Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

“Đẩy nợ cho tương lai”


              * VŨ HOÀNG
Trong kỳ họp thứ 7 vừa qua, các đại biểu Quốc Hội đã thẳng thắn nhìn nhận tình trạng Việt Nam vay nợ để trả nợ đang khiến vấn đề nợ công ngày càng nặng và khó giải quyết đối với Việt Nam.
Đi vay để đảo nợ?
Nói về những khoản nợ của Việt Nam thì rõ ràng không có gì  là mới mẻ, bởi với một nền kinh tế đang phát triển, cần những khoản nợ để đầu tư, sản xuất… là chuyện hết sức bình thường, thế nhưng khi nền kinh tế được đánh giá là không có đủ năng lực để trả nợ thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và có thể nói là nguy hiểm.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với báo giới trong nước, Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung thẳng thắn phân tích: “Việc đi vay để trả nợ, điều đó chứng tỏ khả năng tạo ra vốn để trả nợ là không có. Hay nói cách khác phải đi vay thêm, nghĩa là anh đang không có đủ năng lực để trả nợ.”
Theo T.S Nguyễn Đình Cung, đáng lẽ trong hoàn cảnh khó khăn về nguồn vốn, phải đi vay thì nguồn vốn đó dùng để tạo ra năng lực trả nợ, thế nhưng, trên thực tế những khoản vay mới không được dùng để đầu tư cũng như không tạo ra nguồn lực, mà là vay nợ để trả nợ, từ đó kéo theo khả năng trả nợ tiếp tục giảm đi. Tuy vậy, T.S Cung không quên bình luận trong ngắn hạn thì buộc phải áp dụng biện pháp đi vay về để đảo nợ.
Trao đổi với chúng tôi về các khoản nợ tại Việt Nam, T.S Phạm Chí Dũng cho biết quan điểm của ông dưới cả 2 góc độ vi mô và vĩ mô:
“Ông Đình Cung nhận xét đúng và khá trọn vẹn vấn đề và thậm chí còn mô phỏng vấn đề từ tầm cỡ những doanh nghiệp vi mô cho tới tầm vĩ mô của quốc gia. Đã có rất nhiều doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn từ 2011 đến 2014 đã phải tự giải tỏa các khoản nợ của họ bằng cách được ngân hàng cho vay lại, khi được cho vay lại, họ lấy số tiền cho vay lại đó và họ trả nợ cộng lãi cho ngân hàng và ngân hàng lại trùm thêm một số nợ. Đó là cách nhìn vi mô và từ đó chúng ta nhìn lên cách nhìn vĩ mô, nhà nước Việt Nam cũng như vậy thôi. Mặc dù không công bố, minh bạch nhưng tình hình tài chính hiện nay cực kỳ khó khăn và có vẻ như hiện tượng mà chúng ta đang đi đến điểm đích của nó là vẫn phải tiếp tục vay trong các năm tháng tới, vay không phải chỉ để đầu tư mà còn vay để trả nợ cho các khoản vay trước đó. Đó là các khoản nợ cứ gối đầu, chồng chất, hiện giờ người ta dùng cụm từ “đẩy nợ cho tương lai.”
Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vừa qua, một con số báo động đã được đưa ra là nợ công Việt Nam vượt mức 80 tỉ đô la và tổng dư nợ cả năm chiếm hơn một nửa GDP, ở mức 53,4%. Nhiều người có thể lập luận rằng những quốc gia như Nhật Bản hay Singapore có tỉ lệ nơ công rất cao thậm chí chạm ngưỡng 200% GDP, nhưng lật lại vấn đề thì thấy rằng những quốc gia như Nhật Bản chẳng hạn lại là nước xuất khẩu và thâm dụng vốn rất lớn, cho nên họ có sự cân đối khác nhau. Trong khi đó, Việt Nam không phải là nước xuất khẩu vốn cũng như không phải là nước dồi dào về tư bản, thế nên tình trạng mất cân đối hiện tại hoàn toàn đáng phải xem xét và cần giải quyết triệt để.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, điểm nguy hại hiện tại là vay nợ nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn vay, vì để đánh giá mức độ an toàn nợ công, người ta không chỉ dựa trên tổng lượng tiền nợ, mà quan trọng hơn là họ dựa trên hiệu quả sử dụng đồng tiền này.

