Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Hỏi chuyện nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài
           * HÀ PHẠM PHÚ 
Nhà văn Tô Hoài là một hiện tượng văn học Việt Nam. Ra đi, ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đặc biệt là những hồi kí. Với tư các nhà văn, ông có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ cầm bút sau này. Là một con người, ông sống như ông muốn và do đó đánh giá về ông rất khác nhau. Để tưởng nhớ nhà văn, tôi xin post lên đây bài phỏng vấn ông từ năm 2000, cung cấp thêm một góc nhìn về ông.
Hỏi chuyện nhà văn Tô Hoài
Lời thưa trước: Nhân dịp Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 (Năm 2000), tôi (Hà Phạm Phú) đã hân hạnh gặp nhà văn Tô Hoài, cùng ông uống mấy cốc bia hơi và nói những chuyện có liên quan đến Hội nhà văn VN, về lịch sử, về lực lượng về những vấn đề khác nữa. Bài phỏng vấn sau đó được in trên Báo Tiền phong, nhưng Ban Biên tập có lược đi một vài đoạn. Nhận thấy những vấn đề nhà văn Tô Hoài nhắc đến trong bài phỏng vấn đến nay vẫn còn nguyên giá trị, xin chuyển lên Blog để các quí bạn, nếu ai quan tâm có thể tham khảo.
Người hỏi: Nhà văn Hà Phạm Phú
Người đáp:
Nhà văn Tô Hoài
Thời gian: Sáng ngày 9- 4-2000
Địa điểm: Nhà riêng nhà văn Tô Hoài ở phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Hỏi: Thưa anh, với hơn nửa thế kỉ hoạt động văn học, là Tổng thư kí đầu tiên và nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, cảm nhận của anh về sự hình thành và phát triển lực lượng nhà văn cũng như tổ chức của Hội hẳn là sâu đậm nhiều kỉ niệm?
Đáp: Tôi viết văn từ còn rất trẻ, bây giờ đã 80 tuổi vẫn viết, như một nhu cầu tự thân, vậy có nghĩa là tôi yêu nghề. Gắn bó như thế vậy thì cũng là người quan tâm đến tổ chức nghề nghiệp của mình.
Hội nhà văn Việt Nam thành lập năm 1957 là do yêu cầu của sự phát triển. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hội văn hoá cứu quốc bí mật ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thời kì kháng chiến chống Pháp, các văn nghệ sỹ tập họp trong Hội văn nghệ Việt Nam. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, lực lượng nhà văn tham gia kháng chiến trong gia đình văn nghệ, gồm những người đã viết từ trước Cách mạng tháng Tám như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân... những người trưởng thành trong kháng chiến như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông... và những cây bút xuất hiện trong thời kì này như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải... lực lượng đã lớn mạnh, cần có hội riêng để hoạt động.
Hỏi: Đại hội sáng lập Hội nhà văn, anh đã được bầu là Tổng thư kí và Hội đã ra tờ báo đầu tiên của mình, tờ báo Văn...
