* Gs. Nguyễn Huệ Chi
Cầm bút ghi lại cuộc gặp mặt sáng nay, 7-12-2014, của một nhóm trí thức Thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm ngày Liên hợp quốc ra Tuyên ngôn Nhân quyền mà giờ đây tôi vẫn chưa hết cảm giác buồn cười, chỉ chực bật lên thành tiếng, làm vợ tôi ngạc nhiên cứ phải lân la dò hỏi: “Có gì mà anh vui thế? Ăn lẩu dê ngon lắm hay sao?” Tôi không nhịn được nữa phải cười to: “Ôi, ngon quá đi chứ! Dê núi kia mà!” Hết trận cười thì đành bấm bụng cầm chuột máy ghi lại đầu đuôi chuyện đã xảy ra.
Mấy hôm trước, vài người bạn nhắn miệng cho biết: “Đến Chủ nhật tới sẽ họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền, thế nào anh cũng phải có mặt... Thì lâu ngày không gặp, cũng chỉ cốt để trò chuyện cho vui rồi cùng nhau kết thúc bằng một bữa lẩu dê”.
Nghe nói tôi sướng rơn, ha ha, thế là được một bữa thoát khỏi chế độ “thực dưỡng” bằng rau củ quả suông do bà vợ Tổng bí thư của tôi nghe lời con gái đưa ra điều lệ bắt Ủy viên trung ương đảng gia đình là tôi phải thực hiện, đang chán đến phát ốm.
Nay có dịp “tham nhũng” một bữa lẩu dê thì còn gì bằng! Nhưng cái tật đi ngủ quá muộn vì thói quen đọc sách trong màn vẫn không sửa được, nên sáng đến gần 7 giờ rồi mà cứ còn ngon giấc. Thình lình tiếng điện thoại réo làm giật thót cả mình. Tưởng nghệ sĩ Kim Chi đã đến gọi xuất hành, tôi hoảng quá, chồm ngay dậy. Hóa ra đầu dây bên kia là một giọng đàn ông: “Cháu H. đây, bác dậy chưa?” Ô, thì ra là anh cảnh sát địa phương. Tôi đáp: “Vừa mới mở mắt. Có gì thế cháu?” “Cháu muốn mời bác đi uống cà phê...”. “Bác không quen uống cà phê buổi sáng đâu”. “Thì uống trà vậy. Cháu sẽ đến thăm bác ngay bây giờ”. Thôi rồi, anh ta đến quản chế mình không cho ra cửa đây.
Tôi nhắn vào điện thoại cho chị Kim Chi: “Tôi được thăm hỏi”. Rồi trở dậy đánh răng, súc miệng, để kịp đón anh cảnh sát đã bấm chuông ở cổng dưới. Chúng tôi gặp nhau rất vui, riêng tôi thì “bên ngoài cười nụ” mà bên trong đang phải nhẩm tính rất dữ. Thật ra, với cảnh sát nào ở khu phố mình ở, tôi cũng thấy họ đều nhã nhặn với mình, kể cả anh cảnh sát Q. năm 2009 vừa chân ướt chân ráo đến địa phương này, đang được anh cảnh sát cũ dẫn đi giới thiệu từng nhà, mới bước vào nhà tôi chừng 5 phút thì bỗng đâu một đoàn cảnh sát trên Bộ quần áo chỉnh tề dáng bộ uy nghi, bước vào đọc lệnh khám nhà, làm anh ta cứ đứng ngây ra, không biết đầu đuôi xuôi ngược ra sao nữa. Hôm nay, anh cảnh sát này cũng là “lính mới” song cũng đã gặp nhau vài ba bận. Rất vui tính và cởi mở, vì thế chuyện con cà con kê chẳng ai giữ kẽ với nhau. Nhưng đến 9 giờ, nhân anh ta hỏi: “Bác có bận đi họp hành gì không?” tôi liền quyết định phải nói thẳng: “Tớ bận một cuộc họp, đi ngay bây giờ đây”. Và nói tiếp: “Họp kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền, là một ngày trọng đại đấy, vắng không được đâu”. Cậu ta đáp: “Họp ở Hà Đông có phải không?”. Thôi thế là anh ta biết hết rồi.
Tôi nhắn vào điện thoại cho chị Kim Chi: “Tôi được thăm hỏi”. Rồi trở dậy đánh răng, súc miệng, để kịp đón anh cảnh sát đã bấm chuông ở cổng dưới. Chúng tôi gặp nhau rất vui, riêng tôi thì “bên ngoài cười nụ” mà bên trong đang phải nhẩm tính rất dữ. Thật ra, với cảnh sát nào ở khu phố mình ở, tôi cũng thấy họ đều nhã nhặn với mình, kể cả anh cảnh sát Q. năm 2009 vừa chân ướt chân ráo đến địa phương này, đang được anh cảnh sát cũ dẫn đi giới thiệu từng nhà, mới bước vào nhà tôi chừng 5 phút thì bỗng đâu một đoàn cảnh sát trên Bộ quần áo chỉnh tề dáng bộ uy nghi, bước vào đọc lệnh khám nhà, làm anh ta cứ đứng ngây ra, không biết đầu đuôi xuôi ngược ra sao nữa. Hôm nay, anh cảnh sát này cũng là “lính mới” song cũng đã gặp nhau vài ba bận. Rất vui tính và cởi mở, vì thế chuyện con cà con kê chẳng ai giữ kẽ với nhau. Nhưng đến 9 giờ, nhân anh ta hỏi: “Bác có bận đi họp hành gì không?” tôi liền quyết định phải nói thẳng: “Tớ bận một cuộc họp, đi ngay bây giờ đây”. Và nói tiếp: “Họp kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền, là một ngày trọng đại đấy, vắng không được đâu”. Cậu ta đáp: “Họp ở Hà Đông có phải không?”. Thôi thế là anh ta biết hết rồi.
Tôi đánh bài ngửa: “Cậu được lệnh đến đây cản mình chứ gì? Tớ đã nói với các cậu việc gì cần là tớ đi, không ai cản được cả”. Nào ngờ anh ta trả lời rất nhẹ nhàng: “Thì bác cứ chuẩn bị đi đi, cháu không làm phiền bác nữa. Nhân phiên trực cháu chỉ đến thăm bác thôi”. Tôi biết cậu ta nói khách sáo chứ ai lại đến thăm đúng vào lúc mình đang phải đi dự một cuộc họp long trọng thế này. Nhưng mà thôi cũng chẳng sao, bởi lời nói của cậu ấy đã là một biểu hiện của sự cởi mở mà tôi mong đợi.
Tôi gọi điện cho chị Kim Chi bảo chờ mình, gọi điện cho hãng taxi và xin phép anh an ninh lên thay quần áo. Và hai phút sau đã tề chỉnh, bước ra đường để đón xe, trong khi anh cảnh sát cũng đi theo một quãng rồi gật đầu mỗi bên một đường. Thật là hồ hởi trong dạ. Nào ngờ mọi sự lại không phải như mình mong.
