VÌ SAO LŨ KÉP THIÊN TAI
VÀ NHÂN
TAI Ở MIỀN TRUNG ?
* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
(Bài
viết cho Hội thảo của Chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 của Bộ Khoa học
và Công nghệ )
Chưa
bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn
đời của ông cha ta khi xếp thứ tự bốn loại tai họa : thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm
nay, đang nổi lên vấn đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn
bị thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà
máy thủy điện. Lũ chồng lên lũ người dân phải gồng mình chống lũ kép thiên tài và nhân tai.
Theo
báo Tuổi Trẻ sáng 22 tháng 11 cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói:
“Theo thống kê của các địa phương, thiệt hại rất đau xót khi có tới 43 người chết,
4 người mất tích, 70 người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn
căn nhà bị ngập, 400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết.. Diện tích lúa và
hoa màu bị ngập rất lớn.”.
Chia sẻ
với đau thương mất mát của đồng bào miền Trung nhưng trên mạng xã hội, nhiều ý
kiến không đồng tình với phát biểu của Phó Thủ tướng cho rằng :” Đến nay, chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ
sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy"! Nhà thơ Thái Bá Tấn viết:
“Phó thủ
tướng cho biết
Việc xã lũ vừa rồi
Đúng qui trình, chỉ tại
Nước lớn quá mà thôi.
Thế thì chỉ biết nói
Thủy điện luôn thông minh,
Chỉ dân ta ngu dốt,
Việc xã lũ vừa rồi
Đúng qui trình, chỉ tại
Nước lớn quá mà thôi.
Thế thì chỉ biết nói
Thủy điện luôn thông minh,
Chỉ dân ta ngu dốt,
Chết
không đúng qui trình.”
Khách quan nhận xét, nếu chỉ
căn cứ vào các báo cáo thì phát biểu của Phó thủ tướng không sai nhưng thực tế
có đúng như vậy không, cần được giải
đáp. Trong chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 của Bộ Khoa học &
Công nghệ có một số đề tài nghiên cứu về thiên tai bão lũ ở miền Trung, tiếc rằng
đang trong quá trình thực hiện nên chưa có đủ cơ sở dữ liệu và kết quả tính
toán để “mổ xẻ” cho thấu đáo vấn đề nói
trên. Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cố gắng lý giải dưới góc
nhìn khách quan và khoa học trên nguyên tắc là dù quy trình vận hành xả lũ đã được phê duyệt nhưng thực tế
gây thảm họa cho người dân ở hạ du thì vẫn cần phải xem xét, đánh giá lại quy trình.
Bài
toán an ninh năng lượng quốc gia và thủy điện
Để phát
triển kinh tế xã hội bền vững, ngành điện cần đi trước một bước. Nguồn năng lượng
điện ở Việt Nam từ trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu
chính là than đá, khí (nhiệt điện) và nước mặt ở các dòng sông (thủy điện),
trong đó nguồn thủy điện luôn duy trì tỉ trọng lớn khoảng gần 40% trong cơ cấu
nguồn điện ở Việt Nam từ trước đến nay.
Trong
bài toán năng lượng của nước ta, thủy điện luôn được đánh giá cao vì giá thành
tương đối rẻ, năng lượng sạch có khả năng tái tạo, dễ điều chỉnh nên thường được
sử dụng để phủ đỉnh trong sơ đồ phát điện.
Bởi thế, hầu hết các công trình thủy điện lớn và vừa đã và đang được khai thác
triệt để ở nước ta là điều dễ hiểu.
Trong
lưới điện của bất cứ quốc gia nào, người ta đều phải tính toán để có nhiều chủng loại các nhà máy điện khác nhau để đề phòng sự cố và
quá lệ thuộc vào một loại nguyên nhiên liệu đầu vào nào đó. Cụ thể là phải có
thủy điện để phòng khi giá dầu biến động, có nhiệt điện phòng khi khô hạn. Ở Việt
Nam ,
trước đây chỉ phổ biến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện chạy dầu, sau đó, có
thêm các nhà máy turbine khí hỗn hợp, đặc biệt là thủy điện chiếm khoảng gần 40%.
