Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Giám sát và phản biện xã hội không dễ !

- Dẹp ra, tao được quyền...
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam làm xuất hiện nhiều vấn đề mới như: Đô thị hóa quá nhanh, suy thoái môi trường, vấn đề về chất lượng khám chữa bệnh và giáo dục… Trong bối cảnh đó, các hoạt động giám sát xã hội thuần túy của nhà nước đã không đủ để bao quát hết sự đa dạng và mới mẻ của những vấn đề phát sinh.
Đây là nhận định được đưa ra tại hội thảo “Giám sát xã hội: Kinh nghiệm từ các dự án tại Việt Nam” do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Australia vì nhân dân châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, ông Tạ Văn Tuấn, Trưởng đại diện Quỹ Australia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương (AFAP) tại Việt Nam cho rằng nguyên tắc cơ bản của giám sát xã hội là phải đảm bảo cách thức tham gia đơn giản, tự nguyện và khuyến khích các bên liên quan trong việc giám sát xã hội đưa ra ý tưởng, giải pháp. Giám sát và phản biện xã hội có thể giúp thay đổi quan điểm của các cơ quan cung ứng dịch vụ từ “xin-cho” sang phục vụ.
“Sự thay đổi tích cực từ giám sát xã hội chỉ xảy ra khi chủ thể nhận phản biện thực sự cầu thị, muốn nghe, dám nghe và dũng cảm thay đổi,” ông Tạ Văn Tuấn nhấn mạnh.
Ông Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, Việt Nam đang hình thành các quy định và hành lang pháp lý mới cho giám sát xã hội, trong đó, nổi bật nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm các quan chức Chính phủ trong vài năm gần đây. Bên cạnh đó, một loạt các luật mới đang được xây dựng sẽ tạo cơ hội cho giám sát xã hội như: Luật Trưng cầu dân ý, Luật về quyền tiếp cận thông tin, Luật về hội…
Hiện nay, các cơ quan Chính phủ đang đẩy mạnh việc giám sát xã hội bằng cách hình thành các đơn vị tiếp dân và tổ chức các hoạt động giám sát xã hội như: Bộ Nội vụ tiến hành đo lường chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Bộ Y tế xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công…
Theo ông Phạm Bích San, ở Việt Nam, ngoài các cơ quan nhà nước, giám sát xã hội còn được triển khai bởi các đoàn thể và cơ quan tổ chức xã hội như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các hiệp hội, tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi Chính phủ… Các hình thức truyền tải thông tin giám sát xã hội chủ yếu qua các báo cáo kiến nghị gửi trực tiếp đến các cơ quan có trách nhiệm, các cuộc thảo luận của các Ủy ban của Quốc hội, thông tin báo chí và thông tin trên mạng internet…
Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích những thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong việc thực thi giám sát xã hội. Các đại biểu cho rằng trong thời gian tới cần hoàn thiện bộ công cụ nguyên tắc giám sát xã hội và tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức xã hội, các cơ quan Chính phủ và Quốc hội để xây dựng một mạng lưới giám sát xã hội toàn diện.
H.K/(vietnam+)
---------------

9 nhận xét:

  1. Da la dinh cao tri tue roi thi bo ai con dam gop y voi cac ong nua. Mot bon long ngon va long quyen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giám sát và phản biện thì lòi mặt chuột và vỡ bình ngay

      Xóa
  2. Phản biển quá khó vì dễ bị bắt quả tang

    Trả lờiXóa
  3. Nhà nước có đủ các ban ngành, từ cơ quanh đảng cho đến hệ thống chính quyền. Đảng thì có uỷ ban kiểm tra đảng, chính phủ thì có Thanh tra chính phủ. Rõ ràng là không thiếu các cơ quan trông coi về kỷ luật đảng và pl nhà nước. Nhưng hầu hết các vụ tham nhũng lình xình phải đưa ra là do phát hiện của dân và áp lực của báo chí.
    Chủ tịch ubnd tỉnh Bình Dương sai phạm gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của NN, bản thân chủ tịch Lê Thanh Cung (Chín Cung) có khối tài sản kếch xù. So với Ba Truyền thì gấp cả chục lần hơn. Cứ nhìn cái dinh thự của ông chủ tịch này thì biết. Ngoài ra ông còn hơn 100 mẫu cao su, thu nhập cỡ 20 tỷ đồng/năm. Giá trị của khối tài sản này hàng trăm tỉ đồng.
    Ubkt trung ương đã kiểm tra, nhưng không xử lí. Ông Khương vụ trưởng của ban kt trung ương đã bênh che vụ này. Vì thế mà ông có tiền xây nhà to ở TP HCM.
    Nhân dân, kể cả ông Truyền chắc cũng mong muốn sự xử lí công baefng, không có vùng cấm. Những người bênh che cần phải được đưa ra xem xét trách nhiêm. Nếu có hơi tham nhũng thì phải xử lí.

    Trả lờiXóa
  4. Mấy con chuột nhắc nầy nhằm nhò gì so với tớ! Tớ là chuột cống nè đang lỡ ăn no phình bụng nằm kẹt trong bình đây ....có ai dám giải thoát giùm cho tớ không nhĩ?ngàn đời dân ơn!

    Trả lờiXóa
  5. Chuột, Sâu, Ếch, Beo, Sói, Dơi... mặc vest, đeo cà vạt đỏ! Lền khên! Tanh rình! Hôi thối nồng nặc!

    Trả lờiXóa
  6. Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối từ tư tưởng đến mọi hoạt động xã hội của đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm thì ai dám phản biện nữa? Phản biện để nhập kho à?

    Trả lờiXóa
  7. Quyên mẹ nó cái đảng cs vn đi nghĩ cho đau đầu
    Nói như nước đổ đầu vịt,tham nhũng lãng phí hành dân
    Bảo thủ ngu dốt nịnh giặc tàu nói phét nói lác
    Mong cho thay đổi thể chế ,hay để thằng khác vào lãnh đạo

    Trả lờiXóa
  8. không có cơ chế đối trọng hay thay đổi mà chỉ giám sát rồi phản biện vào chỗ trống ... cũng như không
    kiểu anh ba giám sát cho anh năm, anh năm giám sát cho chú sáu rồi chú saú lại giám sát anh năm ... thì đi loanh quanh mãi ..

    tụi tư bản giãy hoài không chết giám sát là để có lý do hạ bệ đối lập .. nếu không nó cũng chả thèm giám sát làm gi ..

    XHCN ưu việt đi (ăn xin) trước tụi tư bản giãy chết một bước !!!

    Trả lờiXóa