Đầu tư hoàn toàn không hiệu quả?
Đơn vị đo này là ICOR viết tắt tiếng Anh của “hệ số sử dụng vốn” nhằm đo lường số vốn bỏ ra thêm để sản xuất một mặt hàng nào đó, chỉ số ICOR càng thấp càng tốt, một nền kinh tế phát triển bền vững sẽ có chỉ số là 3. Thế nhưng hiện tại, chỉ số ICOR của Việt Nam lên đến 9 và nhiều chuyên gia đánh giá “đầu tư hoàn toàn không hiệu quả.”
Sự “đầu tư hoàn toàn không hiệu quả” này được G.S, T.S Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế Trung Ương phân tích trong một bài phỏng vấn với báo Đất Việt. Khi đề cập đến đầu tư công tràn lan, lãng phí, các dự án ODA đội giá cao, G.S Lược khẳng định phần lớn các nước đi vay ODA đều là những nước kém phát triển và có nền quản trị kém, chính vì thế nó giải thích tại sao việc xây dựng đường cao tốc ở VN sử dụng vốn ODA luôn có giá cao hơn gấp 3 lần so với thế giới. Từ đó, G.S Võ Đại Lược đi đến kết luận cần phải xem xét một cách nghiêm túc bắt đầu từ chủ trương đầu tư của nhà nước có đúng không và xem xét lại nền quản trị và quá trình giám sát, thực thi chủ trương đó thế nào.
Quay lại với con số vay nợ, hiện tại, Việt Nam vay nợ nước ngoài dài hạn khoảng 50% và số còn lại 50% là ngắn hạn ở trong nước. Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc Hội Bùi Đặng Dũng nêu lên con số “cứ hình dung mỗi ngày ngủ dậy Ngân sách NN thu vào khoảng gần 3.000 tỉ đồng, tuy nhiên, con số chi cũng tương tự như vậy” điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến con số mà T.S Vũ Đình Ánh của Viện tài chính giá cả có lần thừa nhận Việt Nam làm ra 100 đồng thì đã phải trả nợ hết 98 đồng rồi.
Nhắc về số nợ phải trả hàng tháng, T.S Lê Đăng Doanh trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với chúng tôi, ông cho biết:
“Theo tôi vấn đề nợ công rất phức tạp, hiện nay cứ mỗi ba tháng ngân sách Nhà nước phải trả nợ nước ngoài khoảng 1 tỷ USD. Đấy là một khoản nợ không phải là nhỏ và số nợ công trong những năm gần đây đã tăng lên một cách nhanh chóng. Đấy cũng là một yếu tố rất đáng chú ý và rất đáng lo ngại.”
Một yếu tố khác cũng đẩy con số nợ công lên cao đó là các khoản chi thường xuyên của chính phủ cũng tăng rất nhanh. Theo nhận xét của T.S Phạm Đình Cung thì gốc rễ của vấn đề này là vai trò của nhà nước. Ông cho rằng nếu vai trò của nhà nước thu nhỏ lại thì hoạt động sẽ ít đi, còn hiện tại, vai trò của nhà nước vẫn mở ra và càng mở rộng thì càng chi tiêu. Do đó, T.S Cung kết luận muốn thắt chặt ngân sách thì gốc của nó là vai trò của nhà nước và các bộ ngành, cần làm rõ vai trò của từng chủ thể để dễ dàng nhìn thấy các khoản chi cần thiết tới mức nào.
Trước khi kết luận về tình trạng nợ nần hiện tại, chúng tôi xin trích ý kiến của T.S Phạm Chí Dũng để thấy một bức tranh khá rõ về hiện tượng “đẩy nợ cho tương lai” mà ông nêu lên:
“Quả thực là hiện trạng nợ nần của Việt Nam hiện nay quá khó để giải quyết, không phải chỉ hiện nay mà từ những năm 2010, 2011 đã nêu ra vấn đề đó rồi. Những khoản nợ công quốc gia, lúc đó 2010 – 2011 chỉ khoảng 40 đến 45% thôi, còn hiện nay là khoảng 54%. Nhưng thực tế mà nói theo những phân tích của các chuyên gia thượng thặng như ông Vũ Quang Việt từng đánh giá là nợ công của Việt Nam có thể lên tới 106%, thời điểm đó, không một ai tin. Nhưng đến thời điểm diễn đàn mùa xuân năm 2013, 2014 vừa rồi thì các chuyên gia phản biện mới phải thừa nhận và đặt lại vấn đề tỉ lệ nợ công của VN lên đến ít nhất là 95%. nếu tình trạng nợ công tiếp tục tăng như thế này thì quá khó để VN trả nợ cho tương lai, nếu không muốn nói tất cả nợ sẽ đổ lên đầu con cháu chúng ta.”
“Tiền vào nhà khó, như gió vào nhà trống” là chuyện rõ ràng đang xảy ra ở Việt Nam, nhưng ở một quốc gia “nhà có chủ” đàng hoàng thì câu trả lời về tiền bạc, nợ nần hẳn dành cho những người “chủ nhà” trả lời sẽ hợp lý hơn cả.
V.H/rfa
-----------------

