Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Nhà thơ Hải Như: “HÃY CÃI LẠI BÁC HỒ"!

Nhà thơ Hải Như
Nhà thơ Hải Như năm nay đã sang tuổi 92. Ông sinh năm 1923, tên thật là Vũ Như Hải, quê thành phố Nam Định. Ông tham gia cách mạng trước năm 1945 trong Hội truyền bá Quốc ngữ ở Hà Nội.
Năm 1946, ông vào quân đội, tham gia lớp đào tạo báo chí cách mạng đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng ở chiến khu Việt Bắc. Sau đó, ông lần lượt công tác ở các báo Sông Lô, Vệ quốc quân, Cứu quốc và báo Giác Ngộ rồi sau đó dừng viết báo, chỉ lo chung thủy với ‘Nàng Thơ’. Theo ông: Làm báo là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị thời điểm, thời sự, còn làm thơ là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Nhà thơ cần tìm ra cái cốt lõi của đời sống xã hội, truy nguyên vào bản chất của nó, đồng thời "nấu cao ngôn ngữ, cắt chữ dựng tượng" để có những bài thơ, câu thơ chắt lọc, lắng đọng. Vì thế nhà thơ cần phải có năng lực dự báo, cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm được hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải “văn dĩ tải đạo”.
 Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đầu của cách mạng. Ông nổi tiếng với đề tài thơ viết về Hồ Chi Minh, trong đó nổi bật khoảng trên 50 bài in sách, đăng báo. Ông làm thơ ít chú ý đến vần-nhịp điệu, không tự khuôn vào các thể loại, mà cốt ở tứ thơ, ý thơ. Vì thế, thơ Hải Như tự nhiên như nói, tự nhiên nói lên suy nghĩ và chính kiến của mình, như lời tâm sự chân tình, lắng đọng. Những bài thơ đề tài Hồ Chí Minh với cách thể hiện riêng không lẫn với nhà thơ nào.
Năm nay đã ở tuổi đại thọ, nhưng ông khỏe mạnh, minh mẫn, ra Bắc vào Nam, nói chuyện vẫn ắp đầy tâm tư, đọc thơ như thời còn sức trẻ. Hôm mới rồi, về tôn tạo những ngôi mộ cho ông bà, tổ tiên ở Nam Định, nghe tin thành phố Hồ Chí Minh “lại có” thêm dự án làm Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông gọi điện thoại nói với tôi: “Nghèo, tiền ít, thế mà mới xây đền thờ họ Nguyễn Sinh ở Nam Đàn, rồi mới khánh thành tượng Bác ở Pleiku, nay lại thêm tượng Bác ở thành phố HCM. Ở đó cũng có mấy tượng Bác rồi, đâu có thiếu. Ngay như việc xây lăng cũng đâu phải ý của Bác. Trong Di chức để lại, Bác yêu cầu hỏa táng, đem tro rắc ở ba miền kia mà! Di chúc Bác cũng viết là sau khi Bác qua đời ‘chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi tốn tiền và thì giờ của nhân dân’.
Nhà thơ Hải Như nói tiếp: "Ông Bồng có nhiều bạn bè làm báo, nói với mọi người viết bài khuyên người ta không nên xây nhiều tượng đài, đền thờ, khu tưởng niệm về Bác Hồ nữa, cụ không thích thế đâu. Nếu cứ mượn danh Bác Hồ để lấy tiền của dân chia nhau thì thất đức lắm!”.
Rồi ông nói thêm: “Với Bác Hồ, không cần vẽ, đắp mặt, lên sân khấu đóng giả làm gì, tất cả đều đã trong lòng các thế hệ; có khi chỉ cần đôi dép cao su giản dị là người ta hiểu đó là nói về Bác Hồ, nhớ về Bác Hồ”.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm, ngày thành lập Quân đội nhân dân, nghĩ đến truyền thống tự hào “Bộ đội Cụ Hồ”, trang BVB đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Hải Như về những sáng tác của ông về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- Bùi Văn Bồng (BVB)Thưa nhà thơ, cách đây hơn 30 năm, tôi đã đọc bài thơ “KỶ NIỆM SINH NHẬT NGƯỜI NĂM ẤY”, lúc đó ông nghĩ gì mà viết: “Hãy cãi lại Bác Hồ”? Khi ấy, có người đòi truy vấn gây khó cho ông, cho là ông kích động?
- Nhà thơ Hải Như (HN):  Ông lại bắt chước người ta, muốn truy vấn tôi chứ gì? (Cười) Nhưng mà truy vấn hay cãi nhau cũng được, đừng truy bức, tầm nã nhau, rồi chụp cho cái mũ là dạo đó tôi bị “thế lực thù địch” xui giục nhé! Hà…hà…
BVB: Thưa ông, tôi không dám thế!
