Vỉa hè nơi 4 đứa con của chị
Mơ lần lượt ra đời
(Ảnh minh họa)
|
Sống “đầu đường xó chợ” làm mất mỹ quan
thành phố, tạo ra cảm giác một Hà Nội “lầm than”, nhưng bản thân người vô gia
cư rất tự tin vào “nghề” của họ.
Lại nhớ câu chuyện được cán bộ coi là
“hết sức tiêu biểu” ở trung tâm. Chị tên là Trần Thị Duyên (tức Mơ), SN 1964, ở
thôn Mơ Uông, xã Lệ B., huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, dân tộc Sán Chỉ. 9 năm
trước, bấy giờ đang 40 tuổi, chị cùng 4 đứa con trứng gà trứng vịt đen nhẻm bùn
đất được “thu gom” vào đây, sau một đợt truy quét những người lang thang, ăn
xin ở vỉa hè, làm ảnh hưởng đến mỹ quan và trật tự đô thị Hà Nội.
Người ta hết sức ngạc nhiên, thấy chị mang theo 4 đứa con gồm: Trần Thị Thuật, 14 tuổi; Trần Văn Tường, 13 tuổi; rồi Trần Thị Luyến, 10 tuổi; Trần Thị Mùi, 3 tuổi.
Như con gà mẹ 40 tuổi, chị Mơ dắt theo
một đàn gà con lơ ngơ, non tơ, lít nhít, đói khát. Ảnh chụp hồi ấy, gần 10 năm
trước, để làm hồ sơ “nhập
trung tâm”, thì gương mặt chị Mơ không phải là không duyên dáng, có chút nhan
sắc, với tóc dài đen nhánh, với khăn mũ len nâu của mùa đông năm 2004. Sơn nữ
dân tộc Sán Chỉ mà.
Chị bảo, con của chị tất tật lấy họ mẹ
(họ Trần), bố của chúng thì mỗi đứa một ông. Các “ông” ấy hầu hết chị không nhớ
mặt, toàn gặp ngoài bến tàu bến xe, có khi ngoài công viên… Đám trẻ, giờ có một
cháu đi làm, hai cháu học tại trường làng gần Trung tâm bảo trợ xã hội 4,
cả hai đều đạt học sinh giỏi, xinh xẻo, chăm ngoan khiến đồng chí Bằng, giám
đốc hết sức cảm kích. Mỗi đứa mang một gương mặt, một nguồn gen của những ông
bố “bí ẩn” kia.
Trò chuyện với chúng tôi, với chúng tôi,
với gương mặt tuổi già của một người cả đời bị cuộc sống lang
thang đày đọa, răng gẫy lởm
chởm, tóc còn vài cái lưa thưa, chị Mơ thở dài: “Nằm ở xó nào đấy, con chuột nó chạy vào… chỗ
bụng dưới của mình, thế là đẻ thôi mà”. Mấy đứa đầu, chị còn tự cắt rốn,
để ở nơi hoang vu tội nghiệp lắm. Hỏi lũ trẻ, chúng chỉ nhớ: Cháu sinh ra, biết
nhớ biết nghĩ thì đã thấy mình ở vỉa hè rồi. Không có “bố” nào qua lại hết.
Chị Mơ đỡ lời con: “Họ đến đem “chuột chạy
vào bụng mình” rồi họ đi, có khi đêm tối mình còn không nhìn rõ mặt người đàn
ông ấy nữa cơ mà”.
Chị Phan Thị Bích Ngọc, phó giám đốc
Trung tâm, người sâu sát quản lý chăm sóc chị Mơ suốt bao năm, chỉ còn biết thở
dài: Các cháu nhỏ nó kể, nó còn mấy đứa em nữa cơ. Lúc bé nó vẫn nhìn thấy, giờ
đi đâu không rõ. Chắc những đứa trẻ đó đã được “chuyển đi”. Vậy là số lần sinh
nở “vỉa hè bến xe” của người đàn bà tội nghiệp với các “giấc mơ” chuột chạy vào
… bụng dưới này không dừng lại ở con số 4. Hy vọng, các cháu sẽ gặp cái kịch
bản bớt đau khổ hơn, ấy là đang được làm con nuôi, được chăm sóc ở một gia đình tử tế nào khác.