28 nhận xét:

  1. Khi đi (họp QH) vợ có dặn dò
    Của vay (nợ) thì lấy, của (tự) mua thì đừng!

    Trả lờiXóa
  2. Cứ nợ nần thế này thì không biết công chức viên chức có lấy được sổ hưu không.Khi nào đất nước cải cách mạnh thì mới có hi vọng chứ cứ lẹt đẹt thế này thì chết là cầm chắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 10 năm nữa vỡ quỹ lương hưu. Mấy anh "bảo vệ cái sổ hưu" chỉ có nước "khóc".

      Xóa
  3. Có ai khôn như đảng và nhà nước hôm nay không?
    Không ai cả!

    Trả lờiXóa
  4. VN từ hồi mở cửa tới nay,cái nền tảng của kinh tế tư bản đã không có,từ kinh tế xhcn đi lên. Thay vì phải học hỏi lại,thay đổi nền kinh tế toàn diện ngay từ đầu thì vn lại chọn con đường "kinh tế thị trường theo định hướng xhcn bình quân".đó là một tính toán sai hoàn toàn khi một con tàu đã rệu rã mà đòi ra biển lớn thì trước sau như một cũng bị sóng đánh chìm mà thôi!minh chứng về điều này,chúng ta hãy nhìn 2 hãng nước ngọt tribeco&chương dương,trước khi đổi mới làm mưa làm gió như thể không ai đánh nổi thế mà từ khi vn mở cửa,hợp tác liên doanh với coca&pepsi thì bây giờ mọi chuyện như thế nào quý vị ở đây đều biết.đó là về kiến thức trong kinh doanh,còn về con người thì khỏi phải nói.trong đầu các nhà lãnh đạo các cty,kiến thức về kinh tế thị trường bằng không,đã vậy còn ảnh hưởng cái tư duy xhcn cho nên mạnh ai đó làm,mạnh ai đó vơ vét vào túi riêng,sống chết mặc bay.còn về làm ăn bang giao càng tệ hơn nữa,anh muốn phát triển doanh nghiệp trong nước,trước tiên anh phải tự nghiên cứu sản xuất,coi trọng tác quyền.đằng này anh lại ăn xổi ở thì mở toang cửa cho hàng trung quốc vô rồi gia công lắp ráp đóng tên vn vào để bán,lâu lâu thông báo phá sản 1 số cty một cách có hệ thống.."huề cả làng".chưa hết bây giờ các nhóm lợi ích lên xé nát vn ra làm nhiều mảnh,kinh tế thì không phát triển được đâm ra làm liều bằng đủ hình thức như cho thuê rừng dài hạn..cho các nhà đầu tư nước ngoài vào với những đòi hỏi không thể tưởng như formosa vừa qua,rồi ra thuế này,thuế kia chỉ người dân mình là chết thôi.kinh tế thì làm không ra mà xài sang thì số 1,trên thế giới có cỡ 40 chiếc Roll Royce thì vn có 4,5 chiếc.chỉ sơ sơ như thế thôi thử hỏi kinh tế vn không nợ với lạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả các nước có tình trạng liên tục tăng tiền thuế , tiền điện , nước , xăng dầu là ngân sách có lỗ thủng vì không có thu mà chỉ có chi ( Bóc ngắn cắn dài ) . Kinh tế VN bị phá sản ngay bây giờ là một điều may mắn , bằng không cứ tiếp tục hô hấp nhân tạo kiểu ốm lâu tốn thuốc thì món nợ càng phình to . Rất tiếc là báo chí VN vẫn vỗ ngực , hô hào , khoe khoang về kinh tế vì không được viết tin xấu gây hoang mang , ảnh hưởng đến uy tín của đảng , đây chính là căn bệnh không thuốc chữa của CNCS !

