* Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy”
(Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy
of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.
Biên dịch: Hoàng
Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa
dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân
loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ
thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích
hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào”
/Ý thức hệ/ (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này
xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ
chức xã hội và các hoạt động kinh tế.
Qua việc đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của của
ba lý thuyết này có thể làm sáng tỏ việc nghiên cứu lĩnh vực Kinh tế-chính trị
quốc tế. Thế mạnh của những quan điểm này sẽ được áp dụng để thảo luận những
vấn đề cụ thể như thương mại, đầu tư, và phát triển. Mặc dù tư tưởng của tôi là
chủ nghĩa tự do, nhưng chủ nghĩa hiện thực và thậm chí đôi khi chủ nghĩa Mác mô
tả rất tốt thế giới mà chúng ta đang sống. Việc kết hợp cả ba dòng tư tưởng có
lẽ không phải là con đường chính xác về mặt lý thuyết, nhưng đôi khi có lẽ là
con đường duy nhất mà chúng ta có để hiểu rõ thế giới.>> Chủ nghĩa Mình-Thì-Khác
Ba dòng tư tưởng này khác biệt nhau về một số vấn đề
như: Thị trường có tầm quan trọng như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế và sự
phân phối của cải giữa các nhóm người và các xã hội? Thị trường nên đóng vai
trò như thế nào trong việc tổ chức xã hội trong nước và quốc tế? Hệ thống thị
trường có tác động gì tới các vấn đề như chiến tranh và hòa bình hay không?
Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự chính là trọng tâm của kinh tế-chính
trị quốc tế.
Ba dòng tư tưởng này khác nhau cơ bản trong quan điểm
về mối quan hệ giữa xã hội, nhà nước, và thị trường. Và không quá khi nói rằng
tất cả tranh cãi trong lĩnh vực kinh tế=chính trị quốc tế suy cho cùng đều liên
quan đến sự khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa xã hội, nhà nước, và
thị trường. Sự tranh luận không chỉ là một điều lý thú về mặt lịch sử. Chủ
nghĩa tự do về kinh tế, chủ nghĩa Mác, và chủ nghĩa dân tộc kinh tế đều rất
giàu sức sống vào cuối thể kỷ 20. Các lý
thuyết này chỉ ra những quan điểm khác nhau của cá nhân về tác động của hệ
thống thị trường đối với xã hội trong nước và quốc tế. Có nhiều vấn đề gây
tranh cãi trong thế kỷ 18 và 19 nay lại được tranh cãi mạnh mẽ.
Việc hiểu nội dung và bản chất của những quan điểm
trái ngược nhau này về kinh tế-chính trị là rất quan trọng (kinh tế trong chủ nghia tự do – Tư bản, kinh tế thị trường; kinh tế
trong chủ nghĩa Maxk, XHCN – nhà nước tập trug quản lý- trọng về chính trị…) .
Từ “dòng tư tưởng” được sử dụng thay vì từ “lý thuyết” vì mỗi quan điểm chứa
đựng một hệ thống niềm tin về bản chất
của con người và xã hội và do đó giống như những gì mà Thomas Kuhn gọi là “dòng tư tưởng” (Kuhn; 1962). Như Kuhn đã
chứng minh các quan điểm học thuật được bảo vệ một cách chặt chẽ và khó bị đánh
đổ bởi các logic hoặc những bằng chứng trái ngược. Điều này xuất phát từ thực
tế rằng những học thuyết này không chỉ miêu tả một cách khoa học về việc thế
giới thực tế vận hành như thế nào mà cả về mặt quy phạm, nghĩa là thế
giới nên vận hành như thế nào nữa.