Đáp: Tôi được bầu làm Tổng thư kí, giữ chức vụ này hai năm (1957- 1958), sau do phạm "sai lầm hữu khuynh", cấp trên cử anh Nguyễn Đình Thi về thay. Tờ báo Văn do nhà văn Nguyên Hồng làm Tổng biên tập, tuần báo ra được mấy chục số... Nhân đây tôi muốn nói thêm một việc. Những cuốn Kỉ yếu mới xuất bản của Hội nhà văn chưa chú ý đến tính khoa học của Kỉ yếu là... kỉ yếu. Tôi không hiểu, tại sao không ghi chép về các Đại hội nhà văn, danh sách các ban chấp hành và các cơ quan của mỗi nhiệm kì. Những điều tôi vừa nói trên là lịch sử, phải được ghi trong Kỉ yếu.
Hỏi: Đại hội đại biểu nhà văn lần thứ VI sẽ họp vào các ngày 16 đến 18 tháng 4 này. Ngoảnh nhìn lại đã nửa thế kỉ, anh có thể cho một nhận xét khát quát?
Đáp: Tôi thấy có thể chia làm hai thời kì, sự phân chia tương đối này có thể giúp chúng ta nhìn nhận trên đại thể phong trào sáng tác. Thời kì thứ nhất khoảng từ 1957 đến sau 1975 một thời gian. Đó là thời kì đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Đề tài sáng tác tập trung chủ yếu vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những tác phẩm văn học tiêu biểu là những bức tranh chung, chưa chú trọng vào số phận nhân vật. Thời kì thứ hai, từ sau 1975 một thời gian đến nay, đề tài sáng tác đã mở rộng hơn, kể cả đề tài chiến tranh, nhân vật cũng rõ và sâu hơn. Lực lượng viết thì ngày càng đông đảo, số người viết trẻ rất nhiều. Người lãnh đạo thì tiến bộ nhất là nói rất hay...
Hỏi: Có người phàn nàn, bây giờ nhà văn đông, sách in nhiều, nhưng đề tài thường quanh quẩn, tủn mủn, không có tác phẩm hay. Trách nhiệm thuộc về ai?
Đáp: Nhà văn đông thì mừng chứ. Còn sách in nhiều cũng chẳng có gì đáng phàn nàn. Thời kì thơ mới đâu chỉ có Xuân Diệu, Huy Cận. Nhiều người làm thơ mới lắm chứ. Thời chúng tôi, những người viết văn xuôi cũng rất đông. Nhưng xem đấy, số còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay... Thời gian sàng lọc, bao giờ cũng vậy. Đó là qui luật. Chưa có tác phẩm hay là thuộc trách nhiệm cá nhân nhà văn. Nó thuộc về tài năng.
Hỏi: Có người nói tài năng lớn Nguyễn Du là trời cho, đâu có cần Hội, đâu có cần bồi dưỡng?
Đáp: Sao lại không có bồi dưỡng? Nói thế là chưa thấu đáo. Kêu gọi phải có tác phẩm lớn là hô hào tưởng tượng, nhưng thời đại nào cũng có cách bồi dưỡng cho tài năng, chủ quan hay khách quan. Hình như nhà thơ Nga Pu-skin có nói rằng, tài năng là sự kiên trì. Có tài năng nhưng không lao động và rèn luyện thì làm sao có tác phẩm, chứ đừng nói đến tác phẩm hay. Nhưng nếu không có sự bồi dưỡng thì sao? Tôi xin dẫn hai ví dụ. Võ Huy Tâm là một tài năng. Năng khiếu của anh thể hiện qua tiểu thuyết Vùng mỏ. Nhưng những tác phẩm của anh sau này không vượt qua được Vùng mỏ là vì sao? Là vì Võ Huy Tâm chưa được chú ý bồi dưỡng một cách cụ thể và khoa học, bài bản. Trần Đăng Khoa làm thơ từ bé, có năng khiếu. Đó là biểu hiện của tài năng. Và tài năng của Khoa đã được bồi dưỡng thích đáng. Bây giờ có người chê thơ Khoa không hay, nhưng Khoa viết văn xuôi rất hóm. Tài năng của Khoa khi định hình đã phát triển sở trường và khả năng về văn xuôi. Thời gian gần đây, việc bồi dưỡng chăm sóc tài năng dường như không được quan tâm một cách có tổ chức. Những tác giả như Phan Thị Vàng Anh, Trần Quốc Toàn, Châu Giang, Võ Thị Hảo... đương phát triển thế nào?
Hỏi: Có ý kiến cho là việc định hướng sáng tác, bồi dưỡng tài năng là thông qua các giải thưởng...
Đáp: Giải thưởng là những cuộc chấm thi, không gắn với bồi dưỡng tài năng.
Hỏi: Nửa thế kỉ văn học Việt Nam, đã được đánh gía chính thức là có nhiều thành tựu, trong đó văn học thiếu nhi trước kia không có nay đã là một mảng nổi bật cả về lực lượng sáng tác cũng như số sách in ra, mà anh có những đóng góp không nhỏ? Anh nghĩ thế nào về điều này?
Đáp: Vâng, chỉ từ Cách mạng tháng Tám mới có phong trào và lực lượng sáng tác cho thiếu nhi. Chưa bao giờ sách cho thiếu nhi được in nhiều, được trợ giá, thậm chí được phân phát. Nhưng có một điều lạ là lí luận phê bình văn học thiếu nhi không có. Vì chểnh mảng, vì quên hay vì coi thường? Tôi xin nêu một ví dụ thực tế. Các cháu rất thích đọc tranh truyện nước ngoài. Tranh truyện ( và truyện tranh nữa) có phải là văn học không? Làm thế nào để hướng các cháu đến những giá trị văn học đích thực? Việt Nam có nên làm tranh truyện hay không? Không có cuộc thảo luận nào, không có câu trả lời. Tôi đã làm Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội nhiều năm. Tôi luôn đặt câu hỏi, tại sao không có lí luận phê bình nghiên cứu văn học thiếu nhi? Tôi cũng lập kế hoạch Tủ sách lí luận phê bình văn học thiếu nhi, đã làm việc với NXB Giáo dục, NXB Kim Đồng. Các vị lãnh đạo các NXB đều hoan nghênh, nhưng chẳng ai làm, vì có thể in thì sẽ lỗ. Hội đồng văn học thiếu nhi không có công cụ, không có nhà xuất bản, không có báo thì làm sao? Nó khó, vì trên đã phân trách nhiệm cho Bộ Giáo dục- Đào tạo và Đoàn TNCS, các cơ quan trên mới có các nhà xuất bản, các báo giáo dục thiếu nhi... Năm mươi năm đã trôi qua, lí luận phê bình nghiên cứu về Văn học thiếu nhi vẫn hầu như là con số không.
Hỏi: Đúng là đã 50 năm trôi qua, lí luận phê bình nghiên cứu văn học thiếu nhi không có đã đành, nhưng cả vấn đề nghiên cứu lí luận phê bình văn học của ta cũng còn yếu kém. Bây giờ văn học chúng ta đang đứng ở nấc thang nào trên ngôi đền văn chương thế giới?
Đáp: Tôi không nghĩ là lí luận phê bình của ta yếu kém. Ta đứng trên nấc thang riêng của chúng ta. Lí luận phê bình nghiên cứu văn học có tác động rất mạnh đến sáng tác. Gần đây có một số tác phẩm được in ra và dư luận chú ý, chẳng hạn Cơ hội của chúa, chẳng hạn Đêm thánh nhân, chẳng hạn Chân dung và đối thoại... Khen chê của chúng ta đối với những tác phẩm trên sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Điều đó động đến phê bình. Phê bình của chúng ta hay có khuynh hướng qui kết, chụp mũ và ngược lại bốc thơm tưng bừng, vô lối. Các cuộc thảo luận, tranh luận chỉ có thể đi sâu vào học thuật thì mới kích thích được sáng tạo, mới khơi gợi có được tác phẩm hay.
