Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

CỨU MỘT NỀN TƯ PHÁP

* HUY ĐỨC
Hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải là cần thiết vì những chứng cứ buộc tội Hải là chưa thuyết phục. Nhưng, điều quan trọng hơn là làm sao để có một trình tự tố tụng đảm bảo không lặp lại sai lầm.
Chuyện Hồ Duy Hải luôn nhận tội trước cán bộ nhưng lại nói nhỏ vào tai mẹ và dì rằng mình oan, cho thấy, điều bị án này chịu đựng trong trại giam đôi khi còn khiến anh khiếp sợ hơn cái chết.
       Trước khi bàn việc tiến hành những thủ tục tố tụng khác, phải nhanh chóng đưa Hồ Duy Hải ra khỏi những nơi giam giữ thuộc quyền Công an Long An ngay.
Nhanh chóng chuyển quyền quản lý các trại giam giữ cho Bộ Tư pháp thay vì để trong tay Bộ Công An. Cho dù có ký bao nhiêu công ước chống tra tấn, không ai có thể đảm bảo cảnh sát điều tra không dùng cực hình nếu việc giam giữ các nghi phạm vẫn ở trong tay những người nôn nóng lập công phá án.
Các nhà báo theo dõi vụ án Năm Cam hẳn còn nhớ, trước khi xử, các bị cáo trong vụ án này được đưa từ trại giam khét tiếng Tiền Giang về Chí Hòa nhưng khi thẩm vấn cứ bị cáo nào phản cung là tối lại được đưa về Tiền Giang để sáng hôm sau ra Tòa lại cúi đầu nhận tội.
Không ai có quyền kiểm điểm, hạ mức thi đua của các thẩm phán nếu bản án của họ bị tòa trên cải sửa trừ khi có bằng chứng các thẩm phán vi phạm tố tụng hoặc nhận hối lộ. Cách làm hiện nay và cơ chế bổ nhiệm nhiệm kỳ thẩm phán 5 năm đang đặt các thẩm phán vào một tình thế không còn khả năng độc lập.
Sợ hãi án bị cải, sửa, ngay từ đầu các thẩm phán đã đồng hành cùng cơ quan điều tra và viện kiểm sát; khi hồ sơ chuyển sang tòa, các thẩm phán lại tuân thủ "luật bất thành văn" là chạy lên tòa trên "tranh thủ ý kiến". Như vậy, thay vì độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, các thẩm phán đã bắt tay với viện, với điều tra viên và lôi kéo tòa trên cộng đồng trách nhiệm.
Theo cách này, ngành tòa án sẽ có những con số đẹp (án ít bị cải, sửa hơn) nhưng mức oan sai thật - thì nếu không có áp lực kêu oan của gia đình (như trường hợp Hồ Duy Hải); thủ phạm thật không ra đầu thú (như trường hợp Nguyễn Thanh Chấn)... - chiếm tỉ lệ cỡ nào là không ai biết được.
Nếu Việt Nam không tin tưởng vào bồi thẩm đoàn thì cũng nên điều chỉnh vai trò trong phiên tòa của các thành phần tham gia tố tụng. Thay vì các thẩm phán và hội thẩm cứ làm công việc buộc tội như hiện nay. Hãy để việc đó cho kiểm sát viên. Tòa và các hội thẩm nhân dân chỉ ngồi nghe, để phần thẩm vấn, buộc tội và bào chữa cho kiểm sát viên và luật sư; thấy lập luận buộc tội của kiểm sát viên có cơ sở vững chắc hơn phần bào chữa của luật sư thì tuyên có tội và lượng hình; nếu thấy luật sư gỡ tội đáng tin cậy hơn thì tuyên vô tội.
Đừng sợ người nghèo sẽ không thuê được luật sư giỏi. Nếu có một nền tư pháp tử tế, các đoàn luật sư độc lập sẽ tập hợp được những luật sư không cãi chỉ vì tiền. Như chúng ta thấy, ngay trong thời điểm bị gây khó dễ như hiện nay mà đã có không ít luật sư giỏi vẫn cãi miễn phí cho người nghèo, cho người bất đồng chính kiến vì thanh danh của mình và niềm tin vào công lý.
Chưa thể đòi hỏi tư pháp độc lập trong chế độ một đảng cầm quyền nhưng những điều trên đây là vẫn có thể bắt đầu để tránh những sai lầm chết người như những vụ Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Bùi Minh Hải (Đồng Nai)... và làm rõ trắng đen vụ Hồ Duy Hải.
H.Đ (FB Trương Huy San)
---------------