Nguyên tắc khi thiết kế các nhà máy thủy điện lớn nằm trong hệ thống điện quốc
gia thường chọn tần suất thiết kế đảm bảo 95%
có nghĩa là 20 năm bình quân mới có 1 lần thiếu nước so với công suất được
đưa vào cân bằng hệ thống điện. Bởi vậy, không thể đổ thừa mỗi khi không đủ nguồn
nước là do ông Trời. Do khâu tổ chức thiếu
nhất quan, chưa định lượng hóa lợi ích mang lại cho các ngành theo phương án vận
hành điều tiết cho cấp điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và duy trì
dòng chẩy tối thiểu, cho đến nay mới phê duyệt được quy trình vận hành liên hồ
chứa về xả lũ của một số lưu vực quan trọng. Ngay liên hồ chứa Hòa Bình, Thác
Bà, Tuyên Quang (chưa kể thêm hồ chứa Sơn La) đến nay, vẫn chưa phê duyệt quy trình vận hành cho bài
toán mùa cạn.
Hiện
nay công suất đỉnh khoảng hơn 18000 MW, tức là chưa tới 20000 MW. Mỗi năm nếu
EVN chỉ đưa vào được khoảng 2000 MW, tức 10%, thì chắc chắn thiếu điện, do tốc
độ tăng trưởng thương phẩm khoảng 15%/năm. Muốn có an ninh năng lượng, hay nói
cách cụ thể hơn là an ninh điện năng, cần
phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng và chất lượng của các nhà máy điện. Thời gian vừa qua, công luận bức xúc về thiếu
điện còn do nguyên nhân nhiều dự án dàn trải,
tốc độ xây dựng chậm trễ, một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính,
sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong các khâu thủ tục đấu thầu vv…Nhiều dự án
kinh tế trọng điểm liên quan đến tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng phần
lớn do Trung Quốc thắng thầu thực hiện theo EPC bao gồm toàn bộ từ thiết kế,
cung cấp thiết bị, vật tư xây lắp. Các nhà máy nhiệt điện ở Cẩm Phả, Hải Phòng
do Trung Quốc thi công chậm trễ so với kế hoạch đến hơn 20 tháng lại thường
xuyên gặp sự cố kỹ thuật! Chi phí khâu phát điện thường chiếm đến 72% lại chưa
có khung giá phát điện chuẩn nhiều nhà máy nhiệt điện xây xong chưa ký được hợp
đồng mua bán với EVN.
Quy
hoạch phát triển thủy điện trong khi tiềm năng sắp cạn
Nhìn
chung cả nước, quy hoạch ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: ngành
điện, than và dầu khí đều có quy hoạch riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể
cho toàn ngành năng lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo,
đăc biệt ở quy hoạch thủy điện nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng thủy điện
nhỏ vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và thu thuế cho địa phương. Sự chậm chễ trong
tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây, trạm...):
theo các thống kê trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy điện đưa vào
hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch.
Chúng
ta đều biết điện sử dụng bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết
kiệm. Phương trình này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện
là nguồn điện rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy
thế, nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể bài
toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta thì thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao trong
tổng sơ đồ điện. Thủy điện đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến môi trường
cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi dòng chảy tự nhiên, môi trường
sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá rừng.
Tiềm
năng lý thuyết thủy điện Việt Nam
khoảng 75.000 MW, tiềm năng kỹ thuật khoảng 31.000 MW và tiềm năng kinh tế - kỹ
thuật khoảng 20.000 MW. Năm 2001, công suất max hệ thống khoảng 6.000 MW nhưng
đến năm 2009 con số này đã là khoảng 14.000 MW (trung bình tăng 1.000 MW/năm với
tỉ lệ tăng khoảng 12%/năm), trong đó thủy điện chiếm 6.500 MW. Hiện tại, công
suất thủy điện trong hệ thống khoảng 11.000 MW. Dự báo đến các năm 2020 và
2030, tổng công suất hệ thống là khoảng 75.000 MW và 150.000 MW, trong đó thủy
điện tương ứng là 17.000 MW (23%) và 18.000 MW (12%).
Như vậy,
rõ ràng là trong giai đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như
tiềm năng kinh tế - kỹ thuật nguồn thủy điện đã được khai thác rất lớn. Trong
những năm tiếp sau 2010, chỉ còn một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai
Châu 1.200 MW cùng một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai
thác đến năm 2015 là gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ còn lại một
ít dự án thủy điện tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.