Hỏi: Thế giới còn biết quá ít về văn học Việt Nam phải chăng cũng là do phê bình giới thiệu chưa tương xứng?
Đáp: Tôi cho là có thể do ta chưa có nhiều người dịch hay. Nền văn học Trung Quốc hiện đại lớn lao như thế mà cũng phàn nàn- qua báo chí, chưa có nhiều người dịch hay nên văn học Trung Quốc ra nước ngoài còn bị hạn chế. Văn học Việt Nam được dịch ra nước ngoài ít quá và có thể còn dịch kém. Tôi kể một chuyện vui về dịch. Một đạo diễn người Nhật làm một bộ phim có tựa đề là Nạn đói năm 1945 ở bắc Việt Nam do Pháp hay do Nhật. Anh ta đã đọc bản dịch Tự truyện của tôi và đã xem các ảnh chụp về nạn đói năm 1945 của Võ An Ninh. Vì thế anh đến Việt Nam gặp chúng tôi để tổ chức quay một số cảnh mà tôi đã kể trong sách. Tôi đưa anh đến những nơi xưa đã xẩy ra cảnh chết đói. Cuối cùng anh ta hỏi tôi rằng tôi đã tả một cái cầu nào đó có rất nhiều người chết đói. Cái cầu nào nhỉ? Tôi coi lại Tự truyện, mới ngớ ra là trong Tự truyện tôi tả người chết la liệt ở cầu chợ Bưởi, nói cầu chợ tức là cái chợ, cái nhà nay, chứ không phải chiếc cầu qua sông.
Hỏi: Anh có góp ý hoặc mong muốn gì ở Đại hội lần thứ VI này?
Đáp: Những điều tôi nói trên đều là mong muốn ngày càng có nhiều tác phẩm hay, và cũng là những đóng góp ý kiến với Ban chấp hành mới để làm sao tập trung giúp đỡ và có sáng kiến hơn nữa vào công việc sáng tạo của nhà văn. Còn nếu muốn nói thêm, thì là tôi muốn một sự kế tiếp, không chặt đoạn. BCH mới của Hội nên khai thác những người đã tham gia các BCH khoá trước, để bảo đảm sự liên tục, tránh những sai sót. Không phải chỉ sai sót về đánh máy và in ấn, mà quên tác giả lẫn tác phẩm, kỉ yếu nào cũng có lỗi này. Đọc báo thấy đưa tin và chụp ảnh cắm mốc kỉ niệm Đại hội văn nghệ lần thứ I ở Đại Phạm ( Hạ Hoà, Phú Thọ). Không đúng. Ngày ấy Đại Phạm có Công binh xưởng đóng, Hội Văn nghệ không được ở đó. Nơi ở chính của Hội văn nghệ là ở Đan Thượng, sau đó xuống Văn Lang (cũng thuộc Hạ Hoà, Phú Thọ). Còn Đại hội văn nghệ thì họp ở Đào Giã ( huyện Thanh Ba, Phú Thọ). Sau này Hội Văn nghệ chuyển lên cây số 7 chân núi Là và ở Thượng Yên trên Tuyên Quang. Tôi cũng từng làm công tác quản lí, kinh nghiệm của tôi là, BCH 5 năm bầu một lần vì thế có thay đổi, nhưng các cán bộ và cơ quan chức năng cần phải mạnh, thông thạo nghiệp vụ không thay đổi. Xin nhắc lại, ý kiến chủ yếu của tôi là công tác hội tập trung cho sáng tạo, công việc sống còn của nhà văn. Tương lai của văn học là thuộc về lớp các nhà văn trẻ, tôi kì vọng ở lực lượng trẻ.
         HPP / FB Hà Phạm Phú   
------------------