24 nhận xét:

  1. Lọa hỉ?
    đảng có bao giờ sai đâu hè?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng hé? Vì ngẫm cho kỹ thì đâu có "đảng"?! Chỉ tuyền một lũ gian tham!
      Bạn bè tôi nhiều người rất giỏi. Phần lớn ra nước ngoài, một cách miễn cưỡng (Có ai muốn tha phương cầu thực đâu?). Anh nào còn ở lại "chỉ làm đủ ăn. Làm nhiều chỉ tổ cúng cho bọn tham nhũng!". Như vậy đất nước này còn "hãm" đến bao giờ?

      Xóa
  2. Từ những việc bỉ ổi như thế này mà cách mạng nổ ra!

    Trả lờiXóa
  3. Đây là một vụ Tòa cấp dưới tranh thủ Tòa cấp trên: Ngày 10/11/2003 TANDQ9 ra QĐ 53/ĐC đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do: “thời hiệu khởi kiện đã hết”.
    Các nguyên đơn kháng án, ngày 15/03/2004 TANDTPHCM ra QĐ414/DSPT, cho rằng các nguyên đơn ( bà Tuyết, bà Kiều ) viết đơn khởi kiện ngày 21/10/2002 (còn trong thời hiệu – thời hiệu đến ngày 10/3/2003) “ nhưng đến ngày 16/5/2003 cả bà Tuyết và bà Kiều mới đóng tiền tạm ứng án phí. Thời điểm được xác định các đương sự chính thức khởi kiện được Tòa chấp nhận là ngày nộp tiền tạm ứng án phí. Đối chiếu với qui định trên thì bà Tuyết và bà Kiều đã hết quyền khởi kiện...”, Do đó TANDTPHCM: “ Bác đơn kháng cáo của bà Đặng Thị Tuyết , giữ y QĐ sơ thẩm số 53/ĐC ngày 10/11/2003 của TANDQ9”.
    Các nguyên đơn khiếu nại đến TANDTC yêu cầu Giám đốc thẩm. Ngày 26/07/2006 TANDTC ban hành QĐ 178/2006/DS-GĐT, theo TANDTC : “ Theo khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu là 10 năm tính từ ngày mở thừa kế đến ngày khởi kiện. Theo khoản 3 Điều 37 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, khi hết thời hạn Tòa án gia hạn nộp tạm ứng án phí mà nguyên đơn không nộp thì Tòa án không thụ lý vụ án chứ không coi là nguyên đơn từ bỏ việc khởi kiện. Do đó, bà Tuyết, bà Kiều nộp đơn khởi kiện ngày 21-10-2002 vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm căn cứ vào ngày 16-5-2003 (ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm) để xác định thời hiệu khởi kiện và quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do hết thời hiệu khởi kiện là không đúng quy định của pháp luật...” Từ đó TANDTC quyết định:
    “ Hủy QĐ 53/ĐC ngày 10-11-2003 của TANDQ9 và hủy QĐ 414/DSPT ngày 15-3-2004 của TANDTPHCM về vụ tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đặng Thị Tuyết và bà Huỳnh Thị Kiều với bị đơn là bà Lê Thị Cầu.
    Giao hồ sơ vụ án cho TANDQ9, TPHCM xét xử theo thủ tục sơ thẩm lại”.

