(tiếp theo - Phần cuối)
XXI.
XXI.
Và giờ đây tôi có thể đặt câu hỏi: "Vậy thì cần
làm gì?"
Tất nhiên, sự nghi ngờ của tôi với những mô hình chính
trị thay thế và khả năng những cuộc cải cách hay thay đổi hệ thống có thể cưu
mang đến cho chúng ta không có nghĩa là tôi nghi ngờ mọi tư tưởng chính trị.
Hay sự nhấn mạnh của tôi về tầm quan trọng của mối quan tâm tập trung vào con
người thực đã loại trừ tôi khỏi những cân nhắc về những hậu quả mang tính hệ
thống xuất phát từ đó. Ngược lại, nếu đã nói ra A thì cũng phải nói nốt B. Tuy
nhiên, tôi cũng chỉ đưa ra một vài nhận xét rất chung.
Hơn hết, bất kì cuộc cách mạng hiện sinh nào cũng đem
đến một hi vọng tái thiết đạo đức xã hội - có nghĩa là một hi vọng canh tân
triệt để mối quan hệ của con người với cái mà tôi gọi là "trật tự con
người", mà không trật tự chính trị nào có thể thay thế được. Một kinh
nghiệm mới của tồn tại, một sự cắm rễ mới vào tổng thể, một cảm nhận mới giành
được về "trách nhiệm cao hơn", một quan hệ nội tại mới được tìm ra
với những người khác và với cộng đồng người - những yếu tố này vạch rõ hướng ta
phải đi.
=>Quyền
lực Phần 1;>Phần
2;>Phần
3 ;>Phàn
4 ;>Phần
5 ; >Phần
6 ;>Phần
7;>Phần
8 ;> Phần
9 ;>Phần 10 ;>Phần
11 ;> Phần
12 ; > Phần
13 ;> Phần
14 ;> Phần 15
Còn những hậu quả chính trị? Có vẻ như chúng sẽ được
phản ánh trong hiến pháp của các cấu trúc sẽ nảy sinh trên "tinh thần
mới" này, từ các yếu tố con người hơn là từ việc chính thức hóa các quan
hệ chính trị và các bảo đảm chính trị. Nói cách khác, vấn đề là sự hồi sinh của
các giá trị như niềm tin, sự cởi mở, trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương. Tôi đặt
niềm tin vào những cấu trúc không nhắm tới khía cạnh "kĩ thuật" của
việc thực thi quyền lực, mà tới tầm quan trọng của sự thực thi ấy trong các cấu
trúc được gắn với nhau bởi các cảm nhận chung về tầm quan trọng của những cộng
đồng nhất định, hơn là bởi những tham vọng bành trướng "hướng ngoại".
Có thể và nhất định phải tồn tại những cấu trúc mở, động và nhỏ; vượt qua một
mức nào đó, những ràng buộc nhân văn như niềm tin cá nhân hay trách nhiệm cá
nhân không còn hiệu lực nữa. Nhất định phải tồn tại những cấu trúc mà trên
nguyên tắc không áp đặt bất cứ một giới hạn nào về nguồn gốc của các cấu trúc khác.
Bất cứ sự tích tụ quyền lực nào (vốn là một đặc trưng của sự tự vận hành) sẽ
hoàn toàn xa lạ với nó. Chúng có thể là những cấu trúc không theo nghĩa tổ chức
hay thiết chế, mà như là một cộng đồng. Quyền năng của nó chắc chắn là không
dựa trên những truyền thống đã trống rỗng từ lâu, như truyền thống của các
chính đảng khổng lồ, mà theo nghĩa thực tế, dựa vào cách chúng tiếp cận một
tình huống cho trước. Thay vì là một khối liên kết chiến lược của các tổ chức
chính thức hóa, tốt hơn hết, nó nên có các tổ chức bừng nở cái mới tin cậy, tràn ngập
nhiệt tình cho một mục đích cụ thể nào đó, và biến mất khi mục tiêu ấy đã đạt
được. Thẩm quyền của các lãnh tụ nên bắt nguồn từ cá tính của họ và được thử
thách từng người trong môi trường cụ thể của họ, chứ không phải từ vị trí của
họ trong bất kì nomenklatura (bảng kê nhân sự) nào. Họ nên hưởng niềm tự tin cá
nhân to lớn và thậm chí hưởng những quyền lực lập pháp to lớn dựa trên niềm tự
tin ấy. Có vẻ như đây là lối duy nhất thoát khỏi sự bất lực kinh điển của các
tổ chức dân chủ truyền thống, vốn thường xuyên có vẻ dựa trên sự nghi ngờ hơn
là tin tưởng lẫn nhau, và dựa vào sự vô trách nhiệm tập thể hơn là trách nhiệm.
