Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ
Mẫu Hà Nội 2014 do Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức từ ngày
28-30/11, thu hút đông đảo nhóm thực hành nghi lễ của thủ đô Hà Nội và các
tỉnh, thành khác tham gia. Đây là lần thứ hai liên hoan được tổ chức nhằm tôn
vinh giá trị của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu, đem đến cho công chúng cái nhìn
đúng đắn, sâu sắc hơn về tín ngưỡng này, đồng thời định hướng di sản văn hóa
tâm linh đi đúng quy chuẩn trong thời điểm hiện nay đang bị biến dạng, thương
mại hóa
Trong một không gian diễn xướng đậm tính tâm linh, với các lời hát văn lắng đọng, trau chuốt và phong thái nghiêm trang, tôn kính của những người thực hành nghi lễ, các giá đồng tham dự Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Hà Nội 2014 đã giúp người xem hiểu thêm về những giá trị văn hóa độc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu.
“Hôm nay, được tham dự chương trình liên hoan diễn xướng, tôi thấy chương trình rất ý nghĩa, lưu truyền cho con cháu đời sau những nét tinh hoa của đạo thờ Mẫu, để cho thế hệ sau được biết về giá trị các tín ngưỡng này. Và mọi người phát huy tính nhân văn và lòng tôn kính đối với thần thánh của con người Việt Nam”, một người xem cho biết.
Liên hoan năm nay đã thu hút 170 thanh đồng, nhóm thực hành nghi lễ của Hà Nội và các tỉnh, thành khác tham gia
Liên hoan năm nay đã thu hút 170 thanh đồng, nhóm thực hành nghi lễ của Hà Nội và các tỉnh, thành khác tham gia, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội, thành viên Ban Giám khảo liên hoan đánh giá: Đây là cơ hội để các nhóm thực hành văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu giao lưu, trao đổi kinh nghiệm qua đó nâng cao đời sống tinh thần và tôn vinh văn hóa truyền thống dân tộc, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống hiện đại.
“Văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ là một di sản cần được bảo vệ. Hiện nay không ít những điện và đền Mẫu thể hiện việc hầu đồng chưa được chuẩn, trong đó có biểu hiện đốt vàng mã quá nhiều và thương mại hóa. Việc này cần được chấn chỉnh. Cho nên 2 năm nay, Hà Nội 2 tổ chức Liên hoan văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu là nói lên điều đó và để cho nhân dân hiểu, phát huy những cái hay, những đặc sắc của văn hóa tín ngưỡng này. Từ đó, khắc phục những nhược điểm thì chắc chắn đây là di sản rất quý của nước ta”, tiến sĩ Lưu Minh Trị cho biết.
Với mục đích tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu, đồng thời định hướng quy chuẩn cho hình thức trình diễn nghệ thuật mang màu sắc tâm linh đang có dấu hiệu biến tướng trong xã hội hiện nay, Liên hoan quy định mỗi nhóm thực hành tín ngưỡng được tự chọn trình diễn tối đa 4 giá đồng và thời gian trình diễn tối đa là 60 phút, không sử dụng tiền có mệnh giá lớn để phát lộc, không phán truyền hoặc thực hiện các hành vi phản cảm, thiếu văn hóa trong quá trình diễn xướng. Nội dung tác phẩm phải là những giá đồng trong nghi lễ chầu văn truyền thống, ca ngợi các vị thần và các anh hùng có công với dân tộc đã hiển Thánh trong nhân dân.
Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Hà Nội năm 2014 là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy được giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại
Thanh đồng Lê Thị Hạnh, ở Hà Nội cho biết: “Trong liên hoan lần này, đã quy định cho những ông đồng, bà đồng mỗi giá hầu bao nhiêu phút thôi tức là không kéo dài vì càng kéo dài bao nhiêu càng tốn kém bấy nhiêu. Thứ 2, tất cả từ Hà Nội, Nam Định hay Phú Thọ… về đây tuy mỗi miền có những điểm khác nhau nhưng người ta cũng có thể chắt lọc được tinh túy nhất để rút kinh nghiệm cho những vấn hầu đồng về sau”.