Tôi gọi điện cho chị Kim Chi bảo chờ mình, gọi điện cho hãng taxi và xin phép anh an ninh lên thay quần áo. Và hai phút sau đã tề chỉnh, bước ra đường để đón xe, trong khi anh cảnh sát cũng đi theo một quãng rồi gật đầu mỗi bên một đường. Thật là hồ hởi trong dạ. Nào ngờ mọi sự lại không phải như mình mong.
Xe taxi chạy đến Royal City đúng chỗ hẹn quá Ngã Tư Sở thì dừng. Vừa bước xuống đã nhìn thấy bạn già Nguyễn Khắc Mai cũng đang đứng đấy, đang trò chuyện với một người áo xanh lá cây, có lẽ là anh xe ôm. Tôi đã quen dáng chiếc xe dãi dầu của anh Trung chuyên đi phục vụ miễn phí cho anh em nhân sĩ trí thức, nên hút thấy bóng nó đỗ về bên trái liền kéo Mai cùng mình đi sang phía đó. Lên ô tô thì có mấy mặt toàn người quen đang chờ: Kim Chi, Chu Hảo và Nguyên Bình, con gái lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Xe lập tức nổ máy chạy ra đường Nguyễn Trãi trực chỉ Hà Đông. Nhưng chợt anh Trung nhìn vào kính chiếu hậu và nói ngay: “Này, xem mà xem, hai vị đèo nhau trên xe máy lại đeo theo mình rồi. Mình dừng họ dừng, mình đi là họ bám đuôi ngay”. Nhìn ra phía sau xe, quả nhiên có hai chàng thường phục trên chiếc xe máy đang chạy cầm chừng sau chiếc ô tô chừng 40 mét. Tất cả nhìn nhau. Anh Chu Hảo bấy giờ mới ghé tai tôi nói: “Khi trước xe chạy không có “cái đuôi” này đâu, nhưng từ khi tôi lên xe thì nó xuất hiện, thế có lẽ là do tôi “mọc đuôi” rồi”. Chưa kịp đáp lời gì thì anh Chu Hảo đã gọi anh Trung cho xe chạy chậm lại, ngoặt vào một con đường khác, và bảo với cả đoàn: “Ta làm một phép thử nhé. Nếu “cái đuôi” là vì có mặt tôi thì tôi sẽ xuống đây để “cắt đuôi” cho các anh chị. Rồi tôi sẽ tìm cách đến sau vậy. Mọi người không biết cản thế nào, đành để anh xuống xe, nhưng khi anh bước xuống thì nghệ sĩ Kim Chi cũng tình nguyện xuống cùng với anh. Xe vòng vèo một lúc để quay trở lại đường cũ và tôi bỗng cảm thấy ngay cái vị hài hước ở đầu lưỡi mình, bèn bật ra một câu: “Vui nhỉ, một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có khác, con dân đi làm lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Nhân quyền là phái người đi bảo vệ. Còn gì oai hơn nữa”. Ai nấy cùng cười và chuyện trò lại râm ran. Đột nhiên một nguời nhắc đến Bọ Lập và mọi tiếng nói cười đều vụt tắt. Chỉ còn tiếng máy xe rù rì cố len qua các dòng người trên con đường có những trụ cầu mọc nghênh ngang như những anh khổng lồ đang đứng đứng dang tay cười nhạo sự tất tả của người đi phía dưới.
Hình ảnh một chàng văn sĩ nổi tiếng, liệt nửa người, một tay chống gậy, bước chân tập tễnh theo đoàn công an điều tra dẫn mình về nơi thẩm vấn, còn quay lại dặn vợ: “9 ngày, nếu không thì 3 năm” bỗng hiện rõ mồn một trong trí như là một nghịch lý trớ trêu của cái ngày mà tất cả chúng tôi từ mọi hướng đang cố gắng tìm đến một địa điểm chung để tổ chức lễ kỷ niệm cho nó. Trớ trêu và oái oăm.
Xe lập tức nổ máy chạy ra đường Nguyễn Trãi trực chỉ Hà Đông. Nhưng chợt anh Trung nhìn vào kính chiếu hậu và nói ngay: “Này, xem mà xem, hai vị đèo nhau trên xe máy lại đeo theo mình rồi. Mình dừng họ dừng, mình đi là họ bám đuôi ngay”. Nhìn ra phía sau xe, quả nhiên có hai chàng thường phục trên chiếc xe máy đang chạy cầm chừng sau chiếc ô tô chừng 40 mét. Tất cả nhìn nhau. Anh Chu Hảo bấy giờ mới ghé tai tôi nói: “Khi trước xe chạy không có “cái đuôi” này đâu, nhưng từ khi tôi lên xe thì nó xuất hiện, thế có lẽ là do tôi “mọc đuôi” rồi”. Chưa kịp đáp lời gì thì anh Chu Hảo đã gọi anh Trung cho xe chạy chậm lại, ngoặt vào một con đường khác, và bảo với cả đoàn: “Ta làm một phép thử nhé. Nếu “cái đuôi” là vì có mặt tôi thì tôi sẽ xuống đây để “cắt đuôi” cho các anh chị. Rồi tôi sẽ tìm cách đến sau vậy. Mọi người không biết cản thế nào, đành để anh xuống xe, nhưng khi anh bước xuống thì nghệ sĩ Kim Chi cũng tình nguyện xuống cùng với anh. Xe vòng vèo một lúc để quay trở lại đường cũ và tôi bỗng cảm thấy ngay cái vị hài hước ở đầu lưỡi mình, bèn bật ra một câu: “Vui nhỉ, một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có khác, con dân đi làm lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Nhân quyền là phái người đi bảo vệ. Còn gì oai hơn nữa”. Ai nấy cùng cười và chuyện trò lại râm ran. Đột nhiên một nguời nhắc đến Bọ Lập và mọi tiếng nói cười đều vụt tắt. Chỉ còn tiếng máy xe rù rì cố len qua các dòng người trên con đường có những trụ cầu mọc nghênh ngang như những anh khổng lồ đang đứng đứng dang tay cười nhạo sự tất tả của người đi phía dưới.
Hình ảnh một chàng văn sĩ nổi tiếng, liệt nửa người, một tay chống gậy, bước chân tập tễnh theo đoàn công an điều tra dẫn mình về nơi thẩm vấn, còn quay lại dặn vợ: “9 ngày, nếu không thì 3 năm” bỗng hiện rõ mồn một trong trí như là một nghịch lý trớ trêu của cái ngày mà tất cả chúng tôi từ mọi hướng đang cố gắng tìm đến một địa điểm chung để tổ chức lễ kỷ niệm cho nó. Trớ trêu và oái oăm.
Khi xe chạy đến Hà Đông, ngoặt trái một quãng rồi ngoặt phải vào Khu đô thị Xa La, không thấy bóng dáng hai anh xe máy đuổi theo nữa, chúng tôi đã mừng thầm: đúng “đuôi” của anh Chu Hảo rồi. Nhưng hỡi ôi, mừng hụt. Chỉ cần chạy thêm một quãng hơn 100 mét nữa là đến đích: nhà hàng Dê Hoa Lư, tuy nhiên từ xa mọi người đã nhìn rõ một tấm biển to viết nguệch ngoạc: Hôm nay nhà hàng không mở cửa vì hết hàng. Và cửa quán thì đóng chặt. Ngay ngôi nhà bên cạnh, lố nhố kẻ đứng người ngồi có chừng chục chàng mặc áo xanh đang ngó ra phía chiếc xe của chúng tôi. Ai nấy tê điếng cả người. “Cuộc họp long trọng này đã được nước thành viên LHQ dời sang ngày khác”, ai đó nói thêm một câu đùa chua chát. Thôi, còn xuống mà làm gì nữa. Đi thôi.