- HN: Thế này, bài thơ viết không ngẫu nhiên, nhưng có động cơ; đó là động cơ muốn khuyên mọi người đừng vì lý do cá nhân hay thói quen mà tâng bốc hoặc nịnh nọt người có chức quyền cao hơn mình, nhất là với cương vị lãnh đạo. Năm 1980, kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Bác, tôi thấy giữa lúc đói khát, bo bo cũng không có mà ăn, bộ đội nhịn đói hành quân lên biên giới phía Bắc, mặc áo rách sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế; nông dân nhịn đói đi cày, thầy giáo dạy học mà “dạ dày co bóp trên đầu”. Ấy vậy mà các vị bày ra một số hoạt động kỷ niệm ngày sinh của Bác nặng hình thức, quá tốn kém. Thấy vậy, tôi có suy nghĩ là họ đang đi ngược lại tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong của Bác Hồ. Và tôi viết bài thơ này.
- BVBCái "ý tứ" của bài thơ chắc đã có lâu rồi, sao mãi năm 1980 ông mới làm bài thơ này?
- HN: Thì đấy, họ cứ mượn Bác để tự khoe trung thành, khoe đạo đức cách mạng, tôi thấy thế là không ổn, tức quá mà viết. Không phải “tức cảnh sinh tình” mà đúng hơn là “tức đời sinh thơ”.
- BVBÔng có nhớ cái “kỷ niệm” mà ông đã đưa lên tựa đề bài thơ?
- HN: Nhớ chứ, nhớ như in, không sai chi tiết nào. Vì cái chuyện dạo đó nghe là thấm, là lắng sâu ngay, không dễ mà ra ngoài bộ nhớ.
- BVBVậy, ông có thể kể lại.
- HN: Tôi còn nhớ …; Ừ, tôi nhớ câu chuyện dạo đó vào tháng Giêng năm 1966, nhà nghiên cứu văn học Hoài Thanh viết một bài đăng lên các báo bình về chủ đề "Thơ chúc Tết của Bác Hồ". Bác đọc báo, thấy vậy, liền gọi Hoài Thanh đến để Bác có chuyện cần trao đổi. Khi Hoài Thanh đến nhà sàn gặp Bác thì Bác bảo: “ Mấy bài chúc xuân đồng bào, chiến sĩ của Bác, sao chú gọi là thơ? Đó là thứ văn vần, giản dị thôi, kiểu như vè, thơ cái gì? Bác đâu phải nhà thơ mà các chú cứ tung hô như vậy. Bác bận nhiều việc, đừng bắt Bác phải gánh thêm nhà thơ nữa. Chú là nhà phê bình văn học, sao gọi những bài đó là thơ, đừng làm hỏng thơ...".
- BVBThưa ông, bài thơ đó viết vào năm 1980, sao đến năm 2000, tức là 20 năm sau mới đăng báo Lao động?
 - HN: Dạo đó, những bài thơ ‘bút chiến’, nói thẳng nói thật như thế, ai mà dám đăng? Nhưng nhà thơ khi có cảm xúc, bật lên ý tứ thì cứ viết, viết cho thật lòng mình, đúng tâm trạng, suy cảm của mình. Đâu phải nghĩ đến đăng báo thì mới viết? Nếu nhà thơ làm thơ cốt sao cho được duyệt, uốn hợp gu báo chí, gửi báo đăng để mong thơm chút tiếng và có chút tiền…ăn phở, uống rượu,  thì đâu còn là thơ nữa. Tôi là thế, có cảm xúc cứ viết, để đó, trước hết cho mình nghiền ngẫm, suy tư chuyện đời, in đâu cũng được, chưa ai in không sao.
- BVBTrong bài thơ có câu: “Hãy cãi lại Bác Hồ”, là sao ạ?
- HN: Ừ, chỗ đó, mà tôi kể chưa hết. Bác là người thích nghe những ý kiến trái chiều khác nhau. Bây giờ gọi là phản biện. Bác không ưa những cán bộ “gọi thì Dạ, bảo thì Vâng” ngay trước mặt, nhưng sau đó lại quên hết. Cũng trong hôm đó, Bác nói với nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Chú Thanh này, Bác nói chưa đúng thì chú cứ việc cãi, hay như từ mà chú thường dùng là lập luận trở lại. Chú phải “hiện thực phê phán” chứ! Bác đâu phải tiên thánh gì. Mà như tiên thánh chăng nữa thì chắc gì đã hoàn mỹ tuyệt đối mọi sự. Bác cũng là con người, có cái đúng, cũng không tránh được có cái còn sai. Nếu Bác đúng, nhưng thổi phồng cái đúng quá to, lại làm cho Bác sai. Nếu Bác sai, cần mạnh dạn, thẳng thắn phê bình, thế cho nên cái đúng sẽ nhiều lên, cái sai bớt dần đi. Bác thấy trong bài báo đó, ngoài việc chú khen “vè chúc Tết”, mà chú gọi là thơ, chú có bình bài “Nghe tiếng giã gạo” của Bác như thế là chú ủng hộ ý của bác về rèn luyện, tu dưỡng, về tự phê bình và phê bình. Nó như hạt gạo, phải chịu đau đớn mới trắng được…”. Bác yêu cầu các chú, thấy Bác nói sai cái gì thì cứ cãi, đừng khen mà làm hỏng Bác đấy!”...
- BVBVâng, nhân đây, ông có thể đọc bài thơ  “Kỷ niệm sinh nhật Người năm ấy” được không?”.
- HN: (đọc bài thơ):
… Nếu tôi nhớ không lầm
Có một nhà phê bình văn học được Bác Hồ mời lên
Thân tình góp ý:
“Làm nhà yêu nước đủ rồi! (Người cười vui)
Đừng bắt Bác “cõng” thêm nhà thơ,
Bác mệt!”
Cũng vậy - khi trao đổi với mọi người
                       Hồ Chí Minh không bao giờ
                             tự cho mình đúng hết
Hãy cãi lại Bác Hồ…
(Người đưa tay nghiêm nghị chỉ vào từng chúng ta)
Có lẽ nào
         Các chú
         lại không cho Bác
        có quyền được biết mình sai!           
            
