Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Việt Nam: Ghế lãnh đạo và cán cân Trung-Mỹ

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam, phân tích về bế tắc chính trị cấp lãnh đạo trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat vào hôm 02/10/2015, ông Thayer cho rằng đấu đá ghế nhân sự cấp lãnh đạo tại Việt Nam và vụ xử nhà báo làm gián điệp cho Trung Quốc đặt ra nhiều câu hỏi về hướng đi tương lai.
Giáo sư Thayer mở đầu bài viết bằng việc nói tới thực trạng công bố dự thảo Báo cáo Chính trị và Kế hoạch Kinh tế Xã hội (2016-2020) chậm.
Dự thảo báo cáo như vậy được đưa ra 9 tháng trước kỳ Đại hội 11 trong khi lần này đưa ra chỉ 4 tháng trước.
Mặc dù việc lựa chọn các ghế lãnh đạo đã được thảo luận tại hội nghị trung ương lần thứ mười một của Ủy ban Trung ương Đảng hồi tháng Năm nhưng không có tuyên bố nào cả.
Giáo sư Thayer cho rằng các nhà quan sát tại Hà Nội cho biết Ủy ban Trung ương có thể được triệu tập lại vào tháng Mười để giải quyết bế tắc việc lựa chọn lãnh đạo với một phiên tiếp theo được lên lịch cho tháng 11 nếu không đạt được đồng thuận.
Nếu Ủy ban Trung ương Đảng không thể đạt được sự đồng thuận về hai ứng viêncho ghế Tổng bí thư Đảng (như báo chí nói có hai người đều từ miền Nam là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong khi ghế này vốn là của người miền bắc) thì sẽ có hai khả năng xảy ra, theo ông Carl Thayer.
“Khả năng thứ nhất là cả hai ứng viên sẽ rời vũ đài chính trị để nghỉ hưu và vị lãnh đạo đảng tiếp theo sẽ được các ủy viên Bộ Chính trị bầu chọn.
“Khả năng thứ hai là nhà lãnh đạo đảng hiện này là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được tái bổ nhiệm với sự nhất trí rằng ông sẽ nhường đường cho một lãnh đạo khác trước khi hết nhiệm kỳ 5 năm của mình.
“Giải pháp này sẽ tương tự như tại Đại hội Đảng lần thứ tám vào năm 1996 khi bầu lại ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư và nhất trí rằng ông sẽ từ chức trước giữa nhiệm kỳ. Ông Lê Khả Phiếu đã thay ông Đỗ Mười vào cuối năm 1997.
'Người cho đăng, kẻ bắt gỡ'
Theo ông Thayer, trước thềm đại hội đảng nào thì các sự kiện xảy ra đều được các nhà quan sát chính trị nghiên cứu kỹ để xem gió đang thổi về hướng nào và trước kỳ đại hội này cũng vậy.
"Chẳng hạn như khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi chào mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (được tổ chức sớm vào ngày 29 tháng 9) tại Hà Nội, Việt Nam đã cử đại diện là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh tới dự.
"Ông Vinh không phải là ủy viên Bộ Chính trị và dự kiến sẽ nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12. Có bàn tán nhiều tại Hà Nội về lý do tại sao một quan chức tương đối "thấp cấp" lại đại diện cho chính phủ Việt Nam.
"Ngày 30 tháng 9, một ngày sau lễ tân tại Đại sứ quán Trung Quốc, truyền thông Việt Nam đưa tin Hà Huy Hoàng, một cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao và từng là phóng viên báo Thế giới và Việt Nam, bị xử và bị tuyên án tù 6 năm vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc.
"Truyền thông đưa tin về các vụ gián điệp liên quan đến công dân Việt Nam là cực kỳ hiếm. Điều này dẫn đến đồn đoán về thời điểm của phiên toà và người cho phép đăng tin.
"Sau đó người ta càng đồn đoán nhiều hơn khi báo Tuổi Trẻ, VnExpress và các báo khác đã gỡ bài trên trang web của họ. Nay người ta quay sang bàn tán ai là người ra lệch gỡ các bài báo này xuống," ông Thayer viết.
Theo Giáo sư Carl Thayer thời điểm xảy ra phiên tòa xử nhà báo Việt Nam là gián điệp cho Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có đấu đá chính trị trong hàng ngũ chính trị chóp bu trước thềm Đại hội Đảng 12.
“Rõ ràng là một vấn đề trọng tâm chưa được giải quyết là Việt Nam xử lý các mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ như thế nào.
"Dự thảo Báo cáo Chính trị đại hội 12 không đưa ra gợi ý về định hướng trong chính sách trong tương lai về chủ đề rắm rối này.
Ông Thayer cho rằng rõ ràng là một số nhân vật trong hàng ngũ chính trị cao cấp của Việt Nam đã duyệt việc đưa tin phiên xử hoạt động gián điệp của công dân Việt cho Trung Quốc. Động thái này diễn ra ngay sau khi có tin Việt Nam cho phép Trung Quốc mở một Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng.
"Việc cho xét xử công khai [vụ gián điệp] này một dấu hiệu quan trọng cho thấy việc Việt Nam xử lý lý mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ ra sao là một chủ đề nóng bỏng vào lúc này," ông Thayer nhận định.
"Những người phản đối việc Việt Nam xích quá gần với Hoa Kỳ nói về "mối đe dọa của biến hòa bình" là đe dọa an ninh quốc gia. Họ chỉ ra áp lực của Mỹ về nhân quyền và tự do tôn giáo như là một phần của mối đe dọa này.
"Các cáo buộc về động gián điệp cho Trung Quốc châm ngòi cho quan ngại gồm các tiếng nói khác nhau đang góp giọng rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và có thể đang cố gây ảnh hưởng đến kết quả của Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới.
"Giới quan sát tại Hà Nôi nói với tờ The Diplomat rằng Trung Quốc đã chọn một số nhà lãnh đạo Việt Nam để nhắn gửi rằng họ phản đối việc thăng quan tiến chức cho Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, người được xem là thân Mỹ.
"Các nguồn tại Việt Nam cũng cho Hà Nội biết ở lúc gặp kín rằng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể hoãn chuyến thăm dự kiến của mình đến Việt Nam trong tháng này nếu Hà Nội không ngưng việc chỉ trích các hoạt xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông của Trung Quốc. Cũng những nguồn này tin rằng chuyến thăm sẽ được tiến hành vì đối với Trung Quốc thì đây là chuyến thăm quan trọng," Giáo sư Thayer viết.
'Diễn biến hòa bình' và 'gián điệp TQ'
"Những người muốn thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ nhấn mạnh những lợi thế kinh tế của vị thế hội viên trong thỏa thuận TPP. Nhóm này hiện đang chống lại biện luận về "mối đe dọa của biến hòa bình" bằng cách chỉ ra rằng hoạt động gián điệp Trung Quốc là một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia.
"Nói cách khác, các mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Hoa Kỳ hiện đang được đấu đầu với mối đe dọa lật đổ từ Trung Quốc.
"Việc Việt Nam quyết định công khai phiên xử gián điệp, cùng với việc thả một số người bất đồng chính kiến trong những tháng gần đây, là chỉ dấu cho thấy khả năng thay đổi có thể có trong quan hệ Việt-Mỹ.
"Gần đây Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại New York với hãng thông tấn AP rằng việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo của là bất hợp pháp theo luật quốc tế và đe dọa an ninh biển."
Theo Giáo sư Thayer, bình luận của ông Sang là "nhắm cả vào cả công chúng quốc tế và quốc nội."
"Lời lẽ của ông kể như như đặt nền tảng để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ đồng thời có thể được xem là việc đánh bóng hình ảnh của mình về lập trường an ninh quốc gia đối với trong nước.
"Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức đón các chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng 10 và Tổng thống Barack Obama trong tháng 11.
"Trong bối cảnh giới lãnh đạo còn đang đấu đá như hiện nay thì mỗi chuyến thăm này có thể được xem là những phép thử riêng biệt cho định hướng tương lai của Việt Nam", Giáo sư Thayer kết luận.(BBC)
------------

