Chuyện xử lý tài sản nói trên còn phản ánh một mặt
khác, là đả phá thực tiễn "hạ cánh an toàn". Đồng thời cũng đặt ra
câu hỏi, chỉ có "hổ đã ly sơn" mới thuộc diện bị Võ Tòng động đến
chăng? Vậy còn các vị "chưa bị lộ", liệu có tự động trả lại tài sản.
Những ngày gần đây, thông tin thu hồi tài sản không
minh bạch của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ít nhất cũng làm dư luận bớt vô
cảm về các vụ tham nhũng bị xử lý. Nhiều tiếng nói có trọng lượng đòi xử lý
những ai từng cấp nhà cho cựu "Quan thanh tra". Chủ tịch UBND TP.HCM
Lê Hoàng Quân cũng đã xác nhận trên VietNamNet về việc ban hành quyết định thu
hồi căn nhà trên địa bàn thành phố.
Điều này cho thấy một bước đi mới: Thu hồi các tài sản không chứng minh được nguồn gốc, theo cách hợp thức nhất.
Chuyện xử lý tài sản nói trên còn phản ánh một mặt
khác, là đả phá thực tiễn "hạ cánh an toàn". Đồng thời cũng đặt ra
câu hỏi, chỉ có "hổ đã ly sơn" mới thuộc diện bị Võ Tòng động đến
chăng? Vậy còn các vị "chưa bị lộ", liệu có tự động trả lại tài sản?
E là lạc quan quá khi bỗng dưng một ngày nào đó, một
quan lớn đương chức bỗng phơi bày sản nghiệp tham nhũng được, theo kiểu hara -
kiri (võ sĩ đạo mổ bụng tự sát)?
>> Lô cốt song quyền
>> Lô cốt song quyền
Tại cuộc Hội thảo do Ban Nội chính Trung ương tổ chức
giữa năm về vấn đề thu hồi tài sản, thống kê cho hay số tài sản tham nhũng thu
hồi được trong năm 2013 là rất thấp (chưa đến 10%).
Tài sản trong các vụ án tham nhũng được thu hồi rất
ít, thậm chí nếu tính giá trị thực chỉ từ 2% đến 3%.
Đã khá lâu rồi, hàng ngày đâu đó chúng ta chứng kiến
các quan chức có biệt thự, xe hơi, có con đi học Âu - Mỹ. Những khoản chi của
họ chẳng tương xứng tí nào so với những kê khai tài sản, và dĩ nhiên cũng chẳng
tương xứng với lương công chức.
"Sao chỉ riêng mỗi mình tôi?"
Trong một bài viết cách đây khá lâu, bà Lady Borton là
nữ nhà văn Mỹ khá am tường thực tiễn Việt Nam, có so sánh chuyện chống tham
nhũng các nước. Bà kể chuyện Hồng Kông trước năm 1973 tham nhũng hoành hành như
đại dịch. Nhờ thành lập một Ban chống tham nhũng độc lập (ICAC), chỉ báo cáo
lên Thống đốc Hồng Kông (thuộc Anh) mà vấn nạn này dần bị dập tắt.
Rõ ràng cơ chế kiểm soát tham nhũng thường không hiệu
quả ở những nơi mà (những ai có) quyền lực hầu như không bị giám sát bởi người
dân. Tham nhũng, nhờ lạm quyền mà không sợ bị trừng phạt, lại đẻ ra tham nhũng.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, chính quyền đóng
vai chỉ đạo, các tổ chức quần chúng và các cá nhân góp công phát hiện. Việc
điều tra tham nhũng hoàn toàn do các cơ quan chức năng thực hiện. Người dân chỉ
được biết kết quả qua đài báo: ông nào bị mất chức, ngài nào bị xét xử...
Một cách dễ hiểu nhất, có hai cách đánh tham nhũng,
một là khoanh vùng, hai là không khoanh vùng.
Khoanh vùng (thuật ngữ mới thời "đánh hổ" ở
Trung quốc là đánh tham nhũng "có tiết chế") chắc sẽ dễ hòa đồng vào
quan điểm xưa nay là giữ được ổn định nội bộ thì giữ được ổn định xã hội.
Cách thứ hai là đụng vụ nào thì làm triệt để vụ ấy,
không để lọt người lọt tội, không sợ "vỡ bình quý". Cách này hay, vì
là nhiều khi cái bình quý ấy, cố ý hoặc vô tình, bị trưng dụng làm nơi chuột
"giấu quân". Cũng không nhất thiết diệt chuột to ngay, vì chuột bé ăn
mãi rồi thành chuột to, nhờ mối tương quan tiền - quyền - tiền...
