Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Oan khuất cả thế kỷ của ngôi mộ cổ bị vua xưa xiềng xích

... Cho đến tận bây giờ người dân ở xã Long Khánh vẫn thường lưu truyền về câu chuyện hai người con trai của ông Tang dám mặc áo vua đi … thăm ruộng khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc, tang tóc ngất trời… Vua lệnh “tru di tam tộc”, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả gia tộc đang hồi thịnh vượng, phút chốc lâm vào cảnh điêu tàn, máu chảy đầu rơi.
Ít ai biết rằng ở Cai Lậy, Tiền Giang tồn tại một khu mộ cổ làm bằng hợp chất huyền thoại – ô dước.
Ngoài những giá trị về kỹ thuật xây dựng, nỗi oan bị vua ra lệnh xiềng xích của ngôi mộ cổ này còn là di sản văn hóa vô giá của nơi đây.
Dám mặc áo vua đi… thăm ruộng 
Đến xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, Tiền Giang hỏi về khu mộ bị xiềng xích thì không phải bất kì ai cũng biết rõ. Theo lời kể của các vị cao niên và qua đối chiếu với tư liệu lịch sử địa phương thì khu mộ bị xiềng xích là của vợ chồng ông Lê Phước Tang. 
Ông Lê Phước Tang là nhân vật có thật và chính ông đã khai hoang mở đất vùng miệt vườn dọc theo sông Ba Rài mà nay là xã Long Khánh, huyện Cai Lậy.
Theo đó, vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII, ông Lê Phước Tang lúc này là một viên cai quản đồn điền. Do bất mãn với chính sách của quan sở tại, ông dẫn một đoàn người từ miền ngoài vào Nam lập nghiệp. 
Nhờ có chút học vấn, lại dám nghĩ dám làm, nhanh nhẹn tháo vát nên chẳng mấy chốc gia đình ông Tang ruộng vườn cò bay thẳng cánh, lúa thóc đầy bồ.
Trở thành phú nông, ông Tang thường xuyên giúp đỡ người nghèo khó, tạo điều kiện để dân vùng khác đến khai hoang, được dân trong vùng yêu mến, nể trọng. Sau, vùng đất ông khai hoang gọi là làng Hòa Thuận, nay là xã Long Khánh. 
Hiện, tại xã Thanh Hòa, cạnh Long Khánh còn có con rạch mang tên là rạch Ông Tang để nhớ công mở đất của người đầu tiên đến nơi này.
Cho đến tận bây giờ người dân ở xã Long Khánh vẫn thường lưu truyền về câu chuyện hai người con trai của ông Tang dám mặc áo vua đi… thăm ruộng khiến cả dòng họ bị tru di tam tộc, tang tóc ngất trời. Không những thế, vua còn sai đánh roi và xiềng mả vợ chồng ông Tang để phạt tội “Dưỡng bất giáo”.
Để tìm hiểu kỹ hơn về câu chuyện, chúng tôi đã tìm về xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Và theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm gặp cụ Nguyễn Hồng Đảm, 86 tuổi, ngụ tại Long Khánh. Cụ Đảm là người sống gần khu mộ ông Tang, cũng là người am tường nhất những giai thoại tại nơi này.
Theo lời cụ Đảm, thì lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh – vua Gia Long sau này) chạy trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã lưu lạc về vùng miệt vườn hoang sơ này và được gia đình ông Tang cho tá túc. 
