Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Liệu Việt Nam có chuyển biến mạnh mẽ?


* TRẦN VĂN TUẤN
Bên cạnh những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, con đường phía trước đang rộng mở nếu chúng ta có bước chuyển mình mạnh mẽ và kịp thời ngay trong năm 2015.
Dấu hiệu giảm tốc
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5.5% trong năm 2014 (năm 2013 là 5,3%) so với mức 7,1% tăng trưởng bình quân GDP của các nước đang phát triển khu vực Châu Á – TBD. Sau hơn hai thập niên tăng trưởng tốt, kinh tế đã và đang chững lại.
Sự chững lại  đó có nguyên nhân mà nhiều người hay nhắc đến.
Thứ nhất, từ trước tới giờ tăng trưởng mà chúng ta có được phần lớn nhờ đóng góp của việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên không hoặc ít tái tạo như than đá, dầu mỏ hay những cánh rừng già – nghịch lý nhập khẩu than từ Úc của VINACOMIN trong năm nay đã nói lên nhiều điều.
Thứ hai, từ sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận dân chúng thực chất là do tiền vay của nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nói nôm na là chúng ta đang tạm ứng từ tương lai. Con số 47% GDP và 948,33 USD/ người của Việt Nam trên đồng hồ nợ công  vào lúc này có thể minh chứng phần nào nhận định trên.
Việt Nam còn phải chịu nhiều áp lực nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trong một số lĩnh vực then chốt.  Các vấn đề về lạm phát, sự yếu kém của các DNNN cùng một bộ phận các ngân hàng rất dễ bị tổn thương và các tranh chấp về đất đai, môi trường luôn là chủ đề nóng. Tham nhũng vẫn đã và đang là vấn nạn.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến cho nhiều nông dân mất đất canh tác. Kết hợp với các bất cập trong công tác quản lý đất đai khiến cho việc tranh chấp đất đai luôn đứng đầu các danh sách khiếu kiện trong năm (trên 70%). Để lấp đầy các khu công nghiệp đã xây dựng như hiện nay, chúng ta cần mất thêm 50 năm nữa, trong khi rất nhiều “nông dân” ven đô thiếu đất canh tác.
Sự phụ thuộc quá nhiều vào các DN nước ngoài trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khiến chúng ta đang bị động ở rất nhiều khâu, từ giống cây trồng, phân bón, máy móc thiết bị, nhiên liệu cho đến chế biến,  đều đang phải nhập khẩu.
Sự phụ thuộc này lớn đến mức đã có người từng viết “nông nghiệp Việt Nam cái gì cũng nhập khẩu, trừ đất”.
Biết mình đang ở đâu
Những vấn đề xã hội nổi cộm năm 2014 cũng đặt ra nhiều thách thức thay đổi cho năm bản lề 2015.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Tại sao các Quốc gia thất bại”, hai tác giả người Mỹ đã chỉ ra rằng ở thời đại toàn cầu hóa, kinh nghiệm về nghệ thuật quản trị xã hội và phát triển đất nước đang ngày một cởi mở trong tương tác bằng nhiều kênh. Nhưng mấu chốt vẫn là con người.
Do đó, những vấn đề như "Các nước nghèo không phải vì yếu tố địa lý hay văn hóa, hay vì các nhà lãnh đạo đất nước không biết chính sách nào sẽ làm giàu cho dân chúng" rất đáng để chúng ta suy nghĩ!
Khi con người chấp nhận các thay đổi mang tính khai phóng, xã hội đó sẽ văn minh hơn, giúp mọi người sẵn sàng bỏ qua các khác biệt để ngồi lại cùng nhau hành động vì lợi ích của cộng đồng, đất nước.
Bên cạnh các thiết chế nhà nước cùng hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả luôn đề cao trách nhiệm giải trình và tinh thần Socrates (thượng tôn pháp luật) – là cái chúng ta đang thiếu, thì những hạn chế trong thực hành văn hóa và quản lý xã hội đang bộc lộ rất nhiều bất cập, như những trường hợp khi đi ra nước ngoài thì văn minh những đặt chân về nước thì lại đâu vào đấy, hay chuyện tự nâng quan điểm thành Bộ mặt QG trong sự cố Iphone 6 ở Singapore
