* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ 8)
... Hòa ước Giáp Thân (1884)
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre
(Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn
ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6
năm 1884
tại kinh đô Huế
gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn
quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía
Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần
Cộng hoà Pháp.
Nguyên nhân dẫn tới hiệp định.
Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình
Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa,
Kiến Phúc,
Hàm Nghi
kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ
quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh
và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh
quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính
phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân
ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân
1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có
điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ
của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai
Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà
Nguyễn
Nội dung: Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới
này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy
nhiên có thêm hai điều khoản mới:
Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ
(Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ
cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và
Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được
quyền kiểm soát.
Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,
Hà Tĩnh
trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận
trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
Công ước Pháp-Thanh 1895
Công ước Pháp-Thanh 1895 hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895
là bản công ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại
đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam, nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh
1887. Việc ký kết này được thực hiện vào ngày 20 tháng 06 năm 1895 tại Bắc Kinh
bởi đại diện của Pháp ở Trung Hoa là Đại sứ Gérard và đại diện Trung Hoa là
Hoàng thân Kinh - Chủ tịch Tổng lý nha môn.
Nguyên nhân ký công ước
Sau khi chiếm trọn hoàn toàn Việt Nam
năm 1885 và thành lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ , Nam
Kỳ, Cao Miên. Tới năm 1893, Pháp gây chiến với Xiêm La tranh quyền kiểm soát
các vùng đất Lào, kết quả Pháp thắng và đã hợp nhất các vùng Thượng Lào (Luang
Pha Bang), Trung Lào (Viên Chăn) và Hạ Lào (Chăm Pa Sắc) thành một xứ Ai lao
thuộc Liên bang Đông Dương vào năm 1893
Trong thời kỳ này, Thực dân Anh cũng đã hoàn toàn đưa toàn bộ Miến
Điện vào thuộc địa của mình, Pháp lúc đó xem Xiêm là một đồng minh của Anh nên
lo ngại ảnh hưởng của Anh sẽ lan đến vùng Tây Bắc Bắc Kỳ. Kết hợp với Trung Hoa
trên đà suy yếu sau khi bại trận trước Nhật trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật
lần thứ nhất. Pháp tận dụng thời cơ ép nhà Thanh phân chia lại đường biên giới
ở phía Tây bắc Bắc Kỳ với Vân Nam
Nội dung
Pháp đã đưa ra hai đường biên giới với nhà Thanh, một là đường
biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam
và hai là đường biên giới Ai Lao - Vân Nam
Pháp đã xác định rõ: Đường biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam: Một phần
lớn vùng đất gồm các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường thuộc tỉnh
Lai Châu, các huyện Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa (nay tỉnh Điện Biên là ãnh
thổ của Bắc Kỳ
Đường biên giới Ai Lao - Vân Nam :
Toàn bộ tỉnh Phongsali hiện nay của Lào, lúc đó đang thuộc Vân Nam quản lý
chuyển về lãnh thổ của Ai Lao
Về phía Trung Quốc, một mặt chuyển theo mô hình thế giới kiểu Âu
nhất là trong việc đòi hỏi quyền bình đẳng với các nước lớn Tây phương, mặt
khác vẫn nuôi tham vọng dành lại bá quyền với các nước khi xưa (như Việt Nam)
đã chấp nhận trật tự thế giới kiểu Trung Quốc. Chính sách này chung cho mọi
chính quyền ở Trung Quốc, từ nhà Thanh, Quốc dân đảng đến Cộng sản Trung Quốc
sau này.
* * *
Thời kỳ này có nhiều nhà cách mạng chống Pháp của Việt Nam, đặc
biệt trong phong trào Cần Vương, đã sang Trung Hoa nương náu hoặc cầu viện,
như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật... Năm 1884 đến 1885, chiến tranh Pháp-Thanh bùng nổ trên chiến
trường miền Bắc Việt Nam.
- Giai đoạn 1949 - 1970
- Giai đoạn này có thể chia làm các giai đoạn ngắn hơn:
- Giai đoạn 1949 đến 1954
- Giai đoạn chiến tranh chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện
Biên Phủ. Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Việt Minh chống Pháp.
- Giai đoạn 1954 đến 1970
Nguyên bản tiếng Anh “Discussion between Zhou Enlai, Deng
Xioaping, Kang Sheng, Le Duan and Nguyen Duy Trinh”, được đăng trong một dự án
có tên là “Dự án Lịch sử Chiến tranh lạnh quốc tế” (Cold War International
History Project) do Trung tâm mang tên Tổng thống Woodrow Wilson tài trợ. Cuộc
trao đổi này diễn ra vào ngày 13/4/1966, khi những bất đồng về đường lối trong phong
trào cộng sản quốc tế đang phát triển đến đỉnh điểm giữa hai đảng cộng sản Liên
Xô và Trung Quốc. Khi đó Việt Nam phải thực hành một chính sách tạo thăng bằng
trong quan hệ với hai nước XHCN khổng lồ là Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ
được viện trợ của cả hai.[cần dẫn nguồn] Giai đoạn
này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam
Việt Nam chống Mỹ.