Xe chúng tôi lăn bánh theo tốc độ rùa bỏ thêm dăm chục mét thì chợt nhận ra cái dang đi dẻo dai của anh Nguyễn Quang A. Anh cũng đang hối hả hành tiến về phía quán Hoa Lư. Nguyễn Khắc Mai vội hạ cửa kính xuống gọi và nhanh chóng Nguyễn Quang A chạy tới leo lên xe. Khi biết ra cơ sự, anh cười: “Có hề gì, thì mình đi kiếm một quán khác”. Và thế là mấy người reo lên hưởng ứng. Lại chạy thêm một quãng chừng 3, 400 mét nữa thì đến chiếc cầu Kiên Hưng. Bên kia cầu có một quán thịt cầy, mặt bằng phía trước rất thoáng đãng. “Thôi vào đây đi!”, Quang A quyết định chắc nịch, như anh đã quyết định đi bộ 13 km từ bên kia sông Hồng sang đến tận Giáo xứ Thái Hà lần thuyết trình Nghị quyết của LHQ về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền hôm 26-11-2014, mặc cho có đến vài chục anh chức năng săn đuổi và ra sức ngăn cản mình.
Nghe lời anh, xe qua cầu Kiên Hưng liền vòng lại, chạy trờ lên hè phố ngay trước quán, đỗ chếch về một bên cửa. Bước xuống thì có hai người từ trong quán đi ra: “Chúng em chờ các bác ở đây lâu rồi. Đặt tại nhà hàng Hoa Lư nhưng họ làm khó dễ, bắt chủ quán đóng cửa, biết thế nào các bác cũng lên đây nên đã đứng sẵn ở đây”. Vui quá là vui, những cái đầu lớn gặp nhau. Chúng tôi ùa vào và các cô tiếp viên chạy ra săn đón, sắp xếp bàn ghế. Chàng Thanh Hà, người đợi chúng tôi, cho biết: “Có anh Phạm Đình Trọng cũng ra dự với chúng ta, vừa đi xe máy tới đây, thầy Vũ Hùng đèo, nhưng hình như ngại công an làm khó dễ sao đấy nên lại đi rồi”. Quang A vội bảo: “Gọi ngay các cậu ấy quay lại. Công an đến ta mời vào luôn. Có gì đâu, càng đông vui. Ngày này là ngày vui của nước ta, một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền mà”. Không khí phấn khởi bùng lên trở lại.
Trong chốc lát hai anh Phạm Đình Trọng và nhà giáo Vũ Hùng đã dựng xe máy bước vào. Rồi có hai người bạn từ Thái Bình cũng kịp lên nhập cuộc. Chúng tôi gọi điện cho chị Kim Chi, thì chừng 10 phút sau, Kim Chi và anh Chu Hảo đã xuống xe ngay trước quán, mặt tươi hơn hớn, chừng như có chuyện gì đó mà không nói ra lời. Những cốc bia hơi đầy tràn được mang ra và trong không khí nâng ly vui vẻ, Chu Hảo bật mí cho biết: “Một cuộc “cắt đuôi” thật ngoạn mục. Lúc xuống xe ở chỗ anh Trung dừng lại, chúng tôi nhìn thấy hai anh xe máy đèo nhau cũng dừng, biết là mình đoán trúng rồi, bèn đem nhau vào một cửa hàng bán thời trang bên đường để tạm lánh mặt họ. Cô bán hàng trẻ trung, nhìn thấy khách bèn tươi hẳn nét mặt, tưởng hai ông bà này đem nhau đi sắm đồ bộ, đến gần niềm nở mời chào: “Buổi sáng sáng hai bác ăn mặc đẹp đẽ quá, đi sắm đồ bộ thật là hợp. Mời hai bác xem hàng cho em đi”.
Chị Chi nhác thấy “cái đuôi” vẫn lấp ló phía xa xa liền thổ lộ: “Em cho chị và anh đây vào ngồi ghế phía trong một tí, anh chị đi dự cuộc họp ngày lễ kỷ niệm Nhân quyền LHQ, nhưng đến đây thì... bỗng mệt quá... mệt muốn đứt hơi... Mà phía trong có cái toilette nào không em?” Cô hàng ý nhị đáp lời: “Có đấy hai bác ạ, hai bác cứ đi vào đi, tận phía trong ấy đấy”. Cô nói đến đấy thì dừng, tin cậy để cho hai người khách lạ đi toilette, tiếp tục trông coi hàng. Hai người vội đi sâu vào trong thì phát hiện ra phía sau toilette lại có một cửa ngách thông sang một con đường khác. Mừng còn hơn bắt được vàng. Chỉ một bước là ra đường, lên ngay xe taxi, trên taxi nhận được điện thoại vội phóng đến đây”.
Quá kịch tính! Mọi người lặng ngây ra nghe. Thế này là nội dung cuộc họp mặt kỷ niệm ngày Nhân quyền phong phú quá rồi chứ còn gỉ nữa. Anh Hà Thanh bèn đứng dậy khai mạc cuộc họp và thông báo các anh Nguyễn Mạnh Hùng, Bà Đầm Xòe và một số người nữa không đến được vì sáng sớm bận có khách thăm hỏi tới tấp (Người Tàu xưa gọi là “bất tốc chi khách”), nhưng 15 người thế này cũng đã là đáng quý lắm.
Xe chúng tôi lăn bánh theo tốc độ rùa bỏ thêm dăm chục mét thì chợt nhận ra cái dang đi dẻo dai của anh Nguyễn Quang A. Anh cũng đang hối hả hành tiến về phía quán Hoa Lư. Nguyễn Khắc Mai vội hạ cửa kính xuống gọi và nhanh chóng Nguyễn Quang A chạy tới leo lên xe. Khi biết ra cơ sự, anh cười: “Có hề gì, thì mình đi kiếm một quán khác”. Và thế là mấy người reo lên hưởng ứng. Lại chạy thêm một quãng chừng 3, 400 mét nữa thì đến chiếc cầu Kiên Hưng. Bên kia cầu có một quán thịt cầy, mặt bằng phía trước rất thoáng đãng. “Thôi vào đây đi!”, Quang A quyết định chắc nịch, như anh đã quyết định đi bộ 13 km từ bên kia sông Hồng sang đến tận Giáo xứ Thái Hà lần thuyết trình Nghị quyết của LHQ về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền hôm 26-11-2014, mặc cho có đến vài chục anh chức năng săn đuổi và ra sức ngăn cản mình.