    Trả lờiXóa
  4. Một bài viết hay, rất hay! Nhưng liệu đảng và nhà nước có dũng cảm cải cách tư pháp theo hướng này không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứu làm mệ gì?
      để cho nó sập lun

      Xóa
  5. Cá nhân tôi đánh giá rất cao bài viết của tác giả Huy Đức . Bài viết là tiếng nói đanh thép lên án những việc làm bất chấp đạo lý , bất chấp các công ước Quốc tế liên quan đến công lý , quyền CON NGƯỜI mà chính phủ Việt nam luôn luôn là quốc gia " ký đầu tiên " . Thật khôi hài và cũng thật vô nhân tính của một nền tư pháp " đảng lãnh đạo tuyệt đối " !!!

    Trả lờiXóa
  6. Từ khởi tố ,điều tra ,xét xử đều có các cuộc họp ba bên gồm CA ,VKS ,TA để thống nhất đồng thuận .Có nơi còn phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy nữa ,

    Trả lờiXóa
  7. Với vấn nạn ngành tư pháp sử oan sai như ngày nay thì cho dù VN bãi bỏ án tử hình thì các nạn nhân sẽ " tắt điện " trong nhà tù , bằng rất nhiều lý do lãng sẹt như :
    Chết do bị điện giật , chết do tai biến mạch máu não , chết do tù nhân " bỗng nhiên " tự tử , chết bằng muôn hình muôn vẻ do trại giam (BCA) họ gán cho tù nhân .

    Trả lờiXóa
  8. Nền tư pháp này là sản phẩm của chế độ, thì là sao cứu nền tư pháp khi chế độ như thế? Đúng ra là phải cứu một chế độ vì nó có quá nhiều khiếm khuyết so với sự phát triển của thế giới.

    Trả lờiXóa
  9. Cách cứu duy nhất là thay nó bằng một nền tư pháp mới, hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền như tại các nước dân chủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với chế độ chính trị hiện nay mà muốn nền tư pháp hoàn toàn độc lập là điều không tưởng, vì đảng CS lãnh đạo toàn diện. Nền tư pháp độc lập chỉ có được khi có chế độ Cộng hòa đại nghị khi ấy mới tam quyền phân lập.

      Xóa
  10. Sớm giáo lại cho Bộ tư phám quản lý trại tạm giam. Trước năm 1960 việc bắt là của công an, việc quản lý giam giữ là Bộ Tư pháp. Nay để tránh việc ép cung, mớm cung, tra tấn, nhục hình... cần sớm giao lại cho Bộ Tư pháp quản lý giam giữ. Đồng thời bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời.
    Chỉ như thế mới giảm được án oan, sai trong chế độ ta.

    Trả lờiXóa
  11. Ai cũng biết vậy nhưng cứ phải để lập lờ như thế để chạy và tráo tội cho con quan chức chứ. Ở VN một thực tế rõ ràng tỷ lệ phạm pháp là con quan chức, là những cán bộ thừa hành công vụ chiếm con số rất cao.

    Trả lờiXóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 00:47 5 tháng 12, 2014

    Bài viết hay. Quã thật sống trong chế độ nầy rất nguy hiễm.Chết oan như chơi ! Mấy ông không có tình người.

    Trả lờiXóa
  13. Người ta đã kết án tử hình thì e rằng họ sẽ tìm mọi cách để bảo vệ , nếu phanh phui ra thì tội của họ đáng tử hình,vậy mong răng các nhà báo, chuyên gia có trình độ và có tấm lòng hãy hết sức giúp cho người thanh niên này, cũng là giúp cho những ngùoi khác khỏi rơi vào cảnh oan trái , giúp cho xã hội của chúng ta vượt qua đuợc thời nhũng nhiêu này với tổn thất ít nhất.

    Trả lờiXóa
  14. Nếu Hồ Duy Hải vô tội thì tòa án, tư pháp VN có tội. Xử sao đây ? Hậu quả này có nguyên nhân từ chế độ "tam quyền phân công".