Giai đoạn 1972 - 1990
Một áp phích của Việt Nam năm 1979 cho thấy quan hệ căng
thẳng giữa hai nước vào thời điểm này.
Gia tăng cẳng thẳng trong quan hệ hai nước. Việt Nam thân Liên Xô,
còn Trung Quốc bắt tay với Mỹ. 1972 Nixon sang thăm Trung Quốc, đưa Việt nam
lên bàn cân, Trung Quốc ủng hộ Mỹ tấn công toàn diện Việt Nam. Hai nước ký
Tuyên bố chung Thượng Hải, đặt nền móng cho liên minh chiến lược chống lại Liên
Xô. Sự bắt tay của Trung Quốc với Mỹ càng làm Việt Nam xích lại gần Liên Xô. Đồng thời
Trung Quốc ép Việt Nam từ bỏ lối đánh tổng tiến công, chỉ dùng cấp trung đội
trở xuống, chấp nhận chia cắt đất nước (Theo Lê Duẩn).[cần dẫn nguồn] Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy
ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Trong thời gian đó, Việt Nam gọi Trung Quốc là "phản động",
"bành trướng", "bá quyền". Đồng thời Trung Quốc cũng gọi
Việt Nam
là "tiểu bá". Việt Nam
cũng thường chỉ trích Trung Quốc đã theo chiến lược "liên Mỹ đả Việt"
và xem đó là quốc sách trong thời điểm đó, đặc biệt sau khi Việt Nam biết được
những cuộc mật đàm giữa Chu Ân Lai và Henry Kissinger.
Sau khi R.Nixon thăm Trung Quốc và ra thông cáo chung, Tổng thông
Nguyễn Văn Thiệu đã nói: “Nếu để miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác
tại Đông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino”.
Khi ông Nixon sắp đi Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông thì miền Nam không còn là
"tiền đồn của Thế giới Tự Do" nữa khiến ông Nguyễn Văn Thiệu thông báo sự lo ngại
của Việt Nam Cộng Hoà cho phía Mỹ. Và Tổng
thống Nixon đã trấn an ông Thiệu bằng 1 bức thư đề ngày 31 tháng 12, 1971:
"Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một
thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về
những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…
Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong
những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hoà bình cho Việt nam và xây dựng nền thịnh
vượng mới cho nhân dân Việt Nam .
Thế nhưng theo chính Tổng thống Nixon viết lại trong hồi ký của
mình thì trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới 28 tháng 2, 1972, ông
đã nói với Chu Ân Lai:
Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh
đạo Bắc Việt Nam, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và
trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi
Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó.
Sau khi quân đội Bắc Việt Nam tấn công và chiếm toàn bộ miền Nam
Việt Nam, thống nhất hai miền đất nước 1975, quan hệ Việt Trung ngày càng căng
thẳng. Một mặt do quan hệ Liên Xô Trung Quốc trở nên thù địch, mà Việt Nam lại
về phe Liên Xô, ký hiệp định Quân sự toàn diện với Liên Xô (nhưng khi chiến
tranh biên giới 1979 xảy ra, Liên Xô đã đứng ngoài cuộc). Trung Quốc trợ giúp
toàn diện chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia, tiến hành quấy phá biên giới phía
nam Việt Nam .
Khi quân đội Việt Nam tràn
sang đánh chính quyền Khmer Đỏ và giải phóng Campuchia, Trung Quốc càng thù
địch với Việt Nam
hơn. Điều phải đến đã đến, chiến tranh Biên giới Việt Trung 1979 xảy ra, kéo
dài suốt hơn 10 năm, để lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam. Cuộc đưa quân sang
Campuchia của Việt Nam khi đó cũng là chủ đề đáng được nhắc lại vì phía TQ cho
rằng cuộc chiến 1979 chủ yếu để 'dạy cho VN một bài học' vì 'xâm lăng Campuchia',
nước khi đó là đồng minh.[5].
Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Trung Quốc đánh Việt Nam "Cũng
một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu
Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là
giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau
Cộng Sản nữa. Trung Quốc muốn cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ.
Đánh Việt Nam
là một món quà tặng cho Mỹ
Năm 1988, Hải quân Trung Quốc đưa quân chiếm đóng bãi
đá Colin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do 3 bãi đá này không có
quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa
quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Phía Việt Nam mất 3 tàu vận
tải của hải quân Việt Nam ,
64 thủy binh Việt Nam
đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ
đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng
giữ một số bãi ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền…
(còn tiếp)
------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét