Ngay
lúc này, Việt Nam cần đầu tư phát triển giáo dục và nghiên cứu khoa học công
nghệ để nâng cao năng lực chủ động ứng phó những mối đe dọa an ninh quốc gia –
Việt kiều Trần Thắng, người sưu tầm hơn 100 tài liệu cổ về Hoàng Sa chia sẻ với
PV.
Quan
tâm đến lịch sử, sưu tầm 150 bản đồ cổ chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa,
quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam, ông nhận định gì về việc Trung Quốc dịch
chuyển giàn khoan Hải Dương 981?
-
Việc Trung Quốc đơn phương kéo giàn khoan đến vùng biển Việt Nam rồi rút đi
nằm trong kế hoạch của họ. Mưu đồ của Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ vùng
biển Ðông (thế giới gọi là South China Sea), gồm các đảo trong khu vực này đã
quá lộ liễu.
Trung
Quốc dùng vũ khí hiện đại và kinh tế như “sức mạnh cứng” thì Việt Nam nên sử
dụng luật pháp quốc tế và ngoại giao như “sức mạnh mềm” để đối kháng lại, nhằm
thoát ra ngoài thế bị động.
Ông
Đặng Công Ngữ, nguyên chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), nhận xét:
“Anh Trần Thắng là Việt kiều nhiệt huyết với công cuộc đòi lại chủ
quyền Hoàng Sa. Với những đóng góp thiết thực, anh Thắng xứng đáng được
gọi là người Hoàng Sa trên đất Mỹ”.
Chính
sách ngoại giao và luật pháp quốc tế là hai phương án hữu hiệu nhất để ngăn cản
tham vọng của Trung Quốc lấn chiếm vùng biển đảo Việt Nam . Việc sử
dụng luật quốc tế nay đã trở thành tiền lệ cho các quốc gia để giải quyết vấn
đề tranh chấp lãnh thổ và di sản thiên nhiên.
Chúng
ta có nhiều tài liệu lịch sử quý giá về chủ quyền biển đảo Việt Nam và địa lý
Trung Quốc. Chúng ta cần giới thiệu nguồn tài liệu này ra nước ngoài thông
qua các chương trình chiếu phim và triển lãm, tặng CD cho các thư viện đại học
trên thế giới, xây dựng website thông tin với một số ngôn ngữ khác nhau; tích
cực mời phóng viên nước ngoài đến tác nghiệp mỗi khi có xung đột trên biển Đông.
Thế
giới còn mù mờ về vùng biển đảo Việt Nam , một khi họ được hiểu biết thì
họ sẽ góp phần cho tiếng nói khách quan về chủ quyền biển đảo.
- Việt
Nam cần chú trọng vấn đề gì để phát triển đất nước hùng cường?
-
Việt Nam ngày càng nhiều rủi ro, đối diện với vấn đề an ninh quốc gia và phát
triển kinh tế. Do đó ngay lúc này, Việt Nam cần đầu tư phát triển giáo dục
và nghiên cứu khoa học công nghệ. Chúng ta có thể nhìn vào Israel là một
đất nước phát triển dựa trên nền tảng giáo dục và khoa học, phát triển
kinh tế mạnh mẽ ra thế giới.
Tôi
tin rằng, phát triển khoa học và giáo dục là nền tảng để bảo vệ và phát triển
đất nước trường tồn. Chính sách và ngân sách nhà nước cho giáo dục và nghiên
cứu khoa học công nghệ phải được ưu tiên hàng đầu và làm mạnh mẽ, xem như là
quốc sách.
Tôi
thấy việc chọn ngành học của sinh viên Việt Nam hiện đa phần theo trào lưu của
thị trường, mọi người thường học Quản trị kinh doanh hay Công nghệ thông tin…
Học vì thu nhập cũng tốt nhưng không có động lực mạnh để đi xa hơn, nên mọi
người trông làng nhàng như nhau.
Do
đó, tại phổ thông trung học chúng ta cần hướng cho học sinh đến với sự yêu
thích khoa học công nghệ qua chương trình giảng dạy phong phú. Tại đại học,
sinh viên được học chương trình học như cấp độ quốc tế và có những thực nghiệm
sát với thực tế.
