạn đến công viên Thống Nhất phân phát tờ rơi và tờ
gấp Cẩm nang Thực thi Quyền làm người. Sau đó 3 ngày, Đỗ Anh Tuấn nhận thông
báo quyết định xử phạt hành chính về xuất bản phẩm in sao lậu và anh Tuấn tiến
hành kiện chính quyền địa phương. Anh Tuấn cho biết thêm:
“Lần đầu khi họ quyết định xử phạt thì em đã quyết
định kiện đến Tòa án Nhân dân ở Quận Hai Bà Trưng nhưng cách diễn giải của họ
thì rất lằng nhằng trong đối tượng bị kiện giữa là Chủ tịch UBND Quận Hai Bà
Trưng hay là đích danh ông Nguyễn Văn Hiếu-Chủ tịch UBND Quận Hai Bà Trưng hay
chỉ cái tên UBND Quận Hai Bà Trưng không thôi”.
...và việc làm
Vì thủ tục kiện tụng rắc rối như vậy nên anh Tuấn đã
dừng lại. Đúng 1 năm sau, Đỗ Anh Tuấn nhận được thông báo bị cưỡng chế bằng
hình thức trực tiếp trừ lương hàng tháng trong tài khoản ngân hàng.
Ảnh minh họa. |
Thế
số phận của những người bày tỏ chính kiến, chia sẻ thông tin về dân chủ nhân
quyền trên các trang mạng xã hội thì thế nào? Bạn Khúc Thừa Sơn cho biết: “Mình
không kiếm được việc làm bởi vì căn cứ theo giấy tờ để xin việc làm thì chính quyền
địa phương chỗ Sơn cư trú không chứng giấy tờ cho Sơn. Nếu không có giấy tờ thì
không có bất cứ công ty nào nhận hồ sơ cả và coi như mình không thể có việc
làm”.
Blogger
Nguyễn Thiện Nhân tham gia Hội Nhà báo Độc lập thì lại rơi vào hoàn cảnh bị chủ
doanh nghiệp nơi anh làm việc cho thôi việc. Theo như lý do anh bị cho nghỉ
việc vì chủ doanh nghiệp bị áp lực từ cơ quan chính quyền địa phương. Anh
Nguyễn Thiện Nhân trình bày: “Tại
vì hiện nay ở VN, nhận thức chính trị của người dân cũng như của doanh nghiệp
rất thấp do trong một thời gian dài họ phải sống trong một xã hội thông tin một
chiều và áp đặt những lý luận của Đảng Cộng sản cho nên nhận thức chính trị của
họ thấp. Tôi nghĩ nếu trong thời gian tới mà tôi xin được công việc toàn thời
gian thì sau một thời gian ngắn, khoảng nửa năm thì công ty cũng sẽ biết những
hoạt động của tôi trên mạng và họ sẽ lại lo lắng và sẽ đuổi tôi thôi. Cho nên
tôi thấy đường mưu sinh của tôi bị ảnh hưởng bởi hoạt động vì dân chủ”.
Tôi
nghĩ nếu trong thời gian tới mà tôi xin được công việc toàn thời gian thì sau
một thời gian ngắn, khoảng nửa năm thì công ty cũng sẽ biết những hoạt động của
tôi trên mạng và họ sẽ lại lo lắng và sẽ đuổi tôi thôi. -
Anh Nguyễn Thiện Nhân
Ở
VN ngày càng có nhiều những người trẻ lên tiếng cũng như tham gia vào các hoạt
động cổ võ cho tự do dân chủ. Họ không những phải đối mặt với nhiều hình thức
sách nhiễu, trấn áp “thầm lặng” như các hoàn cảnh vừa nêu mà họ còn là nạn nhân
của những vụ tấn công, hành hung được dàn cảnh do côn đồ nhưng thực chất là do
những nhân viên trong ngành an ninh mặc thường phục. Các trường hợp mới nhất
được ghi nhận là của Blogger Nguyễn Hoàng Vi, nhà báo Trương Minh Đức, Luật sư Nguyễn
Bắc Truyển...Thậm chí nhiều người phải chịu cảnh tù đày oan khốc bởi những cách mà tòa án muốn quy chụp khép tội...