Chỉ với sự hậu thuẫn toàn lực mang tính hiện sinh của mọi thành viên trong cộng
đồng, thì mới có thể dựng nên một bức tường thành bền vững chống "chủ
nghĩa toàn trị lấn dần”. Những cấu trúc này nên lớn dậy một cách tự nhiên từ
bên dưới như là kết quả của sự tự tổ chức chân chính của xã hội; chúng nên lấy
năng lượng sống từ đối thoại sinh động với những nhu cầu đích thực mà từ đó
chúng xuất hiện, và khi những nhu cầu này biến mất, các cấu trúc cũng nên tan
biến theo. Những nguyên tắc tổ chức nội bộ của chúng nên rất đa dạng, với các
quy định từ bên ngoài giữ ở mức tối thiểu. Tiêu chí quyết định của sự "tự thiết
chế" này nên là ý nghĩa thực tế của hệ thống, chứ không phải chỉ là một quy
tắc hoàn hoàn trừu tượng.
Cả đời sống chính trị và kinh tế cần dựa trên sự hợp
tác đa dạng và phong phú của những tổ chức hợp - tan một cách năng động như thế.
Đối với đời sống kinh tế, tôi tin vào những nguyên tắc tự quản lý, cái có lẽ là
cách duy nhất để đạt tới cái mà mọi nhà lý thuyết của chủ nghĩa xã hội mơ ước,
tức là sự tham gia thực sự (cụ thể là không chính thức) của người lao động vào
việc ra quyết định kinh tế, dẫn đến cảm giác về trách nhiệm chân chính cho công
việc hợp tác của họ. Nguyên lý kiểm soát và kỉ luật phải được từ bỏ để dành chỗ
cho nguyên tắc tự kiểm soát và tự kỉ luật.
Thậm chí từ những phác thảo rất chung này, có vẻ như
đã rõ rằng những hậu quả về mặt hệ thống của một cuộc "cách mạng hiện
sinh" thuộc loại này sẽ vượt lên rất xa khuôn khổ của nền dân chủ nghị
viện cổ điển. Vì đã giới thiệu thuật ngữ "hậu toàn trị" để phục vụ
cuộc thảo luận này, có lẽ tôi nên gọi khái niệm mà tôi vừa phác ra - hoàn toàn
tạm thời - như là những triển vọng cho một hệ thống "hậu dân chủ".
Không nghi ngờ gì là khái niệm này có thể được phát
triển xa hơn nữa, nhưng tôi nghĩ, nhẹ nhất thì cũng thật ngu ngốc bởi vì chậm
rãi nhưng chắc chắn, toàn bộ khái niệm sẽ trở nên tha hóa, tách biệt khỏi chính
nó. Sau rốt, căn bản của một nền "hậu dân chủ" như thế cũng là vì nó
có chỉ có thể phát triển qua hiện thực, như là một tiến trình xuất phát trực
tiếp từ cuộc sống, từ một bầu khí quyển mới và một "tinh thần" mới
(tất nhiên, tư tưởng chính trị sẽ đóng vai trò ở đây, dù không phải đạo diễn,
mà chỉ là một chỉ dẫn). Tuy nhiên, sẽ viển vông nếu cố gắng đoán trước hình
dạng về mặt cấu trúc của "tinh thần mới" ấy khi chưa thấy tinh thần
ấy tồn tại thực sự và không hiểu diện mạo cụ thể của nó.
XXII.
Tôi
đã có thể bỏ đi toàn bộ phần trước như thể một chủ đề thích hợp hơn cho sự suy
nghiệm cá nhân nếu nó không nhằm một cảm giác ám ảnh. Nói thì có vẻ hơi viển
vông, và vì thế tôi sẽ trình bày dưới dạng câu hỏi: Chẳng phải tầm nhìn về các
cấu trúc "hậu dân chủ" này, trên phương diện nào đó, đã nhắc tới một
trong những nhóm "bất đồng chính kiến" hay một vài các đề xướng độc
lập của công dân như ta đã biết từ chính môi trường chúng ta? Chẳng phải những
cộng đồng nhỏ này, ràng buộc với nhau bởi hàng ngàn nỗi khổ cực được sẻ chia,
đã làm sống dậy vài mối quan hệ và ràng buộc chính trị "có ý nghĩa nhân
văn" đặc biệt mà ta đang nói tới? Chẳng phải những cộng đồng này (và chúng
là các cộng đồng hơn là các tổ chức) - gợi hứng chủ yếu bởi một niềm tin chung
vào tầm quan trọng quyết định của cái mà họ đang làm, bởi vì họ không có cơ hội
thành công trực tiếp và bề ngoài nào- được nối với nhau chính bởi cái không khí
mà trong đó những ràng buộc bị chính thức hóa và tín điều hóa trong các cấu
trúc chính thức bị thay thế bởi cảm giác sống động về đoàn kết và đồng chí?