Mặc dù các học giả đã có nhiều lý thuyết giải thích về
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, nhưng ba học thuyết này nổi bật và có
những ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới học giả và các công việc chính trị. Theo một
cách đơn giản hóa, có thể nói rằng chủ nghĩa dân tộc kinh tế (hay trước đây gọi
là chủ nghĩa trọng thương), xuất phát từ hành vi của các nhà lãnh đạo nhà nước
trong giai đoạn đầu cận đại. Tư tưởng này cho rằng chính trị quan trọng hơn
kinh tế. Đây là một học thuyết về xây dựng nhà nước và cho rằng thị trường phải
là thứ yếu so với mục đích theo đuổi lợi ích của nhà nước. Học thuyết này cho
rằng các yếu tố chính trị quyết định, hay ít nhất nên quyết định các quan hệ
kinh tế.
Chủ nghĩa Tự do, xuất phát từ Kỷ nguyên Khai sáng
trong những tác phẩm của Adam Smith và một số tác giả khác, là một sự phản
kháng chống lại chủ nghĩa trọng thương và đã được thể hiện trong kinh tế học
chính thống. Chủ nghĩa này cho rằng kinh tế và chính trị tốt nhất là tồn tại
tách biệt nhau. Chủ nghĩa này đưa ra ý tưởng rằng thị trường, nhằm đạt được mục
tiêu hiệu quả, phát triển, và sự lựa chọn của người tiêu dùng, cần không bị
chính trị can thiệp.
Chủ nghĩa Mác, xuất hiện vào giữa thế kỷ 19 như là một
phản ứng chống lại chủ nghĩa tự do và kinh tế học cổ điển, cho rằng kinh tế chi
phối chính trị. Các xung đột chính trị nổi lên giữa các giai cấp vì sự phân
chia của cải. Do đó, các cuộc xung đột chính trị sẽ chấm dứt khi thị trường và
các giai tầng xã hội bị loại bỏ. Bởi vì cả chủ nghĩa dân tộc và Chủ nghĩa Mác
trong thời hiện đại đều phát triển chủ yếu chống lại các quan điểm của kinh tế
tự do nên tôi sẽ bắt đầu việc thảo luận và đánh giá ba dòng tư tưởng này từ chủ
nghĩa tự do về kinh tế.
Quan điểm tự
do
Một số học giả cho rằng không có cái gọi là học thuyết
tự do về kinh tế-chính trị vì chủ nghĩa tự do tách biệt giữa kinh tế và chính
trị và cho rằng mỗi lĩnh vực hoạt động theo một số quy luật và logic riêng.
Nhưng thực ra chủ nghĩa tự do có quan tâm đến cả lĩnh vực kinh tế và chính trị.
Cho dù họ chỉ rõ ràng trong các tác phẩm của mình hoặc chỉ ám chỉ, người ta có
thể nhận ra được học thuyết kinh tế chính trị tự do.
Có
những giá trị mà từ đó học thuyết tự do về kinh tế và chính trị phát sinh, và
trong thế giới hiện đại những giá trị đó xuất hiện cùng nhau. Lý thuyết kinh tế
tự do ủng hộ sự tự do của thị trường và sự cam thiệp của nhà nước ở mức tối
thiểu, mặc dù như sẽ trình bày trong phần sau, sự nhấn mạnh vào thị trường tự
do hay sự can thiệp của nhà nước có thể khác nhau. Lý thuyết chính trị tự do
ủng hộ tự do và bình đẳng cá nhân, và một lần nữa sự nhấn mạnh có thể khác
nhau. Chúng ta quan tâm chủ yếu đến những khía cạnh kinh tế của chủ nghĩa tự
do.
Quan điểm tự do về kinh tế được thể hiện trong các
ngành kinh tế học đã được phát triển ở Anh, Mỹ, và Tây Âu. Từ thời Adam Smith
đến hiện đại, các nhà tư tưởng tự do chia sẻ một quan niệm chung về về bản chất
con người, xã hội và các hoạt động kinh tế. Chủ nghĩa tự do có nhiều dạng – cổ
điển, tân cổ điển, chủ nghĩa Keynes, chủ nghĩa trọng tiền, trường phái nước Áo,
tính toán lý trí, vv… Những biến thể này khác nhau từ việc ưu tiên sự công bằng
và xu hướng sử dụng dân chủ xã hội và sự can thiệp của nhà nước để đạt được mục
tiêu này, cho đến việc nhấn mạnh tự do và không can thiệp và bỏ qua sự công
bằng xã hội. Tuy nhiên, tất cả các dạng của tư tưởng tự do về kinh tế đều xem
thị trường và cơ chế giá cả là biện pháp hiệu quả nhất nhằm tổ chức các mối
quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế. Thực ra, chủ nghĩa tự do có thể được
định nghĩa là một học thuyết và các nguyên tắc tổ chức và quản lý kinh tế thị
trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, tăng trưởng kinh tế, và sự giàu có cho
các cá nhân.