                                  (Tháng 5 năm 1980).
BVBCảm ơn ông, bao năm rồi, vẫn giọng đọc thơ đầy diễn cảm, khúc chiết, rất rõ ràng.
HN: Thôi mà, ông đừng khen, làm hỏng tôi! Tuổi này rồi cũng muốn mình đừng bị hỏng! (Cười sảng khoái). Này, xem ra tôi cũng chưa đến mức lú lẩn phải không?
BVB: Dạ không đâu! Đúng là như thế! Ông còn rất minh mẫn. Một sức khỏe mà đâu phải ai mơ cũng được.
HN: (giọng trầm xuống) Con người ta, nhất là khi có cương vị lãnh đạo, thường thích khen, thích nịnh nọt, dị ứng với phê bình. Hiện tượng 'trả thù người phê bình' không phải ít. Sợ nhất là lúc mình bị lú lẩn mà không tự biết, chủ quan, dễ bị nói sảng. Ở đâu cũng thấy nói sảng, tưởng hay, tưởng mình giỏi không ai bằng, đâu biết thiên hạ ‘bịt mũi cười’, rồi họ truyền nhau di nghị. Cái lú lẫn đó ở tuổi già thường thế, không ai nói trước, nói chắc là mình không bị ‘cái tuổi nó đuổi khôn đi’. Mà tôi cũng hỏi nhiều người, nếu ai đó nói thẳng ra là tôi đã bị lú lẩn, thì việc đầu tiên của tôi là phải nhìn lại mình, tự biết mình,  ai rồi cũng đến già, ai cũng phải qua chặng đời ấy. Cho nên hãy biết phận mà tự co lại với nội tâm, nội lực của mình, suy ngẫm, chiêm nhiệm nhiều hơn là phát biểu. Đã lú mà nói nhiều dễ sinh…loạn ngôn; không những bị người ta cười chê mà mất uy tín, vênh mối quan hệ. Còn nữa, cũng nên biết chọn việc để làm, chọn nơi để nói, bớt tiếp xúc rộng, nhất là bớt nói...kiểu lên mặt dạy đời, chủ quan, tự phụ…!
BVBCảm ơn nhà thơ Hải Như!
--------------

14 nhận xét:

  1. Báo cho Bác B. biết - họ tâm tư quá, nên chặn blog của bác rồi. Giá những vấn đề khác họ "nói đi đôi với làm" tích cực như vậy thì nuớc VN chắc chắn là xếp trên Singapore!
    Nhưng thế giới tiến bộ vẫn luôn cung cấp phương tiện để mọi người có thể vuợt qua bức màn thép!