Chương
trình thực tập cũng cần liên kết với công ty lớn của nước ngoài để sinh viên có
dịp làm việc trong môi trường chuyên môn và nắm bắt được khoa học công nghệ,
đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận những công ty nước ngoài nhằm tìm kiếm
cơ hội việc làm khi ra trường.
Trường
đại học cũng thành lập những viện nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Viện
nghiên cứu hợp tác với công ty lớn trong và ngoài nước để phát triển ứng dụng.
Số sinh viên học xuất sắc và có đam mê nghiên cứu khoa học thì khi tốt nghiệp
cần tiếp tục học lên tiến sĩ ở nước ngoài.
-
Với tâm huyết của mình, ông sẽ làm gì để góp sức cho quê hương trong việc phát
triển giáo dục và khoa học công nghệ?
- Tôi
mong muốn xây dựng bảo tàng khoa học kỹ thuật nhằm giới thiệu lịch sử phát
triển các công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực như máy bay, xe hơi, tàu thủy, xe
lửa… đến với học sinh, sinh viên để từ đó gợi niềm đam mê với khoa học kỹ thuật
và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Bản
thân tôi đang ấp ủ chương trình thực tập cho sinh viên kỹ sư Việt Nam tại các
nhà máy bảo dưỡng động cơ máy bay, hỗ trợ sinh viên Việt Nam tiếp cận với ngành
công nghiệp hàng không. Việc lo liệu tài chính cho chương trình thực tập với
các đại học Việt Nam
nằm ngoài khả năng nên tôi hy vọng có một hãng hàng không tài trợ cho chương
trình này.
Hàng
ngày đi qua dây chuyền lắp ráp động cơ máy bay, tôi mơ ước có một thế hệ kỹ sư
người Việt sản xuất được máy bay. Với tôi, đó là “Giấc mơ Việt Nam ”.
Ông Trần
Thắng xuất cảnh đi Mỹ năm 1991 khi là sinh viên cơ khí năm thứ 2 tại ÐH Bách
khoa TP HCM và sau đó tiếp tục theo đuổi ngành học này tại
University of Connecticut. Từ năm 1999 đến nay, ông làm kỹ sư
tại công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney - động cơ máy bay
hàng đầu thế giới cho các máy bay dân sự Boeing, Airbus và quân sự như Lockheed
F22, F35.
Trần
Thắng còn là chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ.
Ông xây dựng chương trình văn hóa và giáo dục Việt Nam từ năm 2000
đến nay. IVCE đã thực hiện 50 hội thảo du học Mỹ tại Việt Nam và phục
vụ trên 7.000 học sinh, sinh viên và cán bộ giảng dạy; đưa 100 sinh
viên Việt kiều về dạy tình nguyện môn tiếng Anh và môn thi vào ÐH
ở Mỹ tại các trường ÐH Việt Nam…
Trong
5 tháng năm 2012 và 2013, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ và 4 sách
bản đồ atlas cổ liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa, thể
hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng ở đảo Hải Nam, và Hoàng Sa thuộc về Việt
Nam. Ông đã tặng những tư liệu này cho Viện phát triển kinh tế – xã hội
Đà Nẵng, UBND huyện đảo Hoàng Sa và một số cơ quan khác; đồng thời dự
định hoàn thiện
(VnE)
=======
Rất biết ơn người Việt kiều này ( gọi là Việt kiều yêu nước thì quả là không sai chút nào ! )
Trả lờiXóa"Việt kiều yêu nước"? Đã bao nhiêu năm nay tôi suy ngẫm về khái niệm này... Một người yêu nước liệu có quyết tâm rũ áo ra đi không, thậm chí bất chấp tính mạng, bỏ xác trên biển? Với bản thân tôi, khái niệm này mang đầy vẻ tuyên truyền.
XóaCòn nhớ đầu những năm 1990, phong trào "Việt gian phản động chống đối cách mạng" vượt biên, nay quay về thăm lại gia đình thì biến thành "Việt kiều yêu nước". Bạn tôi về VN, được đưa ra họp ở phường tung hô "Ông X là Việt kiều Mỹ yêu nước, người giàu có, sẽ đóng góp nhiều triệu đô la cho phường ta (?)". Bạn tôi sau đó tới nhà tôi cười méo xệch: "Tao đang hái cà chua thuê ở Oklahoma, vài trăm đồng (USD) thì có thể, ờ đâu ra ấy triệu? Chắc phải chuồn về Mẽo sớm..."