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Hà Nội, tại liên hoan lần này, nhiều thanh đồng, nhóm thực hành tín ngưỡng đã thể hiện được những chuẩn mực của nghệ thuật hát văn và văn hóa tín ngưỡng hầu đồng. Bên cạnh đó, những cái chưa được, còn lệch lạc trong quá trình diễn xướng tại liên hoan sẽ được Ban tổ chức định hướng lại theo đúng quy chuẩn.
Ông Nguyễn Khắc Lợi nói: “Về hoạt động của các bản, hội, đồng đền, thủ nhang thông qua liên hoan lần này chúng ta cũng hình dung được rõ nét. Về số lượng các điện, đền phủ trên địa bàn thành phố tập trung ở đâu, nằm ở khu vực nào, ai quản lý chúng ta cũng đã sơ bộ đánh giá được. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 1500 đền, phủ có hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu. Như vậy sẽ hình thành những yếu tố căn bản ban đầu cho công tác quản lý”.
Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu Hà Nội năm 2014 là hoạt động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy được giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống đương đại. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và những người thực hành tín ngưỡng, đồng thời xây dựng quy chuẩn để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa tâm linh này.
Hồng Bắc - Đào Yến/VOV
-------------
Chẳng còn biết làm gì thì đưa dân vào mê tín! Ru ngủ!
Trả lờiXóaMột khi dân đã mê thì chỉ biết kêu "mẫu" khi nếm khổ chứ không biết nguyên nhân do đâu.Nếu đạo mẫu hay là vậy thì đất nước này đã không tràn ngập sâu nấp trong đống "bình quí". xin toàn dân chớ tin vào những điều ma mị!
Trả lờiXóaTôi lại có ý nghĩ khác (Mặc dù rất nặng lòng với thời cuộc)
Trả lờiXóa-Tín ngưỡng không/hay chưa thể xóa bỏ, mặc dù biết nhiều tác hại từ tín ngưỡng nhưng có thể nói trên trái đất này ở đâu có con người là ở đó có tín ngưỡng, nói chung thì người châu Âu thờ Chúa, châu Á thờ Phật, người tây á thờ Thánh A la...
-Mỗi dân tộc, bộ tộc lại có tín ngưỡng mang bản sắc văn hóa riêng.
-Đạo Mẫu là tín ngưỡng truyền thống, thuần Việt tại sao ngành văn hóa Việt lại không nghiên cứu để giảm bớt những tốn kém về thời gian và kinh tế, lồng vào mục đích giáo dục đạo đức..., Tôn trọng những tín ngưỡng ngoại nhập như thờ Phật thờ Chúa đồng thời duy trì, cải tiến để phát huy tín ngưỡng dân tộc, chừng mực nào đó cũng góp phần thoát khỏi nô dịch ngoại bang bởi nô dịch đầu tiên, quyết định và lâu dài là nô dịch về văn hóa.
-Đạo Mẫu còn gắn liền với Hát văn, một nghệ thuật cần duy trì và phát huy
Dân khiếu kiện yêu cầu thanh tra giải quyết, mà thanh tra của ông Truyền trước khi về hưu ông đã bỏ nhiệm 60 cốt cán bụng to đầu bé rồi thì còn kêu ai được nữa. Kêu trời thì trời cao quá, mà trời bị cũng nhiễu loạn rồi vì máy bay mất phương hướng không biết đáp xuông bãi nào được do sân bay ...cúp điện, nên trời không nghe được.
Trả lờiXóaMấy bác thông tin văn hóa mách dân tích cực thờ ..."Mẫu", chịu khó thờ, bỏ iền ra lên đồng thì kéo dài được cái sự sống thoi thóp.
Luẩn quẩn quá rồi! "Vận nước đã chết rồi! Màu đen "chiếu" khắp nơi!"
