Tiếp theo) … Cuối
cùng, các nhà kinh tế học tự do gần đây tin tưởng vào sự tiến bộ xã hội, được
định dạng là sự gia tăng của cải theo đầu người. Họ cho rằng sự tăng trưởng của
một nền kinh tế vận hành hợp lý là theo tuyến tính, dần dần và liên tục.
Mặc dù
chính trị hay những sự kiện khác – như chiến tranh, cách mạng, hoặc các thiên
tai – có thể làm gián đoạn sự tăng trưởng, nền kinh tế cuối cùng sẽ trở lại một
mô hình phát triển ổn định được quyết định chủ yếu bởi sự gia tăng về dân số,
tài nguyên, và năng suất lao động. Hơn nữa, các nhà tự do không cho rằng cần
phải có sự liên kết giữa quá trình phát triển kinh tế và những yếu tố chính trị
như chiến tranh và chủ nghĩa đế quốc; những điều xấu xa về chính trị này có thể
ảnh hưởng và có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế, nhưng chúng chủ yếu
do các yếu tố chính trị chứ không phải các yếu tố kinh tế gây nên. Ví dụ, các
nhà tự do không tin là có bất kỳ sự liên hệ nào giữa sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản vào cuối thế kỷ 19 với sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc sau năm
1870 và việc nổ ra Chíến tranh thế giới lần thứ nhất. Các nhà tự do cho rằng
kinh tế mang tính tiến bộ và chính trị mang những yếu tố chậm tiến. Do đó, họ
coi sự tiến bộ không liên quan đến chính trị mà chỉ phụ thuộc vào sự tiến hóa
của thị trường mà thôi.>> Ba tư tửng…Phần 1
Dựa vào những giả định trên, các nhà kinh tế học hiện
đại đã xây dựng nên khoa học kinh tế thực chứng. Hơn hai thế kỷ qua, họ diễn
dịch xung quanh quy luật tối đa hóa hành vi, thể hiện ở lý thuyết lợi thế so
sánh và lý thuyết về lợi ích biên, lý thuyết về lượng tiền. Như Arthur Lewis đã
nói, các nhà kinh tế cứ một phần tư thế kỷ lại phát hiện ra một quy luật mới.
Những quy luật này vừa mang tính logic có điều kiện vừa mang tính quy phạm. Họ
cho rằng tồn tại con người kinh tế – những con người lý trí, tối đa hóa lợi ích
– một biến thể của người homo sapiens, tồn tại khá hiếm trong lịch sử
nhân loại và chỉ trong một số điều kiện thuận lợi nhất định mà thôi. Hơn nữa,
những quy luật này mang tính quy phạm theo nghĩa chúng đưa ra định hướng xã hội
phải được tổ chức như thế nào đó và con người ta phải cư xử ra sao nếu họ mong
muốn tối đa hóa sự gia tăng của cải. Các cá nhân và xã hội có thể vi phạm những
quy luật này, nhưng như vậy họ sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất. Ngày nay, những
điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của nền kinh tế thị trường đã tồn tại, và
những cam kết mang tính quy phạm đối với thị trường đã lan rộng từ nơi sản sinh
ra nó là nền văn minh phương Tây đến các nơi khác. Mặc dù có những bước lùi,
thế giới hiện đại đã di chuyển theo hướng kinh tế thị trường và sự phụ thuộc
lẫn nhau ngày càng gia tăng trong nền kinh tế thế giới chính là vì kinh tế thị
trường hiệu quả hơn những hình thức tổ chức kinh tế khác.
Về bản chất, các nhà tự do tin rằng thương mại và các
giao dịch kinh tế là nguồn gốc của các mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia
bởi vì các lợi ích tương hỗ về thương mại và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các nền kinh tế sẽ giúp tăng cường các quan hệ hợp tác. Trong khi
chính trị có khuynh hướng chia rẽ, kinh tế lại có khuynh hướng kết nối con
người. Một nền kinh tế quốc tế tự do sẽ có những ảnh hưởng ôn hòa đến nền chính
trị thế giới vì nó tạo ra những sợi dây liên kết về mặt lợi ích và những cam
kết duy trì nguyên trạng. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa là mặc
dù tất cả mọi người sẽ hoặc ít nhất là có thể sẽ được hưởng lợi theo nghĩa
tuyệt đối trong điều kiện trao đổi tự do, nhưng lợi ích tương đối sẽ khác nhau.
Chính vấn đề lợi ích tương đối và sự phân chia của cải do hệ thống thị trường
tạo ra đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và chủ nghĩa Mác
như là những lý thuyết trái ngược với các quan điểm của những nhà tự do.