    Trả lờiXóa
  15. BA BỘ ĐỒNG TÌNH BÓP CHẾT CON TÔI?

    Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình
    Ba Bộ đồng tình bóp chết con tôi!

    Tiếng kêu oan khuất xé trời!
    Một nền tư pháp một thời đảo điên?
    Lẫn lộn phải, trái, trằng, đen
    Ba Bộ đang tự bôi lem mặt mình?

    Lại oan sai mới phát sinh
    Vụ Hồ Duy Hải: Tử hình, trời ơi!
    Thanh Chấn suýt chết oan rồi!
    Còn bao mạng sắp lìa đời nữa đây?

    Cầm cân Công lý trong tay
    Bưng tai, bịt mắt, bấy nay, quen rồi?
    Cho sống, được sống trên đời!
    Cho chết, phải chết!
    Mạng người như sâu…

    Cái thớt Hải gây án đâu
    Bản mặt các vị tươi mầu thớt tươi?
    Con dao gây án đâu rồi
    Hay lưỡi các vị- dao thời đảo điên?
    Mẫu máu sao chẳng thu liền
    Lời nói đọi máu- vẫn tuyên: Tử hình!

    Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình
    Mau mau tắm rửa, thối inh lên rồi!

    Ngày 4/12/2014

    Thanh Sơn

    http://baophapluat.vn/phap-dinh/truoc-ngay-thi-hanh-an-tu-hinh-ho-duy-hai-van-tham-thiet-keu-oan-202990.html

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết quá đúng, quá hay, rất gọn gàng và khúc chiết. Cảm ơn nhà báo Huy Đức, cảm ơn đại tá chủ trang Bùi Văn Bồng. Chúc cho “Bên thắng cuộc” càng ngày càng “thắng cuộc”. Sống ở đất nước mất dân chủ do cái đảng tham tàn và ngu muội cầm quyền này, mọi công dân dù lương thiện bao nhiêu vẫn có thể chết bất cứ lúc nào vì một nền tư pháp mọi rợ và nhẫn tâm...

    Trả lờiXóa
  17. Làm đéo gì có nền tư pháp mà cứu! Xin lỗi anh Huy Đức, phải văng tục nhưng không có cách nào khác.
    Khi cá nhân con người không được thừa nhận, khi con người chỉ là những con số thống kê trong đó phần trăm tội phạm đã được ấn định, số vụ án, thời gian giải quyết được coi là thành tích và người ta cố hết sức để đạt thành tích đó, là cơ sở để lên cấp, lên chức. Muốn bắt ai thì bắt, giam ai thì giam, giết ai thì giết nếu các cấp ủy chỉ đạo; cứ bắt, cứ giam, cứ giết bất cần chứng cứ, chỉ cần đảng muốn...

    Trả lờiXóa
  18. Chào thua ông Huy Đức ( có lẽ là tác giả "Bên thắng cuộc" ) rồi , lý do chào thua là Title bài báo và kết luận bài báo , chán quá , cứ thế này thì hết thế kỷ này dân Việt nam vẫn có rất nhiều người bị oan !

    Trả lờiXóa
  19. "Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của đảng"
    Khi nào tác giả của câu nói ngu xuẩn,ngạo mạn này buộc phải nhập viện để điều trị tâm thần thì mới có thể có cái gọi là pháp luật

    Trả lờiXóa
  20. Làm gì có "nền tư pháp" ở nước này mà "Cứu tui dzới!", "Chu mi na!"
    Các ông "có học" ơi! Giờ các BLV bắt giò chính xác lắm, đừng "nói như hát hay" mà bị cự lại đấy! Chẳng hạn, đừng mong "đảng lấy lại uy tín"? Để tiếp tục công cuộc tham nhũng a?!

    Trả lờiXóa
  21. “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2 HP 2013). Ba chân kiềng đỡ nồi nước sôi. Nước sôi trào ra, ba chân kiềng cũng xèo xèo theo. Tất cả đều thống nhất theo nồi nước sôi.

    Trả lờiXóa