Chủ nghĩa tự do cho rằng thị trường ra đời một cách tự
phát nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, và thị trường vận động tuân theo
những quy luật nội tại của mình. Con người về bản chất là những “sinh vật kinh
tế”, do đó thị trường tiến hóa một cách tự nhiên mà không theo một hướng chủ
đạo nào cả. Như Adam Smith từng nói, “trao đổi, trao đổi và trao đổi” thuộc về
bản năng của con người. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mua bán,
gia tăng sự giàu có, con người tạo ra thị trường, tiền bạc, và các thể chế kinh
tế. Do đó, trong cuốn sách “Tổ chức kinh tế của trại tù nhân chiến tranh”, R.A.
Radford đã chỉ ra một thị trường phức tạp và tinh vi đã phát triển một cách tự
phát như thế nào nhằm thõa mãn những mong muốn của con. Nhưng câu chuyện của
ông còn chỉ ra rằng một dạng thức quản lý nào đó của chính phủ là cần thiết
nhằm giám sát và duy trì hệ thống thị trường sơ khai đó.
Cơ
sở tồn tại của hệ thống thị trường là nó gia tăng hiệu quả kinh tế, tối đa hóa
tăng trưởng kinh tế, và do đó gia tăng của cải cho con người. Mặc dù, những nhà
tự do tin tưởng rằng các hoạt động kinh tế cũng thúc đẩy quyển lực và an ninh
của nhà nước, họ cho rằng mục tiêu chủ yếu của các hoạt động kinh tế là mang
lại lợi ích cho mỗi người tiêu dùng cá nhân. Sự bảo vệ đến cùng thương mại tự
do và thị trường mở của những người theo chủ nghĩa tự do là vì chúng gia tăng
số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng có thể lựa chọn.
Tiền đề cơ bản của chủ nghĩa tự do là các cá nhân
người tiêu dùng, các công ty, hoặc hộ gia đình là nền tảng của xã hội. Các cá
nhân hành động một cách lý trí và cố gắng tối đa hóa hoặc thỏa mãn một số nhu
cầu nhất định với chi phí thấp nhất. Tính lý trí chỉ áp dụng cho sự cố gắng,
không áp dụng cho kết quả. Do đó, việc thất bại và không đạt được một mục đích
do sự ngu dốt hoặc một số lý do khác, theo những nhà tự do, không làm vô hiệu
tiền đề của họ là con người hành động trên cơ sở những tính toán về thiệt/ hơn
và phương tiện/ mục tiêu. Cuối cùng, những nhà tự do cho rằng các cá nhân sẽ
tìm cách đạt được mục tiêu của mình cho tới khi thị trường đạt đến điểm cân
bằng, có nghĩa là khi chi phí để đạt được mục tiêu ngang bằng với lợi nhuận.
Các nhà kinh tế tự do cố gắng giải thích các hành vi kinh tế, và trong một số
trường hợp là tất cả các hành vi của con người, dựa trên những tính toán mang
tính cá nhân và có lý trí như vậy.