Còn một cách "phòng" quan tham tẩu tán tài
sản sang họ hàng. Đó là, tiến hành tổng kê khai tài sản và thu nhập, trước mắt,
của dân "có hộ khẩu" (dân các thành phố lớn). Nếu lộ ra các tài
sản "không của ai cả", thì có thể làm rõ của ai, nếu không ai nhận
thì sung công.
Các dữ liệu bất động sản, tài khoản... lưu vào máy
tính. Và ông A, bà B chẳng hạn, vốn có thu nhập chỉ đủ ăn, nhưng sau một hoặc
hai năm lại thấy mua nhà, tậu xe, thì cơ quan chức năng sẽ mời lên để làm rõ vì
sao "giàu nhanh". Quá trình này, ít nhất, cũng sốc lại được văn hóa
thu nhập "hợp pháp", hợp luật. Đã làm rõ được ai là "bần
cùng" thật, ai là "hộp thư mật", chuyên nhận phong bì tiền mặt.
Đau đầu nhất là chuyện thu hồi tài sản, rõ ràng không
chỉ cần có luật nghiêm mà còn cần có cơ quan điều tra chống tham nhũng thực sự
độc lập, đủ quyền năng...
Rất nhiều ví dụ điển hình về thu hồi tài sản tham
nhũng triệt để, kể cả quan chức cấp cao đến cỡ nào. Người phạm tội bị tịch thu
động sản, bất động sản đã đành, còn đến cả bút máy, đồng hồ đắt tiền... cũng bị
tịch thu luôn. Người ta không chỉ thu hồi tài sản liên quan của cá nhân người
phạm tội tham nhũng mà thu hồi cả tài sản bất hợp pháp của vợ con, "bồ
nhí", anh em, tài sản của doanh nghiệp có liên quan...
Có triệt để như vậy mới mong hết những lời than
"sao chỉ có riêng mỗi mình tôi?".
T.L/TuanVN
---------------
1. "Vậy còn các vị "chưa bị lộ", liệu có tự động trả lại tài sản"?
Trả lờiXóaXin thưa, đảng dạy cho "chúng tôi" phải trung kiên, không thay đổi, không lung lạc tinh thần trước bất cứ thế lực thù địch nào! Đừng mơ mà "chúng tôi" trả lại cái gì nhá! Khi ấy, chúng tôi sẽ bảo nhau: "Ông bị suy thoái à?"!
2. Về chuyện "Cái bình Lú":
Một cái bình cũ kỹ, loại ve chai đồng nát, đáng ghê tởm thì nên đập bỏ, giữ làm cái gì? Thật bệnh hoạn nếu cứ khư khư ôm cái bình Ebola VN!
Mà cũng đừng đưa hình ảnh bình bủng vào đây để ngụy biện rằng, "đừng đánh tham nhũng... Sẽ làm loạn xã hội..."?!
Ôi! Thời của bọn ngu và tham tàn? Giấc Ác Mộng này hãy qua mau giùm cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi cảnh trầm luân thê thảm!
Đả đảo bọn súc vật tham nhũng và bao che tham nhũng!
làm ơn đừng văn vẻ chữ nghĩa nữa,đã ví tham nhũng là giặc nội xâm thì đánh tham nhũng là đánh giặc,đánh giặc thì phải xung phing,là súng phải nổ ,tham ngũng phải bị tan,chứ kiểu vừa chống tham nhũng vừa làm thơ như bình với chuột thì chột ơi tao với mày ở chung một bình,mày ra đi tao ở với ai!
Trả lờiXóaPhải đần độn như lão thì cái đám gian hùng mới dựng lên để dễ dàng vơ vét
Trả lờiXóaĐảng đã hết quyền lực , hay cánh tay là toà án , công an cũng tham nhũng và
Trả lờiXóaquân đội bây giờ làm kinh tế rất giỏi
Chỉ thu nhập từ đồng lương cán bộ , công chức làm sao nuôi nổi con , cháu đi du học hết nước này đến nước khác . Các quan tai to mặt lớn được đảng dạy phải ( lập trường tư tưởng vững vàng , kiên định con đường đã chọn là tham nhũng ) thì mới không hổ danh là quan cộng sản.
Trả lờiXóathưa tồng tí X, thu hồi dư zày anh em tâm tư lám
XóaĐúng vậy ! Đả đão bọn tham quan ô loại ! Đả đão ! Đả đão chính quyền thối nát ! Đả đão !
Trả lờiXóaChống tham nhũng, chống ai?