Mới
đây, Tổ chức Các Nhà Báo Không Biên Giới vừa công bố bản phúc trình phản ánh
tình trạng đàn áp blogger và cư dân mạng ở VN ngày một trở nên đáng lo ngại.
Phúc trình cho thấy hiện có 34 blogger bị cầm tù. Trong khi đó, con số những
người đang bị triệt tiêu con đường sống ngoài xã hội do dấn thân hoạt động đấu
tranh dân chủ ôn hòa thì vẫn chưa được thống kê.
Thế
nhưng, những người này tuyên bố vẫn kiên định theo con đường đã chọn vì họ cho
rằng những việc họ làm rất bình thường mà còn bị đàn áp, bị mất nhân quyền thì
họ càng phải cố gắng và càng quyết tâm hơn bởi vì xã hội đi lên là nhờ vào nhận
thức của mỗi người dân từ những quyền cơ bản nhất, trong đó có quyền tự do ngôn
luận và quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. Họ phải tiếp tục với hy vọng không
phải cho bản thân mà cho hơn 90 triệu người dân được hưởng một môi trường sống
tự do dân chủ, không còn ai bị phạt chỉ vì phát Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ.
Hiện
đang có 34 blogger bị giam cầm, và ngay chính trong bản phúc trình mới được Tổ
chức Các Nhà Báo Không Biên Giới công bố hôm 16/12 vừa rồi có đoạn viết rằng
Nhà nước VN vừa tìm cách ngăn chặn internet vừa bắt giữ những người sử dụng
internet để bày tỏ quan điểm của họ, đòi hỏi Chính phủ phải đổi mới chính trị,
lắng nghe tiếng nói của người dân. Mặc dù số người bị Nhà nước bắt giữ ngày một
nhiều nhưng những nhà tranh đấu dân chủ cho VN vẫn đi sát với lời cam kết mà họ
đưa ra từ những ngày đầu tiên là không bao giờ bỏ cuộc.
Hòa
Ái/rfa
----------------
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trả lờiXóaĐánh lén hèn hạ là phòng an ninh
Sao cái chế độ này nó chơi trò tiểu nhân quá nhỉ?
Trả lờiXóaKiểu đánh này không phải đánh dưới thắt lưng
Trả lờiXóahay đánh nguội mà là đòn đàn áp TIỂU NHÂN
từng được nhà văn Nhã Ca la lớn trong trường
Âm Nhạc Kịch Nghệ Sài Gòn sau năm 1975 khi
con bà bị đuổi học vì "lý lịch".
Tại sao CHÚNG TA lại khiếp DÂN CHỦ và khiếp NHÂN QUYỀN ....
Trả lờiXóaBác nên thay từ "chúng ta" bằng từ "đảng ta" thì chính xác hơn
XóaChính xác là "đảng họ"!
XóaChấp nhận đấu tranh là chấp nhận khó khăn vạn bề. Cám ơn các bạn trẻ!
Trả lờiXóaLạ hén ! tôi đọc hầu như gần hết các bài đăng trong blog nầy và toàn bộ các còm,nhưng không thấy còm nào khen cái chế độ nầy được 1 câu...hèn gì ...tôi mới hiểu !!!
Trả lờiXóaCó còm khen cái chế độ này của 1 số DLV. Nhưng dạo này không thấy "xuất hiện"?
XóaCộng sản là sư phụ bày trò tiểu nhân , trò đánh đập , đe doạ , buộc chủ nhà không cho ở ... Chỉ là khúc dạo đầu nho nhỏ thôi ! Trước năm 75 họ còn ném lựu đạn vào rạp hát , nhà hàng nửa kia !