Theo thông tin mới nhất về phát triển công nghiệp ô tô thì theo kế hoạch VN sẽ tiến hành tham gia sản xuất các chi tiết động cơ ở lộ trình 2025-2035. Theo cách làm việc trước giờ thì tính thêm sai số là 19 -20 năm. Thí dụ như cái hầm Thủ Thiêm mất tổng cộng 19 năm để từ giấy bay ra hiện thực, tàu điện ngầm từ cuối những năm 90s hôm nay bắt đầu đào và dự kiến 2018-20 đưa vào thử nghiệm. Nghĩa là khoảng 2045-2055 Việt Nam sẽ có tỉ lệ nội địa hóa 70%. Theo lộ trình này Việt Nam sẽ phải va vào vấn đề xăng dầu khi sản lượng dầu hiện nay của thế giới chỉ dùng tới 2050 là khai thác hết, dự trữ của các quốc gia sẽ cạn trong 50 năm tiếp.
Trả lờiXóaVN đã chậm nhưng rất không may là chậm trong một giai đoạn thế giới đang chuyển đổi công nghệ do nhu cầu thay đổi nguyên liệu nhằm thoát li nguyên liệu hóa thạch. Vì vậy, nói nôm nay thay vì phải nhảy 2m5 như tưởng tượng, VN thậm chí không biết mình phải nhảy bao nhiêu mới thấy được chéo áo của người đi trước.
Liệu rằng, thay vì cứ phải níu kéo cái khẩu hiệu "đi tắt đón đầu" thì nên thành thật học tập nghiêm túc, cố gắng làm lại và bắt chước càng nhanh, càng nhiều càng tốt công nghệ của thế giới ? Muốn như vậy luật phải mở cửa, quản lý tài nguyên, quỹ nghiên cứu phải minh bạch, thi cử giáo dụ phải ngay lập tức sửa đổi. Mơ màng về những điều viễn tưởng trong khi những điều cơ bản lại cứ ỡm ờ thì bao giờ bắt đầu bước những bước đầu tiên ?
Vô cùng cảm phục ông Trần Thắng. Rất mong những ý tưởng của ông sẽ trở thành hiện thực. Việt Nam muôn năm.
Trả lờiXóaĐời ông cha khai thiên lập địa-từ thủa mang gươm đi dựng nước-giữ nước nhưng dời con cháu chúng chỉ có phá bán sang nhượng đổi lấy ghế-đia vị vay lấy ăn mang nợ đời sau theo đuôi Tàu Khựa phản dân hại nước chấp nhận làm thái thú vong nô, hèn với TC ác với dân Việt ,ăn mày dĩ vãng -đời bố tao thế nọ đời ông tao thế kia ...phỏng có ích gì???
Trả lờiXóaNGLUY
3X: Nè em Thắng....vìa dzới đội của anh nghen....anh hứa anh đảm bảo em sẽ thành ngôi sao...
Trả lờiXóathành ai đồ quê lúa....anh sẽ kết nạp em dzô đảng, anh cấp căn hộ cao cấp nha.....
Việt kiều Trần Thắng thì vậy mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như thế kia thì tương lai đất nước vẫn còn đen tối lắm lắm. Lạy Trời cho Tổ Quốc VN thoát được cái đảng CS cà chớn khốn nạn độc ác.
Trả lờiXóaLòng yêu nước thẻ hiện bằng hành động thiết thực của bác Trần Thắng tôi rất trân trọng, bác đã làm nhịp cầu để hướng thế hệ thanh niên Việt Nam có hoài bão, có ước mơ nghiên cứu khoa học, công nghệ hiện đại của thế giới để giúp VN thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu thì mới chống lại được bọn bành trướng phương bắc. Tôi cũng hy vọng rằng ngoài vấn đề nghiên cứu khoa học công nghệ thì cũng cần đào tạo cho lớp thanh niên VN có kỹ năng làm lãnh đạo như các chính khách ở các nước văn minh trên thế giới thì mới có thể thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của VN hiện nay.