Quan điểm
của chủ nghĩa dân tộc kinh tế
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, cũng như chủ nghĩa tự do
kinh tế, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong những thế kỷ qua. Tên gọi của
nó cũng có nhiều thay đổi: từ chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa nhà nước, chủ
nghĩa bảo hộ, trường phái Lịch sử Đức, và gần đây là chủ nghĩa bảo hộ mới. Tuy
nhiên, những dạng thức khác nhau đó đều có chung một chủ đề hay một thái độ,
chứ không phải là một lý thuyết kinh tế hay chính trị nhất quán và mang tính hệ
thống. Nội dung chính của nó cho rằng các hoạt động kinh tế nên chỉ là các yếu
tố phụ so với mục tiêu xây dựng quốc gia và các lợi ích của nhà nước. Các nhà
dân tộc chủ nghĩa đều đề cao tầm quan trọng của nhà nước, an ninh quốc gia và
sức mạnh quân sự trong việc tổ chức và hoạt động của hệ thống quốc tế. Trong
phạm vi những cam kết chung này, có thể thấy được hai quan điểm cơ bản. Một số nhà
dân tộc chủ nghĩa xem việc bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia không quan trọng
bằng an ninh và sự tồn tại của quốc gia. Quan điểm nhìn chung mang tính phòng
vệ này được gọi là “chủ nghĩa trọng thương tích cực”. Mặc khác, có những nhà
dân tộc chủ nghĩa xem kinh tế quốc tế là một đấu trường của sự phát triển chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bành trướng quốc gia. Trường phái mang tính chất
hiếu chiến này được gọi là “chủ nghĩa trọng thương tiêu cực”. Chính sách kinh
tế của bộ trưởng kinh tế Đức quốc xã Hjalmar Schacht đối với Đông Âu vào những
năm 1930 là thuộc loại này.
Mặc
dù chủ nghĩa dân tộc kinh tế nên được xem là những cam kết đối với việc xây
dựng quốc gia, nhưng những mục tiêu được theo đuổi và các chính sách được ủng
hộ lại khác nhau theo từng thời kỳ và theo từng nơi. Dẫu vậy, Jacob Viner cho
rằng các nhà dân tộc chủ nghĩa về kinh tế (những người mà ông gọi là nhà trọng
thương) đều chia sẻ quan điểm về mối quan hệ giữa sự giàu có và quyền lực như
sau:
Tôi
tin rằng về mặt thực tiễn tất cả các nhà trọng thương, ở bất kỳ giai đoạn nào,
hoặc địa vị cá nhân nào, đều tuân theo những quan điểm sau: (1) sự giàu có là
một phương tiện tuyệt đối để giành được quyền lực, cho dù để phòng vệ hoặc tấn
công; (2) quyền lực là một phương tiện cần thiết hoặc có giá trị để đạt
được hay duy trì sự giàu có; (3) của cải và quyền lực đều là những mục tiêu
cuối cùng của chính sách quốc gia; (4) có sự hòa hợp về dài hạn giữa những mục
tiêu đó, mặc dù trong một số bối cảnh cụ thể có thể cần phải hy sinh lợi ích
kinh tế để đảm bảo an ninh, cũng có nghĩa là đảm bảo sự thịnh vượng về lâu dài.
Trong
khi các nhà tự do cho rằng sự theo đuổi quyền lực và sự giàu có, hay sự lựa
chọn giữa “súng và bơ”, liên quan đến sự đánh đổi, các nhà dân tộc chủ nghĩa
lại xem hai yếu tố này bổ trợ cho nhau.
Các
nhà dân tộc kinh tế nhấn mạnh vai trò của các yếu tố kinh tế trong quan hệ quốc
tế và coi sự đấu tranh giữa các quốc gia – các nhà nước tư bản, xã hội chủ
nghĩa hay bất kỳ nhà nước nào khác đi nữa – là nhằm giành các nguồn lực kinh tế
là một hiện tượng phổ biến và cố hữu trong chính bản chất của hệ thống quốc tế.
Như một tác giả đã viết, vì các nguồn lực kinh tế là cần thiết đối với quyền
lực của quốc gia, mỗi sự xung đột đều liên quan đến kinh tế và chính trị. Các
nhà nước, ít nhất là trong dài hạn, sẽ đồng thời theo đuổi sự giàu có và quyền
lực cùng lúc.
Ra
đời trong bối cảnh lịch sử cận đại, chủ nghĩa dân tộc kinh tế phản ứng lại và
phản ánh những thay đổi về kinh tế, chính trị và quân sự của thế kỷ 16, 17, 18:
sự xuất hiện của các quốc gia dân tộc mạnh trong thế cạnh tranh liên tục, sự
xuất hiện của tầng lớp trung lưu ban đầu trong lĩnh vực thương mại và sau đó là
sản xuất, và tốc độ ngày càng nhanh của các hoạt động kinh tế do sự thay đổi ở
Châu Âu và sự phát hiện ra Tân thế giới cùng nguồn tài nguyên của nó. Sự phát
triển của một nền kinh tế thị trường được tiền tệ hóa và sự thay đổi bản chất
của các cuộc chiến tranh được mô tả như một “cuộc cách mạng quân sự” là hết sức
quan trọng. Các nhà dân tộc chủ nghĩa, hay các nhà trọng thương, có lý do để ưu
tiên an ninh hơn so với thương mại.