Nghe lời anh, xe qua cầu Kiên Hưng liền vòng lại, chạy trờ lên hè phố ngay trước quán, đỗ chếch về một bên cửa. Bước xuống thì có hai người từ trong quán đi ra: “Chúng em chờ các bác ở đây lâu rồi. Đặt tại nhà hàng Hoa Lư nhưng họ làm khó dễ, bắt chủ quán đóng cửa, biết thế nào các bác cũng lên đây nên đã đứng sẵn ở đây”. Vui quá là vui, những cái đầu lớn gặp nhau. Chúng tôi ùa vào và các cô tiếp viên chạy ra săn đón, sắp xếp bàn ghế. Chàng Thanh Hà, người đợi chúng tôi, cho biết: “Có anh Phạm Đình Trọng cũng ra dự với chúng ta, vừa đi xe máy tới đây, thầy Vũ Hùng đèo, nhưng hình như ngại công an làm khó dễ sao đấy nên lại đi rồi”. Quang A vội bảo: “Gọi ngay các cậu ấy quay lại. Công an đến ta mời vào luôn. Có gì đâu, càng đông vui. Ngày này là ngày vui của nước ta, một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền mà”. Không khí phấn khởi bùng lên trở lại.
Trong chốc lát hai anh Phạm Đình Trọng và nhà giáo Vũ Hùng đã dựng xe máy bước vào. Rồi có hai người bạn từ Thái Bình cũng kịp lên nhập cuộc. Chúng tôi gọi điện cho chị Kim Chi, thì chừng 10 phút sau, Kim Chi và anh Chu Hảo đã xuống xe ngay trước quán, mặt tươi hơn hớn, chừng như có chuyện gì đó mà không nói ra lời. Những cốc bia hơi đầy tràn được mang ra và trong không khí nâng ly vui vẻ, Chu Hảo bật mí cho biết: “Một cuộc “cắt đuôi” thật ngoạn mục. Lúc xuống xe ở chỗ anh Trung dừng lại, chúng tôi nhìn thấy hai anh xe máy đèo nhau cũng dừng, biết là mình đoán trúng rồi, bèn đem nhau vào một cửa hàng bán thời trang bên đường để tạm lánh mặt họ. Cô bán hàng trẻ trung, nhìn thấy khách bèn tươi hẳn nét mặt, tưởng hai ông bà này đem nhau đi sắm đồ bộ, đến gần niềm nở mời chào: “Buổi sáng sáng hai bác ăn mặc đẹp đẽ quá, đi sắm đồ bộ thật là hợp. Mời hai bác xem hàng cho em đi”.
Chị Chi nhác thấy “cái đuôi” vẫn lấp ló phía xa xa liền thổ lộ: “Em cho chị và anh đây vào ngồi ghế phía trong một tí, anh chị đi dự cuộc họp ngày lễ kỷ niệm Nhân quyền LHQ, nhưng đến đây thì... bỗng mệt quá... mệt muốn đứt hơi... Mà phía trong có cái toilette nào không em?” Cô hàng ý nhị đáp lời: “Có đấy hai bác ạ, hai bác cứ đi vào đi, tận phía trong ấy đấy”. Cô nói đến đấy thì dừng, tin cậy để cho hai người khách lạ đi toilette, tiếp tục trông coi hàng. Hai người vội đi sâu vào trong thì phát hiện ra phía sau toilette lại có một cửa ngách thông sang một con đường khác. Mừng còn hơn bắt được vàng. Chỉ một bước là ra đường, lên ngay xe taxi, trên taxi nhận được điện thoại vội phóng đến đây”.
Quá kịch tính! Mọi người lặng ngây ra nghe. Thế này là nội dung cuộc họp mặt kỷ niệm ngày Nhân quyền phong phú quá rồi chứ còn gỉ nữa. Anh Hà Thanh bèn đứng dậy khai mạc cuộc họp và thông báo các anh Nguyễn Mạnh Hùng, Bà Đầm Xòe và một số người nữa không đến được vì sáng sớm bận có khách thăm hỏi tới tấp (Người Tàu xưa gọi là “bất tốc chi khách”), nhưng 15 người thế này cũng đã là đáng quý lắm.
Thầy giáo Vũ Hùng đứng lên mà chẳng nói gì. Sự im lặng nói nhiều hơn nói.
Ai nấy vỗ tay vang rân. Mọi gương mặt nhướng lên chăm chú nghe, tuy trong lòng vẫn không giấu được tiếng cười, bởi câu chuyện hấp dẫn của hai vị Kim Chi và Chu Hảo vẫn đang nóng hổi, không kém gì câu chuyện anh Quang A mấy hôm trước.
Nhưng rồi bỗng có tiếng còi vang lên ở ngoài. Một xe cảnh sát chạy tới. Một tiếng loa cất lên rất to: “Chiếc xe nào đỗ trên hè ở đây không được phép. Mời lái xe ra đây cho chúng tôi gặp”. Có chuyện rồi. Anh Trung chạy ra gặp họ. Một sự thương lượng nhẹ nhàng nào đấy, lát sau đã thấy chiếc xe do anh Trung lái lùi từ trên hè xuống bờ đường. Tưởng mọi việc thế là xong, anh Trung quay trở vào, cuộc vui lại tiếp tục. Thì bỗng lại có tiếng loa: “Mời lái xe ra để chúng tôi cho cần cẩu tới cẩu xe đi”. Ô hay! Dùng cần cẩu để cẩu xe người ta về đồn ư? Quái nhỉ! Anh Trung lại phải đứng lên: “Đây không có biển cấm, chẳng sao đâu. Để tôi ra nói năng ôn tồn với họ lần nữa”. Anh Trung ra một lúc rất lâu không thấy vào. Chúng tôi nghĩ đến cái kế “cần cẩu” mà cảm thấy trong lòng nơm nớp không yên.
Anh Quang A nói: “Tôi phải ra mời họ vào dự cùng cho vui mới được”, và anh đứng dậy sải bước đi ngay, trong khi hai chị Kim Chi và Nguyên Bình thì đã theo ra cùng lúc với anh Trung. Không biết hai bên đã trao đổi như thế nào nhưng trong này nghe ngoài đó anh Quang A tuy giọng nói rất to mà không có vẻ gì là giận dữ.
Anh Quang A nói: “Tôi phải ra mời họ vào dự cùng cho vui mới được”, và anh đứng dậy sải bước đi ngay, trong khi hai chị Kim Chi và Nguyên Bình thì đã theo ra cùng lúc với anh Trung. Không biết hai bên đã trao đổi như thế nào nhưng trong này nghe ngoài đó anh Quang A tuy giọng nói rất to mà không có vẻ gì là giận dữ.
Thế rồi một chốc thì cả ba người cùng vào, còn anh Trung leo lên xe lái đi. Chiếc xe công an cũng lái khỏi hiện trường. Việc cẩu xe đã không xẩy ra (lấy đâu ra cần cẩu ngày Chủ nhật, dọa nhau cho hoảng chút thôi). Nhưng lấy lý do gần cầu, không được đỗ, dù không có biển cấm, họ vẫn bắt anh Trung lái xe đi gửi cách nhà hàng khoảng 300 mét. Thì đi gửi rồi quay lại, chẳng sao, anh em công an muốn gì chúng tôi chiều nấy.