17 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 21:19 8 tháng 7, 2014

    Văn nghệ văn học mà "định hướng" là không ra gì.
    Mà cứ chi phải văn học.Bất cứ cái gì mà "phải làm theo công thức chỉ đạo" đều dzõm. Cứ so sánh Bắc Hàn và Nam Hàn thì rõ.
    Việt-Nam về sau nầy đỡ hơn nên còn tàm tạm.Còn ngoài Bắc (trước kia), bao nhiêu năm, chỉ có mỗi một truyện là Lê Văn Tám "lấy thân mình làm đuốc và chạy trăm thước vào đốt đồn giặc" hahaha !!! Thế mà mọi người phải tin sái cổ.
    Lại còn chuyện Nguyễn Tuân lái Mig vào tắt máy núp trong mây.Đợi B-52 của Mỹ bay tới gần thì nhảy qua,mở nắp ca-bin và bắt sống giặc lái Mỹ. Đó ! Văn học nhi đồng như thế đó.Hỏi sao khá được bà con ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao lại có chuyện ba trợn về Ng. Tuân như vậy? Có bị điên không?
      Còn chuyện súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ cũng phải xem lại. Anh tôi lái MIG-21 nói, khi bay thấp 1 chút là bị mấy bố dân quân "của mình" bắn súng trường CKC, "nhưng chỉ thủng lỗ chỗ, không bao giờ bi cháy".

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 21:21 9 tháng 7, 2014

      Xin lỗi bạn.Phạm Tuân chứ không phải Nguyễn Tuân.

      Xóa
    3. Trương Minh Tịnhlúc 21:26 9 tháng 7, 2014

      Chưa hết.Xin thêm chút.Còn chuyện "anh du-kích của ta núp dưới hầm, thấy máy bay trực thăng bay thấp quá.Bèn nhảy lên kéo càng và rị lại. Máy bay bay hết nỗi,Thế là ta bắt sống giặc lái" Hahaha !!!!!!

      Xóa
    4. Đạn súng cao xạ và tên lửa phòng không, nổ trên không làm văng ra nhiều mảnh đạn, mới có thể hạ máy bay. Còn đạn súng bộ binh không làm nổi chuyện đó. Tên lửa SAM-2 khi nổ gần mục tiêu, sẽ làm khoảng 30 nghìn mảnh vụn đập vào mục tiêu.
      Có những lần dân quân du kích "bắn rơi máy bay Mỹ" học được thưởng 1 con bò ăn liên hoan rất xôm tụ và phô trương. Còn chúng tôi, một đơn vị tên lửa SAM, cũng được thưởng 1 con bò vì cái máy bay rơi ấy của Mỹ, nhưng phải ăn "một cách thầm lặng". Nói vậy là các quý vị đ/c hiểu rồi.

      Xóa
    5. Một phóng sự nói về "người hùng kéo rơi máy bay trực thăng" được đăng vào năm 2012 của tác già Hạ Nguyên viết về ông Bùi Minh Kiểm trên báo Phụ Nữ Today:
      “Huyền thoại tay không “quật ngã” máy bay trực thăng UH-1 của Mỹ.
      Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH – 1 của Mỹ xuống mặt đất.
      Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.
      Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.”
      Nhà báo Việt Nam không biết về thông số của chiếc trực thăng UH-1.Anh ta đã trở thành tên hề trước công chúng.
      Trọng lượng rỗng của UH-1 là 2.365 Kg. Trọng lượng có tải là 4.100 kg. Trọng lượng cất cánh là 4.309 Kg. Như vậy ông "anh hùng" Bùi Minh Kiểm phải nặng hơn 4 tấn (???) thì chiếc UH-1 mới không cất cánh được, để đồng đội ông ta có dịp bắn nó.
      Thánh Gióng, Lê Văn Tám chắc phải chào thua "anh hùng" Bùi Minh Kiểm!!!

      Xóa
  2. Tôi hỏi anh họ, một thiếu tướng, tại sao không viết hồi ký. Ông gằn giọng:
    - Hồi ký? Chỉ 50% là sự thật, còn 50% là giả dối. Chú mày phải biết, người ta sẽ tô hồng mình là chính trong đó, kể cả việc nói lại khuyết điểm, cũng cố tích cực hóa nó thôi. Chú mày có tính viêt hồi ký của riêng mình không? Đi uống bia với anh cho say, rồi chú mày sẽ từ bỏ ý định đấy...