Là một nước đang trên đà phát triển, Việt Nam không thể mong đợi lúc nào cỗ máy Quốc gia cũng có thể vận hành trơ tru và lăn bánh êm ai trên con đường thẳng tắp. Đôi lúc chúng ta cũng cần dừng lại và suy ngẫm đôi chút để có những điều chỉnh cũng hành động kịp thời giúp cỗ máy tiếp tục tiến lên theo hướng bền vững hơn.
Biết mình đang ở đâu không phải để niềm tin của chúng ta giảm sút mà chính là giúp từng người cũng như một tập thể lớn hơn có sự chuẩn bị tốt để bước đi vững chắc.
Chuyển mình cùng các ưu tiên
Bên cạnh những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt, con đường phía trước đang rộng mở nếu chúng ta có bước chuyển mình mạnh mẽ và kịp thời ngay trong năm 2015. Thông qua các chính sách điều phối hợp lý của Nhà nước, ngoài các ưu tiên về an sinh xã hội, giáo dục, y tế, việc làm, trước mắt cần tập trung giải quyết một vài vấn đề then chốt sau:
Thứ nhất, các mẫu thuẫn về đất đai và tài nguyên luôn chứa đựng nhiều nguy cơ làm phân tán xã hội. Chừng nào chưa giải quyết triệt để thì sự chung sức, đồng lòng của người dân sẽ ngày càng xuống thấp.
Năm 2015, cần xem đây là ưu tiên số một trong số các ưu tiên của đất nước thông qua các nội dung sau (i) nhanh chóng hoàn thiện và và ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2013, đảm bảo tính minh bạch và nhất quán, (ii) Gấp rút hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đất, nhà đất, tích hợp với bản đồ địa chính nhằm hỗ trợ công tác quản lý cấp giấy CNQSD đất, thu thuế đất và tài nguyên, các giao dịch BĐS và công tác quy hoạch đất đai được thưc hiện minh bạch và công khai, và (iii) Thống nhất các hình thức cũng như cơ chế trong thu hồi, định giá và đền bù đất nhằm hạn chế các kẽ hở tạo ra các mâu thuẫn và tranh chấp.
Thứ hai, trong bối cảnh đất nước còn nhiều thứ cần làm, việc tập trung ưu tiên nguồn lực cho các chương trình, dự án quan trọng, mang lại các thay đổi trên diện rộng, cho nhiều đối tượng hưởng lợi và tạo nên các tác động dây chuyền là cần thiết. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.
Thứ ba, tái cơ cấu nợ công, để các DNNN tự chịu trách nhiệm. Hạn chế việc dùng nguồn thuế của dân để bao cấp và hỗ trợ các DN này. Minh bạch hóa và công khai tài chính DN. Tuyển dụng công khai, mở rộng các vị trí lãnh đạo song hành với việc áp dụng cơ chế trách nhiệm giải trình, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” trong nhiều trường hợp thời gian qua. Củng cố hệ thống thu thuế có khả năng kiểm soát các gian lận về thuế, né thuế, tránh thuế nhằm hạn chế thất thu thuế như hiện nay.
Thứ tư, tuy xác định công nghiệp, dịch vụ là tương lai của đất nước, nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn đang chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu.
Cần nhanh chóng định vị lại vai trò của nền nông nghiệp Việt và đầu tư tương xứng để xây dựng Việt Nam thành một “kho lương thực của thế giới” trước khi có thể trở thành “công xưởng” như Trung Quốc.
Quan trọng không kém, khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực ở Việt Nam vào đầu năm 2015, ai sẽ bảo vệ nền sản xuất trong nước trước nhiều loại hàng nhập khẩu với thuế suất từ 0-5% từ các nước có nền sản xuất tiến tiến và lâu đời hơn chúng ta. Câu hỏi này xin để ngỏ.
Còn nhiều việc cần làm, ngay từ bây giờ, từ con ốc vít đến chiếc ô tô.
Hãy hy vọng và đợi những bước chuyển mạnh mẽ trong năm 2015 để một ngày không xa cái tên Việt Nam không còn luôn đi với thuật ngữ “phát triển chưa tương xứng với tiềm năng” trong báo cáo của các định chế Tài chính Trung Quốc.
T.VT/(Tuần VN)
---------------

14 nhận xét:

  1. Làm sao tôi gửi bài cho anh Bồng ?
    Ts. Tôn Trọng Dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn gửi E.Mail : cmg.thct178.b@gmail.com. Cảm ơn, chúc vui!