Trả lờiXóaCán bộ đảng ta, từ đồng chí Trưởng thôn trở lên, còn mấy ai không tham nhũng. Chắc cũng có nhưng của đáng tội, con số ấy chiếm tỷ lệ không đáng phần nghìn và chắc chắn họ "nằm ngoài hệ thống' bởi chắc chắn có vị trí thì quyền lực cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Vậy chống tham nhũng đầu tiên phải chống các đồng chí đang hô hào chống tham nhũng, chống lại cả một binh đoàn hùng hậu có lợi ích gắn bó mật thiết với nhau, lợi ích ấy dựa trên cơ sở duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng quang vinh và cơ chế quản lý vừa cổ lổ, thiếu khoa học và kém hiệu lực hiện nay.
Chống tham nhũng là chống lại đại bộ phận cán bộ có nghĩa rằng gần như tất cả cán bộ đều tham nhũng, riêng tội này gần trăm phần trăm vi phạm, mà vi phạm là xử lý thì như đồng chí Ủy viên bộ chính trị, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã "tâm tư": "Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí?”.
Cũng cùng quan điểm này, một đồng chí Ủy viên bộ chính trị khác, thủ tướng chính phủ thì suốt thời gian đứng đầu chính phủ "chưa kỷ luật ai".
Vậy nên các đồng chí được đảng đặt vào các ghế cứ thản nhiên tham nhũng, có hề hấn gì. Thỉnh thoảng đảng làm vài động tác đánh mèo thì cơ bản những con mèo già không còn nanh vuốt.
Cách đây vài năm, người ta ầm ỉ về đại trang của ông Ủy viên Trung ương, Đảng Trưởng Hải Dương, hóa ra đánh nhầm, đó là đại trang của quý tử ngài; thử hỏi nếu ông Trần Văn Truyền đang tại vị có ai dám động đến ông không.
Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu vui bởi chỉ thu lại tài sản của các Hưu quan thì số tài sản ấy cũng không hề nhỏ, mỗi ngài đều trăm, đều ngàn tỷ.
Nhưng rồi đây, các ngài có dại dột như ông Truyền sống xa hoa, xây dựng lâu đài thành quách lồ lộ như thế nữa không, hay rút bài học của tiên nhân biến tài sản cướp được thành vàng, thành đô đào sâu, chôn kỹ.
Thôi đành chờ hạ hồi, xem đảng phân giải.
Việc "chính" guyền CSVN hô hào chống tham nhũng chỉ là mị dân.
Trả lờiXóaChống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đi vào bế tắc. Bởi một nghịch lý đó là người thực thi pháp luật chống tham nhũng cũng chính là người dung dưỡng tham nhũng, đã từng phụng sự tham nhũng, đã tham nhũng hoặc vẫn đang trong lợi ích nhóm, đang là hậu duệ, có ân huệ, có quan hệ…với tổ chức, cá nhân tham nhũng.
Đảng viên thời @:
Trả lờiXóaTôi thiết nghĩ đánh tham nhũng chỉ cần một em học sinh cấp 1 giỏi cộng trừ nhân chia là chỉ đích danh kẻ tham nhũng chứ cần chi phải dùng đến thủ tướng hay tổng bí Lú như hiện nay.Còn như vụ việc của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền ,theo như kết luận của UBKTTW vẫn là tiếp tay cho tham nhũng ,việc thu hồi kiên quyết "Khéo lại làm rối nội bộ,làm cho tình hình XH không ổn định,tiếp tay cho thế lực thù đich -Đánh chuột đùng để vỡ bình " và tôi chắc số tài sản bị thu hồi của quan tham thanh tra này vẫn được ngồi yên vị cùng với chủ nhân của nó .HÃY XEM CỘNG SẢN LÀM ĐỪNG NGHE CỘNG SẢN NÓI -Ô KÊ !
Quá đúng cứ tham nhũng là tịch thu đâu có riêng ô truyền nhìn nại sem ô nào ko tham ô nào ko nhũng tài dản còn gấp mấy ô tuyền ko ko than ở đâu ra
Trả lờiXóaTịch thu như vậy cũng còn nhẹ còn du di - Theo nguyên tắc pháp luật phải làm thật mạnh
Trả lờiXóa- Thống kê lại các hô sơ trước khi ông về hưu đả ký bổ nhiệm - Ai không đúng phải từ nhiệm - truy vào tội lơi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhủng mua quan bán tước -
Thống kê con của ông làm CSGT 10 năm xây nhà 10 tỉ - Đây là tội che dấu tài sản của người phạm tội - Theo luật là Ông Truyền phải Tử hình con của ông là tội bao che -Đảng công Sản VN cũng chịu liên đới .