      Xóa
  5. Ở VN hiện nay,cái đuôi "định hướng XHCN"đang gây tình trạng hoại tử kinh tế lan tỏa mỗi ngày thêm trầm trọng ,nó ngày càng nặng mùi và trương phình lên ,nặng nề lắm,cái đầu kinh tế thị trường mới nhen nhúm làm sao mà kéo nổi.

    Kẹt đuôi rồi,anh thạch sùng VN hợm hĩnh tiến thoái lưỡng nan rồi ,muốn sống sót chỉ còn cách tự ngắt đuôi "định hướng XHCN"để có chỗ mà thay cái đuôi mới giản dị đồng sàng hơn là "có sự điều tiết của Nhà nước".Tất nhiên sự điều tiết của Nhà nước ở đây quyết không phải là Cương lĩnh hay Nghị quyết Đảng cầm quyền mà phải bằng công cụ thuế.

    Trả lờiXóa
  6. Làm cha,làm mẹ có ai cứ đi vay tiền về tiêu xài thoải mái, hưởng thụ cho sướng cái bản thân,rồi đổ nợ lên đầu con cháu phải trả nợ thì gọi là cái giống gì hả quý vị ? Có người nào làm cha mẹ nhẫn tâm như thế ko ? Chắc chỉ có quỷ mà thôi ! sao không chết quách đi hả lũ người dạ thú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ND11:00 ví không đúng rùi: Chúng ta đang ở một chế độ "lấy dân làm gốc", NN chỉ là "ngọn" thôi.
      Cái "ngọn" làm sao đẻ được ra con, cháu; chẳng qua chúng chỉ là mấy đứa con cháu hư hỏng. Còn ông bà: Ai bảo không dạy được con cháu, ráng chịu nhé!

      Xóa
    2. Bố làm lãnh đạo lao động chính! lại lấy tiền của mẹ đi chơi gái thì con cái nó nhìn thế nào ? học thế nào? gia đình có bền vững khổng ? con cái thiếu ăn có thành công dân tốt? lao động chất lượng cao được không ? tôi hỏi ông bố làm cha chị nhà làm mẹ gia đình không nát là trái với lẽ tạo hóa ... Trị chúng như trị quả trong nhà mà thế thì xã hội nhà nước cũng thế có khác chi mô? Dân chủ của Mỹ, Hàn và Thụy Điển chỉ bằng 1 phần triệu của nước Việt Nam ta , ta là đỉnh cao trí tuệ he he he Khốn nạn đểu cáng thật sự....hừ

