BVB – Cùng bạn đọc: Hơn 10 năm
trước, công dân Nguyễn Thanh Chấn (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị bắt tạm
giam vì tội danh giết người.
Năm 2004, các phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc
Giang và TANDTC đều tuyên bị cáo tội giết người và chịu hình phạt chung thân.
Mọi lời kêu oan của Nguyễn Thanh Chấn đều vô nghĩa.
Công lý mù lòa trước một công dân.
Nhân vụ-việc
này, theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, trang BVB xin giới thiệu toàn văn
bản TUYÊN QUỐC TẾ NGÔN NHÂN QUYỀN
(1948). Toàn Bản tuyên ngôn
chỉ có 30 điều, với trên 2.200 chữ, nhưng đã nói lên đầy đủ mọi nhu
cầu về quyền con người chính đáng cần có trong xã hooij dân chủ, văn
minh.. Riêng lời mở đầu rất ngắn gọn, súc tích.
Trong khi đó,
Hiến pháp ở nước ta lại qusa dài mà vẫn thiếu những nội dung cần
thiết, lại thừa và trùng lặp nhiều nội dung khác, chữ nhiều-nghĩa
ít, chắp vá, lại không được toàn
dân tán đồng, còn nhiều áp đặt ý kiến, quan niệm chủ quan...sinh ra nhiều tranh cãi và khó khăn lúng túng cho việc
thự thi, hiệu lực đi vào cuộc sống
sẽ rất kém, còn phải sử lại nữa...
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về
các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông
qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Bản Tuyên
ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ.[1] Tuyên
bố phát sinh trực tiếp từ những kinh nghiệm của Thế chiến thứ hai và là tuyên
ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà
mọi cá nhân được hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước
quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc
tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về
các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt
buộc Ivà II. Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã
thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung
cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là
dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên
Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.
Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này"...
Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này"...
* * *
Tuyên
ngôn Quốc tế nhân quyền (1948)
LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc
thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của
tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý
và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc
coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn
nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự
do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng,
được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều
cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị
dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng điều
cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
Xét rằng,
trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào
những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền
bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống
trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các
quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn
trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn
bản,
Xét rằng một
quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn
vẹn cam kết ấy.
Vì
vậy,
ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
Công
bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho
tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ
tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng
học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia
và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này
cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
Điều
1: Mọi người sinh ra tự do và
bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với
nhau trong tình bác ái.
Điều
2: Ai cũng được hưởng những
quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do
nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan
niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào
khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị,
pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là
nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều
3: Ai cũng có quyền được sống,
tự do, và an toàn thân thể.
Điều
4: Không ai có thể bị bắt làm nô
lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm
chỉ
Điều
5: Không ai có thể bị tra tấn
hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân
phẩm.
Điều
6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại
đâu.
Điều
7: Mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được
bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều
8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống
lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp
thừa nhận.
Điều
9: Không ai có thể bị bắt giữ,
giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều
10: Ai cũng có quyền, trên căn
bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công
khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về
những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
Điều 11:
1)
Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng
phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền
biện hộ.
2)
Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay
không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp
quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình
phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.
Điều
12: Không ai có thể bị xâm phạm
một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến
danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những
xâm phạm ấy.
Điều
13:
1)
Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
2)
Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có
quyền hồi hương.
Điều
14:
1)
Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại
các quốc gia khác.
2)
Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ
vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái
với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 15:
1)
Ai cũng có quyền có quốc tịch.
2)
Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách
độc đoán.
Điều
16:
1)
Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không
bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng
khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
2)
Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết
hôn.
3)
Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc
gia bảo vệ.
Điều
17:
1)
Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
2)
Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều
18: Ai cũng có quyền tự do tư
tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay
đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua
sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người
khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều
19: Ai cũng có quyền tự do quan
niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can
thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến
tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc
gia.
Điều
20:
1)
Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2)
Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều
21:
1)
Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc
qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
2)
Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
3)
Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý
nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực,
theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do
tương tự.
Điều
22: Với tư cách là một thành
viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền
đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm
và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác
quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Điều
23:
1)
Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những
điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
2)
Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt
đối xử.
3)
Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản
thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ
sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác.
4)
Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền
lợi của mình.
Điều
24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi
và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ
định kỳ có trả lương.
Điều
25:
1)
Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an
lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch
vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất
nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do
những hoàn cảnh ngoài ý muốn.
2)
Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là
chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau.
Điều
26:
1)
Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp
sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật
và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi
sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
2)
Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân
quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu
nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ
những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình.
3)
Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.
Điều
27:
1)
Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng
ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ
ấy.
2)
Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ
những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.
Điều
28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế
trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện
đầy đủ.
Điều
29:
1)
Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được
phát triển một cách tự do và đầy đủ.
2)
Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn
do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa
nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an
lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn.
3)
Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những
mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều
30: Không một điều khoản nào
trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể,
hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy
những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.
Đại hội đồng LIÊN HIỆP QUỐC
---------------------------------------------------------/
** PHỤ ĐÍNH 1:
CÁC ĐIỀU KHOẢN NHÂN QUYỀN TRONG
HIẾN CHƯƠNG LIÊN HIỆP QUỐC (1945)
--
Điều 1: Những mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là:
1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
2. Phát triển tương quan hữu nghị giữa
các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền lợi và
quyền dân tộc tự quyết, cùng thi hành mọi biện pháp thích nghi để củng cố hòa
bình thế giới.
