* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - sau một thời gian gián cách - Kỳ 7)
…Các học giả này cho rằng Công ước Pháp - Thanh năm
1887 đã quy định “từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía Đông đến
phía Tây Bắc của Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ (Pháp và nhà
Thanh) xác định... các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh
tuyến thuộc về An Nam”.
Từ quy định đó, phía Trung Quốc lại dựa dẫm, suy diễn
thực dụng nêu lên lập luận vô căn cứ, tréo ngoe rằng họ hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ nên hai quần đảo này phải
thuộc về Trung Quốc. Đây đơn thuần là một suy diễn lệch lạc hay là một sự cố ý
coi thường lịch sử và bóp méo sự thật ?
Để có cơ sở hiểu rõ hơn đâu là sự thật của vấn đề,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tên và nội dung của Công ước trên như thế nào? Mục
tiêu của Công ước này là gì? Công ước đó được ký kết trong bối cảnh như
thế nào? Và Công ước này có đề cập gì đến các đảo mà Trung Quốc gọi là có tranh
chấp ở Biển Đông hay không?
Thực hiện điều 3 Hiệp ước Thiên Tân năm 1885, các đại
diện được Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Hoàng đế Trung Quốc cử ra đã hoàn
thành nhiệm vụ khảo sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ và đã quyết định
ghi trong Công ước Pháp - Thanh năm 1887 những điều khoản sau đây nhằm giải
quyết dứt khoát việc hoạch định biên giới nói trên:
1. Những biên bản và những bản đồ đính kèm các biên
bản đó đã được đại diện Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên, nay vẫn được chuẩn
y;
2. Những điểm mà hai Uỷ ban chưa thể thống nhất với
nhau được và những điều chỉnh nói trong đoạn 2, điều 3 của Hiệp ước ngày 9
tháng 6 năm 1885 được giải quyết như sau:
“Ở Quảng Đông, hai bên thoả thuận rằng các điểm tranh
chấp nằm ở phía Đông và Đông - Bắc Móng Cái, ở bên kia đường biên giới như Uỷ
ban hoạch định biên giới đã vạch, được phân cho Trung Quốc. Những đảo ở phía
Đông dọc đường kinh tuyến Paris
105043’ đi qua kinh độ Đông của đảo Tch’a-kou hay Ouen Chou (Trà Cổ) và làm
thành đường biên giới, cũng phân cho Trung Quốc. Quần đảo Cô Tô và các đảo khác
nằm ở phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.
Trên biên giới của tỉnh Vân Nam , hai bên thoả thuận là con
đường phân giới sẽ được vạch như sau: ..................”
Các nhà đương cục địa phương Trung Quốc và các viên
chức do Tổng Công sứ Cộng hoà Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao
trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc, theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định
biên giới vẽ và ký, và theo con đường biên giới nói trên.
Kèm
theo văn kiện này có ba bản đồ, mỗi bản đồ làm thành hai bản, được hai bên ký
tên và đóng dấu. Trên các bản đồ này, đường biên giới mới được vẽ thành một
đường đỏ và ghi trên các bản đồ của Vân Nam bằng chữ cái tiếng Pháp và các
tên hàng Can - Chi Trung Quốc.
Mảnh bản đồ thể hiện đường biên giới ở Quảng Đông có
vẽ một đoạn ngắn đường đỏ ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, từ điểm cuối của đường biên
giới trên đất liền ở Móng Cái xuống phía Nam theo đường kinh tuyến Paris
105°43’. Đoạn đường này không có điểm kết thúc và được kèm theo chú thích là
“tạo thành đường biên giới”.
Như vậy, căn cứ vào tên của Công ước Pháp - Thanh năm
1887 và nội dung của Công ước này chúng ta có thể dễ dàng nhận rõ:
-
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 là đường
biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam .
- Mục tiêu chính của Công ước này là giải quyết dứt
khoát việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam .
Mục tiêu phụ của Công ước này là quy thuộc chủ quyền đối với các đảo trong Vịnh
Bắc Bộ. Công ước này không liên quan gì đến vùng biển nằm ngoài Vịnh Bắc Bộ,
không liên quan gì đến các đảo ở Trung Kỳ và Nam kỳ của An Nam.
- Không có bất kỳ câu nào, chữ nào trong Công ước Pháp
- Thanh năm 1887 đề cập đến các đảo mà Trung Quốc gọi là có tranh chấp ở Biển
Đông. Như vậy, Công ước này không liên quan gì đến vùng biển và các đảo ở Biển
Đông.
Cách suy diễn nêu trên của một số học giả người Trung
Hoa là hoàn toàn không có cơ sở. Có thể dễ dàng nhận thấy điều thiếu lô gích
trong cách suy diễn của họ là họ đã tách một phần câu chữ của Công ước Pháp -
Thanh năm 1887 ra khỏi đối tượng, phạm vi điều chỉnh và mục tiêu của Công ước
để diễn giải câu chữ đó trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác theo chủ định của
chính họ.
Cách diễn giải nêu trên của một số học giả Trung Hoa
hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu trung thực, trái với các thông lệ quốc tế cơ
bản về giải thích các điều ước quốc tế đã được pháp điển hóa trong Công ước
Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế.