Để độc giả có một cái nhìn đầy đủ và đa
chiều hơn về thảm trạng người vô gia cư ở Hà Nội, nhóm phóng viên đã có cuộc
trò chuyện chính thức với ông Lê Tuấn Hữu – giám đốc Sở Lao Động – Thương binh
và xã hội Thành phố Hà Nội.
Nhiều người quyết tâm “vô gia cư” ở Hà Nội
- Thưa ông riêng nhóm từ thiện mang tên “Ấm” mà chúng tôi
đi cùng, mỗi lượt đi đêm thăm hỏi người vô gia cư, đều đặn họ đã tặng 65 suất
quà, mà số lượng người được giúp đỡ còn rất nhiều. Riêng số người xuất thân từ
“vô gia cư” mà một trung tâm của quý Sở (đóng tại Ba Vì) đang chăm sóc đã là
346. Xin được hỏi, thời gian vừa qua, các đội trật tự xã hội (TTXH) của Hà Nội
có đưa được nhiều người lang
thang lên trung tâm để chăm sóc giúp đỡ không?
-Ông Lê Tuấn Hữu: Đối tượng của đội TTXH
chỉ có người lang thang ăn xin thôi, tức là đội TTXH chỉ được phép thu gom
những người này. Còn những đối tượng nằm ngủ ở bến tàu bến xe, chúng tôi cũng
biết, nhưng họ không có biểu hiện gì là lang thang cả, họ chỉ ngồi đấy, như bà
già ở Bách hóa Thanh Xuân (mà báo chí cũng viết nhiều – PV), bà ấy ngồi
với cái cân để người ta đi qua cân thử trọng lượng của mình, bao nhiêu năm mà
quận cũng… không biết xử lý ra sao. Vì bà ấy không làm gì để mình phải “thu
gom” cả. Không tâm thần, không sai, mà chỉ ngồi ai đến bước lên cân thì cho bà
tiền thôi. Rất nhiều những trường hợp như thế, không phải chúng tôi không biết,
mà là không biết phải làm sao. Còn thì bảo là nếu họ ngồi ở chỗ nào gây mất
cảnh quan đô thị, như Hồ Gươm chẳng hạn, thì lại là nhiệm vụ của TTXH quận Hoàn
Kiếm, họ sẽ xử lý.
- Tóm lại thì hiện nay, ai lực lượng nào
sẽ quản lý các đối tượng lang thang vô gia cư với cuộc sống nhếch nhác, vạ vật,
lấm láp, bệnh tật cảu một “Hà Nội lầm than” như thế?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Trên mạng có một nhóm
thanh niên từ thiện với người vô gia cư, chúng tôi rất ủng hộ và trân trọng, vì
sự chăm sóc này là cần thiết. Nhưng tại làm sao mà chúng ta không gom được
những đối tượng này là như thế, vì chúng ta không đủ căn cứ để gom. Nhưng nếu
là phường gom rồi rồi làm hồ sơ gửi lên thì chúng tôi nhận ngay. “Tuyên truyền”
vận động lần 1, lần 2 không được thì thu gom lại. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao ở
xã, phường họ lại không làm việc đó? Nếu họ làm được, họ mời đội trật tự đến
đưa người vô gia cư đi trung tâm, bất kể họ là người của địa phương nào cũng
được, không cứ gì phải là người có hộ khẩu Hà Nội.