Mặc dù
vai trò nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu
tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng
sơ đồ điện, từ trước đến nay đã qua 7 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy
hoạch, việc quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận
hành hệ thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng
tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường. Chi phí cho một kỳ quy hoạch tổng sơ đồ phát
triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng cho việc đánh giá
tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy điện. Việc đánh giá
tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch từng dự án cụ thể hoặc
đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch cấp tỉnh nên
chất lượng rất hạn chế.
Đối với
quy hoạch thủy điện theo lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và
cũng chỉ có các dự án trên 30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi
lập quy hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với
chi phí đáng kể thì vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến
cáo cụ thể khi xếp hạng ưu tiên khai thác, hay nói cách khác là các dự án được
xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy điện
vừa và nhỏ thì được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch cũng chưa
chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.
Con
người gánh trọn hậu quả
Các tác
động của thủy điện thì ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể
nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để
cung cấp năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt
Nam
là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lý. Có một lỗ hổng
trong quy trình quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa
chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận
trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích
thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục
tất yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế
tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.
Nguyên
nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường quá mức từ các dự án thủy điện là do chúng
ta chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ
về nhận thức của xã hội, nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế - kỹ thuật mà chưa có
tiêu chí kinh tế - môi trường - kỹ thuật. Dự án để được triển khai phải có tên
trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh). Trong
thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa tốt do hạn
chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo lẫn hội đồng
xét duyệt). Chính sự dễ dãi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát, đã bắt môi trường
tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.
Lời
nguyền tài nguyên có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn
xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự
nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử
thoái hóa trong chính quyền thì việc phát triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng
đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ
quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị
rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người
dân vô tội.
Rừng là
bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người
ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng
là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện , ngốn hết hơn 10 ha rừng.
Đặc
điểm của miền Trung
Miền
Trung với đặc điểm các con sông đều ngắn, dốc, lưu vực nhỏ nên đỉnh lũ nhọn, hễ
mưa lớn hầu như sẽ có lũ. Địa hình miền Trung hẹp ngang, có nơi chỉ 40 km, dãy
Trường sơn kéo dài từ Bắc vào Nam, có nơi núi đâm ra tới biển (Đèo Cả, đèo
Hải Vân); Địa hình không có vùng trung du nên lũ tập trung rất nhanh. Các cửa sông luôn bị đưa lên phía Bắc do tác
động của dòng hải lưu gần bờ và bị bồi lấp
bởi gió mùa Đông Bắc. Hàng năm, chịu ảnh
hưởng trung bình 6-7 cơn bão, có năm lên tới 10 cơn bão với lượng mưa kéo dài từ
tháng 6- tháng 12 .
Các
trung tâm kinh tế-xã hội ở miền Trung đều tập trung ở các vùng ven biển thường
xuyên bị ngập lụt khi có lũ lớn, đặc biệt khi có lũ kết hợp triều cường;
Đường
quốc lộ1 và đường sắt chạy dài từ Bắc vào Nam như một tuyến đê ngăn lũ, chênh
lệch mực nước giữa thượng và hạ lưu khi có lũ lên tới 2,3 m.
Mỗi khi
lũ lụt xảy ra, gây thiệt hại lớn, người ta thường đổ cho nguyên nhân chính là
do mưa lớn/thiên tai xảy ra trong năm nay quá đặc biệt so với nhiều năm. Rồi sẽ hứa là rà lại qui trình một cách
nghiêm khắc, nâng cao công tác dự báo vv...
Chỉ
tính riêng số công trình thuỷ lợi các tỉnh Miền trung từ Thanh Hoá tới Khánh
Hoà có 2.855 hồ chứa, 2.524 đập dâng và đê các loại 3.535 km. Các công trình
này được xây dựng qua nhiều thời kỳ, đã xuống cấp, phần lớn không có dung tích
phòng lũ. Riêng các công trình được đầu tư sửa chữa bằng nguồn vốn vay
của ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) hoặc trái phiếu Chính phủ thì còn đảm bảo chống
lũ theo tần xuất thiết kế.
Vì
sao năm nay Miền Trung bị thiệt hại do lũ?
Nhìn lại
năm 1999, miền Trung thực sự bị lũ lịch sử gây ra thảm họa thiên tai cả về người
và của. Năm nay (2013) lũ nhỏ hơn năm 1999, ngoại trừ một vài nơi có
lũ lớn như Quảng Bình, Quảng Ngãi vv…Năm 1999 thời gian mưa 5 ngày với lượng mưa đến 1700 mm. Năm nay, lượng mưa chủ
yếu từ 24-48 giờ với lượng mưa 800 mm. Các trạm đo An Chí, Ba Thê, Minh Long
cho thấy cường độ mưa rất lớn hơn 100 mm/giờ. Sông Trà Khúc vượt lũ lịch sử do cường
độ mưa quá cấp tập.