      Xóa
  7. Có khó gì đâu, làm cái khế thế chấp Biên đông cho Trung quốc là trả hết nợ, có gì mà phải lăn tăn; nước còn chẳng tiếc thì tiếc gì cái ao nhiều sóng lắm gió đó.
    Kế này em nghĩ mãi mới ra, em thấp cổ bé họng nói mấy ổng không nghe, các bác ai quen thân ông các ông Trọng, sang, Hùng, Dũng nói với họ để lấy giải thưởng Quốc gia nhé.

    Trả lờiXóa
  8. Điều hành kinh tế của VN không phải là khó khăn phức tạp mà là có dám làm không và làm như thế nào. Cuối năm 2013 chính phủ Mỹ ngưng hoạt động vì QH không thông qua ngân sách mà có sao đâu. VN có dám làm thế không? Mỹ cắt giảm chi công rất mạnh, thậm chí cắt giảm số nhân viên chính phủ đến nỗi nhiều công việc của chính phủ không có người thực hiện. VN thì nói giảm biên chế nhưng thực tế là phình to đến nối tiền lương khu vực công lên đến trên 9% GDP (theo IMF) và IMF đề nghị giảm lương của viên chức nhà nước. Vậy công chức VN làm gì? Một thí dụ nhỏ là Bộ Công thương báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2014 đã thực hiện 1500 cuộc kiểm tra (tốn bao nhiêu tiền và thời gian lẫn nhân lực?) và đã phát hiện một vụ ăn cắp than (thu lai được bao nhiêu?). Thế có phải là ăn cơm chúa múa tối ngày không? Nói đi nói lại vẫn chỉ là ĐCS có dám quyết hay không (ví dụ giảm 1/2 số công chức để giảm chi lương từ hơn 9% GDP xuống còn 4,5% mà đâu có cần đầu tư hay vốn vay)? Thật ra chém gió cho vui vì ai cũng biết, cũng hiểu, chỉ...

    Trả lờiXóa
  9. Sao trước mình học môn lịch sử Đảng nhớ có câu : Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết...chờ đến 20 năm sau, mình chả thấy nó giãy gì cả, sách in sai chăng.

    Trả lờiXóa
  10. MẶT THẬT ĐỈNH CAO

    Cùng nhau bợ đít thằng Tàu
    Giữ nguyên Danh-Lợi vừa giàu vừa sang
    Kệ mày đất nước tan hoang
    Đô la cuỗm được ta mang gửi ngoài
    Mười đời thoải mái tiêu xài
    Dân đen ngắc ngoải dài dài, trả thay
    Công bằng xã hội là đây...?

    Trả lờiXóa
  11. Đúng đó Nặc danh 11:00 Ngày 17.07.2014 à,ngày trước ông bà mình goi cái giống ăn ở bất nghì đó là quỷ, bây giờ người ta gọi là"đỉnh cao trí tuệ loài người" đó bạn ạ !!!

    Trả lờiXóa
  12. Hỏi TTg Ng.T.Zũng sẽ nhận được 100 câu ý chang nư 1 câu" Tình kinh tế chung gặp nhiều thách thức, nhưng nhờ CP đã guyết liệc, linh hoạt sáng tạo.. khắc phục. GDP năm sau cao hơn năm trước, kinh tế ổn định, an ninh quốc phòng giữ vững.." Nhưng Nợ công năm sau tăng gấp đôi năm trước không hế nói thật với dân, vì cái thằng cơ chế thành tích cả thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Guếc luyệc!
      Nước VN ở trên thế giới? He he...