    Trả lờiXóa
  3. Trước đây,thật tình, tôi không thiện cảm mà cũng không ác cảm nhà văn Tô Hoài ( trong đám văn nghệ sĩ miền bắc cộng sản -,trong số này có một tên mà trong ánh mắt tôi là một quái vật mang hình người,ăn gian nói dối,vào loại ăn thịt người không thấy tanh,vào loại vô sĩ không một chút lương tâm,-xin lỗi tôi không dám nói rõ nữa vì sợ mếch lòng chủ nhân blog nầy,đại tá Bồng yêu dấu của chúng ta,một bài viết trước đây, tôi có đề cập sơ qua về tên bồi nô nầy,nhưng thấy bài không xuất hiện,tôi hiểu là chủ nhân trang báo đã giữ lại,không nói nữa không có nghĩa là tôi đã thay đổi lập trường,vì quan điểm và lập trường hình thành hàng nhiều thập kỷ chứ không phải trong vài ngày ! (hắn đã chết, nhưng lòng tôi vẫn sục sôi khi nhớ về hắn !),tôi nghe trên VTV1 tán dương quá đậm nét về nhà văn Tô Hoài,huy chương Hồ chí Minh...gì gì ,nhiều lắm,tôi hiểu ra rằng nhà văn Tô Hoài không phải là một nhà văn vô tư,không phải nhà văn ngoài luồng,ngược lại nhà văn Tô Hoài là một nhà văn trong luồng,viết có định hướng,viết theo lệnh cho dù lệnh đó là gì,,như vậy thì còn gì !!! Cho dù Tô Hoài chỉ có thế thôi,chứ nếu Tô Hoài gấp vạn lần Tô Hoài hiên tại - mà không công kênh đảng cộng sản thì khi chết cũng chẳng ai loan tin - bởi vậy,thấy tin nhà văn qua đời , tôi lặng thinh không nói gì,hôm nay thấy 2 bạn lên tiếng,tôi cũng mạo muội viết vài dòng !-xin chào quí bạn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhan-xet cua Ban dung-dan, toi dong-y hoan-toan...Chi xin Ban mot dieu, ta nen dung chu thap-nien nhu xua nay da tung dung trong Noi va Viet, chu "thap ky" la do tu " dinh cao tri-tue" dat ra sau nay... Xin Ban chut xiu do thoi !

      Xóa
    2. Thế là bạn không hiểu và phân biệt được nghĩa của "thập niên" và "thập kỷ" rồi, học lại nhé!

      Xóa
  4. Viêt nam phụ nữ thật hay
    Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình.

    Trả lờiXóa
  5. Truyện của Tô Hoài hồn nhiên chân thật mà vẫn không thiếu sức tưởng tượng. Vô cùng thương tiếc nhà văn Tô Hoài.

    Trả lờiXóa
  6. Các nhà văn ở thời đại nào cũng muốn phản ảnh nỗi buồn của thời đại đó.

    Trả lờiXóa
  7. Hoi minh la Sv va cat toc cho ong o duong To Hieu nhieu lan, ong hom hinh phuc hau lam, co lan ong cat toc xong nhung di ve lac nha, ca nha ong phai di tim. quyen hoi ong ngi sao Csvn mat

    Trả lờiXóa
  8. Nhà văn Tô Hoài nổi tiếng nhờ "Dế mèn phiêu lưu ký",được
    viết trước 1945 song sau khi được đoàn ngũ hoá trong HNV.
    thì viết chán phèo như bao nhiêu văn thi sĩ tài danh khác,chỉ
    cuối đời mới có tác phẩm xứng đáng "Ba người khác" !
    Nói như nhà nghiên cứu VTN.thì TH.lạng lách rất khôn khéo,
    chổ nào thấy cần là ông có mặt để tỏ rõ lập trường,nên ông
    được cử đi nước ngoài thường xuyên !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều khéo léo nên đi công tác nước ngoài nhiều là nhà thơ Xuân Diệu.

      Xóa
  9. ToHoai cung thế!

    Trả lờiXóa