Mọi người lại tiếp tục hội họp trong khi chờ nhà hàng làm các món ăn trưa theo thực đơn. Cũng chẳng ai nói gì thêm về nội dung bản Tuyên ngôn Nhân quyền. 30 điều của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì ai mà chẳng nhớ, nào quyền tự do và bình đẳng về nhân phẩm cũng như quyền được mưu cầu hạnh phúc. Nào quyền được có quan điểm chính trị khác biệt, được tham gia vào các tổ chức mà mình muốn, được hội họp, đi lại và phát ngôn, được bảo vệ trước pháp luật..., và trong lúc này, dù có chạnh lòng nghĩ đến điều 30 “Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này” như một cái gì đang mơ hồ bày ra thấp thoáng, thì ai nấy cũng chỉ để bụng, xem đám người chức năng sẽ còn làm chuyện gì đây.
Mọi người lại tiếp tục hội họp trong khi chờ nhà hàng làm các món ăn trưa theo thực đơn. Cũng chẳng ai nói gì thêm về nội dung bản Tuyên ngôn Nhân quyền. 30 điều của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì ai mà chẳng nhớ, nào quyền tự do và bình đẳng về nhân phẩm cũng như quyền được mưu cầu hạnh phúc. Nào quyền được có quan điểm chính trị khác biệt, được tham gia vào các tổ chức mà mình muốn, được hội họp, đi lại và phát ngôn, được bảo vệ trước pháp luật..., và trong lúc này, dù có chạnh lòng nghĩ đến điều 30 “Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên ngôn này” như một cái gì đang mơ hồ bày ra thấp thoáng, thì ai nấy cũng chỉ để bụng, xem đám người chức năng sẽ còn làm chuyện gì đây.
Tôi để ý thấy cậu Long ngồi bên cạnh tôi hình như có điều gì lo lắng. Cậu ta nhấp nhổm đi ra đi vào và ghé tai tôi nói nhỏ: “Ông chủ nhà hàng được công an gọi điện rồi. Ông đang nghe điện đấy”. Chốc sau, ông chủ, nét mặt không vui ra cáo từ với khách: “Xin lỗi các bác, chẳng may món ăn các bác đặt nhà hàng em hết cả, mong các bác thông cảm”. Đám đông ồ lên: “Thế à?”. Nhiều người lên tiếng: “Hết thì thôi chứ có gì đâu, chỉ cần uống bia với lạc rang cũng đủ rồi”; “Cốt nhất là được ngồi vui với nhau chứ thật tình cũng có ai đói đâu, mà cũng chẳng có chuyện gì để nói cả”; “Ngày Nhân quyền là ngày vui của cả nước ta, Nhà nước vui trước nhất. Vui thì không còn thấy đói”. Lại tiếp tục gọi bia và mỗi người buông ra một vài câu đùa, chẳng ai có tâm địa gì mà giận.
Người ta hỏi thăm anh Trọng, người trước đây mấy hôm còn bị kèm cặp sát nút. Anh Trọng không thay đổi nét mặt và khuôn miệng dệch xuống, mới nhìn tưởng như rầu rĩ, nói: “Đã được thả lỏng một thời gian rồi”. “Hoan hô. Chúc mừng”.
Người ta hỏi thăm anh Trọng, người trước đây mấy hôm còn bị kèm cặp sát nút. Anh Trọng không thay đổi nét mặt và khuôn miệng dệch xuống, mới nhìn tưởng như rầu rĩ, nói: “Đã được thả lỏng một thời gian rồi”. “Hoan hô. Chúc mừng”.
Nhưng anh Thanh Hà thì không vui vì món ăn bị từ chối. Cái lý của anh là đúng bữa thì phải được ăn chứ, trưa rồi còn gì. “Trời đánh cũng tránh bữa ăn kia mà”. Anh bèn gọi điện đến một nhà hàng khác, gần quán Hoa Lư, hỏi xem còn gì để ăn không. Nhận được trả lời là vẫn còn, anh bảo mọi người: “Gặp mặt thế này coi như cũng là mỹ mãn. Xin mời tất cả chúng ta đi bộ trở lại, cách đây chừng 300 mét để ăn trưa trước khi ai về nhà nấy”. Có vài lời bàn ra nhưng ý kiến chóng vánh ngã ngũ. Trước khi giã từ quán bia chúng tôi chụp ảnh chung kỷ niệm cuộc họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền để rồi lại tiếp tục cuốc bộ đến hàng ăn Thảo Nguyên trong khi anh Trung và vài người tất tả đi lấy xe.
Bốn chàng đủ Đông Tây Nam Bắc chụp chung tấm ảnh kỷ niệm.
Lên đường. Vừa đi vừa trò chuyện, chẳng mấy chốc đã gần đến nơi. Khi đi qua nhà hàng Hoa Lư thì tấm biển báo hết thức ăn đã được cất bỏ, tuy cửa hàng vẫn kéo sập xuống như cũ. Kể cũng tội nghiệp cho ông hay bà chủ hàng phải một ngày mất khách, thôi thì hy sinh vì nhân quyền cũng là một đóng góp cho nước nhà.
Anh em đi trước ra đón tại nhà hàng Thảo Nguyên, tiếp viên cũng ân cần xuống đón chúng tôi lên cầu thang tầng hai. Bàn ghế lại được dịch lại và mọi người ngồi xuống ăn tạm món nem, lạc rang, trong khi các chị gọi thực đơn “đệ nhất gà đồi”.
Nhưng chờ khoảng 20 phút mà không thấy động tĩnh gì, một người có kinh nghiệm bèn bảo: “Có anh nào xuống gặp ông chủ trực tiếp hỏi xem, chứ có thể là “họ” lại can thiệp rồi đấy. Nếu không hỏi thì có khi ngồi đây nửa tiếng nữa người ta cũng cứ để yên mà mình chẳng có gì vào bụng đâu”. Một anh đứng dậy đi xuống. Quả nhiên chốc sau một cậu tiếp viên trẻ măng nhô đầu lên với nét mặt cười có vẻ ái ngại: “Các bác ơi, món gà đồi lại không có rồi. Chủ cháu có lời xin lỗi các bác. Món khai vị hết 40 nghìn thôi không tính các bác nữa”. Lời nói dễ thương làm sao! Thì đành đứng dậy và quyết định chia tay nhau ở đây bởi cũng đã qua cơn đói rồi. Không thấy cồn cào nữa.
Thôi thì quyết định chia tay nhau ở đây.
Khi chúng tôi xuống cầu thang vẫn còn kịp nhìn thấy hai chàng đội mũ bảo hiểm từ phòng chủ quán bước ra. Nhìn thấy chúng tôi họ quay mặt vội đi, leo lên xe máy lủi mất. Anh Quang A giở máy ảnh ra chỉ bấm được một “pô” hai cái lưng đang cong lên như lưng tôm chạy tít.
Chia tay. Trên xe anh Trung chỉ còn lại vẻn vẹn 6 người. Chúng tôi quyết định rời Hà Đông và anh lái sẽ đưa từng người về tận nhà. Nhưng xe chưa đi khỏi Hà Đông thì lại đã thấy phía sau hai “cái đuôi” lộ diện. Chúng tôi đi chậm “đuôi” cũng đi chậm, dừng lại, “đuôi” lại cũng dừng. Thì bắt chước anh Quang A xuống xe chụp một “pô” ảnh, nhưng chụp để vui, biết chắc hai anh này vì phận sự theo đuổi chúng tôi cũng đã phải đói mèm, đáng thương hơn là đáng giận.