      Xóa
  13. Chuyên gia Bùi Kiến Thành :"Nếu không có kiều hối thì Việt Nam phá sản".
    Hiện tốc độ bán rẻ bất kỳ thứ gì có thể đào, xúc, đóng bao đang tăng lên ác liệt, cho tới lúc chỉ còn lại đất và nước thì chả còn mấy thời gian nữa.
    Cái khó ló cái khôn, trong hoàn cảnh bi đát này đảng và chính phủ đã chứng minh cho thế giới biết rằng các đỉnh cao trí tuệ có khả năng sáng tạo vượt bậc : đi vay nợ để trả nợ.
    Con cháu chúng ta sẽ đi nhặt ve chai để vừa trả nợ cho cha ông, vừa phải đòi lại những phần lãnh thổ mà tiền nhân của chúng để mất.
    Quả thật đảng cộng sản VN vĩ đại một cách vĩ đại.

    Trả lờiXóa
  14. ăn nhiều thế ăn hết phần của con cái, nhưng không giải quyết những cái uát ức hiện nay để cho VN tươi sáng lên. có ngu thì ngu vừa thôi để cho người khác nhở tí ngu tí được không hỡi CSVN ơi

    Trả lờiXóa
  15. Định hướng XHCN là cứ vay đi, cứ bán nước đi.... đời con đời cháu sẽ trả, đời con đời cháu sẽ đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa như mấy ổng lãnh đụ đã nói.

    Trong các vị vua tập thể có vị nào học kinh tế đâu?

    Trả lờiXóa
  16. ĂN CẢ TƯƠNG LAI
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Ăn rồi có nhớ những ngày cháo khoai
    Bây giờ ăn cả tương lai
    Nghĩ xem con cháu ngày mai ăn gì?
    BÁN HẾT
    Tài nguyên ruộng đất bán đi
    Hỏi rằng con cháu làm gì sinh nhai
    Vay mượn thế chấp gia tài
    Hỏi rằng con cháu ...lâu dài về đâu???

    Trả lờiXóa
  17. Đẩy nợ cho tương lai là tất nhiên rồi giặc đang xâm chiếm đất nước mà lãnh đạo nhà nước còn đùn đẩy cho đời con cháu sau này đánh. Vậy thì nợ nần đến đời con cháu trả thì đã sao?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ai nói chúng tớ đùn đẩy trách nhiệm?
      chúng tớ đã phải đưa con cháu nhà chúng tớ lên ngồi để thay chúng tớ nhận và chịu trách nhiệm rồi....còn muốn gì nữa .......

      Xóa
  18. Hãy làm theo học thuyết của cha ông«đời cua cua máy, đời cáy cáy đào»
    Các bạn cứ yên tâm ,cáy sẽ ko còn gì để đào nữa,bán sạch sành sanh rồi hehe