Trả lờiXóaTrong giáo trình môn sử mà đảng nhồi sọ cho hàng triệu đảng viên và nhân dân suốt mấy chục năm qua,đó toàn là những "trận đánh đẹp","làm cho địch kinh hoàng,khiếp sợ"
XóaNếu đối chiếu với luật hình sự hiện hành do đảng đẻ ra,đó là những hành động khủng bố có tổ chức,gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Việt nam làm gì có luật mà phổ biến. Nhân với chả quyền, những điều đâu đâu tít tận trời xanh. Quyền trước mắt, được ăn, được ở dù phải mất tiền nhưng chỉ cần ông công an tổ dân phố tác nghiệp với bà chủ thuê nhà, ông hàng cơm coi như hết đường sống.
Trả lờiXóaLà sinh viên, các cháu phải "bình tĩnh, khôn khéo", tìm cho mình "đường cong mềm mại" để cố giữ lại quyền được học. Thực chất các cháu chẳng có quyền gì cả, chỉ cần các cháu phổ biến nhân quyền, đòi hỏi nhân quyền thì kể cả quyền sống bình thường cũng có thể bị tước.
Thật tội nghiệp cho các cháu, các cháu tưởng mọi điều được ghi trong luật là thật: Quyền con người, tự do ngôn luận, tự do cư trú, tự do báo chí, tự do thông tin....trăm thứ tự do ấy phải được định hướng. Mà định hướng nào thì các cháu chưa hiểu nổi. Con đường phía trước còn dài, các cháu muốn phát triển, muốn thành đạt chỉ có con đường "khôn khéo, bình tĩnh", tuyết đối phục tùng,tự biến thành một thứ công cụ chấp hành mệnh lênh cấp trên thì cơ hội trở nên thênh thang...mãi mãi.
"Đời là một giấc mơ, người này mơ thấy người kia"; cái giấc mơ nhân quyền kiểu bọn tư sản thối nát không có cho các cháu. Các cháu chỉ có thể có nhân quyền khi đạp lên quyền người khác, muốn thế phải có vị trí xã hội, muốn có vị trí xã hội lại phải "bình tĩnh, khôn khéo"
Chao ôi, vòng luẩn quẩn, giải thích mãi không ra. Bác già rồi, trải nghiệm đủ thứ trên đời kể cả việc tuyên truyền nhân quyền mà thương thay cũng chưa đủ "bình tĩnh, khôn khéo'.
Đành chúc các cháu vậy!
ND 16:45 khuyên các cháu rất đúng thực tế, là hãy khéo thực dụng, biết chớp cơ hội (mạnh tay kiểu chụp giật) để mà tồn tại, không ra sống-mà phải tồn tại> Phấn đấu thật ngoan ngoãn gọi dạ, bảo vâng, người ta có làm nhục mà có chút lợi cho cá nhân, gia đình mình thì cảm ơn và cứ hăng say "phấn đấu". Nếu được làm chút lãnh đạo nào đó thì nghiễm nhiên có nhân quyền (của chính mình) mà thôi. Quyền "được ăn được nói, được trói người ta". Ha...ha...Thế là an toàn, vững bước đi lên thanh niên bao thế hệ...!
XóaTa muốn chết ôi cảnh đời nhức mắt!
Trả lờiXóaPhẩm cách ngửa tay cam chịu van lơn.
Kẻ man trá giễu cười lòng chân thật.
Người trung trinh bị nguyền rủa dã man!
Cái nhục nhã tôn thờ không đúng lối.
Cái yếu hèn bắt cái mạnh uy hàng.
giỏi giang bị coi là ngu tối.
Dốt nát đeo mặt nạ giỏi giang!?
Ta muốn chết! Ôi cảnh đời nhức mắt!
Nhưng bạn ơi! Ta bỏ bạn sao đang?
Bài thơ này là của tác giả Nghệ An phải không?
Xóa