Trả lờiXóaNhớ thời đi học tử tiểu học, đến THPT các giáo viên đều nói đến bài trừ mê tín dị đoann, Lớn lên đi làm trong cơ quan đoàn thể chỗ nào, lúc nào cũng được tuyên truyền giáo dục " phải đứng trên quan điểm lập trường duy vật biện chứng, lịch sử ,toàn diện" để phân tích, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan trong đời sống XH..Sách giáo khoa lịch sử các cấp học, cũng đều lên án chế độ Thực dân phong kiến gieo rắc tư tưởng mê tín, chơi bời , như hầu đồng, bói toán, rượu chè , hút xách nghiện ngập.. ru ngủ quần vhungx cần lao quên nhục mất nước, thân phận nô lệ trâu ngựa..Nhưng ngày nay, đầu thế kỷ 21, dưới chế độ ưu việt của XH XHCN lại tái diễn có nguy cơ còn cao hơn thời đó . Than ôi! Diễn hầu đồng mà được đưa vào Hội diễn VH toàn quốc, hát Xẩm của kẻ ăn mày .. cũng là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc VN thời @ là nỗi nhục không còn gì nhục hơn
Trả lờiXóaChán cho cai thơi hao danh hao lợi, núp dưới cai váy gọi la văn hoá để kiêm tiền co sự hậu thuẫn của các vị văn thể du" này!
Trả lờiXóaChính ông Mác,cha đẻ của học thuyết Mác mà Đảng CSVN đang theo đuổi từng cho rằng tín ngưỡng là thuốc phiện của quần chúng .
Trả lờiXóaBây giờ bác Phạm Quang Nghị BTTU Hà nội lại có sáng kiến cho nhân dân Hà nội liều thuốc phiện hầu đồng ma mị là sự thể gì vậy ta?
Hay bác Nghị muốn các ông đồng bà cốt thay Tổng thanh tra Nhà nước ,thay Bộ Công an chỉ mặt đặt tên bọn lộng quyền tham nhũng ?
Hay bác Nghị muốn toàn dân Hà nội,nhân dân cả nước VN này say sưa xơi món hầu đồng tối ngày thay cơm ,thay cháo?
Thật không hiểu nổi!
Tôn giáo là thuốc phiện - một phát ngôn chính xác trong CN Mác-Lênnin.
XóaNhưng ở đây còn độc hại hơn thuốc phiện. Vì đạo mẫu là thờ ma Tàu. Đạo mẫu du nhập vào VN từ thời Mã Viện sang xâm lược nước VN ta. Xin mọi người sưu tầm quyển Địa mẫu chân kinh mà đọc để biết. Tôi mới đọc năm 2009. Đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Bắc Kì năm 1949, số lượng 1000 (một nghìn) cuốn. Còn các mẫu khác không có kinh! Nhưng tóm lại là thờ ma tàu!
Phải chi 2 ngài Tố Hữu và Lê Duẩn sống lại xem cảnh bát nháo nầy nhỉ ?
Trả lờiXóaLên đồng để ru ngủ và quên đi bao nỗi thất vọng, khó khăn chồng chất
Trả lờiXóaTôi cũng tín ngưỡng, nhưng cái tin trước hết là Tổ tiên ông bà cha mẹ và người thân mình, thờ phụng là tôn vinh, tôn trọng cội nguồn. Thờ Phật là hướng về điều thiện. Trước kia và nay vẫn vậy coi việc cúng bái theo kiểu đồng bóng là không ổn, nó mang tính dị đoan thế nào ấy. Thế mà chính quyền hiện nay lại coi như văn hóa truyền thống thì nghi quá. Liệu có phải văn hóa "ru ngủ" dân chúng như có ý kiến đã nêu?
Trả lờiXóaNgười xưa nói 'Tửu lạc vong bần' Nay thần thánh ma quỷ mê tín có mặt khắp nơi dưới các danh-Văn hóa tâm linh để ngu dân trong thời loạn? Những gì NAQ tố cáo trong BẢN ÁN CHẾ ĐỘ TDP xem ra chư là gì so với chế độ Đảng trị???
Trả lờiXóaNGLUY