Cảm phục lòng thương người, tận tụy với chúa của ông Tang, Nguyễn Phúc Ánh đã phong chức Khâm sai Cai cơ cho ông. Không những thế, trước khi rời đi, chúa còn tin cẩn mà gởi lại hành lý nhờ nhà ông Tang trông giữ.
Có công cứu chúa, được chúa tin yêu, nhưng cả dòng họ nhà ông Lê Phước Tang lại vướng phải đại họa cũng bởi hai người con trai dám ngang nhiên “khi quân phạm thượng”.
Máu chảy đầu rơi,  tru di tam tộc
Khi Lê Phước Tang mất, hai con trai của ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi là cậu Gương và cậu Sen – theo cứ liệu lịch sử địa phương) được thừa hưởng gia nghiệp nhà Lê Phước.
Lúc này, nhà Tây Sơn đang chiếm thế thượng phong, chúa Nguyễn phải trốn chui trốn nhủi để tránh sự truy sát. Do vậy, triều phục của Nguyễn Phúc Ánh gửi lại, Gương và Sen cũng tỏ ý coi thường.
Cụ Nguyễn Hồng Đảm kể lại: “Dân gian lưu truyền rằng, Gương và Sen còn dám mặc triều phục của vua để đi thăm ruộng. Và mặc cho dân làng, cũng như người thân hết mực can ngăn, Gương và Sen vẫn ngang nhiên không hề khiếp sợ. 
Không những thế, hai cậu còn cười lớn, đem chúa Nguyễn ra ví von bằng những lời vô cùng tục tĩu”. Cũng theo lời cụ Đảm, có giai thoại còn nói rằng, Gương và Sen đã đem triều phục của nhà vua để khâm liệm cho cha mẹ.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh phục quốc và lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn xưa, Gia Long liền cho người đi tìm gia đình Lê Phước Tang để trọng đãi. Do ông Tang đã qua đời, nên nhà vua định phong tước hầu và ban thưởng bổng lộc cho Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa.
Liền sau đó, những hành động “khi quân phạm thượng” của Gương và Sen truyền đến tai vua. Gia Long nổi trận lôi đình vì những lời nói tục tĩu và sự coi thường triều phục của Gương và Sen. 
Nguyễn Ánh không những không nhớ đến ân tình cứu chúa ngày xưa mà còn đưa ra hình phạt tàn nhẫn, khốc liệt nhất đối với nhà ông Tang.
Vua lệnh “tru di tam tộc”, tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Cả gia tộc đang hồi thịnh vượng, phút chốc lâm vào cảnh điêu tàn, máu chảy đầu rơi. Dân gian kể lại, về phần vợ chồng ông Tang, đã chết cũng không yên thân. 
Vua truy tội ông bà là “dưỡng bất giáo”, nghĩa là nuôi con mà không dạy dỗ, để chúng làm chuyện “đại nghịch bất đạo”. Vua phạt đánh roi và xiềng xích mồ mả của vợ chồng ông Tang. 
Cụ Đảm nói thêm: “Không những thế, người xưa còn cho rằng, hai cây thị to trong khu mộ ông Tang, chính là thị do vua cho trồng. Sở dĩ là cây thị vì nó mang hàm ý khinh khi, miệt thị đến muôn đời về sau”.  
Bá Nguyễn/MTG
------------------