Công ước Viên 1969 nêu trên quy định việc giải thích
các điều ước quốc tế phải mang tính trung thực (bonne foi), phải giải thích văn
bản theo nghĩa thông thường của từ ngữ dưới ánh sáng của đối tượng và mục tiêu
của điều ước (điều 31). Công ước này cũng cho phép xem xét đến bối cảnh và công
việc chuẩn bị trước khi ký kết điều ước trong trường hợp cách giải thích ban
đầu vẫn chưa hết nghi vấn hoặc dẫn đến những kết quả giải thích khác nhau (điều
32).
Vận dụng quy định của điều 32 của Công ước Viên năm
1969, chúng ta thử tìm hiểu thêm liệu bối cảnh và công việc chuẩn bị cho việc
ký Công ước Pháp - Thanh năm 1887 có điểm gì có thể biện minh cho cách diễn
giải nêu trên của một số học giả Trung Hoa hay không.
Xét về bối cảnh, Công ước Pháp - Thanh năm 1887 được
ký vào thời kỳ hậu chiến tranh Pháp - Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng đối với
Việt Nam, với phần chiến thắng thuộc về Cộng hòa Pháp, quân đội nhà Thanh phải
rút khỏi Bắc Việt Nam (Bắc Kỳ) và công nhận sự hiện diện bảo hộ của Pháp đối
với Việt Nam. Tranh thủ thế thắng, người Pháp đã thúc đẩy người Trung Hoa tăng
cường quan hệ thương mại giữa hai bên, tạo thuận lợi cho Pháp chiếm lĩnh thị
trường Trung Hoa (trước sự cạnh tranh của các đối thủ châu Âu khác). Trong bối
cảnh đó, Pháp rất quan tâm đến xác định rõ ràng đường biên giới trên đất liền
giữa Bắc kỳ thuộc Pháp với Trung Hoa để hỗ trợ cho quan hệ thương mại. Không có
chứng cứ lịch sử nào cho thấy hai bên quan tâm tới việc xác định rõ ràng các vùng
biển và các hải đảo nằm ngoài khu vực Vịnh Bắc Bộ vào thời điểm này. Cho tới
nay người Trung Quốc cũng không viện dẫn được bất kỳ chứng cứ nào như vậy.
Xét về các công việc chuẩn bị cho việc ký kết
Công ước Pháp - Thanh năm 1887, các nhà sưu tầm không tìm thấy bất kỳ tài liệu
nào chứng tỏ đã có bên này hay bên kia nêu vấn đề các đảo ở ngoài khu vực Vịnh
Bắc Bộ trong quá trình đàm phán thỏa thuận các điều khoản cụ thể của Công ước.
Nếu có những tài liệu như vậy chắc chắn các học giả Trung Quốc đã không ngần
ngại để đưa ra. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn khi Trung Quốc đã không
viện dẫn Công ước Pháp - Thanh năm 1887 để đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo
ven bờ nằm rải rác trên vùng biển Trung Kỳ và Nam Kỳ của An Nam (Việt Nam) và
nằm ở phía Đông đường kinh tuyến Paris 105043’.
Năm 1932, Pháp đã có công hàm kịch liệt chống lại công
hàm của Trung Quốc viện dẫn Công ước Pháp - Thanh năm 1887 để giải thích các
đảo ở Biển Đông thuộc Trung Quốc. Trong công hàm của mình, Pháp giải thích các
điều khoản của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 “không có mục đích nào khác là ấn
định đường biên giới biển giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ ở khu vực Móng Cái, sáp
nhập vào Trung Quốc một số lãnh thổ và đảo nằm ở phía Đông cửa sông Móng Cái mà
trước đó vốn thuộc về An Nam. Để đơn giản hóa, đường kinh tuyến Paris 105043’ đã được chọn
như là một con đường phân giới. Nhưng từ lời văn của thỏa thuận thấy rõ là điều
khoản này chỉ đặc biệt đề cập đến khu vực Móng Cái. Muốn áp dụng điều khoản đó
cho quần đảo Hoàng Sa nằm cách khoảng 300 hải lý về phía Đông Nam sẽ dẫn tới
việc nói rằng tất cả những gì nằm ở phía Đông của kinh tuyến Paris 105043’ là
thuộc Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc có thể yêu sách phần lớn các đảo ven bờ
của Đông Dương, nhất là đảo Poulo Cecir. Các hậu quả vô lý của lập luận như vậy
chứng tỏ rằng chỉ có thể cho điều khoản của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 một
giá trị giới hạn khu vực”.