Chủ nghĩa tự do cũng giả định rằng tồn tại một thị
trường mà trong đó các cá nhân có đầy đủ thông tin và do đó có thể lựa chọn
những hành động sao cho có lợi nhất. Những nhà sản xuất và những người tiêu
dùng sẽ phản ứng nhanh nhạy đối với các dấu hiệu giá cả, và điều này sẽ tạo ra
một nền kinh tế linh hoạt mà trong đó bất cứ sự thay đổi giá cả nào cũng sẽ tạo
ra những phản ứng tương ứng trong mô hình sản xuất, tiêu dùng, và cả các thể
chế kinh tế, và những yếu tố này chính là sản phẩm chứ không phải là nguyên
nhân của các hành vi kinh tế. Hơn nữa, trong một thị trường thực sự cạnh tranh,
các điều khoản trao đổi được quyết định chủ yếu bởi những cân nhắc về cung cầu
hơn là dựa trên sức mạnh và sự ép buộc. Nếu như sự trao đổi là tự nguyện, cả
hai bên sẽ có lợi. Theo cách nói thông thường, “tự do trao đổi không phải là
cướp bóc”.
Kinh
tế học, hay chính xác là kinh tế học được giảng dạy tại hầu hết các trường đại
học Mỹ (mà Mác gọi là kinh tế học chính thống hay tư sản) được coi là khoa học
thực chứng về hành vi tối đa hóa. Các hành vi được xem là bị chi phối bởi các
quy luật kinh tế, các quy luật này không mang tính cá nhân và phi chính trị, do
đó kinh tế và chính trị nên và có thể tách ra hai lĩnh vực riêng rẽ. Chính
quyền không nên can thiệp vào thị trường trừ phi “thị trường thất bại” (Baumol,
1965) hoặc là khi cần phải cung cấp các sản phẩm và tiện ích công cộng (public
good) (Olson, 1965).
Một nền kinh tế thị trường bị chi phối chủ yếu bởi quy
luật về cầu. Quy luật này (hay có thể gọi giả định này) cho rằng người ta sẽ
mua một sản phẩm nào đó nhiều hơn nếu như giá giảm và sẽ mua ít đi nếu giá
tăng; người ta cũng sẽ mua nhiều sản phẩm hơn nếu như thu nhập của họ tăng và
mua ít nếu thu nhập giảm. Bất kỳ điều gì làm thay đổi tương đối giá cả của sản
phẩm hoặc thu nhập sẽ khiến các cá nhân có xu hướng mua hoặc sản xuất nhiều hay
ít hơn sản phẩm đó. Quy luật này có những tác động to lớn đối với toàn xã hội.
Mặc dù có một số ngoại lệ, quy luật đơn giản này vẫn là quy luật cơ bản
chi phối sự vận động và thành công của một hệ thống trao đổi kinh tế thị
trường.
Về mặt cung của nền kinh tế, kinh tế học tự do cho
rằng các cá nhân theo đuổi những lợi ích của họ trong một thế giới khan hiếm và
bị giới hạn về nguồn lực. Đây là điều kiện cơ bản và không thể tránh khỏi trong
sự tồn tại của con người. Mỗi quyết định đều liên quan đến những chi phí cơ
hội, một sự đánh đổi trong việc sử dụng theo những cách khác nhau các nguồn lực
sẵn có (Samuelson, 1980). Bài học cơ bản của kinh tế học tự do là “không có gì
có thể gọi là một bữa trưa miễn phí”, nếu muốn có một thứ gì đó thì bạn phải
sẵn lòng từ bỏ một thứ khác.
Chủ nghĩa tự do cũng cho rằng một nền kinh tế thị
trường chứa đựng những khuynh hướng dẫn đến sự cân bằng và ổn định, ít nhất là
trong dài hạn. Quan niệm về một điểm cân bằng tự động và tự điều chỉnh đạt được
nhờ sự cân bằng giữa các lực lượng trong một thế giới duy lý đóng vai trò cốt
yếu dẫn đến niềm tin của các nhà kinh tế về sự vận động của thị trường và các
quy luật chi phối sự vận động đó. Nếu thị trường bị rơi vào tình trạng mất cân
bằng do một số yếu tố bên ngoài như sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu
dùng hay các yếu tố về công nghệ sản xuất, sự vận động của cơ chế giá cả cuối
cùng sẽ đưa thị trường trở về trạng thái cân bằng mới. Giá cả và số lượng sẽ
một lẫn nữa cân bằng lẫn nhau. Do đó, sự thay đổi về cung hoặc cầu đối với một
loại hàng hóa sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá của sản phẩm. Phương pháp so sánh
tĩnh, kỹ thuật cơ bản của phân tích kinh tế hiện đại, cũng dựa vào những giả
định về khuynh hướng dẫn đến sự cân bằng hệ thống.