Nguyên
nhân gây ra lũ là các trận bão liên tiếp từ cơn bão số 10 đến 15 và áp thấp nhiệt
đới , gây ra cường độ mưa lớn và liên tục.Lư
ợng mưa gây ra bởi ảnh hưởng của các cơn bão này cũng rất lớn, trong đó có những
vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Phú Yên, Bình Định có những trận mưa lên tới
500-600 mm tập trung trong vòng có 1-2 ngày. Có thể thấy đây là nguyên nhân
chính gây lên tình hình ngập úng nặng tại miền Trung vừa qua. Cũng do mưa lớn kéo dài liên tục, vừa dứt đợt
trước lại tiếp tục có đợt mưa mới nên lượng nước sẵn có trên bề mặt, trong các
sông suối, kênh mương chưa kịp tiêu thoát hết. Chịu tác động tương tự là các hồ
chứa, lượng nước về hồ chưa kịp xả hết lại đón nhận đợt lũ tiếp theo.
Do
nguyên nhân mưa lớn kéo dài, chính quyền và nhân dân phải liên tục đối phó
trong tình trạng khó khăn về mọi mặt, giao thông, liên lạc bị chia cắt, năng lượng
không đảm bảo, nhu yếu phẩm khó khăn,
khiến cho công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn và thiệt hại tăng lên rất
nhiều.
Mặt khác,
rừng đầu nguồn bị khai thác nhiều, không còn là vùng đệm và khả năng điều hòa
dòng dỏng. Cơ sở hạ tầng phát triển không theo quy hoạch, nhiều vật cản kể cả
đường giao thông làm cho khả năng thoát lũ chậm. Một số cửa sông bị bồi lấp như
cửa Đại (Vu Gia - Thu Bồn), cửa Lở (Trà Khúc), cửa Đà Rằng (sông Ba) làm ảnh hưởng
đến khả năng thoát lũ làm thời gian lũ ngập lâu hơn và mực nước lũ cao hơn.
Các hồ
chứa thủy điện, thủy lợi ở miền Trung không có khả năng chống lũ chính vụ mà chỉ
tham gia chống lũ sớm và lũ muộn. Khác hẳn với lưu vực sông Hồng là các hồ chứa
như Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Thác Bà đều tham gia chống lũ chính vụ.
Hệ thống
công trình hồ chứa ở miền Trung khi thiết kế và thi công, hầu hết chỉ coi trọng
nhu cầu phát điện, không có dung tich
phòng lũ hữu hiệu. Chất lượng công tác dự báo kém cho nên quy trình vận hành xả
lũ lúng túng không phù hợp với thực tế. Lũ rất nhanh mà trong quy trình chỉ
thông báo trước 2 giờ, lại không kịp đến tất cả người dân cho nên nếu gặp thời
điểm xả lũ vào ban đêm hay đồng loạt xả lũ thì nguy cơ đến tính mạng người dân
là điều dễ hiểu.
Năm nay
lũ về nhanh và tàn phá nhiều vùng do mưa lớn kết hợp với việc thủy điện lo sợ vỡ
đập đã cùng nhau xả lũ khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Các tỉnh Quảng Ngãi,
Bình Định và Gia Lai là những nơi chịu lũ vì thủy điện. Riêng Quảng Nam lũ xảy ra
do tác động của lượng mưa quá lớn. Những nơi bị lũ tràn về thật khó mà tả cho hết
nỗi đau do mất mát của người dân.
Các
bất cập khi lập quy trình vận hành hồ chứa
Lập quy trình vận hành liên hồ
chứa rất phức tạp và còn khá mới mẻ đối với nước ta, cho đến nay chưa có quy
trình vận hành mùa kiệt nào được phê duyệt. Lợi ích về năng lượng của thủy điện
đã rõ, nhưng bầm dập do phá rừng, xả lũ
chưa hợp lý, thay đổi dòng chảy tác động xấu đến môi trường của nhiều đập thủy điện như vết sẹo để lại thì vẫn còn mãi mãi. .