“Đuôi” và “đuôi”. Xe dừng, “đuôi” cũng dừng.
Mãi khi về đến đường Đào Duy Anh, yên trí không còn “đuôi” nào nữa, trước lúc anh Nguyễn Khắc Mai rời xe, chị Kim Chi đề nghị tìm một quán ăn vào ăn chút gì đỡ mệt, kẻo chị thấy không đành rời nhau mà trong bụng không có chút chất bột nào. Anh Mai chỉ tay vào một quán phở ngay trước mặt đề rõ to “Phở ngon”. Ai nấy đều vui mừng. Anh Trung cũng nhìn thấy một xe tải to đùng đỗ gần phía trước nên yên tâm dừng xe. Chúng tôi thong thả bước vào, chân bước đã có hơi lãng đãng. Quả là một nhà hàng ít khách, nhưng nhìn vào cách bày biện và trang trí thì dám chắc cửa hàng này không phải dành cho khách ít tiền. Cầu thang đi lên gác bằng lim sáng bóng và trên tầng hai hoàn toàn tĩnh lặng, không có khách ăn. Chúng tôi yên tâm ngồi xuống để lấy lại chút thoải mái cho mình mà có lẽ trong bọn, từ sáng đến giờ anh Trung là người cực nhọc nhất. Gọi mỗi người một tô phở, riêng anh Mai xin ăn bún mọc. Đây, cái quyền được ăn và được nghỉ hoàn toàn nằm trong 30 điều của Tuyên ngôn Nhân quyền.
Vậy mà cả 6 nhân mạng vẫn không đạt được mục tiêu ăn ngon. Một tiếng còi toe từ phía dưới cùng với tiếng loa cất lên làm anh Trung giật bắn người khi chưa kịp ăn hết nửa bát. Anh vội chạy xuống và lên ô tô rồi... biến đâu không thấy. Nhìn xuống, lại một xe công an đã đỗ ngay dưới tầm mắt của mình. Rồi cậu thanh niên bưng phở cho chúng tôi bước lên, ngập ngừng, nói những lời chúng tôi đều đã biết trước. Không đợi cậu nói, chúng tôi xua tay cười xòa. Nhưng chúng tôi cũng ngồi đủng đỉnh ăn cho xong vì đằng nào thì cũng ăn rồi, mà chủ nhà tuy báo cho biết thế nhưng cũng không giục thêm lần nữa. Đến lúc này mới thấy cái câu tục ngữ “Trời đánh cũng tránh bữa ăn” thật là thiêng liêng.
Khi bước xuống chào các chủ nhân để ra đường, chị Kim Chi chỉ kịp nói một câu: “Chúng tôi đi họp mặt ngày Quốc tế Nhân quyền, đói quá ghé vào ăn tô phở làm các chú công an phải đợi”. Và chị chỉ tay ra ngoài: hình như họ đã phải kiên nhẫn đợi vì anh mặc áo xanh trong xe đang nhổ râu. Các chủ nhân không nói gì chỉ dùng nụ cười tiễn chúng tôi.
Anh Trung lái xe đến đón chúng tôi, cho biết: anh đã phải chạy lòng vòng, do chỗ anh vừa gửi xe xong, toan lên ăn tiếp thì nhà gửi đã lại chạy theo vẫy tay rối rít báo: “Phiền anh quá, trả lại tiền anh, chỗ đậu xe... không còn nữa”. Hay thật! Tuyệt là hay!
Từ đấy cho đến khi về thì không còn chuyện gì để nói nữa. Về đến nhà mình tôi kịp nhìn đồng hồ. Đã ngót 3 giờ chiều.
Đúng là một ngày cảm nhận thấm thía cái "quyền được làm người".
N.H.C./BVN
--------------------
Các vị mà còn bị đối xử như vậy,thì đám dân đen chúng tôi sẽ ra sao ? Ôi trời cao đất thấp,hồn thiêng sông núi minh giám cho đất nước này !!!
Trả lờiXóaNgài David Shear, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu nhân Kỷ niệm ngày Nhân quyền Quốc tế 10-12-2012:
Xóa… “Khắp thế giới, mọi người đang tôn vinh các quyền và quyền tự do mà mỗi cá nhân sở hữu. Các quyền này được áp dụng phổ quát và bình đẳng với tất cả mọi người, không phận biệt bạn sinh ra ở đâu hay bạn đang sống ở quốc gia nào.
… “Chúng tôi tin vào tầm quan trọng của nhân quyền như là các nguyên tắc phổ quát. Như Ngoại trưởng Clinton đã chỉ ra, chúng ta cũng thấy một mối liên hệ rõ ràng giữa nhân quyền và phát triển kinh tế. Các công ty tìm kiếm những thị trường mà tại đó sự minh bạch, tự do thông tin, các tiêu chuẩn lao động được quốc tế công nhận, và nền pháp quyền mang lại một môi trường an toàn và có thể lường trước được cho các doanh nghiệp để họ phát triển mạnh và kèm theo là khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát Internet không khuyến khích đổi mới và chia sẻ thông tin, hạn chế quyền tự do ngôn luận và báo chí cản trở Việt Nam tạo ra môi trường đầu tư ổn định và thân thiện cần có để phát triển đầy đủ tiềm năng kinh tế của Việt Nam.
“Cùng nhau chúng ta đã thực hiện những bước đi đáng kể trong việc mở rộng và phát triển mối quan hệ giữa chúng tôi với Việt Nam. Kỷ niệm 64 năm Ngày Nhân quyền Quốc tế là dịp để chúng ta một lần nữa suy ngẫm về nghĩa vụ của chúng ta theo Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền để thúc đẩy những giá trị phổ quát, để nhận thấy tầm quan trọng của các giá trị này đối với sự phát triển kinh tế và xã hội chung của chúng ta, và để khuyến khích một môi trường ở mọi quốc gia mà tại đó các giá trị này có thể phát triển và giải phóng tiềm năng thực sự của người dân. Chính tiến bộ trong lĩnh vực này sẽ thực sự đưa mối quan hệ song phương của chúng ta tiếp tục tiến về phía trước”.
Đã là dân đen thì sợ mất cái gì? Mất cái thòng lọng à?
XóaToi la mot tri thuc cung cha biet la co ngay nhan quyen.le ra chinh quyen nen co bang ron,khau hieu chao mung ngay nay de dan biet.bung bit la hen,la xau
XóaChẳng biết nhận xét thế nào đây? Cái nước khốn khổ này không thể có ông chủ quán nào không hèn à?
Trả lờiXóaLần sau các anh chị ra một chỗ mà họ không thể nào cấm để liên hoan cho ngon miệng.
"Nhân quyền" bị đuổi guyếc luệc nhỉ? Vậy tại sao CSVN cố xin một chân vào "Quỷ Bang Nhơn Guyền"?!
Than ôi!
“Vui nhỉ, một nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ có khác, con dân đi làm lễ kỷ niệm Tuyên ngôn Nhân quyền là phái người đi bảo vệ. Còn gì oai hơn nữa”. ...He...he...
XóaK phải con Dân mà là bố chúng nó -Ông chủ của bọn đày tớ Mà bị 'sỉ nhục Nhân Quyền' đúng là 'CS ÁC GHÊ'???