    Trả lờiXóa
  2. Ở Đông Âu người ta đã quên hẳn các nãnh tụ Các Mác, Lê Nin... rồi.
    Khỏi phải tâm tư mất thời gian.

    Trả lờiXóa
  3. sai roi ban oi
    nguoi ta van ton trong nhung gi cac cu da lam cho the gioi nay, cac nuoc tu ban con phai hoc ly luan cua cac cu day ban.
    van de la chua ai du tam de dua thu ly luan do tro thanh hien thuc thoi

    Trả lờiXóa
  4. nguoi ta van phai nghien cuu ly luan cua cac cu do ban ah, ke ca cac nuoc tu ban nhe. chua ai du kha nang de thuc hien ly luan do mot cach sang tao nhu Bac Ho thoi

    Trả lờiXóa
  5. ngày còn đi học phổ thông em có mây lần đạt danh hiệu cháu ngoan BÁC HỒ em nghe lời Bac có câu "khêm tốn,thât thà ,dũng cảm" . sau này lớn lên,thành sĩ quan quân đội thây chỉ có câu khiêm tốn là áp dụng được,còn thật thà thì chậm lên quân hàm,dũng cảm thì nhanh lên nóc tủ. ba mươi nam lính,em về hưu rồi,giờ cho cãi lại bác HỒ tí đại tá nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ cãi . Trên đời này chưa có gì là chân lý tuyệt đối .

      Xóa
    2. 1. Yêu Tố quốc, yêu đồng bào
      Chà, khó "sửa" thành "1. Yêu Đảng..." nhỉ?!

      Xóa
  6. Cũng chỉ vì tiếng "lú"
    mà Bọ lập vô tù
    nếu tôi là thường dân
    đâu cần nhiều tỉnh táo
    nếu tôi là lãnh đạo
    mà lú lẫn triền miên
    thì thôi nên miễn bàn
    chuyện quốc gia đại sự

    Trả lờiXóa
  7. Đúng như nhà thơ Hải Như nói , lũ lãnh đạo các địa phương không bày ra trò này thì cũng phải vẽ ra trò khác để có các dự án , xây cái này phá cái kia để có % chia chác ! Xây dựng tượng ông Hồ , nhà tưởng niệm ông Hồ , bảo tàng các kiểu đó chỉ là cái trò MỊ DÂN , ĂN MÀY DĨ VÃNG của một lũ " lưu manh chính trị " , chúng mượn danh ông HCM để cho dân chúng thấy rằng chúng đang rất tôn thờ , học tập đạo đức của ông ! Nhưng không phải như vậy , dựng tượng ông , tung hô ông để chúng che đậy sự " ăn tàn phá hại " của chúng mà thôi ! Hết đợt này đến đợt khác bày ra cái trò " học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ " , nhưng càng học thì càng thấy nhiều thằng quan chức - đảng viên " xộ khám " vì tham nhũng - ăn cắp tài sản của nhân dân !!! Nếu Bác Hồ có linh thiêng , Bác hãy về " vặn cổ , cắt lưỡi " những kẻ đã và đang " mượn danh " Bác để làm bậy !

    Trả lờiXóa
  8. Thưa bác Hải Như, Đã quá 90 chả cần nhiều lời chỉ cần 9 chữ : "Đã lú mà nói nhiều dễ sinh…loạn ngôn;" Thì lớp hậu sinh của bác nhiều người học được điều hay trong đó. Không biết những người thích loạn ngôn có hiểu được không hay vẫn coi sự "loạn ngôn " đó là đỉnh cao trí tuệ , hả hê muốn mọi người phải tôn thờ đó là khuôn vàng, thước ngọc.

    Trả lờiXóa
  9. Bác HN quá hay. Chúc Bác luôn khỏe mạnh, sống lâu. Nguyễn Thu Giang

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là đọc nhiều biết nhiều , đầu óc mở mang , càng đọc càng thấy nhiều chuyện lạ và nhiều sự thật đang được dần dần đưa ra ngoài ánh sáng ! Cảm ơn hai bác đã thực hiện bài này , chúc các bác mạnh khỏe !

    Trả lờiXóa
  11. Bai viet hay. Com hay.

    Trả lờiXóa
  12. đã mất QUÊ CHOA;Cả chục ngay qua khó vào BÙI VĂN BÔNG.Ngày hôm nay vào đươc trang BÙI VĂN BỒNG vui lắm.

    Trả lờiXóa