BRICS họp thường niên lần thứ 6 với thỏa thuận tài
chính quan trọng. Vào lúc nước chủ nhà Brazil vừa nếm mùi đại bại trong mùa
World Cup 2014, tại thành phố Fortaleza của nước này diễn ra Hội nghị thượng
đỉnh BRICS trong các ngày 14-15/7.
Cũng
như
Về mặt chính trị, có mấy điểm làm cho Thượng đỉnh lần
này gây sự chú ý. Thủ tướng mới của Ấn Độ Narendra Modi đã thực hiện chuyến
công du nước ngoài đầu tiên ra khỏi Nam Á để tham dự hội nghị đa phương đầu
tiên. Ông Modi đang tìm cách gây dựng uy tín trên trường thế giới. Hội nghị
thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây suy
giảm xuống mức thấp trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin cần tập hợp lực lượng quốc tế để chống lại
các biện pháp bao vây cấm vận đang ngày càng xiết chặt sau khi Nga thôn tính Crimea . Chuyên cơ chở ông Putin trở về vào chính thời
điểm một quả tên lửa từ miền Đông Ukraine đã bắn hạ máy bay thương
mại MH-17. Giới truyền thông Nga đã đưa ra một giả thiêt là không quân Ukraine
tìm cách tiêu diệt chuyên cơ của tổng thống Nga do biểu tượng trên máy bay của
hãng hàng không Malaysia na ná như cờ Nga trên thân chuyên cơ số 1 của Nga.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma lẫn Tổng thống chủ nhà
Dilma Rousseff đều muốn đánh bóng tiếng tăm của mình sau những cuộc biểu tình
phản đối của dân chúng hai nước này đối với chính phủ. Ông Jacob Zuma bị phê
phán là yếu kém nhiều mặt.
Đối
với ông Tập Cận Bình, BRICS chính là công cụ và sân chơi của Trung Quốc để mở
tung hệ thống quốc tế khép kín hiện nay, phù hợp với Giấc mộng Trung Hoa. Vì
vậy, các nhà lãnh đạo BRICS làm mọi thứ để hội nghị thượng đỉnh này thành công.
Các
thỏa thuận tài chính khai phá
Thực hiện trọng tâm chiến lược của BRICS, các nhà lãnh
đạo đã ký thỏa thuận thành lập ngân hàng chung, nhằm huy động nguồn lực cho các
dự án hạ tầng và phát triển tại các nước thành viên và các nền kinh tế mới nổi
và đang phát triển khác. Tên gọi của nó là Ngân hàng Phát triển mới (NDB). Phản
ánh tầm vóc nền kinh tế lớn nhất BRICS, NDB sẽ đặt trụ sở tại Thượng Hải, với
tổng vốn khởi điểm 100 tỷ USD, trong đó vốn điều lệ là 50 tỷ USD, chia đều cho
các nước sáng lập.
NDB
sẽ cho phép các nước BRICS độc lập hơn về kinh tế. Nó được xem là “Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) của các nước mới nổi”, và là đối trọng của các định chế tài chính
do phương Tây hậu thuẫn, như IMF và WB.
Tại hội nghị lần này, các nước BRICS cũng ký thỏa
thuận thành lập một quỹ dự phòng trị giá ban đầu 100 tỷ USD, gọi tắt là CRA,
nhằm giúp các nước thành viên ứng phó với sức ép thanh khoản ngắn hạn. Trung
Quốc góp 41 tỷ USD, Brazil, Nga và Ấn Độ mỗi nước đóng 18 tỷ USD, Nam Phi 5 tỷ
USD.
Tuy nhiên, xét theo quy mô của các định chế tài chính
thế giới và khu vực trong hệ thống Liên hợp quốc, vốn liếng của NDB hay CRA vẫn
còn khiêm tốn. Chỉ cần một cuộc khủng hoảng loại thường cũng có thể làm cho
chúng cạn vốn. Cho nên phải mất hàng thập kỷ nữa mới khẳng định được liệu NDB
và quỹ CRA có thách thức được các thể chế do phương Tây lãnh đạo hay không.
Thành công của hai thể chế này tùy thuộc vào việc Trung Quốc có thể vượt lên
kinh tế Mỹ hay không.
Các nước BRICS cũng ký Bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật giữa các cơ quan bảo đảm tín dụng và xuất khẩu, với mục tiêu tăng cường hoạt động kinh tế nội khối.
Các nước BRICS cũng ký Bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật giữa các cơ quan bảo đảm tín dụng và xuất khẩu, với mục tiêu tăng cường hoạt động kinh tế nội khối.
Trung Quốc muốn lãnh đạo BRICS
Là nền kinh tế thứ hai thế giới nhưng Trung Quốc vẫn
chưa được ngồi chiếu trên trong các thể chế tài chính thế giới. Xét trong khối
BRICS, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc so với 4 thành viên khác tạo ra một sự
bất đối xứng. Trung Quốc chiếm khoảng 70% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của
nhóm nước này. Cán cân thương mại giữa Trung Quốc và nước nước châu Á cũng cao
hơn nhiều so với kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước thuộc BRICS.
Nếu BRICS được coi là nhà lãnh đạo của thế giới đang
phát triển thì theo ngụ ý của giới truyền thông Trung Quốc, nước này rõ ràng là
nhà lãnh đạo của BRICS. Hàng loạt bài viết được tung ra nhấn mạnh vai trò lãnh
đạo của Trung Quốc trong BRICS như một quốc gia đủ khả năng “đưa BRICS tới các
thị trường liên kết thông qua các kết nối bằng đường bộ, đường không và đường
biển, tăng cường trao đổi văn hóa” (THX).
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy Brasilia,
Moscow, New Delhi hay Pretoria sẵn sàng chấp nhận một hệ thống mới do Bắc Kinh
lãnh đạo để thay thế hệ thống do Mỹ chi phối. Về NDB, Trung Quốc
muốn việc đóng góp ban đầu dựa trên quy mô kinh tế của thành viên, giống như
Quỹ CRA. Trung Quốc cũng muốn mức vốn ban đầu phải ở mức 100 tỷ USD, và thậm chí
Trung Quốc sẵn sàng đóng góp hết phần còn lại. Tuy nhiên, các thành viên khác
đã bác bỏ những ý tưởng này.
Dù còn tồn tại không ít vấn đề, các nước BRICS, với
quy mô dân số và kinh tế lớn của họ, là thực thể không thể bỏ qua, và dần dần
sẽ có một vai trò lớn hơn trong trật tự quốc tế./.
Hoài Nam/Toquoc
========
nói chung ông anh to béo đã quá nổi tiếng....
Trả lờiXóaai cũng cảnh giác
Chắc chắn 100% ý đồ bá quyền ở đây rồi,ông bà ta chẳng nói "mạnh vì gạo,bạo vi tiền đó sao" ?
Trả lờiXóaChina, Cao Biền đẻ non.
Trả lờiXóaTrong khi các quốc gia toan tính làm mưa làm gió, vẫy vùng,tranh giành ảnh hưởng thị phần xuyên các đại dương kể cả việc chăng dây đóng cọc ở 2 cực ...thì VN muốn QUẪY tại cái ao nhà -BIỂN ĐÔNG cũng không dám-phải nhìn trước ngó sau,ngóng trông vào kẻ khác???
Trả lờiXóaNGLUY