      Xóa
    2. Theo tôi các anh nên dùng password bằng bàn phím ảo, để tránh kẻ trộm đột nhập.
      Thường xuyên thay đổi password.

      Xóa
  2. mail của tôi:
    terrislim.ridong@yahoo.com.sg
    Tôn Trọng Dân

    Trả lờiXóa
  3. Năm mới xin kính chúc sức khỏe bác B cùng bà con : sức khỏe - an lành -

    Trả lờiXóa
  4. Hình như tác giả không hiểu hay cố tình không hiểu?
    Bộ máy này tồn tại được là nhờ tham nhũng, chính nhờ tham nhũng mà bộ máy này mới vận hành được một cách trơn tru đến như vậy

    Trả lờiXóa
  5. Tương lai VN? Không biết được. Hiện tại là chụp giựt!
    Đó là câu trả lời.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ cò 7 giờ đồng hồ nữa là bước sang năm 2015. Thôi hì cứ chờ đợi xem năm 2015 đất nước ni có khá được không? giặc nội xâm có còn hoành hành không? Xử lí tham nhũng có nghiêm không hay lại chỉ nghiêm khắc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc? Thú thật là không ưa gì anh Tàu, vì hắn cứ dòm ngó thôn tính mình, nhưng những gì Tập Cận Bình làm để đả hổ diệt ruồi hì cũng thán phục ông ta. Nó thờ Không Tử mà không nói nhân văn nhân veo gì, không sợ gây thù gây oán gì sất thì cũng đáng mặt nguyên thủ quốc gia lắm!
    Năm ni chưa thấy ai đề xuất nhân vật của năm 2014. Tui thì tui đề xuất Bọ Lâp là nhân vật của năm với câu "tiên tri" của ông: "Yên tâm, sau 9 ngày không về thì 3 năm".

    Trả lờiXóa
  7. Tác giả đưa ra quá nhiều yêu cầu "quá sức" đối với đảng,không có cái nhìn "khách quan biện chứng" nên đảng không bao giờ thực hiện

    Trả lờiXóa
  8. Bao giờ VN trả hết nợ và bắt đầu cho các nước khác vay tiền thì tôi tin là sẽ có chuyển biến , không thể nhìn vào " một ngày không xa " theo lời phán của các thầy bói !

    Trả lờiXóa
  9. Còn nhiều quan tham nhũng , nhóm lợi ích cầm quyền và điều hành bộ máy nhà nước VN . Thì Việt Nam chỉ là nước nghèo và kém phát triển