Một giả định khác nữa của những nhà tự do là sự hài
hòa về mặt lợi ích lâu dài đằng sau sự cạnh tranh thị trường của các nhà sản
xuất và những người tiêu dùng, sự hài hòa này sẽ vượt qua được những mâu thuẫn
tạm thời về lợi ích. Sự theo đuổi lợi ích cá nhân trong thị trường sẽ tăng sự
giàu có của toàn xã hội bởi nó tối đa hóa hiệu quả kinh tế, và cuối cùng sự
phát triển kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Do đó, mỗi người
sẽ được hưởng lợi tương ứng với những đóng góp của họ, nhưng cũng nói thêm rằng
không phải tất cả mọi người đều được hưởng lợi như nhau bởi vì năng suất lao
động của mỗi người khác nhau. Trong điều kiện trao đổi tự do, cả xã hội sẽ giàu
có hơn, nhưng mỗi cá nhân sẽ được hưởng lợi tùy theo năng suất biên và những
đóng góp tương đối của của họ đối với tổng sản phẩm xã hội…
(còn nữa)
---------------
Đọc bài này có đoạn : "Chủ nghĩa Mác...cho rằng kinh tế chi phối chính trị." , nhưng có một ông TS "nghành" xây dựng đảng ra rả nói đến " kinh tế tt theo định hướng xhcn" , đáng ra thì phải là : " cnxh theo định hướng kttt " mới đúng chứ ? Tôi nghĩ : 1 - Ông TS này cực dốt nát . 2 - Ông TS này bịp bợm , tưởng ai cũng như mình . 3 - Cả (1+2) . Ôi Việt Nam !
Trả lờiXóaVâng, thì câu "đóng đinh" về kinh tế chính trị trong triết học Mark: ..."Hạ tầng kinh tế quyết định thượng tầng chính trị" ? Cái này làm mình nhớ lại thời 1991 mới chuyển đổi sang nền KTTT (chưa có cái đuôi định hướng XHCN) thấy mấy cụ lão thành về hưu sinh hoạt ở câu lạc bộ Bạch Đằng tranh luận ghê lắm, lúc đó lại có tin ông Trần Xuân Bách đang nguyên cứu để chuyển đổi êm đẹp giống Liên Xô ? Thấy nhiều cụ có vẻ vui,bây giờ các cụ đã về với tiên tổ hết rồi,các cụ có ngờ đâu phe Thành Đô 1990 nó lừa ? Sau này đến thời Nông Đít Mạnh các đỉnh cao trí tuệ mới cắm thêm cái đuôi định hướng XHCN để kiếm trách cho nó dễ.
XóaTổng Nông 10 năm - hai khóa liền - làm TBT chỉ đi thăm, chơi, mạnh mồm hô khảu hiệu và điệu hạnh giải quyết khâu oai.. lấy lòng tất thảy moi cấp dưới...Cái tội với đảng với dân là ông ta hoàn toàn buông lỏng sự lãnh đạo của đảng, bỏ qua phê bình, mặc kệ cho quan chức tham nhũng thoải mái, làm hỏng đảng, làm hại nước, trong khi đó đi đâu cũng kêu gào "Học tập...HCM", mà chính ông ta không thèm học gì cả. Ông ta công quá ít, tội quá nhiều, sinh ra "Bộ phận lớn..." như TW 4 đã đánh giá, Rất nguy hại. NGhỉ hưu rồi lại lắm chuyện 'Oẳn tà roằn' làm mất uy tiens của đảng, vết đen lịch sử đảng CSVN...!?
Xóa