12 nhận xét:

  1. "Thân Mỹ", "Thân TC" chỉ là để "Tham khảo".
    "Thân tiền (bẩn)" mới là thực chất!

    Trả lờiXóa
  2. Ai tổng bí thư cũng rứa
    vẫn là mèo mửa cả thôi
    Dân vẫn phải lo cái nồi
    và trả nợ đời cho đảng.

    Trả lờiXóa
  3. " ĐOÀN KẾT , ĐOÀN KẾT ĐẠI ĐOÀN KẾT . THÀNH CÔNG , THÀNH CÔNG ĐẠI THÀNH CÔNG " ! Câu khẩu hiệu này có áp dụng được cho tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN trước thềm đại hội XII ( cũng như các kỳ đại hội trước ) không nhỉ ? xin trả lời : chắc chắn là không ! Vì bây giờ cũng như trước kia , ban lãnh đạo của cái " tập đoàn CSVN " có ông nào chịu ông nào đâu , còn ở các địa phương thì cứ như " loạn 12 sứ quân " toàn bọn cơ hội và chờ thời " gió chiều nào theo chiều đó " , thay đổi là " trở cờ " liền ! ÔI , cái khẩu hiệu ấy mới mỉa mai làm sao với cái đám " lưu manh chính trị " thời buổi chết tiệt này !!!