    Trả lờiXóa
  10. Dân ta giàu đó là thực tế.
    Chính Phủ thì nghèo,ăn đong là nghèo rõ.
    Vì sao ư ? Đơn giản vì chưa chịu học thực tiễn và chưa biết làm việc....luôn luôn đánh vào lòng tin của dân,mất lòng tin thì còn cái lai quần là đương nhiên.
    Ví dụ cái Tư thông 36,nó đánh thẳng lòng tin và lại ngụy biện tào lao...
    Đầu tư trực tiếp hay gián tiếp đều góp sức cho sản xuất lưu thông hàng hóa....Nhưng khi đầu tư ra thì cách gì cũng bị lợi dụng vai trò quản lí Nhà nước mà đánh vào cho nó ngừng chảy,ngừng vận hành....đây là thâm độc nhất để đánh vào nền kinh tế quốc dân cả xưa và nay.
    Hơn trăm năm nay,các nước đã vận dụng bài toán ma trận để chọn phương án tối ưu cho chính sách hay đường lối kinh tế,và vận dụng toán qui hoạch tuyến tính để điều hành từ Nhà nước đến xí nghiệp,công ty riêng....Nhưng không ai học và biết toán là gì,phán đại gặp đâu phán đó.
    May là nước ta quá giàu,thuê các chuyên gia nước ngoài làm nên tài nguyên khoán sản còn khai thác tốt và bán có lãi....nếu nghèo như thiên hạ chắc ăn củ mì,mặc áo tơi như xưa.
    Dân ta rất thuộc lịch sử nên ai cũng phòng thân,tệ lắm cũng vài cây,vì chưa ai dám tin vào bất kì chính phủ nào trước đây và hiện nay,nên phòng thân cả,thậm chí chả dại đưa tiền vàng vào ngân hàng để kiếm vài đồng lẻ.
    Dân ta không thế thì còn lâu mới đánh thắng quân Minh,rồi quân Thanh,Pháp Mỹ....Không giàu nhờ dự trữ thì lấy gì mà góp cho các cuộc kháng chiến và chiến tranh đánh thắng ngoại xâm.
    Ngay như hôm qua thôi,khủng hoảng kinh tế các nước lăn đùng đùng,nước ta có khó chút nhưng cứ tỉnh bơ...rồi có ông nhận vớ là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của các chú.
    Ba người làm bảy người phá,nay chỉ cần ba người làm bảy người cho ra nước ngoài học....bảo đảm nước ta giàu,chả hơi đâu mà chế ốc vít xe hơi mà sáng tạo ra những hành hóa mới.Khi đó chúng ta thừa tiền cho nước MẺO để nuôi bộ máy làm việc chứ không phải vay ăn đong hàng quí cả ngìn tỷ như hiện nay,lúc đó cá Tra ta xuất qua chắc thuế bằng 0.Nợ gì cả gần 18 ngìn tỷ mà bày cấm vận nọ kia,lại cấm cả công ty vùng sâu mới tệ chứ.
    Nước Ta có số phận long đong,đưa lên làm quan vài năm là hỏng,cha mẹ dạy nó hổng nghe.nên cha mẹ cất tiền bằng vàng sạch.Đấy vàng giá cao hơn thiên hạ quá cỡ,nhưng thằng đầu cơ vàng đưa ra là dân ta hốt sạch,đất phân lô bán là mua sạch,nhưng chả dại mua nhà nó xây vì đằng nào cũng đổ.Đấy,dọa đạp thị trường chứng khoán ,nhưng bán ra là mua ,bán xuống cứ mua,mua sạch hết cổ phiếu lấy gì bán nữa,vì nhận thức đơn giản cổ phiếu là tài sản của quốc gia,của một nền sản xuất tập tò bò lên tư bản chủ nghĩa ,mà TBCN là trước mắt,còn CN gì đó thì quá xa vời,còn nằm trong ngăn kéo ngiên cứu.
    Hãy tin vào sức mình,đó là sức nhân dân và của chính chúng ta...Hãy thôi tin vào nhưng con người trái gió.
    Công Sơn chúc cả diễn đàn năm mới cùng vui,và nhớ tập dưỡng sinh để sống cho dài chút mà nhìn sự đổi thay đất nước do chính nhân dân tạo ra,và đám ăn theo đi ô tô bốc phét.

    Trả lờiXóa
  11. Theo tôi nghỉ: CS đã dùng "Chuyên chính vô sản" để cướp chính quyền thì ắt phải có "Vô sản chuyên chính mới giải quyết triệt để được! Đó là cái giá dân tộc VN phải trải qua! Đó là quy luật vậy!

    Trả lờiXóa
  12. Bây chừ năm cùng tháng tận của năm 2014 .
    Tui cho rằng bây chừ xã hội VN không khác gì cách đây 156 năm = 1858 khi quân Pháp xâm lược nước ta.
    Cụ Nguyễn Trường Tộ đã góp ý cải cách ( canh tân ) cho vua Tự Đức , canh tân đất nước để phát triển , nhưng ông vua đã bỏ ngoài tai , chỉ thích nghe đám quần thần ngu dốt bất tài , dẫn đến mất nước .
    Nay lịch sử lặp lại , đưa ra chính sách cách đây hàng ngìn năm bên Tàu thời Tần Thủy Hoàng đốt sách sât nho .
    Để VN có sự chuyến biến mạnh mẽ theo tui nghĩ phải có một B.Elsin may ra canh tân được đất nước ,hoặc bên anh "bạn vàng " có biến động thì sứ Vịt ta mới thay đổi được ( ngoại cảnh tác động vào)
    Hy vọng vào năm 2015 , thôi vẫn hy vọng niềm tin còn hơn thất vọng .
    Xin chúc sức khỏe các ngài đàm loạn viên ; mai trời sẽ sáng !

    Trả lờiXóa