Mặc dù
thủy điện chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng toàn bộ hệ thống không có dự phòng cho
nên bất cứ biến động nhỏ nào như bất lợi về thủy văn, ngưng bảo trì, sửa chữa
do sự cố, biến động giá xăng dầu, khan hiếm than, khí thì hệ thống rơi ngay vào
tình trạng thiếu điện. Nếu hệ thống có độ dự phòng, thì thủy điện có thể tích
nước phòng khi khô hạn. Trong khi đó, cả hệ thống phải ăn đong từng ngày, thì
thủy điện, cũng ăn đong từng mét nước. Đấy là chưa kể còn phải đi mua điện tận
Trung Quốc, dễ gặp nhiều rủi ro không lường trước.
Hầu hết
các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ do chủ
đầu tư đứng ra thuê tư vấn lập quy trình
vận hành hồ chứa phục vụ cho mục đích riêng của mình nên có nhiều bất cập. Quy
trình vận hành hồ chứa, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhiều khi các hồ chứa
chỉ làm cho có, báo cáo kỹ thuật để thuyết minh quy trình không đủ để chứng
minh các số liệu thể hiện trong quy trình. Các công trình thuỷ lợi chỉ có quy
trình vận hành bảo đảm an toàn cho công trình và theo biểu đồ cấp nước.
Quy trình vận hành liên hồ mùa lũ mới chỉ
có lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn, Sông Ba do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt nhưng
còn nhiều vấn đề cần xem xét lại.
Nguyên
tắc lập quy trình vận hành là dựa trên các
tài liệu địa hình, khí tượng thủy
văn xác định lưu lượng đến hồ đươc tính
toán bằng mô hình thủy văn mưa dòng chảy (mô hình NAM ). Tính toán mô hình thủy lực hệ
thống sông bằng mô hình thủy lực hệ thống sông (mô hình MIKE 11) . Biên trên của
mô hình thủy lực là quá trình lưu lượng theo thời gian Q = f(t). Biên dưới của
mô hình thủy lưc là quá trình mực nước theo thời gian Z = f(t)
tại các cửa sông đổ ra biển.
Các vết
lũ lịch sử 10/1999 được sử dụng trong quá trình mô phỏng để chọn bộ thông số cho mô hình thủy lực. Tính
toán mô phỏng và kiểm định mô hình xem xét giữa sai số thực đo và tính toán với
bộ thông số của mô hình.
Trong
bài toán vận hành hồ chứa, có 2 khối rất quan trọng đó là khối quy trình vận
hành bao gồm xả nước, đón lũ, điều tiết cắt giảm lũ và diễn toán lũ sau khi điều
tiết qua các hồ chứa và mạng sông về dưới hạ lưu.
Một
số tồn tại chủ yếu: Quy trình vận hành hồ chứa xả lũ xây dựng trên nền tảng của
công tác dự báo, trong khi chất lượng dự báo dòng chảy trên sông chỉ đạt 50-65%
do nhiều nguyên nhân kể cả do mật độ phân bố trạm mưa không đều, địa hình bị
chia cắt, phân hóa mạnh cho nên quy trình vận hành hồ chứa mùa lũ của lưu vực
Vũ Gia Thu Bồn và sông Ba mặc dù mới được Thủ tướng phê duyệt đã bộc lộ nhiều
khiếm khuyết.
Tiêu chí xây dựng hồ chứa thủy
điện ở miền Trung ưu tiên theo thứ tự : An toàn công trình; Phát điện; Cấp nước
cho hạ du; Chống lũ. Thực tế quy trình việc cấp nước cho hạ du không rõ ràng. Với
nhận thức tầm nhìn mới, phải đảo lại thứ tự ưu tiên: An toàn công trình; Cắt giảm
hoặc chống lũ cho hạ du; Đảm bảo nhu cầu dùng nước tối thiểu cho hạ du; Phát điện.
Nếu đổi lại thứ tự ưu tiên , phải hy sinh phần phát điện cho mục tiêu chống lũ ở
những vùng cần thiết thì phải điều chỉnh lại bài toán quy trình vận hành hồ chứa
thủy điện.
