* NGUYỄN
HÀ
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng,
nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt
Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên
quan mật thiết đến nợ công.
Với phạm vi định nghĩa trong Luật Quản lý nợ công của
Việt Nam hiện nay, ông Dũng cho rằng hầu hết nợ của doanh nghiệp nhà nước không
được đưa vào trong nợ công quốc gia. Vì, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (4,2 - 6,9%)
dư nợ của doanh nghiệp nhà nước là được Chính phủ bảo lãnh.
“Đó là phần vay vốn nước ngoài. Phần chìm của tảng
băng doanh nghiệp nhà nước vay nợ trong nước theo hình thức tự vay tự trả mới
lớn khủng khiếp”, tác giả Trịnh Tiến Dũng nhấn mạnh tại tham luận ở hội thảo về
nợ công mới diễn ra hồi trung tuần tháng 7/2014.
Khá nhiều con số được ông Dũng sử dụng để minh chứng
cho nhận định này. Như, nếu tính cả 86.000 tỷ đồng của Vinashin thì ngay từ
cuối năm 2009 nợ của doanh nghiệp nhà nước đã lên tới 54,2% GDP của năm này.
Riêng Vinashin có dư nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỷ đồng nhưng không
thể tự cân đối được dòng tiền…
Tuy nhiên, Nhà nước tiếp tục các hình thức hỗ trợ như
chuyển nợ (chuyển nợ của Vinashin sang Vinalines và Petro Vietnam), giãn nợ
(bảo lãnh của Nhà nước trước các ngân hàng), bổ sung vốn, khoanh nợ... nói cho
cùng đều dựa vào ngân sách Nhà nước, làm tăng thâm hụt ngân sách.
Và hậu quả là Nhà nước sẽ phải phát hành trái phiếu
Chính phủ, để bù đắp thiếu hụt khiến cho nợ công của quốc gia tăng lên, ông
Dũng khái quát.
Vẫn trong mối liên hệ với nợ công, hơn một lần tại các
hội thảo lớn về tài chính, chuyên gia Phạm Thế Anh (Viện Chiến lược chính sách
khoa học và công nghệ) cho rằng rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của
Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những
khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà có thể sẽ phải dùng ngân sách
để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công. Ví dụ như khoản nợ
quốc tế 600 triệu USD của Vinashin hay hàng chục triệu USD của HUD...
Còn ở bản tham luận tại hội thảo mới được Ủy ban Tài
chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức giữa tháng 7 vừa qua, các tác giả Phạm
Thế Anh và Đinh Tuấn Minh đã dẫn con số từ báo cáo cuối năm 2013 của Chính phủ
cho thấy tổng nợ của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tính
đến cuối năm 2012 là gần 1.550 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 52,5% GDP.
Nếu loại trừ phần cụ thể đã được Chính phủ bảo lãnh
(5,2% GDP trong nợ công nước ngoài và 6,5% GDP trong nợ công trong nước) thì
vẫn còn tới khoảng 40,9% GDP nợ của doanh nghiệp nhà nước không được Chính phủ
bảo lãnh, tham luận nêu rõ.
“Do vậy, nếu cộng cả con số nợ của doanh nghiệp nhà
nước không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản
vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ
98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn là 65% GDP được khuyến cáo phổ biến
bởi các tổ chức quốc tế”, các tác giả cảnh báo.
Vẫn theo các chuyên gia Thế Anh và Tuấn Minh, rủi ro
từ nợ của các doanh nghiệp nhà nước đối với nợ công quốc gia không hẳn chỉ nằm
ở kênh vay nợ được Chính phủ bảo lãnh như đã nói trên.
Các khoản nợ từ nước ngoài không được Chính phủ bảo
lãnh, nợ từ ngân hàng phát triển, nợ từ các ngân hàng thương mại và nợ chéo lẫn
nhau của các doanh nghiệp nhà nước mới là mầm mống đe dọa an toàn nợ công quốc
gia khi một số doanh nghiệp nhà nước lớn rơi vào thua lỗ nhưng lại không thể để
chúng phá sản, tác giả Tuấn Minh và Thế Anh phân tích thêm.
Các tác giả tham luận cũng nhấn mạnh rằng, nếu như
không muốn nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước trở thành mối đe dọa thực sự
đối với an toàn nợ công quốc gia trong tương lai thì tiến trình cổ phần hóa và
cải cách khu vực này cần phải được tiến hành một cách thực chất thay vì hình
thức.