Trả lờiXóaTrung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa & Trường Sa của Ta là do Lảnh Đạo Đất nước ta quá yếu quá nhu nhược - Tại sao phải lệ thuộc 4 tốt 16 chử vàng không giám thẳng thắng đấu tranh , nói thẳng TQ xâm chiếm biển đảo của ta - Hoàng Sa & Trường sa của ta sao lại là tranh chấp - Việt Nam chúng ta muốn đấu tranh dành lại chủ quyền , Nhân Dân VN cần Lảnh Đao đất nước mạnh dạng đấu tranh không khoang nhượng .
Trả lờiXóaNgười ở VN mơ nước Mỹ , người ở nước Mỹ mơ VN , người VN luôn ở trong mơ !
Trả lờiXóavà ở trên thiên đường
Xóacac bac trong lanh dao vn minh co suy nghi nhu ong tran thang thi tot biet bao nhieu.o xa thi cu gui tien gop suc cho que nha. o nha thi cu an vao von tu co, lua my nhan dan de ngoi hoai kong xuong. chi moi ngay bat dan phai tat tivi de khong thi bi stress vi hon muon nam cu.
Trả lờiXóaThượng cờ 2 tàu tên lửa tấn công nhanh HQ377 và HQ378
Trả lờiXóa17/07/2014 14:46 (GMT + 7)
Chắc anh có ý chửi? Chúng tôi biết anh đang căm hờn bọn bán nước hại dân.
XóaMONG ANH PHÁT HUY NGƯỜI SĨ QUAN QUÂN ĐỘI ,NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ
Trả lờiXóaCó nhiều cách để tuyên truyền, quảng bá về Trường sa, Hoàng sa là của VN. Chết nỗi làm rùm beng quá lại sợ CHINA phật ý, ảnh hưởng đến giao hảo Việt - Trung ! Bộ máy tuyên truyền của VN rất hoành tráng nhưng lại nằm trong tay những người đang sợ nên rất hạn chế hiệu quả, ngay người VN, nhiều người vẫn chưa biết TS_HS thuộc tỉnh nào.
Trả lờiXóaInternet làm dân Việt mở mắt nhưng cũng phải coi dân ta coi cái gì. Nhưng dù sao cũng là mở mắt.
Trả lờiXóaViệt Nam có quá nhiều đáng lo trong hiện tại, nhất là về con người. Giáo viên thi nâng bậc thì rớt gần hết, công chức thi kiểm tra cũng rớt te tua, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên thì thất bại, ... Xã hội vẫn cứ hô hào bằng cấp, người ta vẫn coi trọng anh tiến sĩ hơn anh thợ hàn dù chả biết anh tiến sĩ làm cái gì. Lý luận của Max trong thực tế lại kéo mọi tiêu chuẩn sống xuống thấp, tệ nhất là tiêu chuẩn dùng người. Càng thấp thì càng phải bước xa, bước lâu trong khi sinh mệnh con người là ngắn hạn và trí tuệ thế giới chưa bao giờ chờ Việt Nam.
Nghĩ cũng lạ là người Việt mình không đến nỗi kém mà có phần thông minh, năng động không kém gì các dân tộc khác trên thế giới, thi học sinh giỏi thế giới ở bâc TH các môn toán, vật lí, v.v đều đạt giải khá cao; còn những nhà khoa học Việt định cư ở nước ngoài hay theo học có rất đông người có những công trình khoa học có tiếng ở nhiều lĩnh vực. Nhưng khi về nước thì chẵng có một công trình nghiên cứu tầm cỡ nào và tiếng tăm hầu như bặt tăm luôn.
Trả lờiXóaLạ một điều nữa là có nhà khoa học hoặc người dân nghiên cứu một số thiết bị máy móc như tàu ngầm Trường Sa hay tàu ngầm mini dạng compodit, máy bay,v.v thì cơ quan nhà nước không quan tâm, không cổ vũ động viên và cộng tác.
Một mảnh đất tốt là nơi ươm mầm và hứa hẹn ở tương lai chứ?
Theo Tàu thì mất nước. Xa Tàu thì mất Đảng. Còn Đảng thì còn mình.
Trả lờiXóa