Do
nhiều lý do khác nhau, mục tiêu quan trọng nhất của những nhà dân tộc chủ nghĩa
là công nghiệp hóa. Trước hết, các nhà dân tộc chủ nghĩa tin rằng công nghiệp
có hiệu ứng lan tỏa và dẫn đến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Thứ
hai, họ cho rằng sỡ hữu các ngành công nghiệp dẫn tới khả năng tự cung tự cấp
và sự tự chủ về mặt chính trị. Thứ ba, và quan trọng hơn hết, công nghiệp được
coi trọng vì đó là nền tảng của sức mạnh quân sự và thiết yếu đối với an ninh
quốc gia trong thời hiện đại. Trong hầu hết các xã hội, kể cả các xã hội tự do,
các chính phủ theo đuổi những chính sách có lợi cho sự phát triển của công
nghiệp. Như mô tả của một nhà trọng thương Alexander Hamilton về sự phát triển
kinh tế của Mỹ, “không chỉ sự thịnh vượng mà cả sự độc lập và an ninh của một
quốc gia liên quan mật thiết đến sự giàu có của các nhà sản xuất”. Mục tiêu
công nghiệp hóa của các nhà dân tộc chủ nghĩa trở thành một nguyên nhân chính
của các xung đột kinh tế.
Chủ
nghĩa dân tộc kinh tế, trong cả thời kỳ đầu hiện đại và ngày hôm nay, xuất hiện
một phần từ khuynh hướng của thị trường trong việc tích tụ của cải và thiết lập
sự phụ thuộc hay quan hệ quyền lực giữa các các nền kinh tế mạnh và các nền
kinh tế yếu hơn. Ở dạng tích cực, chủ nghĩa dân tộc kinh tế cố gắng bảo vệ nền
kinh tế trong nước trước những tác động kinh tế và chính trị từ bên ngoài. Chủ
nghĩa dân tộc kinh tế mang tính phòng thủ như vậy tồn tại ở các nền kinh tế kém
phát triển hoặc các nền kinh tế phát triển nhưng đang suy yếu, các quốc gia này
theo đuổi những chính sách bảo hộ hay những chính sách tương tự nhằm bảo vệ các
nghành công nghiệp non trẻ hoặc đang suy thoái cũng như lợi ích quốc gia. Ở
dạng tiêu cực, chủ nghĩa dân tộc kinh tế là hành vi tiến hành chiến tranh kinh
tế. Dạng này phổ biến đối với các cường quốc bành trướng. Ví dụ cổ điển là Đức
Quốc xã.
Trong
thế giới của các nhà nước cạnh tranh lẫn nhau, các nhà dân tộc chủ nghĩa cho
rằng lợi ích tương đối quan trọng hơn các lợi ích chung. Do đó, các các quốc
gia liên tục cố gắng thay đổi các luật lệ hoặc các thiết chế điều chỉnh các mối
quan hệ kinh tế quốc tế nhằm mang lại những lợi ích cho mình. Như Adam Smith đã
chỉ ra tất cả mọi người đều muốn trở thành nhà độc quyền và sẽ cố gắng trở
thành nhà độc quyền trừ khi bị các đổi thủ cản trở. Do đó, một nền kinh tế quốc
tế tự do sẽ không phát triển được trừ phi nó được các quốc gia có sức mạnh kinh
tế áp đảo ủng hộ vì điều này trùng hợp với lợi ích của các nước đó.
Trong
khi các nhà tự do nhấn mạnh các lợi ích chung của thương mại quốc tế, các nhà
dân tộc chủ nghĩa và các nhà Mác xít xem các mối quan hệ này mang tính xung
đột. Mặc dù điều này không loại trừ các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và sự
theo đuổi các chính sách tự do, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không
bao giờ mang tính cân xứng, thực ra nó chứa đựng những nguyên nhân dẫn tới xung
đột và bất ổn liên tục. Những nhà dân tộc chủ nghĩa từ Alexander Hamilton cho
đến những nhà lý luận về thuyết phụ thuộc sau này đều nhấn mạnh tự chủ về kinh
tế quốc gia hơn so với sự phục thuộc lẫn nhau về kinh tế...