Cũng băn khoăn về mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước
và nợ doanh nghiệp nhà nước, TS. Lê Đăng Doanh nêu tính toán của các chuyên gia
nếu bổ sung nợ của khu vực này thì nợ công sẽ lên đến 100 -105% GDP.
Ông Doanh cho rằng, cần thiết phải xếp loại nợ doanh
nghiệp nhà nước và bổ sung một phần số nợ đó vào nợ công. Bởi, Bộ Tài chính
nhiều lần tuyên bố nợ doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả song ngân sách nhà
nước đã phải trả cho nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Bởi vậy, giám sát toàn diện về nợ công, đặc biệt là
ngăn chặn những tác động tiêu cực từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nợ công
quốc gia, theo nhiều ý kiến đã trở nên rất cấp thiết. Ở bài viết tiếp theo,
VnEconomy sẽ đề cập sâu hơn nội dung này.
N.H/VnE
-----------------
Nợ công, thua - lỗ, lắm xôn xao
Trả lờiXóaThẳng thắn, minh tâm - kẻo "nốc ao"
Liêm - Chính quan trường, dân - nước mạnh
Hỡi nhà chức trách - vượt ba đào!
Có lẽ chính vì số " nợ công " / GDP lớn tới mức khủng khiếp như vậy nên trong một thông báo ngắn mới đây ( trên chương trình thời sự sáng nay 31/7 ) : dự kiến tăng lương năm 2015 chỉ trong khoảng 10% !!! Ngốn hết ngân sách rồi thì lấy gì tăng lương cho những người làm công ăn lương của NN ? Đúng là những kẻ bất tài lãnh đạo nền kinh tế đất nước thì hậu quả như thế là đương nhiên . Trước tình hình kinh tế đất nước bết bát như vậy không biết ông tổng " lú " có còn " sụt xịt " nữa không ???
Trả lờiXóaNợ công ở Việt nam hiện nay đố ai đưa ra được con số chính xác ngay cả tập thể BCT cũng chào thua chỉ trừ khi thủ tướng CP,bộ trưởng bộ tài chính,thống đốc ngân hàng nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước ngồi lại và có 1 ủy ban giám sát độc lập quốc gia giám sát minh bạch thì mới có kết quả nợ công chính xác nhưng chuyện này ở Việt nam là chuyện ko tưởng rồi , thế thì chỉ còn cách duy nhất là chờ CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT thôi vì kinh tế càng khó khăn làm ko ra mà tiêu xài ko giảm thậm chí ngày càng chi tiêu vô độ đã nợ phải nợ thêm ,nợ chồng lên nợ đến một lúc ko còn khả năng nợ đc nữa mà áp lực nợ phải trả đồn dập đến thế là phải tuyên bố vỡ nợ lúc đó nợ công mới là con số thực thì đã muộn rồi chỉ đau xót cho các thế hệ nhân dân Việt nam phải nai lưng ra làm để trả nợ OAN và ko biết bao giờ mới hết nợ vì mình có nợ đâu mà biết con số nợ là bao nhiêu?vì việc này do đảng và nhà nước nợ hộ và tiêu hộ mà vậy nên cứ thế mà trả đời cha ko trả xong thì đến đời đời con,cháu,chút ,chít...trả tiếp.
Trả lờiXóaTheo tôi thì nợ công hiện tại kiểu gì cũng vượt GDP rồi, có điều con số cụ thể rất lớn ông chính phủ và bộ ngành chức năng không thể biết, xác mhận chính xác được. Nguyên nhân không chính xác này là hậu quả của việc báo cáo láo, không có giám sát độc lập, bây giờ mới vỡ lở lộ ra một phần thôi còn lại bị bưng bít để "ổn định" xã hội. Nhưng cái kim trong giẻ lâu ngày khó dấu. Rồi sẽ có ngày không xa như ổ ung nhọt sẽ bung vỡ. Chỉ thương cho người dân cần lao, lúc đó tai vạ lảnh đủ. Còn cái tổng cục thống kê số 2 hoàng văn thụ thì để cho ruồi nó bâu. Toàn con số thống kê mông má theo chỉ đạo của 3x và đảng lừa dân, mị dân, hút hết xương tủy dân lành.