    Trả lờiXóa
  4. Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố 8 dự án sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam bị liệt vào danh sách đen do chậm trễ về giải ngân và tiến độ thực hiện.
    Trước đó, trong một báo cáo hồi cuối tháng 1/2015, WB cho biết Việt Nam xếp thứ nhì trong danh sách đối tác vay vốn của ngân hàng này về tham nhũng.
    Với 189 khiếu nại về tham nhũng, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu chỉ lựa chọn 1 trong 2 ông MN thì quá đơn giản ...chắc chắn TT có đủ mọi thứ để giàn xếp ổn thỏa. Phái thân TQ không để đơn giản vậy đâu ...hãy chờ xem

    Trả lờiXóa
  6. Tác giả Võ Duy Luận ( ai? ) đăng trên Ba Sàm ngày 5/10/2015 một bài có tên "Trương Tấn Sang có nên ở lại hay không ?" Bài viết thấy dạo này ông chủ tịch nước tên TTS có vẻ muốn nổi đình đám trong một số phát biểu giật gân, gây xon xao dư luận với 3 tôi rất lớn:
    1- Quá trình HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG thì đầy tội lỗi, không chỉ đầu hàng kẻ thù ( TQ ) mà còn có quan hệ mật yjieest với xã hội đen ( Năm Cam )
    1- Năng lực cô cùng kém....
    3- Rất thiếu trung thực....Không đọc bài này thì mọi người đã biết từ lâu rồi.
    Vậy tại sao người ta vẫn dọn đường cho ông ta thăng tiến?
    Hay tự ông ta tình nguyện thăng tiến?
    Chẳng nhẽ ĐCS như một sân khấu tự do cho mấy thằng hề nhẩy múa?

    Trả lờiXóa
  7. Ghế lãnh đạo?
    Xưa nay TBT phải là người Bắc Việt?
    Vậy là anh Phạm Quang Nghị nắm chắc phần thắng rồi?
    Vậy là hai anh Nam Bộ bị loại về vườn?
    Làm gì đi chứ các anh?????

    Trả lờiXóa
  8. Dân lương thiệnlúc 05:30 6 tháng 10, 2015

    Ngày 5/10/2015, hai vị Thượng tướng Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ đã chính thức được phong quân hàm Đại tướng. Trong đó ông Ngô Xuân Lịch Tổng cục trưởng TC chính trị đại diện cho Đảng CS trong quân đội cò ông Đỗ Bá Tỵ là Tổng tham mưu trưởng, người thực quyền nắm khẩu súng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước kể từ lúc ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "mất tích" đến nay.
    Thiết tưởng đây cũng là chi tiết quan trọng trong cán cân TQ và cái GHẾ sắp tới của ĐCS?

    Trả lờiXóa
  9. Thân ai thì thân,nhưng thân với TQ là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân VN ! TQ độc ác,luôn nuôi mộng bá quyền,luôn xâm lăng những nước yếu kém,luôn muốn hủy diệt nhân loại => ai thân với TQ là kẻ bán nước,nhân dân VN nên thủ tiêu những tên này trước khi ra quân chống xâm lược TQ !

    Trả lờiXóa
  10. Gần tới Đại Hội Đảng mới thấy vô số ĐV hết lòng phục vụ đất nước , tuy đã quá tuổi về hưu 5,6 tuổi nhưng vẫn quyết 1 lòng nhiệt tâm , cống hiến cuộc đời để tiếp tục làm việc , không chịu nghĩ hưu , mặc dù tài sản ăn xài 10 đời cũng chưa hết .
    Thật là đáng qúi tấm lòng thành tâm của người CS lãnh đạo . Trước kia , ở TQ , LX , có những người 80 , 90 tuổi vẫn lãnh đạo , thậm chí nằm trên giường bệnh , già , ung thư gần chết như Fidel Castro, vẫn tiếp tục phục vụ đất nước .
    Ôi , người ĐV CS quyết tâm phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng , không kể đến mạng sống .

    Gần đây anh Ba tích cực không ngừng nghĩ sắp xếp nhân sự phe ta để mong đạt hiệu quả tối đa cho lần đại hội 12 sắp tới , hầu như kết quả đã thấy trước mắt ai sẽ là người tình nguyện phục vụ đất nước nhiều nhất .

    Nhưng quái lạ , có thằng cha thầy bói mù nào đó đón già đón non , quả quyết người yêu nước Tàu nhiều nhất lại là ông PQN , thế mới xứng đáng là người đứng đầu lãnh đạo VN trong giai đoạn cuối cùng , trước khi được TQ giãi tán . Ông phó NX Phúc lên nắm Thủ Tướng . Còn anh Ba lại không được gì cã , ngay cã cũng không có phước được hưởng gia tài , quái lạ thiệt , chẳng tin được . Wait anh see .

    Trả lờiXóa
  11. hãy tìm hiểu các chỉ số xếp hạng thì biết Việt Nam đang ở đâu
    tự do báo chi, cảm nhận tham nhũng, chính trị, đại học ở hạng bét mới thấy cái giả dối sáng suốt của đảng

    Trả lờiXóa