    Trả lờiXóa
  19. ví dụ thế này: một doanh nghiệp A đi vay 5 tỷ về để kinh doanh, Doanh nghiệp này không đi vay về để trong két rồi khi nào đến hạn ngân hàng đem ra trả, mà vay 5 tỷ về để kinh doanh, sinh lời bằng hình thức đầu cơ hàng hóa (buôn bán), mua thêm trang thiết bị máy móc để cải tạo sản phẩm (sản xuất), hay kinh doanh dịch vụ nào đó. Thì thời gian 5 tỷ đó sinh lời có thể sẽ mất 1đến 2 năm, gọi là thời gian thâm nhập thị trường, quảng cáo để tìm đầu ra cho sản phẩm, hay quảng cáo để mọi người biết đến để sử dụng dịch vụ. vì vậy 2 năm đầu coi như huề vốn, vậy đến năm thứ 3 thì mới sinh lời, nhưng năm thứ 3 tiền lời chưa đủ để trả vốn vay 5 tỷ (nếu trả được thì quá siêu), Doanh nghiệp này sẽ tích lũy số tiền lời sau khi trừ đi chi phí, nếu theo cách tích bình thường thì phải 5 năm doanh nghiệp này mới trả hết số tiền 5 tỷ đã vay. Nhưng cái hay ở đây là doanh nghiệp này dám vay 5 tỷ để đầu tư, đó gọi là dùng số nợ của mình để gia tăng tài sản của mình, đó là tư duy của người giàu có, còn tuy duy của người nghèo là dùng số nợ của mình để làm giàu cho kẻ khác. Quay lại với câu chuyện tác giả vừa nêu. Nếu nhà nước có đi vay để trả nợ thì cũng có thể hiểu được, nợ đó đang đến hạn, mà chúng ta rải vốn ra chưa gom về hết được, có thể sau khi vay để trả nợ chúng ta bị mang tiếng, nhưng chúng ta lại được tài sản ngày càng lớn hơn, hơn nữa, tài sản đó sinh lời ra tốt, triển vọng thì đó là điều đáng mừng. Người xưa có câu "có trí làm quan, có gan làm giàu" người giàu là người dám nghĩ, dám làm, giỏi xoay sở để tìm ra hướng đi đúng, cách làm hay để phát triển. Những người tay trắng mà làm lên cơ đồ, đó mới là những người đáng khâm phục. còn những người mới nợ có 1 đồng mà đã run, đã la inh ỏi cả nên thì mãi mãi là kẻ nghèo hèn mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nói đúng nhà nước đã đổ vốn vô xây dựng bất động sản "lấy đất của người dân để xây".tiền lời xây dựng chia chác ăn sạch rồi,còn ít vốn thì nằm đó,bán không được. Đang gĩay CHẾT đó, lấy đâu ra để trả hả bạn?? bưng bô ko biết ngượng là gì!

      Xóa
  20. Mất hôm nay truyền thông nhà nước thi nhau đưa tin các lãnh đạo đĩnh cao Việt nam thay nhau tiếp chủ tịch ngân hàng thế giới đang thăm VN. Không biết ông chủ tịch NHTG đã nói cụ thể như thế nào mà truyền thông nhà nước loan tin rằng: Ông chủ tịch NHTG chúc mừng VN đạt nhiều thành quả tiến lên con đường XHCN thắng lợi(?!).(Hàm ý rằng người nước ngoài đang khen đường lối xây dựng đất nước của VN đó thôi). Đây là những cơ hội để quảng bá về mình thông qua mấy câu xã giao của mấy ông khách đến ở đâu cũng tỏ vẻ cho đẹp lòng chủ nhà.
    Nhân dịp này NHTG lại cho VN vay gần 1 tỹ đô la đây lại là món nợ được đẩy thêm cho tương lai.

    Trả lờiXóa
  21. @Thang tat ! Còm của bác chỉ giải thích lý do vay tiền mới để đảo nợ cũ nhưng ko đúng ý của bài viết trên. Bây giờ tôi hỏi bác nhá: Lần thứ nhất bác vay 5 tỷ ở ngân hàng A để đầu tư(hàng hoá,máy móc...) khi đáo hạn ngân hàng ko có tiền trả bác lại đi vay lần thứ hai 5 tỷ ở ngân hàng B để trả khoản nợ cũ(bác gọi là để gia tăng tài sản của mình?).Câu hỏi là trước khi đi vây tiền lần thứ hai bác đã làm kiểm toán để cân đối tài chính chưa? Nếu vật tư tồn kho còn + hàng thành phẩm chưa bán hết + tài sản cố định(máy móc,nhà xưởng...) là DƯƠNG 5 TỶ thì việc đi vay 5 tỷ mới để trả nợ cho 5 tỷ cũ là chuyện bình thường.Còn sau kiểm toán là ÂM 5 TỶ mà bác đi vay 5 tỷ mới trả cho nợ cũ thì gọi là nợ chồng nợ,và cứ tiếp tục như thế gọi là"đẩy nợ cho tương lai" ý của bài viết là như vậy bác ạ! Ví dụ bây giờ đi vay nợ mới để trả nợ cho thằng vinasin,vinanes là thế đây! Bác doanh nghiệp nhà nước hiểu chưa ....ạ....ạ ?

    Trả lờiXóa