XóaÔng Nguyễn Hà lợi dụng tự do dân chủ tung tin chống phá sự nghiệp kachs mạng, phá hoại tiền đồ dân tộc, gây mất trật tự công cộng .....
Trả lờiXóakinh tế tăng trưởng ầm ầm, đời sống ngày một ổn định, nhâng dâng ngày một tin tưởng sự lãnh đạo sáng suốt của đoảng
ND 13:07 - Thì cứ nói thẳng, cạnh khóe, móc máy, mỉa mai làm gì?
XóaNó cho mình ăn bánh vẽ
Xóamình cho chúng nó ăn sướng vẽ.....
Cái "tài" của chủ nợ và con nợ là chuyển được từ nợ vay không có bảo lãnh sang có bảo lãnh của chính phủ. Vấn đề cần giải tỏa (nợ công ngày càng "vĩ đại" một cách ...vô tư) là ở chỗ này.
Trả lờiXóaNếu chủ nợ cho vay không có bảo lãnh thì cũng là chuyện chấp nhận rủi ro trong làm ăn thôi, bàn làm chi cho ...mệt xác!
Càng duy trì "định hướng XHCN" , không chịu thay đổi , thì càng...nợ! Chuẩn bị cho một "Achentina" mới!
Trả lờiXóaLà một Hy Lạp mới (khủng hoảng nợ) - nhưng Hy Lạp còn có các nước giàu cứu, còn VN ai cứu đây, các DLV chắc?
XóaTiến lên chủ nghĩa cộng sản gần đến nơi rồi các tồng chéo ơi!
Trả lờiXóaVào thời CNCS sẽ không còn ăn cắp, vì mọi thứ đã bị ăn cắp (tham nhũng) trong thời CNXH!
XóaGần đến rùi
Xóalên đến CNCS không còn ăn cắp tham nhũng nữa
vì đã hết sạch như chùi từ CNXH
Mấy món nợ công, nợ doanh nghiệp này là chuyện vặt. Cứ truy vào đám dân đen, gấp mấy lần cũng xong. Lo làm gì cho mệt!
Trả lờiXóaBình ruồi biết rõ nợ công đấy ! chính nó cho in tiền mà !
Trả lờiXóaCả thế giới sợ người Mỹ, vì người Mỹ đã nói là làm.
Trả lờiXóaNhưng người Mỹ lại sợ người Nhật, vì người Nhật làm xong mới nói.
Vậy người Nhật sợ ai, đó là người Trung Quốc, vì người Trung Quốc không nói cũng làm.
Vậy người Trung Quốc sợ ai, đó là người Việt Nam, người Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
Vậy người Việt Nam sợ ai nhất,sợ MỸ nhất,
Trả lờiXóaMỹ làm cái gì cũng sai,nhất là bắt tay với Trung quốc làm hang giả,đến laptop mà quá giả.
Thât ra thì Doanh nghiệp nhà nước không còn tham nhũng và phá như chủa thì quá dễ,
Giám đốc không thể kiêm bí thư,bí thư thì chỉ là phó hành chính,nhân sự.Quan trọng là hễ tăng quá 3 cân cơ thể kể từ khi nhận chức là đuổi.Nói chung hễ đưa lên làm lãnh đạo là đưa họ tham quan nhà tù và xem lén công an điều tra thẩm vấn,và cả máy chú giám đốc tư nhân hay doanh nghiệp gì cũng nên cho tham quan trước...
Mình dám chắc đố đứa nào dám tham ô,dám vay ngân hàng để chôm.
Riêng lãnh đạo các cơ quan đảng và chính phủ thì cho tham quan các trại nuôi cá sấu,đố đứa nào cà chớn.
Nợ công bao nhiêu không đáng lo,lo là lo làm bậy chôm chỉa,vốn mà làm những điều sinh hại thì chỉ 1 triệu trả cũng không được.
Chúng ta không nên trách doanh nghiệp nhà nước mà trách những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước.Chúng ta nên xem lại trong cơ cấu vốn DNNN bao nhiêu vốn vay ngân hàng,khoảng 70 %,lãi suất thật bao nhiêu....Trừ các ngành độc quyền còn lại thì không nên làm DNNN,lỗ là chắc và trăm điều cay nhục.