Những phân tích trên đây chỉ có thể đưa chúng ta đến
một kết luận đúng đắn duy nhất là đường Bắc - Nam chạy qua mũi phía Đông của đảo
Tchá - Kou (Trá Cổ), theo đường kinh tuyến Paris 105043’ đã được quy định trong
Công ước Pháp - Thanh năm 1887 chỉ là đường quy thuộc các đảo trong Vịnh Bắc
Bộ. Về kỹ thuật, vì muốn đơn giản hóa cách thể hiện văn bản nên Công ước đã
không kể tên tất cả các đảo. Cách thể hiện văn bản như vậy vừa nhằm tránh làm
cho văn bản quá công kềnh khi phải kể tên tất cả các đảo hoặc có thể bỏ sót các
tên các đảo nhỏ, vừa tránh phải quy thuộc lại mỗi khi có đảo mới được hình
thành. Có thể nói đây là một lực chọn kỹ thuật có tính chất “nhất cử, lưỡng
tiện”, vừa bảo đảm được tính bao quát, vừa bảo đảm được tính cụ thể. Đây cũng
là cách thể hiện văn bản khá phổ biến trong thực tiễn điều ước quốc tế trong
thời kỳ lúc bấy giờ.
Mặt
khác, theo các tài liệu công khai về kết quả đàm phán giữa Trung Quốc và Việt
Nam về phân định ranh giới các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 thì hai
nước Trung - Việt đã thống nhất xác định các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ theo
một ranh giới hoàn toàn khác với đường kinh tuyến 105043’ và cũng không có tài
liệu nào nhắc tới hoặc bảo lưu đường kinh tuyến Paris 105043’ đối với các đảo
ven bờ nằm rải rác trên vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam và nằm ở phía
Đông đường kinh tuyến Paris 105043’. Như vậy, có thể khẳng định bằng việc ký Hiệp
định phân định các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 hai nước Trung – Việt
đã chính thức coi đường kinh tuyến Paris 105043’ được quy định trong Công ước
Pháp - Thanh năm 1887 chỉ là đường quy thuộc các đảo trong Vịnh Bắc Bộ mà thôi.
Tóm lại: Những phân tích trên đây đã làm sáng tỏ sự
thật lịch sử không thể tranh cãi là việc viện dẫn Công ước Pháp – Thanh năm
1887 để khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường thuộc về Trung Quốc là
không có cơ sở pháp lý và thực tiễn…Chẳng qua, vì lòng tham vô đáy Trung Quốc đã tự vẽ ra cái "đường lưỡi bò" ngược ngạo để kiếm cớ liếm hết biển Đồng...
BVB
> (còn tiếp)
---------------
Trả lờiXóaCon số 100.000 đô la mà Bắc Kinh tuyên bố ban đầu chỉ bằng nửa giá chiếc giường đắt nhất được rao bán ở Bắc Kinh HAY CHIẾC GIƯỜNG của LÃO GIÀ MẮC DỊCH đại gia LÊ DÂN xứ QUẢNG NÔM trong Nước đã HUYÊNH HOANG mua cho cô ả vợ nhí cháu chắt CHÂN DÀI của LÃO GIÀ MẮC DỊCH đại gia LÊ DÂN
Đại gia LÊ DÂN lúc này nên giúp 100.000 đô la CHO DÂN BÃO LỤT Phi Luật Tân CÓ KHÁC NÀO chửi khóe BỌN BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN Bắc Kinh ??? ??
SỰ BẦN TIỆN dểu cáng BIỂN LẬN của nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới
Trung Quốc đang tự xem mình cạnh tranh với Hoa Kỳ để nhận lấy vai trò lãnh đạo thế giới trong tương lai.
Hơn 10 triệu người Philippines bị ảnh hưởng bởi bão Hải Yến
Tin siêu bão đổ bộ vào Philippines làm cả vạn người chết cuối tuần trước đã gây sốc và thúc giục nhiều chính phủ và người dân của nhiều nước chung tay cứu giúp.
Mặc dù con số 10.000 người chết được đưa ra lúc đầu không hoàn toàn chính xác, nhưng ngay cả con số hơn 2.000 người được xác nhận đã thiệt mạng cũng là quá lớn.
Vì vậy nhiều nước đã có những phản ứng tức thì để trợ giúp.
Trong bài 'Sự tử tế của người lạ' hôm thứ Năm, báo Metro của Anh liệt kê các khoản đóng góp tính tới ngày 14/11.
Anh đứng đầu với hơn 24 triệu đô la,
theo sau là Hoa Kỳ với hơn 20 triệu,
Ủy hội châu Âu gần 11 triệu,
Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất hơn 10 triệu,
Nhật Bản hơn 10 triệu,
Úc hơn 9 triệu và
Hàn Quốc gần 5 triệu.
Vào thời điểm đó Trung Quốc mới cam kết hơn 200.000 đô la
dù sau này đã tăng con số này lên 1,6 triệu đô la.
Anh đã tăng gấp đôi viện trợ từ mức 24 triệu đô la lên 80 triệu
trong khi người dân Anh cũng đóng góp 53 triệu đô la.
Trung Quốc trợ giúp 100.000 đô la cho Philippines !!!!!!
Người ta đã so sánh con số này với khoản cứu trợ 450.000 đô la mà Philippines giúp Trung Quốc trong đợt động đất Tứ Xuyên hồi năm 2008.
Một trang blog nói con số 100.000 đô la mà Bắc Kinh tuyên bố ban đầu chỉ bằng nửa giá chiếc giường đắt nhất được rao bán ở Bắc Kinh.
TRIỆU LƯƠNG DÂN