Kiến nghị
Cần rà soát, bổ sung lại quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch của các ngành, và địa phương trong điều kiện
biến đổi khí hậu. Tính toán lại một cách hệ thống lũ khả năng lớn nhất ở những công trình trọng điểm
ảnh hưởng trực tiếp đô thị và dân cư sống ở vùng hạ lưu đập. Tùy điều kiện có thể ứng dụng các
phương pháp đơn giản như tính mưa khả năng theo phương pháp thống kê, nếu đủ
tài liệu tính theo phương pháp cực đại hóa trận mưa hoặc chuyển vị bão. Kiểm tra lại toàn bộ cơ sở hạ tầng, các tuyến
đường giao thông phải có đủ khẩu độ tràn. Các hồ chứa sau khi kiểm tra thấy cần
thiết phải mở rộng tràn hoặc xây thêm tràn sự cố hay còn gọi là tràn dự phòng để
đảm bảo thoát lũ khi cần thiết. Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu cơ sở khoa học để
sớm ban hành quy trình vận hành cho tất cả liên hồ chứa còn lại kể cả mùa lũ và
mùa cạn. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi cho các công trình thủy điện nên xem
xét quy định "dòng chảy tối thiểu " cho hợp lý.
Cần nâng cấp các cống tiêu, nạo
vét các trục để tăng cường khả năng tiêu thoát.
Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông, xây dựng các tuyến đê mới
để chống được mức nước triều với tần suất P=5% có gió bão cấp 9, 10 cộng thêm mức
tăng do nước biển dâng.
Đẩy mạnh công nghệ khoa học,
nâng cao chất lượng công tác dự báo, để tăng
hiệu ích của hồ chứa. Duy trì dung tích phòng lũ theo thời đoạn, Thay đổi
quy trình thông báo xả lũ trước 2 giờ thành 6 giờ để người dân kịp thời ứng
phó. Khi có thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng gây mưa thì các hồ
phải điều tiết trước để có khả năng đón lũ.
Ban hành quy định quy trách nhiệm,
chế tài xử lý cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư công trình khi công
trình gây sự cố. Ban hành quy định quy trách nhiệm, chế tài xử lý tổ chức,
cá nhân trình phê duyệt, và phê duyệt quy trình không đảm bảo chất lượng,
để xảy ra thiệt hại, sự cố.
Ban hành quy định phối hợp quy
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phòng chống thiên tai. Điều chỉnh,
bổ sung nhiệm vụ các hồ thủy điện hiện có trên các lưu vực sông để hài hòa
lợi ích, ưu tiên bảo đảm nhiệm vụ cho an toàn công trình, an toàn vùng hạ du và
vùng lân cận.
Coi trọng các biện pháp phi
công trình như tăng cường độ chính xác cho công tác dự báo mưa lũ, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất thích hợp với biến đổi thời tiết, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng
ven biển. Để chủ động ứng cứu tại chỗ cần xây dựng các khu nhà phòng tránh kiên
cố, nơi cư trú an toàn, dự trữ lương thực, thuốc men, ghe thuyền, phao cứu hộ.
Việc đầu tư cho các khu nhà ở kiên cố, đường cứu hộ là biện pháp hữu hiệu, an
toàn, rẻ rất nhiều so với sự mất mát, tàn phá của lũ lụt như hàng chục năm qua.
Kết luận
Đối với nước nghèo như Việt Nam lại nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa, bão
lũ xảy ra thường xuyên, vấn đề này càng
trở nên đặt biệt nghiêm trọng. Nhà nước đã có nhiều giải pháp và bài học kinh
nghiệm phòng tránh thiên tai nhưng xem ra đây vẫn là một thách đố lớn!
Biến đổi khí hậu là vấn đề hệ
trọng của sự phát triển, là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu phát triển bền
vững, hiểm họa tiềm tàng đối với nhân loại. Thích ứng một cách chủ động, có các
biện pháp công trình kết hợp với phi công trình là yêu cầu tất yếu đối với các
nước, đặc biệt là nước còn nghèo như Việt Nam . Để phòng tránh thiên tai và
“nhân tai” một cách hữu hiệu, cần phải quyết liệt thực hiện các biện pháp có
tính hệ thống và đồng bộ.
Từ mảnh sắt con người làm ra
cây dao, nhưng tên con dao có khác nhau theo mục đích sử dụng : công cụ lao động
với bà nội trợ, vũ khí tự vệ để giết thú dữ và hung khí gây án của kẻ côn đồ. Nếu
quy hoạch, tính toán thiết kế, thi công và
quản lý vận hành các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi sai thì những công trình
này sẽ là những thuỷ tai, “thuỷ hại”. Với tầm nhìn, mục tiêu phát triển bền
vũng và yêu cầu của cuộc sống, thiết nghĩ đã đến lúc phải có tổ chức mới đủ mạnh
cho ngành tài nguyên nước, đảm bảo
nguyên lý quản lý tổng hợp theo lưu vực sông để khai thác tiềm năng có ích mà vẫn
phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả.