Xóangluy
Bổ sư tố
Trả lờiXóathể chế thiên đường chóa gì mà sợ người quyền dư sợ ma
chỉ có quỷ sợ ma, người sợ gì ma
Đảng mà nghe những từ nhân quyền,dân chủ,sự thật như đĩa phải vôi,không thể cùng tồn tại với nhau được,có đĩa thì không thể có vôi
Trả lờiXóaĐúng là an ninh Hà Nội lo con bò trắng răng .
Trả lờiXóaKính thưa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi!
Trả lờiXóaTrong cái rủi có cái may, may ở đây như Giáo sư kể là bọn công an được đảng và nhà nước cử theo dõi, giám sát và sẵn sàng...với các trí thức ấy là một lũ ngu. Nhiều khi tôi rất ngạc nhiên về năng lực tư duy của lũ tá, tướng ấy. Chúng đờ đẫn và dốt nát. Thôi, chúng chỉ là công cụ của một bộ máy rệu rã, lỗi thời. Sự lưu manh , vô học của chúng là sự phản biện cho những cái chúng đang bảo vệ và chống để hưởng lương. Ruồi, vo ve, bẩn thỉu nhưng vẫn là ruồi.
Chúc giáo sư mạnh khỏe và tiếp tục con đường mà giáo sư đã chọn.
Bác nói đến đám tá,tướng.....Thật là buồn thê thảm cho bộ máy chính quyền VN, cứ nghe họ phát ngôn trên công luận hoặc tiếp xúc trực tiếp thấy họ mất căn bản về kiến thức thổ thông, họ toàn nói sai hoặc nói ngược về một vấn đề nào đó nghe mà tức anh ách. Có phải họ được đào tạo như thế hay họ sống lâu trong môi trường giả dối mãi thành quen hay không ?
XóaTôi là một cán bộ hưu , tôi là một người " nghiện tiểu thuyết " từ tuổi thiếu niên . Tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm cũ có mới có và nhất là những câu chuyện của một số nhà văn " cách mạng " , viết về hoạt động bí mật của các chiến sỹ cách mạng trong thời kỳ " thực dân Pháp đang toàn trị " nước Việt nam . Và đến bây giờ , đầu thế kỷ 21 , dưới sự " lãnh đạo thiên tài của đảng CSVN " hay gọi đúng hơn là " đảng toàn trị " và VN đang có " sự dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản " ... Ấy thế mà đọc bài viết của Gs Nguyễn huệ Chi về việc các anh chị " được " cơ quan an ninh VN " chăm sóc tận tình " như thế tôi lại tưởng như thể mình đang đọc một cuốn truyện nói về " hoạt động cách mạng của những người yêu nước dưới chế độ thực dân " !!! Thật không thể hiểu nổi , cái nhà nước này còn có điều gì tệ hại hơn mà họ chưa làm ? Bi hài thật thưa Gs Nguyễn huệ Chi !
Trả lờiXóaở cái nước VN này người cầm quyền không sợ gì hơn là nói chuyện "nhân quyền" chỉ có"súc quyền" dưới sự lãnh đạo của loài lợn thì mới được công khai phổ biến thôi các bác ạ.
Trả lờiXóatôi mong cho dịch lở mồm long móng nó giết sạch cái giống ủn ỉn ấy đi.
NHÂN QUYỀN là quyền làm người ?.... Các CỤ cứ yên tâm đi đất nước ta còn KHÓ KHĂN chúng ta chưa xây dựng xong CHỦ NGHĨA XÃ HỘI nên chúng ta chưa có NHÂN QUYỀN . Khi nào xây dựng xong CNXH các cụ sẽ có thừa NHÂN QUYỀN....
Trả lờiXóaĐọc mà thấy thương cho chính quyen cs bây giờ!!!!! Nhưng chuyen lat vặt như vậy mà cất công theo dõi thì thử hỏi bao giờ mới khôn được???
Trả lờiXóaQuyền con người ghi trong TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN CỦA LHQ như sau:
Trả lờiXóahttp://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
xem đây mới biết, dân Vn bị tước hết quyền làm người , và đảng csVN đã vi phạm cực kỳ nghiêm trọng quyền làm người của người dân VN.
Thật sư không còn gì để nói về thể chế này, quá bẩn thỉu, quá man rợ và hèn mạt!
Trả lờiXóaĐâu riêng chi Hà Nội. Toàn quốc bố ạ. Chắc các cu cậu cũng không muốn đi săn kiểu ni, nhưng nhiệm vụ là nhiệm vụ. Mấy ông bà già cầm chân gà không vững thì sợ cái chi chi? Mà toàn dân có học có hành nhưng chân yếu tay mềm thì sức đâu mà "gây rối". Các bố chỉ lo bò trắng răng.
Trả lờiXóaRõ ràng là chúng ta đang ở "Thế giới song song" - Có 2 nước VN: một là của bọn tham nhũng; hai là của đa số người dân. Bọn tham nhũng nghĩ rằng đang cai trị được người dân thì lầm to!!! Người dân đang chửi chúng mọi lúc, mọi nơi!
Trả lờiXóaTrên một blog nọ,có kẻ còn to mồm biện hộ rằng sở dĩ
Trả lờiXóanhà nước bắt ai đó là vì QUYỀN LỢI của họ.
Xin hỏi quyền lợi của họ có QUAN TRỌNG hơn quyền
lợi của đất nước không ? Tất nhiên là không thì họ phải
đặt quyền lợi tối cao đó trên quyền lợi của Đảng.Bằng
ngược lại thì họ đã PHẢN BỘI lại nước và dân VN.
Thật đáng khâm phục những vị trí thức lớn tuổi nhưng "chân cứng đá mềm", chơi trò trốn tìm với chính quyền về NGÀY NHÂN QUYỀN của một nước là thành viên Tổ chức Nhân quyền LHQ mà không thấy Nhân quyền. Không còn lời gì để nói về đất nước thành viên này!!!
Trả lờiXóaCác cụ có vẻ cảm thông "sâu sắc"với những nhân viên "công vụ" !.Tốt ,và rất nhân văn.Nhưng trong chừng mực, đó cũng là điều ĐÁNG THƯƠNG cho các cụ,không còn biết đâu là RANH GIỚI....nữa rồi.Nếu HỌ là những người máy,hay vật VÔ TRI VÔ GIÁC...thì tôi cho rằng CÁI TÂM của các cụ hoàn toàn không hề phí phạm ,đằng này....!.
Trả lờiXóaNhư trò chơi ú tim của con trẻ . Chính quyền gì mà xử lý đối với dân lạ lùng vậy . Thật đúng là không có chính nghĩa thì tiểu nhân phải ứng xử kiểu Chí phèo .
Trả lờiXóaĐVT@
Trả lờiXóaÔ hô mật vụ-công an,
Áo đâu không mặc,mặt toàn đâm lê.
Các bác chộp được quá ghê ,
Các bác thông cảm cái nghề đánh hơi.
Nhân ngày quốc tế...đi chơi,
Mà sao có kẻ đánh hơi làm phiền.
Chó săn hay lũ người điên?
Chúng bay có biết nhân quyền là chi?
Các bác trí thức "Phá gì???",
Mà sao cứ bám theo đi làm phiền,
Hay là một lũ làm tiền.