Chẳng phải những nhóm này sinh ra, trưởng thành rồi tiêu vong dưới sức ép của
những nhu cầu đích thực và cụ thể, không chịu gánh nặng của những truyền thống
trống rỗng? Chẳng phải là những cố gắng của họ nhằm sáng tạo một hình thức cụ
thể của "sống trong sự thật" và làm mới cảm giác về trách nhiệm cao
hơn trong một xã hội lãnh đạm thực sự là một dấu hiệu của sự tái cấu trúc sơ
khai về đạo đức?
Nói cách khác, chẳng phải những cộng đồng mở, năng
động, phi quan liêu và không chính thức đã gộp thành "polis song
song" là một kiểu phác họa sơ khai, một mô hình mang tính biểu tượng của
những cấu trúc chính trị "hậu dân chủ" có ý nghĩa hơn ấy, cái có thể
trở thành nền tảng của một xã hội tốt đẹp hơn?
Từ hàng ngàn kinh nghiệm cá nhân, tôi biết cái hoàn
cảnh đơn thuần là kí vào Hiến chương 77 đã ngay lập tức tạo ra mối liên hệ sâu
sắc hơn và cởi mở hơn, và khơi dậy những cảm giác mạnh mẽ và đột ngột về một
cộng đồng thực sự giữa những người trước đây xa lạ. Điều này, nếu có, cũng rất
hiếm khi xảy ra thậm chí giữa những người đã từng làm việc cùng nhau trong thời
gian dài trong một cấu trúc chính thức lãnh đạm nào đó. Cứ như thể sự nhận thức
đơn thuần và chấp nhận một nhiệm vụ chung và một kinh nghiệm được chia sẻ là đã
đủ biến chuyển con người và môi trường mà họ sống, như thể nó tạo cho những
công việc cộng đồng của họ một chiều kích nhân bản hơn, ít thấy ở nơi khác.
Có thể mọi điều trên chỉ là hậu quả gây ra bởi một mối
đe dọa chung. Có thể vào thời khắc mà sự đe dọa ấy chấm dứt hay bị xóa bỏ, tâm
trạng mà nó tạo ra cũng tan biến theo. (Mục tiêu của những kẻ đang dọa nạt
chúng ta ngược hẳn lại. Lần này qua lần khác, người ta vẫn bị sốc bởi năng
lượng mà chúng đã dành ra để đầu độc, bằng nhiều cách hèn hạ khác nhau, mọi
quan hệ người với người bên trong cái cộng đồng bị đe dọa)
Dù có thế, nó không làm thay đổi được gì đối với câu
hỏi mà tôi vừa nêu ra.
Chúng ta không biết lối thoát khỏi sự suy nhược trầm
trọng của thế giới, và sẽ là một sự ngạo mạn không thể tha thứ được nếu chúng
ta coi những việc nhỏ bé mà ta đang làm như là một giải pháp cơ bản, hay diễn
giải rằng chúng ta, cộng đồng của chúng ta và các giải pháp của ta cho các vấn
đề sống còn nêu trên là việc duy nhất đáng làm.
Dù vậy, tôi nghĩ rằng với những suy nghĩ trên về các
điều kiện hậu toàn trị, và với những hoàn cảnh và sự thiết chế nội bộ của những
nỗ lực đang lớn dậy nhằm bảo vệ nhân loại và bản sắc của họ trong những điều
kiện như thế, những câu hỏi mà tôi đặt ra là thích hợp. Chí ít, chúng là một
lời dẫn để suy nghĩ cụ thể về kinh nghiệm của chính chúng ta và nêu ra vài suy
nghĩ về việc liệu những yếu tố nhất định của kinh nghiệm ấy sẽ không - nếu
thiếu sự nhận thức rõ của ta về nó - chỉ dẫn tới nơi nào đó xa hơn, vượt lên
những giới hạn hiển nhiên, và liệu ngay ở đây, ngay trong đời sống thường nhật
của ta, những thách thức nhất định vẫn chưa được giải mã, đang âm thầm chờ đợi
thời khắc chúng được nhận ra và nắm bắt.
Câu hỏi liệu có "tương lai tươi sáng hơn"
thì luôn luôn xa vời. Nhưng nếu ngược lại, nó đã luôn ở đây từ lâu, và chỉ có
sự mù lòa và yếu đuối của chúng ta ngăn cản ta không nhìn thấy nó xung quanh và
trong mình, và ngăn ta không vun trồng nó? /Hết/ .VLHV
-----------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét