Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Tòa còn nghĩ thế, còn nhiều oan sai!


* VÕ VĂN TẠO
Sáng 21-11, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về án oan, trong đó nóng bỏng vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình phân bua, đại ý: khi vụ án được chuyển sang giai đoạn xét xử thì nếu hồ sơ (do công an, VKS lập) đã khép kín thì cũng khó trách tòa án (nếu có oan sai)!
Là người có nghiên cứu về luật pháp và qua 10 năm tham gia xét xử, tôi không đồng tình quan điểm này của người đứng đầu hệ thống tòa án cả nước.
Không ít người biết, trước khi có chủ trương thực hiện cải cách tư pháp, tư duy “án tại hồ sơ” là câu nói cửa miệng, thống lĩnh nghiệp vụ tố tụng. Nhưng một trong những nội dung rất cơ bản và quan trọng trong chủ trương cải cách tư pháp là đặc biệt coi trọng và đề cao tranh tụng tại tòa. Đối với những người làm công tác tố tụng “thấm” được nội dung cơ bản này của cái cách tư pháp, tuy duy “án tại hồ sơ” là hết sức lỗi thời và sai lầm, xem nó cũng tệ hại tương tự “tư duy bao cấp” một thời trong quản lý kinh tế.
Thậm chí, theo phương châm trên của cải cách tư pháp, nhiều tòa án đã thay đổi vị trí của công tố viên, từ trên bục cao ngang với Hội đồng xét xử, xuống mặt bằng ngang hàng với luật sư. Tại tòa, chứng minh có tội hay vô tội là việc của công tố viên, luật sư, bị cáo, bị hại, nhân chứng… Hội đồng xét xử chỉ “ngồi giữa”, tập trung làm tốt vai trò “cầm cân nảy mực”. Tuân thủ nguyên tắc đề cao tranh tụng tại tòa, nhiều Hội đồng xét xử (bao gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân) xem các chứng cứ, tình tiết đã có trong hồ sơ chỉ có giá trị tham khảo và kết hợp với các chứng cứ thu thập tại tòa. Các chứng cứ ấy lại phải được xem xét, đánh giá kết hợp logic tranh biện của các bên tham gia tố tụng… Nhờ đó mà ra được phán quyết khách quan, chính xác, nhiều trường hợp đảo ngược so với cáo trạng và hồ điều tra.
Rõ ràng, chủ trương đề cao tranh tụng tại tòa là rất đúng đắn, là một trong những yếu tố góp phần giảm đáng kể oan sai trong tố tụng hình sự.
Trở lại vụ oan sai Nguyễn Thanh Chấn, nếu trong khâu xét xử, Hội đồng xét xử thực hiện tốt chức năng của mình, xem xét nghiêm túc ý kiến của luật sư về chứng cứ ngoại phạm của ông Chấn (bấm điện thoại ở quán nhà trong thời gian xảy ra vụ án ở nơi khác), về thiếu sót cơ bản trong thu thập chứng cứ của khâu điều tra (không lấy dấu vân tay còn dính lại rất nhiều tại hiện trường…), không vô cảm trước lời bị cáo rập đầu kêu oan, tố cáo bị bức cung… chắc chắn tránh được vụ oan sai tày đình này.
Tòa án là nơi xét xử, là khâu cuối cùng để tuyên bị cáo có tội hay vô tội? tội gì? hình phạt nào?… Nếu nói hồ sơ đã khép kín thì khó trách tòa án thì không lẽ, tòa án chỉ là cơ quan có chức năng “gật đầu”, “hợp thức hóa” các các khâu trước của cơ quan điều tra và viện kiểm sát?
Nếu xét xử mà chỉ dựa vào hồ sơ đã thu thập và ý chí của công tố viên, liệu có cần thiết để phải biên chế cả hệ thống tòa án với quy mô như hiện nay cho uổng phí tiền dân nộp thuế?
VVT
(Cựu HTND TAND TP Nha Trang)
--------------- 

36 nhận xét:

  1. Cả hệ thống nhà nước VN đã ruỗng mọt lắm rùi!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng! Họ rỗng ngay từ trong ý thức, hiểu biết, vì nếu có chút hiểu biết, ông ấy phải hiểu, giá trị tố tụng trực tiếp tại tòa mới là thực. Còn chứng cứ điều tra là của bên tố tụng, họ có thể dùng nhục hình để ép cung sau lưng tòa, nhưng trước tòa, khi bị cáo kêu oan thì biện pháp tranh tụng mới nêu bật được sự đúng đắn cho quyết án của tòa. Không thể "phủi tay" bằng câu nói này được. Mà bắt ông ta phải hầu tòa mới đúng!

      Xóa
  2. Tôi chắc như đinh đóng cột rằng "chánh án trương hòa bình là con ông cháu cha ,học hành dốt nát,nếu có bằng là bằng BỔ TÚC và TẠI CHỨC" nên trình độ chuyên môn cũng chỉ đến thế mà thôi,đừng trách nhiều mà tổn thọ...

    Trả lờiXóa
  3. Đồng ý với những ý kiến của bác Võ Văn Tạo đã phân tích. Chánh án TANDTC không thể chối bỏ trách nhiệm của ngành mình một cách vô cảm, èo uột trách nhiệm và kém cỏi nghiệp vụ như thế. Tất nhiên cả hệ thống tư pháp VN nhiều chục năm nay đã không làm đầy đủ trách nhiệm của mình từ những khâu điều tra, xét hỏi đến tố tụng hình sự.

    Trả lờiXóa
  4. Chuẩn không cần chỉnh, nếu chỉ biết gật thì về đuổi gà cho vợ

    Trả lờiXóa
  5. Trương Hòa Bình nên đổi tên thành Trương Hòa Bịnh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kHÔNG! Hắn chắc sẽ là Hòa Thân !!!

      Xóa
  6. Đúng quá! Câu cửa miệng "án tại hồ sơ" đã vô tình đưa nhiều người phải chịu oan khuất mà chả biết kêu ai, vì..."giấy trắng mực đen". Về nguyên tắc, không ai có tội khi chưa có có quyết định của tòa án, bị cáo ra trước tòa không phải mặc áo "phạm nhân", cũng là thể hiện nguyên tắc trên (đã ghi trong Hiến pháp), vậy vai trò của Tòa là cực kỳ quan trọng, Ông đứng đầu ngành tòa án mà phát biểu vậy thi...sinh ra Tòa để làm gì? Cám ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
  7. Tòa án không sai, công an cũng đúng, ông Chấn thì bị oan? Theo "logic" của mấy ông ngoại này, thằng Chung sắp bị kết tội tâm thần, được tha bổng. Chỉ có chị Hoan chết oan ức, cứ phải lang thang tìm cách trả thù bọn vô nhân.
    Vì sao đất nước này bị điên?

    Trả lờiXóa
  8. Chuẩn!
    Chánh án Trương Hòa Bình là trung tướng công an, không có hiểu biết chuyên sâu về tố tụng nghiệp vụ tòa án, nên mới oke tái thẩm vụ Nguyễn Thanh Chấn, bị các chuyên gia hàng đầu như ông Khiển, bà Nga "sửa lưng".
    Sai lầm và yếu kém trong tố tụng có nguồn gốc từ công tác cán bộ, bố trí người không đúng yêu cầu công việc.

    Trả lờiXóa
  9. Ở nước ta, rất nhiều phiên tòa diễn ra như một trò hề. Vụ ông Chấn chỉ là một ví dụ rõ nét nhất. Nếu không nhân dịp này để lên án mạnh mẽ hệ thống "tư pháp theo chỉ đạo" của ta thì đến lúc nào đó một trong chúng ta phải lãnh đủ.

    Trả lờiXóa
  10. Bác Tạo cần gì phải hỏi. "Tòa án chỉ là cơ quan có chức năng "gật đầu", "hợp thức hóa" các khâu trước của cơ quan điều tra và viện kiển sát" là hiển nhiên rồi!. Nói chính xác hơn: "Tòa án chỉ là cơ quan có chức năng "gật đầu", "hợp thức hóa" các quyết định "án bỏ túi" của hội nghị liên tịch dưới sự chủ trì của cấp ủy!!!. Tòa án làm gì có quyền quyết định. Họ chỉ dám làm phần việc được "phân công" mà thôi !!!

    Trả lờiXóa
  11. Cho nên phải bõ điều 4, phải tam quyền phân lập, nói tóm lại là phải "suy thoái" thì mới mong có công bằng , dân chủ và văn minh

    Trả lờiXóa
  12. Bác cựu- à quên, bác nguyên hội thẩm nhăn răng ơi......
    Thời bác còn đương- có vụ oan sai nào ko? Mà h bác mạnh mồm thế...???
    Trong ý thức-cơ chế này- mà đòi công bằng-minh bạch thì.... chỉ là 1 trong 3 dạng: Điên - Ngu - Chả vờ ngu.

    Trả lờiXóa
  13. Trích "Rõ ràng, chủ trương đề cao tranh tụng tại tòa là rất đúng đắn"

    Nhưng vì sống theo điều 4 hiến pháp, nên "lực lượng lãnh đạo nhà nước" ra lệnh, thì tòa phải nghe. Nếu không, thì cắt cần câu cơm!

    Vì thế, sống chết, "lực lượng lãnh đạo nhà nước", không xóa bỏ điều 4 hiến pháp, để còn ngồi xổm trên pháp luật!

    Trả lờiXóa
  14. Thói vô trách nhiệm "làm cho xong việc chứ không làm cho được việc" đã ăn quá sâu, quá rộng rồi. Nếu ông chánh toa tối cao mà nói thế thì bảo các ông ấy nghỉ luôn đi, chỉ cần một cô thư ký đối chiếu kết quả điều tra của bên công an rồi quy ra mức án, lập tòa làm gì cho tốn tiền (Mấy tòa nhà ấy cho thuê đám cưới cũng ra ối tiền đấy!

    Trả lờiXóa
  15. thông cảm cho chánh án trương hòa bình vì trình độ bổ túc và tại chức có thế...

    Trả lờiXóa
  16. Có được 1 tác giả Prô như bác Võ Văn Tạo dõi theo sát nút, phân tích tình-lý rạch ròi vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn nói riêng, thì dẫu sự oan sai tày đình này có ‘huề’ cả làng, hoặc thậm chí ông Chấn lại ‘được quay vô ăn cơm thừa của đ & nn chí công dzô tư xhcn’ thêm 10 năm nữa, theo tôi, công luận vẫn tỏ tường đâu là sự thật, thế nào là luật nước THUA lệ đảng cũng như vì sao đảng trưởng Trọng, hôm 28/09/2013, dám nhơn nhơn tuyên bố: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất, SAU cương lĩnh của đảng”!
    Cám ơn 2 bác Tạo & Bồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "đảng trưởng"?
      Nghe như lục lâm thảo khấu, nhỉ?

      Xóa
  17. Ý kiến của Bác Tạo "chuẩn không chỉnh"

    Trả lờiXóa

  18. Cái gì cũng đổ cho Tòa
    Thế là oan lắm Bác Bồng biết không
    Ăn tiền đâu chỉ mình Tòa
    Bác Bình mới bảo ...thiếu 2 ông này
    Điều Tra - Kiểm sát nữa đây
    Mình Tòa không thể làm nên vụ này

    Trả lờiXóa
  19. Nhiều bác cứ chưởi đ/c bình.......
    chắc gì "đầu" các bác đã "to" bằng đầu đ/c b...
    toàn lũ lì lợm-bản lĩnh-xảo quyệt-uống máu người ko tanh đó ạ......

    Trả lờiXóa
  20. Hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bác Võ Văn Tạo bởi đó là lẽ phải.

    Cực lực lên án Chánh án Trương Hòa Bình bởi hắn không hiểu biết trách nhiệm và hắn đang mắc bệnh quan liêu vô cảm rất nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  21. "Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình phân bua, đại ý: khi vụ án được chuyển sang giai đoạn xét xử thì nếu hồ sơ (do công an, VKS lập) đã khép kín thì cũng khó trách tòa án (nếu có oan sai)!"
    Trương Hòa Bình nói ngu bỏ mẹ. Trương Hòa Bình nên coi phim nước ngoài (đừng mất thì giờ coi bà Đàm Vĩnh Hưng): Khi tòa đăng đàn là Tòa "xử" tất: Bị cáo, Công tố, Công an, Luật sư... Ai sai là Tòa (có sự trợ giúp của Bồi thẩm Đoàn) "bụp" liền!
    Kiểu này Trương Hòa Bình trở thành Trương Sình rồi! Thối khắm!

    Trả lờiXóa
  22. Đọc xong , bỗng thấy ai cũng có thể làm được Chánh án TC, Bộ trường CA , thậm trí TT, TBT ,CTN....bất kể chức vụ nào oách nhất . Ngay cả với mình, một kẻ lái xe ôm chuyên nghiệp.