Các bạn cho rằng doanh nghiệp ngoài nhà nước ( theo cách gọi bế tắt hiện nay ) không tham ô ư,đó là cách hiểu và nhận thức sai lầm.
một nước thiếu pháp luật dù chữ nghĩa pháp luật có dư,thì mất nước,đạo tặc khắp mọi nơi.
một nước mà đạo tặc,pháp luật có như không thì công chức và lãnh đạo của quốc gia đó nên đưa vào chuồn cá sấu.
thế giới lừa đảo quá nhiều,họ nói rằng tên lửa SA-11 bắn máy bay trên trời chỉ vỡ chứ không cháy,đầu máy bay rơi xuống đất nổ tung từng mãnh nhỏ,cháy đen và ven rất xa nhưng không có cài thuốc nổ..thế mà nói lấy được dù chả ai tin và bgu đến mức không hiểu...nhưng thế giới nó thế.
ai cũng biết sự thật,nhưng phải chấp nhận điều không sự thật vì sự tồn tại cái lớn hơn.
Vậy người Việt Nam sợ ai nhất?
XóaTheo tôi, người Việt Nam sợ chính người Việt Nam! Và đó chính là bi kịch của người Việt Nam!
Nhà nước đẻ ra doanh nghiệp nhà nước(nghĩa là doanh nghiệp nhà nước là của nhà nước). Bây giờ DNNN đi vay nợ về để kinh doanh và vỡ nợ, tức là nợ của DNNN là nợ của nhà nước chứ còn gì nữa, không gọi là nợ công thì gọi là gì?. Chỉ đơn giản vậy thôi đứa trẻ con nó cũng hiểu ấy thế mà các ông tiến sĩ kinh tế học chủ nghĩa Mark-Le cố tình CHẺ CHỮ hết hội nghị này đến hội nghị kia, hết năm này qua năm khác để chày cối, hỏa mù loạn xì ngậu. Lũ khốn nạn đểu giả.
Trả lờiXóaSự mất giá khủng khiếp của tiền Hồ:
Trả lờiXóaNăm 1985, 1 USD ăn 225 VND.
Năm 2014, 1 USD ăn 22.500 VND! (lấy tròn số để dễ so sánh)
Bạn tính mới có 1.000 lần, sự thực là 10.000 lần.
Xóanha nuoc viet nam ,lieu co tro thanh gia dinh chi dau o day!
Trả lờiXóaNo cong ...da co CHU NO- DCSTQ NO-XOA NO?
Trả lờiXóangluy
Giờ này Bình ruồi đang làm gì ? chắc đang suy nghĩ tính toán gửi dollars Mỹ vừa kiếm được sang ngân hàng Thụy Sĩ ( yên tâm đi ruồi,chắc ăn lắm,không mất đâu mà sợ/gửi tiền xong ghé lại Oslo lãnh giải Nobel luôn thể !!! Vui quá ruồi há ?)
Trả lờiXóaTôi nghĩ Bình Ruồi giờ thành tinh rồi, nó chả sợ ai nữa, đăng đàn quốc hội nghị gật thì nó ba hoa hươu vượn, còn tự huyễn hoặc bản thân xứng đáng nửa giải Nobel. Thực tế, tên này còn dắt mũi được cả 3-ếch nữa vì có nhiều vụ tên này bắt thóp được bố con 3X (cụ thể là với cô con gái rượu 3X) thâu tóm, sát nhập ngân hàng, doanh nghiệp lớn, bất động sản, hầm mỏ tài nguyên tại Sài gòn, Thái nguyên,..
XóaChúng đâu có suy nghĩ và hành động vì cái chung đâu mà sợ nợ công? Địa chủ ngày xưa cũng phải tính toán công việc dữ lắm mới có tài sản. Nay chúng chỉ dùng con dấu của nước CHXHCN là kiếm ăn khỏe re.
Trả lờiXóaHôm qua tôi có gặp 1 ông rất rành chuyện. Tôi hỏi: "Tướng Ngựa chết giả cho đại cuc?". Ông ta cười: "Chết thật rồi... Bị 'cưỡng chế' để chết. Còn sống thì nguy hiểm cho đại cục...".
Đó cũng là quả báo. Quả báo trong "họ" nhiều lắm, mà nhiều người dân không biết cứ ấm ức "Tại sao bọn lớn làm ác không bị quả báo?!"