3. Đạt tới sự hợp tác quốc tế nhằm
giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, hay nhân đạo, và phát huy,
khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
--
Điều 55: Nhằm mục đích đạt được những điều kiện về ổn định và
phúc lợi cần thiết cho việc thiết lập những tương quan hòa bình và hữu nghị
giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự bình đẳng quyền lợi và quyền dân tộc tự
quyết, Liên Hiệp Quốc đề xướng thực thi:
a. Một mức sống cao hơn, sự toàn dụng
nhân công và tạo những điều kiện tiến bộ và phát triển về kinh tế xã hội
b. Tìm kiếm những giải pháp cho những
vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa, thực thi sự hợp tác quốc tế về văn hóa và
giáo dục, và
c. Tôn trọng và thực thi trên toàn cầu
những nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân
biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
--
Điều 56: Các Quốc Gia Hội Viên cam kết, bằng những hành
động riêng rẽ hay -trong điều 55 nói trên.
-----------------------
Với tư duy áp đặt của các nước theo đường lối XHCN thì quyền con người ở những nước này bị tước đoạt dưới hình thức này hoặc hình thức khác và được ngụy trang bằng những văn bản pháp luật rối rắm nhằm thủ lợi cho thể chế chịnh trị hiện hành.Người dân luôn luôn ở trong tình trạng bấp bênh
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaBọn mồm vẩu răng hô Lưỡi gỗ Lưỡi Bò đang cưỡng hiếp Hiến pháp
**************************************
Hội trường bầy Nghị gật đang ép cung !
Gật gù mơ tỉnh nhấn nút phát khùng
Vẫn kiên định lập trường y án !
Hiếp pháp vẫn Điều Bốn đến mịt mùng
Bản án Định mệnh vết nhơ Lập pháp
Cưỡng ép cưỡng hiếp đến tận cùng :
« Yêu Nước là yêu Chủ Nghĩa Xuống Hố ! »
Hỏi khách Putin Lênin vứt vào mồ
Vào sọt rác giữa ngay Quê hương Lão
Cộng sản tôn Thánh sống hai trò Mao-Hồ
Đất Nước tụt hậu toàn diện không gỡ nổi !
Láu cá lếu láo ba que toàn bọn bưng bô
Trí ngủ lưu manh Hồng chuyên thổ tả dịch hạch
Ép cung Dân tộc lũ Mã Giám Sinh ma cô
Lập trường kiên định gào thét Lưỡi gỗ
16 chữ Vàng + 4 Dốt : lũ mồm vẩu răng hô
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Hiến chương quốc tế về nhân quyền thì ai cũng biết và chính quyền nào cũng biết cả.
Trả lờiXóaNhưng thử hỏi Ngay cả chính quyền Mỹ đối xử với Việt Nam từ 1950 cho đến cả ngày nay có tuân theo hiến chương đó không,dù tôi biết rằng chính Mỹ chấp bút hiến chương ấy.
Giữa CNXH và một chính quyền hiện hành đâu phải khoản nào cũng là một.Chế độ CHXHCNVn dựa trên nền tảng CNXH,nhưng thực hiện thì lại do con người trong bộ máy trong chế độ đó.
Chúng ta cần phân biệt rõ con người và chế độ,chế độ và phương thức sản xuất xã hội.
Trong chính quyền hiện nay,hầu như từ người lãnh đạo cao nhất đến tay gác cổng cơ quan đều thiếu giáo dục cơ bản,chính tôi thấy rõ điều này ngay sau 1975 cho đến nay.Nói thật là cả VNCH và chính quyền bây giờ,kẻ nào cũng cho là tiền là trên hết,chúng chả kể gì cả dù là bạn bè.
Chuyện anh Chấn chỉ là một vụ mà báo hô lên làm ai cũng biết,còn hàng vạn vụ tương tự như thế,khi làm việc tôi không cách gì xở cho hết.Thực tế công an cho ta đứng trên cả chính quyền,cấp dưới đứng trên cả cấp trên....
Tôi cược với vợ tôi và con tôi,dù vợ tôi là lãnh đạo 1 cơ quan khi xin việc cho con tôi.Tôi khẳng định là chúng ở cả thành phố HCM này không ai nhận con gái tôi cả,dù con tôi học và làm giỏi...Vì sao,tôi trả lời thẳng với con tôi là vì cha là Việt Cộng lũ chúng không bao giờ nhận,và thực tế là nhậu thí xác chứ từ chối cả.Không thể chấp nhận lũ bẩn thỉu như vậy,nhưng không thể đổ cả vì cái chế độ này đẻ ra cái thối nát và bẩn thỉu đó.
Tôi sống cả 2 chế độ,chế độ nào cũng có tốt xấu cả vì cái nguyên lí của nó,không trách.nhưng cán bộ của 2 chế độ phần lớn đều bẩn thỉu cả.
Suy ra từ giáo dục mà ra cả và tính ngiêm túc của thực hiện pháp luật.
Thời VNCH có cái tốt là nhận tiền hối lộ là làm,còn thời này đòi tiền hối lộ thẳng cánh,nhận rồi nhưng không làm dù cả trăm triệu...quái thật,cả 2 này đều từ tay tôi cả nên tôi rõ.
công sơn
Anh Cônh Sơn đưa em 200 triệu, em lo bay luôn. Vào biên chế rồi, chỉ ngồi mà ăn. Sáng cắp ô đi, tối cắp về. Rình có mánh nào làm một phát, lãi to. He he.
XóaVậy ta phải tiến tới một chế độ mà cán bộ không cần hối lộ vẫn tận tụy làm nhiệm vụ của mình.
XóaLê Sơn.
Ông Công Sơn nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu! Diễn đạt quá rối rắm dễ khiến người khác nghi ngờ cái TÂM thiếu trong sáng, không minh bạch! Chúc ông sức khỏe.
Trả lờiXóaÔng dùng luật Rừng quen rùi........
Trả lờiXóaBa cái đồ này ông cho vào sọt rác lâu rùi nghen..........