TVT
-----------------------------
** Tài liệu tham khảo
1. Hunter regulated river NSW
Australia Mark Hamsted
2. Flood control and planning To Van Truong
3. Water management strategy
for sustainable development To Van
Truong
4. Thiên tai phòng chống thế nào Tô Văn Trường
5. Thủy điện xả lũ lương tâm trách nhiệm và bổn
phận Tô Văn Trường
6. Thủy điện sau bùng nổ là trả
giá Tô Văn Trường
7. Lỗi đâu chỉ tại ông trời Tô Văn Trường
8. Loạn thủy điện nhỏ Tô Văn Trường
9. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt
Tô Văn Trường
10. Lỗ hổng về quản lý an toàn
hồ chứa Tô Văn Trường
11. Chống lụt ở miền Trung tầm
nhìn và giải pháp Tô Văn Trường
12. Báo cáo tóm tắt quy trình vận
hành hồ chứa lưu vực sông Vũ Gia Thu Bồn
Bộ Tài nguyên & Môi trường
13. Báo cáo tóm tắt quy trình vận
hành hồ chứa A Vương, Dak Mi 4,
Sông Tranh trong mùa lũ hàng năm . Bộ Tài nguyên & Môi trường.
--------------
THIÊN TAI không bằng NHÂN TAI .Nhân tai bởi tại con người BẤT TÀI mà ra .Một đất nước không xử dụng người TÀI là ĐẤT NƯỚC không biết dùng người thì dân còn phải chịu nhiều tai ương Và đau khổ.Đó là ĐẤT NƯỚC suy tàn là quy luật muôn đời ...
Trả lờiXóaHoặc là NHÂN TẶC!
Xóa# say: Tất cả đều đúng hết, sao vẫn xảy ra tai nạn...???
Trả lờiXóaBiển say: Tất cả đều đúng quy trình hết..., chắc chắn do... ngu nên chết ko đúng quy trình. Cấm kêu.
Tôi nghĩ, đảng cộng sản VN, nghĩ rằng, với quyền lực tuyệt đối (theo điều 4 hiến pháp), đảng làm cái gì mà chả được. Vì thế, sửa hiến pháp, nhưng không bỏ điều 4 hiến pháp và lại còn đề xuất thêm, quân đội nhân dân, lĩnh lương từ thuế của nhân dân, nhưng phải trung thành với đảng.
Trả lờiXóaVới điều 4 hiến pháp, đảng làm đúng luật pháp, đảng bố trí, các vị thứ bộ trưởng, lãnh đạo quốc hội, lãnh đạo cơ quan công tố tòa án, đều là người của đảng.
Đảng cũng biết,chẳng có ai ngu, làm để cho đảng hưởng. Thằng tài, đều đã có cách sống của nó.
Nhưng nếu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, để đảng không ngồi xổm trên luật pháp, thì chẳng có ai bầu đảng cầm quyền. Như vậy, đảng lấy gì mà ăn ? Vì thế, sống chết, đảng cứ phải giữ điều 4 hiến pháp.
Đảng đang lúng túng, là lãnh đạo, nói chẳng ai tin!
Bài viết chuẩn không cần chỉnh. Quy trình xây dựng vận hành thủy điện đã thiếu lại dựa trên dự báo độ chính xác chỉ 50-60% đưa ra vận hành thực tế gặp tai biến là phải. Mong các vị lãnh đạo và các chủ hồ hiểu được nội dung truyền tải rất bài bản khoa học minh chứng rõ ràng của tác giả để đừng đổ thừa chỉ tại thiên tai.
Trả lờiXóaÔng PTT Hải nói : tất cả các thủy điện đều đúng qui trình! Nhưng qui trình cụ thể nó như thế nào thì ông không đề cập công khai, chỉ suốt ngày nói "đúng quy trình" . Vâng có thể đúng qui trình với mỗi ông chủ củ nhà máy thủy điện đó , nhưng có đúng qui trình với môi trường , với cuộc sống của người dân không thì ông không trình bày. Thế thì ai chẳng làm được Thủ tướng! Nói lấy được , độc thoại , cả vú lấp miệng em...mà vẫn cứ nói. Có lẽ tiêu chuẩn đầu tiên để được thăng quan tiến chức là ....mặt dày!