Làm thuê cho đảng lấy tiền nuôi thân.
Tiền của đảng là của dân.
Không sấu hổ,vẫn tảo tần ngày đêm.
......
"Đèn cù" hiện đại 2014.
Trả lờiXóaSau 84 năm , những người yêu nước lại hoạt động cách mạng !
XóaĐọc những cái khổ sở của bà con anh em và những cái áp bức vô lý của nhà cầm quyền. Càng làm nung nấu thúc đẫy thêm ý chí quyết chiến đấu của tôi với chế độ.
Trả lờiXóaCàng dã man tàn bạo bao nhiêu thì ngày tàn của bọn bạo chúa càng đến gần bấy nhiêu !
XóaCác em các cháu cũng vì lương
Trả lờiXóaXưa:
Học giỏi chăm ngoan tiền chẳng có
Cha mẹ nông dân quá bần hàn
Trường y trường dược không chịu thấu
Tiền ăn, tiền học, ở và đi
Cha mẹ lấy gì mà cung cấp
Nên đành thi vào pô lít sơ
Điểm trần cũng cao như y dược
Nhưng được miễn tiền ở và ăn
Học phí bằng không cộng cái danh
Nhưng là danh ảo đội mão khuyển
Hoài phí sách đèn lúc trẻ trai
Tâm thiện trí thông đành bỏ xó
Ngó trời ngó đất ngó hư không
Hưu rồi mới biết mình cô độc
Ra đường như chó ghẻ cụp đuôi
“Tự do ngôn luận là linh hồn của tất cả tự do!”
Trả lờiXóa- VOLTAIRE
Có ông bà chủ quán nào dũng cảm lo cho nhân quyền, lên tiếng đi!
Trả lờiXóaHay là "Nhờ hèn chúng tôi mới sống được (kiếp loài vật)..."
Mượn nhà ông nhé ? ok?.
XóaChỉ biết sống bám vào thu nhập của sai nha. Không biết nghề chân chính. Nên phải hèn...
Trả lờiXóahttp://www.tintuchangngayonline.com/2014/12/nguoi-buon-gio-chi-co-nhung-nguoi-chua.html
Trả lờiXóaViệt Nam thừa thãi nhân quyền
Trả lờiXóaCho nên bầu cử trúng liền phiếu cao....
Từ trong 'bình, lọ' chui ra
XóaLo xong bầu cử chuột ta chui vào!
Bác ở nước ngoài thì chỉ cần ỦNG HỘ
Trả lờiXóangười dân trong nước một cách cụ thể
là đáng hoan nghênh nhất.Đó cũng là 1
cách đấu tranh hữu hiệu rồi.
Lịch sử chỉ là trò xoay vòng. Chúng ta đang sống vào thời như lúc nhà Tây Sơn bị mạt vận...
Trả lờiXóaTheo tôi, lịch sử hiện nay là sự lập lại của cái thời Nguyễn Phúc Ánh -Nguyễn Huệ.
Xóa-Nguyễn phúc Ánh cầu viện Pháp để đánh Tây sơn: cũng giống như miền bắc cầu viện Trung quốc đễ đánh miền nam.
-Khi thắng được Tây Sơn, thì chính cái bọn Pháp giúp Nguyễn Ánh, lại quay ra xơi tái cái anh chàng mời chúng vào, đi xâm lược và đô hộ nước VN.
Tương tự như vậy, khi VNDCCH thắng VNCH, thì cái bọn TQ, người đã giúp đỡ cho kẻ thắng trận, quay ra âm mưu xơi tái nước VN.
-Triều đình nhà Nguyễn hủ bại, bất lực. Vì muốn yên thân, đâm ra phải vâng lời bọn thực dân Pháp, đàn áp những người yêu nước.
-Tương tự như vậy, chế độ CSVN ngày nay, hủ bại, lệ thuộc, vẫn ham quyền cố vị, nên phải nghe theo lời bọn tàu, đàn áp các người yêu nước VN.
Nhưng có một điều: Giặc pháp xâm lược ngày trước: mũi lỏ da trắng, người ta nhìn là biết, còn kỳ này, giặc xâm lược cũng là mũi tẹt da vàng, thậm chí còn nói tiếng Việt như người Việt, leo cao trèo sâu vào Bộ chính trị, Chính phủ, Quốc hội, Ban bí thư tỉnh ( như Uông chu Lưu, Lê thanh Hải và một "đ/c" gì ở UBND tỉnh Tây ninh, khi giật nợ, bị đưa ra toà, người dân mới biết đó là một tên tàu chính hiệu !)
2 lần bắc thuộc trước, mỗi lần thoát được, người dân VN phải tốn hết một ngàn năm xương máu, coi ra lần bắc thuộc này, VN vĩnh viễn đi đong!
" Vinh quang" này, xin dành cho đảng cộng sản Việt nam !
Trả lờiXóaPhọt phẹt đọc diễn văn dao to búa lớn
Anh xin trích nguyên con
"Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
Dân chủ cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản" phương Tây
Em đọc y diễn từ hùng hồn
Hùng biện làm anh đến ngất ngây
Té ra em bỏ chuyên môn như bác Hồ làm chính trị
Đày tớ Nhân dân như bên Tây quét tuyết bồi bàn
Mị dân đến thế nở mũi hàng chục triệu dân làng
Riêng anh mừng cho Dân ta
Thoát trái nấm nguyên tử của em
Cô du sinh trong giảng đường
Gà mổ không hết chữ Bún-Gà-Ri
Nhung nhớ quá Doan ơi !
Từ Đất Làng Sen bỗng đáp Phố Tràng Thi
Ôi anh còn nhớ mãi ngay trong ác mộng
Em bỗng thành gái Tràng An như Chung Vô Diệm
Doan ơi !
Ôi! Sướng đê mê quá Doan ơi !
Hàm răng em đang tung hô diễn từ diễn văn :
''So với dân chủ tư sản
Dân chủ ta cao hơn gấp vạn lần ! ''
Nhung nhớ quá Doan ơi !
Doan ơi !
Ôi! Sướng ô mê ly đê mê quá Doan ơi !
Chắc em còn thiếu độ nồng cường điệu
So với dân chủ tư sản
Dân chủ của em cao hơn gấp triệu ngàn lần ! ! !
Quê hương chúng mình
Có dân chủ, tự do lâu quá rồi !
Từ ngày bác Hồ nhập khẩu nhập cảng
Văn hóa Diên An nguyên con của bác Mao
Biến thành Văn hóa Nghệ An của bác Hồ
So với dân chủ tư sản
Dân chủ của em cao hơn gấp triệu ngàn lần ! ! !
Sao nhớ nhung nhớ quá Doan ơi !
Như cổ nhớ đầu trong ngày giữa ban đêm đấu tố
Doan ơi !
Sao nhớ nhung nhớ quá Doan ơi !
Doan ơi !
Anh nhớ chân dung nàng Chung
Nước Tề nay đầu thai Nước Vệ
Doan ơi !
Sao nhớ nhung nhớ quá Doan ơi !
Doan ơi !
Như cổ nhớ đầu trong đêm đất lở trời long
Doan ơi !
TRIỆU LƯƠNG DÂN