    Trả lờiXóa
  23. Còn những phiên toà không sử mà thiệt hại về người và của rất lớn. Đơn cử vụ nổ pháo hoa của nhà máy quốc phòng ,theo thông tin thì sản phẩm được để trong kho lợp tấm lợp brô xi măng và bị mưa dột. Là sản phẩm độc quyền và chắc cũng là độc giá vậy mà đầu tư nhà kho như vậy lợi nhuận bỏ đi đâu. Chế độ bảo đảm an toàn , phòng chống cháy nổ thế nào ?ai chịu trách nhiệm ? .Tất cả đều thiếu trách nhiệm, đó là bệnh cố hữu của thể chế và xã hội này. Cần phải cải cách thể chế chính trị từng bước cho phù hợp và sửa chữa các sai phạm cố hữu này . Con người quyết định trong việc thay đổi này , hãy xem quan điểm và tài năng của hai con người quan trọng nhất là TBT Trọng và bộ trưởng bộ nội vụ Trương Hoà Bình thì thấy rằng rất khó có thể thay đổi .

    Trả lờiXóa
  24. Chánh thanh tra tòa tối cao trình độ không bằng sinh viên luật mới ra trường >Trả lời chất vấn tại quóc hội quá ê a,rề rà như gà mắ tóc ,dở khóc dở cười ,đúng là người VÔ HỌC .

    Trả lờiXóa
  25. Trương Hòa Bình chưa xứng tầm làm chánh án TANDTC .Hỏi vì sao? NÓI TÀO LAO ,TRƯỚC QH,LUÔN TRỐI TỘI CHO NGÀNH TÒA ,CHÍNH ÔNG TA, KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG CHÁNH ÁN ...

    Trả lờiXóa
  26. Chánh tòa còn để ông Bình ,Xin thưa đất nước dân mình còn oan ...

    Trả lờiXóa
  27. Bài viết của bác Võ Văn Tạo rất hay. Chặt chẽ và khúc chiết. Mong bác có nhiều bai hơn nữa cho mọi người thưởng thức. Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  28. Trương Huề Cả Lànglúc 06:03 24 tháng 11, 2013

    Trương Hòa Bình nói vậy thì tòa án là tai sai của công an à? Một tòa án đúng nghiệp vụ, có thể thấy rõ bị cáo oan sai là người ngay, và nguyên cáo (cho dù là công an) cũng có thể là kẻ phạm tội!
    Trương Hòa Bình nói kiểu vậy thì vứt tòa án vào sọt rác cho rồi!

    Trả lờiXóa
  29. Tớ nào biết nghĩ gì đâu
    Bảo sao làm vậy, không thì gay go!
    Đó là án hình sự mà.
    Còn án dân sự, xử theo phong bì.
    Bên có bì, hoặc dày hơn
    "Sự thật, lẽ phải" nhảy vào ôm ngay!

    Trả lờiXóa
  30. Nếu công tâm, điều tra nghiêm túc, sẽ tìm ra nhiều chứng cứ chứng minh có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp trong vụ án này. Nhưng vấn đề không chỉ xử lý những cá nhân, tập thể gây ra oan sai, mà phải hạn chế được oan sai để không còn những bản án kết tội cho người vô tội.
    Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, phạm nhân Ernesto Miranda ở bang Arizona (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo về “Quyền im lặng”, và “sáng kiến” rất văn minh của phạm nhân này trở thành một quy định mang tính pháp lý, đó là người bị bắt giữ, trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo một cách rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và phải được thông báo rõ ràng người đó có quyền tư vấn luật sư hoặc có luật sư bên cạnh khi bị điều tra, thẩm vấn.
    Một bị can chỉ đối diện với cán bộ điều tra trong quá trình điều tra thì sẽ bị bất lợi về mặt pháp lý. Tình trạng bức cung, xâm phạm hoạt động tư pháp cũng từ sự “độc quyền” khai thác nghi phạm mà ra.
    Con người có nhiều quyền, im lặng cũng là quyền. Không kẻ nào có thể nhân danh quyền lực để bức ép người khác nói ra điều bất lợi vu vạ cho họ, đưa ra những bằng chứng gian giảo chống lại họ.

    Trả lờiXóa
  31. điều tra ra chắc đếm k nổi bao nhiu vụ
    hạt điều mật ong


    Trả lờiXóa