16 nhận xét:

  1. Cũng đúng thôi,luật pháp thời đó là vậy !

    Trả lờiXóa
  2. Hai người con tri này tưng tửng, mang họa cho cả gia đình. Phải không anh Cong Son?

    Trả lờiXóa
  3. Theo dõi sự ra đời và tiêu vong của nhà Tây Sơn, thật đúng là tự sinh tự diệt (do những đổ đốn ở giai đoạn cuối). Thậm chí họ còn bị dân coi là giặc Tây Sơn - vào giai đoạn cuối Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đã trở nên rất "chướng tai gai mắt" đối với nhân dân... Cho nên mới xảy ra chuyện nhân dân ủng hộ Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn.

    Trả lờiXóa
  4. Thời nay có khácgì đâu, nhà báo viết bài phản đối ông TBT nói không đúng với HP quy định mà bị mất việc,nói xấu đảng bị đuổi học,đòi hỏi dân chủ thì bị nhốt tù...

    Trả lờiXóa
  5. Nhà Tây sơn có công lớn mà cuối đời tội cũng không nhỏ. Cái này như là quy luật của mấy ông cướp được quyền, lên nắm quyền, sớm muộn cũng đi vào thoái hoá, biến chất dẫn đến mất quyền và bị tiêu diệt. Biểu hiện của quy luật này là khi nắm được quyền, họ chỉ lo vinh thân phì gia, bỏ mặc dân chúng, quốc gia. Quy luật này bây giờ vẫn đúng, vẫn thấy.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng vậy,vào thời kỳ cuối,thật rõ nhà Tây Sơn chẳng ra sao ! cũng giống như bây giờ vậy mà !!!

    Trả lờiXóa
  7. Có vẻ đây chỉ là giai thoại, đến thời nhà Nguyễn sử quan ghi chép sự việc công khai hơn, thật hơn nên không có chuyện tày đình thế này mà không chép lại trong chính sử!

    Trả lờiXóa
  8. Ước gì mai đây, ND ta có thể tru di tam tộc cái bọn tham nhũng, bọn lợi ích nhóm, bọn hèn nhát bán nước, bọn độc tài nhưng ngu dốt, tru di luôn những kẻ bảo thủ xơ cứng giáo điều

    Trả lờiXóa
  9. Triều đại Cộng Sản rất coi trọng và đề cao Triều Tây Sơn vì tương đồng làm cách mạng cướp chính quyền. Tuy nhiên Triều Tây Sơn lúc đầu đánh giặc giỏi bởi lòng dân tin theo, sau đó đổ đốn thoái hóa biến chất và tự diệt vong. Triều Cộng Sản không sớm chỉnh đốn nội lực, bên ngoài thoát Trung thì sớm muộn gì cũng mất tính chính danh và bị một thế lực nào đó lên nắm quyền cai trị. Liệu số phận có lập lại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bạo phát bạo tàn" : phát ra dữ dội bao nhiêu thì
      tàn lụi khủng khiếp bấy nhiêu !
      Nhà Tây Sơn vốn gốc nông dân nên họ xử sự thô
      bạo cứng rắn,chỉ trừ ra Nguyễn Huệ còn biết dùng
      giới nho sĩ tài giỏi trong việc giúp mình cai trị.
      Do đó,cuối đời Bùi Đắc Tuyên sinh lòng tham lam
      muốn thu tóm quyền hành,nên hàng cận thần nghi
      kỵ lẫn nhau.Từ đó,họ sát phạt nhau khiến dân tình
      chán ngán mà hướng về Nguyễn Ánh,coi như một
      minh quân có thể mang lại cuộc sống tót hơn.

      Xóa
    2. Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ cuối đời rất thoái hóa, hủ lậu.

      Xóa
  10. Ông bạn Nặc danh 13:16 ngày 20.07.2014 giỏi thật,sao ông biết tôi nghĩ như vậy mà nói giùm trúng 100% // xin cảm ơn ông - chúc vui vẻ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ông " // " này làm biếng ý kiến quá. Toàn vỗ tay. Chịu khó nói năng cho vui cả làng đi...

      Xóa
  11. "Chỉnh đốn Đ " càng chỉnh càng " đốn " , đốn ở đây là hư hỏng , đổ đốn ( tham ô tham nhũng , vinh thân phì gia...) , việc chính cần làm là chỉnh không được là phải đốn ( đốn hạ , chặt bỏ ) . Trở lại sự việc nhà Tây Sơn , theo tôi được biết là Quang Trung Nguyễn Huệ mà không chết thì cũng làm rể nhà Thanh bên Tàu thì đồ rằng sự lệ thuộc và thần phục phương Bắc có khi còn nặng nề hơn bây giờ . Mạn phép

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉnh đốn? Chỉ những thứ xấu tồi tệ mới cần thường xuyên chỉnh đốn!

      Xóa
  12. Bữa nạy Đảng là Vua. Ai chống Đảng cũng có kết cục như gia đình Lê Phước Tang. Thời thế thay đổi nhưng Bản chất con người không thay đổi, thậm chí còn man rợ hơn. Tham nhũng là một loại quái vật vô liêm sỉ mà cán bộ Đảng bây giờ toàn một loại tham nhũng. Bọn chúng rất đáng sợ.

    Trả lờiXóa