Trả lờiXóaCám ơn tác giả. Bài viết dành cho hội thảo nên khá dài so với khuôn khổ của bài báo thông thường. Lập luận, phân tích minh chứng kiến nghị rất rõ ràng thuyết phục.
Trả lờiXóaLàm thủy điện nhưng cái đầu của quan chức lại muốn thu lợi từ rừng ,rừng đầu nguồn bị khai thác kiệt quệ ,đất đai bị xói mòn ,hậu quả là lũ lụt đổ lên đầu dân ,tancửa nát nhà ,chết chóc và bệnh tật.Ai chịu trách nhiệm?Thủy điện sạch nhưng không phải không có rủi ro và cũng không quá dồi dào để khai thác .Đối với một nước ngèo như VN thì điện hạt nhân là giải pháp cần thiết trong một giai đoạn nhất định (khoảng vài chục năm,khi nào giàu lên thì sẽ tính năng lượng khác ),
Trả lờiXóaPhó Thủ Hoàng Trung Hải nói còn thua con két "chưa có BÁO CÁO nào nói xả lũ sai qui trình"! Nói vậy thì cần ĐÉO (chỉ nói với Phó Hải) gì ông làm bộ bay vào miền Trung cho tốn công tốn của, cứ ở Hà Nội nói láo cũng như thần!. Các ông thì cái gì chẳng đúng qui trình!!! Hội nghị đúng qui trình, Điều tra ĐQT, Truy tố ĐQT, Xử án ĐQT, Đề bạt thăng chức ĐQT, bùn đỏ tràn ĐQT, xả lũ ĐQT...! Nhưng các ông nhất định sẽ bị trừng phạt KHÔNG CẦN ĐÚNG QUI TRÌNH.!.
Trả lờiXóaĐQT - Đần Quốc Tế!
XóaTừ ông PTT , ông bộ trưởng đến một ông tiến sĩ nào đó đã khẳng định lũ to không phải do thủy điện xả lũ? Ông phá rừng xây đập thủy điện mà khi làm dự án thủy điện, ông vẫn thuyết phục dân là đập thủy điện có tác dụng điều tiết lũ đến khi lũ lớn do thiên nhiên ông còn xả thêm thì không là lũ chồng lũ à? Ông tiến sĩ abc nào đó còn nói thủy điện không sinh ra nước nên không tạo lũ? Nếu không có đập thủy điện, mưa lớn sẽ trải trên một diện rộng nên cường độ lũ, tốc độ dòng chảy, sức nước sẽ nhỏ đi nhiều so với nước lũ của đập thủy điện xả ra. Cứ nhìn dòng nước cuồn cuộn ở cửa đập khi xả lũ thì thấy sức nước lớn như thế nào, đến cả nhà xây cũng bị cuốn đi chứ con người chịu sao thấu. Nếu không có đập thủy điện, rừng vẫn còn thì sức lũ sẽ giảm đi rất nhiều đấy mấy “bố” ạ!
Trả lờiXóaTôi chưa ra nước ngoài nhiều, nhưng sang mấy nước bên cạnh, như Malaysia, Cămpuchia, thấy người ta làm đường qua rừng nguyên sinh, nhưng rừng vẫn còn nguyên. Riêng nước ta, đường mở ra đến đâu, rừng sạch đến đấy. Đi trên máy bay nhìn xuống toàn thấy đồi trọc. Thế hỏi làm sao mà không có biến đổi khí hậu, không lũ lụt. Mấy ông chủ trọc phú giàu lên từ Của của Rừng đã kịp thời biến đi chỗ khác, nhảy sang lĩnh vực làm ăn khác khi đã có tiền, có quyền. Lâm tặc cấu kết với Kiểm lâm bòn rút nốt những gì còn sót lại của Rừng. Đất nước với cách quản lý như hiện nay, cách làm như hiện nay, thì dân còn khổ dài. Thôi, chán không muốn nói nữa, nói nữa lại bảo: "Biết rồi, khổ lắm nói mãi".
Trả lờiXóaNhờ công của Không Nguyên Đức đấy!
Xóa
Trả lờiXóaTa đang thao dượt đấy mà
Có đâu lũ kép mà dân la làng
Toàn là chiến thuật cao tay
Qui trình chủ động ...đúng là tuyệt chiêu .