(còn nữa)
(còn nữa)
-----------------
Ở phần còn lại của thế giới, người ta chỉ làm việc, chứ không mất thời gian xác định lập trường, tư tưởng, đang lãnh đạo v.v... Cho nên người ta mới dân giàu nước mạnh thật sự, chứ không phải kiểu láo toét như ta.
Trả lờiXóaTôi mà qua Mỹ, sẽ xin gia nhập đảng cộng sản (Mỹ) lại, vì nghe nói đảng cộng sản Mỹ họp lại chủ yếu là ăn nhậu vui vẻ (số lượng đảng viên là khoảng 1.000 người), những chuyện quan trọng của nước Mỹ có hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ lo hết. ĐCS Mỹ muôn năm!
Ai dà, lại là chủ đề thay đổi tư tưởng của bọn bảo thủ...., thứ nỗi cho em nói thẳng, trong lĩnh vực học thuật liên quan tới tư tưởng, bọn giáo sư tiến sỹ được dựng nên chỉ để mịn dân thôi. Không có cái gì là đúng sai trong lĩnh vực tư tưởng hết. Thuận theo tự nhiên mới là tư tưởng vĩnh hằng. Xã hội này mọi kết cấu được dựng nên đều có hai mặt của nó vừa bảo vệ loài người vừa để trà đạp loài người đó là tư tưởng vĩnh hằng, còn nếu không chấp nhận thì cứ sống trong ảo tưởng cũng được, " thà làm kẻ say để nhìn cuộc đời theo ý mình, còn hơn làm kẻ tỉnh nhìn cuộc đời như ánh mắt của loài động vật..."
Trả lờiXóaChào bạn "say" 08:17 ! tớ cũng đang "say" đây...Xã hội dân sự đang từng bước lớn mạnh theo sự phát triển tiến bộ của nhân loại....chúng mình thành lập "hội những người say" nhá !
XóaKhông nên bạn ạ, Hội những người say không nên lập mà nên lập hội những người tỉnh. Xã hội dân sự như bạn nói tất nhiên là một mơ ước của nhiều người, nhưng xã hội đó cũng có một nhược điểm là nợ quá nhiều, dân phải đóng thuế quá nhiều. Ví dụ như nước Mỹ nợ khoảng 17 nghìn tỷ, bạn có nghĩ rằng nếu đem giao cho những người tâm huyết ở Việt nam 1 nghìn tỷ trong 15 năm sau khi đất nước thay đổi, tôi đảm bảo với bạn Việt nam ta sẽ dát vàng từ Lũng cú tới mũi cà mau sau 15 đến 20 năm.
XóaThời điểm này là thời điểm giữa vinh và nhục của dân tộc Việt, theo tình hình hiện tại nước ta sẽ đi về không trong vòng ba năm nữa, nhưng vẫn cón đường sinh cơ cho Việt nam ta chỉ cần chọn đúng thời điểm thôi.
Éo ai có thời gian ngồi đọc ba mớ lý thuyết này
Trả lờiXóatài nguyên bán hết rùi
đất đai cướp và bán hết sạch rùi
ngân khố nhẵn như chùi
bộ máy chỉ phá, chỉ lo tham nhũng, ức hiếp dân đen......
Xã hội thì luôn vậy, trước là ăn cắp của công của chung, bây giờ là ăn cướp của nhau. Sang tới giai đoạn ăn cướp của nhau này ai có quyền lực tối cao phe nhóm kẻ đó sẽ ăn cướp nhiều nhất.
XóaLấy ví dụ nhé:
- Ngân hàng tái cơ cấu thay tên đổi chủ, thủ đoạn này nhiều bác đã trình bày rồi
- Các ngân hàng lại là chủ nợ của gần như toàn bộ nền kinh tế, họ tiến hành mua lại các công ty tài chính để chính thức trở thành chủ nợ của hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty nhà nước ở khắp mọi ngõ ngách của việt nam.
- Sau đó cùng với tái cơ cấu nền kinh tế họ tiến hành ép các công ty này cổ phần hóa, và nhà nước tiến hành thoái vốn khỏi các công ty cổ phần đã cổ phần hóa trước đây. Chỉ khi cổ phần hóa thành công thì nợ mới biến thành cổ phần. Tới bước này các ông chủ ngân hàng mới chính thức sở hữu một khối lượng vật chất khổng lồ trong nền kinh tế của Việt nam
- Tiến hành mở cửa cho tư bản nước ngoài ồ ạt nhẩy vào để đẩy giá trị của tài sản này lên, vừa bán, vừa liên doanh vừa sáp nhập. phi vụ này sẽ vơ vét số lượng tiền kinh hoàng trong lịch sử việt nam. Đây mới chính là mục đích tối cao của các bố già đang cầm đâu các đường dây mafia ở Việt nam và tư bản tài phiệt trên thế giới.
that su ngan ngam chang muon doc
Trả lờiXóa