Khi thu gom họ xong, ban đầu chúng tôi
đưa tất cả vào trung tâm 1 ở Đông Anh và trung tâm 2 ở Ứng Hòa. Họ được ở lại 1
tháng để cán bộ xác minh địa chỉ, quê quán ở đâu, sau đó báo người nhà đến
nhận, đưa về. Sau 1 tháng không ai nhận thì chúng tôi chuyển lên Trung tâm bảo
trợ xã hội 4 trên Bà Vì của Hà Nội. Tại đây, các cán bộ tiếp tục xác minh cho
đến khi tìm được gia đình của người vô gia cư, còn không tìm được thì nuôi
dưỡng ở đấy đến cuối đời. Chính sách thành phố là rõ ràng. Đối tượng cả ngành
là thế nhưng trách nhiệm đầu tiên phải từ các đồng chí ở xã, phường.
Các đối tượng lang thang vô gia cư không
vi phạm pháp luật mà chỉ làm mất cảnh quan đô thị và họ
cứ vạ vật thế, khiến ta có cảm giác như thể xã hội này bỏ rơi họ. Nhưng bản
thân họ, tôi không biết chắc như thế nào nhưng tôi thấy họ vẫn kiếm sống, vẫn
sống được. Vận động họ về quê, họ không về đâu, họ bảo ở thành phố kiếm sống dễ
hơn. Chúng tôi cũng đã phải tham mưu UBND thành phố ra văn bản hỗ trợ một số
người vô gia cư có được áo ấm, rồi quà cáp trong dịp rét đậm, hại.
- Có phải vì muốn bám Hà
Nội để kiếm sống vỉa hè, gâm cầu, góc chợ, nên họ đã ra vào các trung tâm bảo
trợ xã hội nhiều lần?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Có một số trường hợp
vào rồi lại ra rất nhiều lần. Họ viết giấy hứa hẹn không đi lang thang vật vạ
nữa. Gia đình cam đoan đón về rồi. Nhưng lần sau vẫn như thế, vẫn “tái phạm”.
- Vậy thì chúng ta phải làm gì để bớt đi những thảm cảnh
người vô gia cư sống quá khổ sở, bị lạm dụng, bị truyền bệnh do kẻ xấu?
- Ông Lê Tuấn Hữu: Việc đầu tiên là
chính các địa phương phải có trách nhiệm với họ, tạo công ăn việc làm cho họ
hồi hương. Bởi có đi đâu đi nữa thì sau này họ vẫn phải về quê hương, họ đi
kiếm sống vài năm thì về. Đấy là mấu chốt từ gốc. Việc tiếp theo, đối với Hà
Nội hay các thành phố lớn khác, cần có kế hoạch xử lý vấn đề hợp tình hợp lý.
Có những người cả nhà ra Thủ đô, chúng tôi chỉ đạo trước hết đảm bảo an ninh trật tự, sức khỏe cho họ. Các cháu thì có quyền được
chăm sóc học hành. Thực tế, các quận huyện đã tổ chức các lớp học tình thương
lồng ghép cho trẻ em thuộc đối tượng này, khá hiệu quả.
- Xin chân thành cảm ơn!
Khắp nơi của xứ Việt, loại chuột này nhiều lắm, không ai dám đánh, vì...sợ vỡ bình. Ôi, chỉ tại cái 'bình quý'
Trả lờiXóaHe...he...Lũ chuột bò dưới bụng, à bụng dưới Duyên Sơn nữ này chắc là từ 'bình quý' của "đỉnh cao trí tuệ" trốn ra...ca..ca...
Trả lờiXóaCác bạn khong biết đâu ,xin váo ttxh phải đút lót xét tiêu chuẩn mới đươc khong phải ai lang thang cũng được vào tôi đã từng có người quen vào tôi biết hết các bạn đừng mơ
Trả lờiXóaBiết quá đi chứ! Quán triệt Nghị quyết của bà Dzoan rồi!
XóaLại văn Sinh nói hay quá,chuột từ bình quí là giống chuột dơ bẩn và hèn hạ,gớm tởm nhất !
Trả lờiXóa4 đứa con của chị đang hưởng thụ những gì tốt đẹp nhất mà các ông nghị gật để lại
Trả lờiXóa