Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 4


* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - Kỳ 4)
4- Mưu đồ bành trướng của nhà Thanh bị Pháp đánh chặn
Chiến tranh Pháp-Thanh là cuộc chiến giữa Đệ Tam Cộng hoà Pháp và Đế quốc Mãn Thanh, diễn ra từ tháng 9 năm 1884 đến tháng 6 năm 1885. Cuộc chiến nổ ra vì Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ và con đường đến tỉnh Vân Nam. Ngược lại, nhà Thanh không muốn  sự hiện diện quân sự của Pháp Bắc Kỳ, vì điều này sẽ trực tiếp uy hiếp vùng biên giới phía nam của họ. Sâu xa hơn nữa, là nhà Thanh muốn nhân cơ hội này để chiếm đoạt[1] hoặc là duy trì ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam, vốn là chư hầu truyền thống của Trung Quốc.
Mặc dù Hiệp ước Sài Gòn 1874 cho phép tàu thuyền Pháp đi thám hiểm các dòng sông, nhưng tới những năm đầu 1880, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tiếp tục quấy nhiễu và cản trở các thương gia Pháp. Hệ quả là chính quyền Pháp phái một lực lượng viễn chinh nhỏ với nhiệm vụ quét sạch quân Cờ đen khỏi vùng đồng bằng sông Hồng. Quân Pháp nhanh chóng đánh chiếm thành Hà Nội và chuẩn bị tiễu trừ các lực lượng quân sự chống đối họ, bao gồm quân củatriều đình Huế do Phò mã Hoàng Kế Viêm quản lĩnh và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc. Nhà Thanh vốn luôn phản đối sự hiện diện của Pháp trên Bắc Kỳ liền bắt đầu chuẩn bị chiến tranh. Lấy cớ tiễu trừ thổ phỉ, quân đội Vân Nam và Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) được điều động tiến sát về biên giới, sẵn sàng vượt biên giới tiến sang Bắc kỳ. Nhà Thanh cũng hạ lệnh cho hải đội Quảng Đông, gồm 20 thuyền tiến vào hải phận của Việt Nam để thị uy
                                            >>Mời xem từ: > Kỳ 1  Kỳ 2  ;  Kỳ 3  
Tới ngày 17 tháng 6 năm 1882, quân Thanh từ Vân Nam do Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng chỉ huy vượt biên giới tràn sang Bắc Việt, đóng ở Bắc Ninh và ở Sơn Tây, có quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng, phối hợp với các lực lượng tiền tiêu đã đồn trú tại Bắc Việt từ tháng 8 năm 188, để hỗ trợ cho quân Nam của Hoàng Kế Viêm và quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
Quân Pháp dưới sự chỉ huy của đại tá Henri Rivière chiếm thành Hà Nội, thủ phủ vùng Bắc Bộ vào ngày 25 tháng 4 năm 1882. Triều định Huế cử quan kinh lược chánh phó sứ là là ông Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên đem binh lui về Mỹ Đức để cùng với Hoàng Kế Viêm tìm cách chống giữ. Nhưng quan khâm sứ Rheinart sang thương thuyết rằng việc đánh thành Hà Nội không phải là chủ ý của nước Pháp, và xin sai quan ra giữ lấy thành trì. Triều đình Huế bèn sai nguyên Hà Ninh tổng đốc Trần Đình Túc làm Khâm sai đại thần, quan Tĩnh biên phó sứ là Nguyễn Hữu Độ làm phó khâm sai, ra Hà Nội để cùng với đại tá Henri Rivière thu xếp mọi việc. Đại tá Rivière trả thành Hà Nội cho quan nhà Nguyễn, nhưng vẫn đóng quân ở trong Hành cung. Theo yêu sách của Rivière, nhà Nguyễn phải chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp, phải trao thành Hà Nội cho Pháp quản lý, đặt thương chánh tại Bắc kỳ và giao cho Pháp cai quản.
Triều đình Huế không chấp nhận các điều kiện khắc nghiệt đó nên đàm phán đổ vỡ. Ông Phạm Thận Duật được cử sang Thiên Tân cầu cứu với triều đình nhà Thanh. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh làm mật sớ về tâu với vua nhà Thanh, đại lược nói: "nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng, nên quân Thanh nhân cơ hội này tiến vào Bắc Việt.
Tháng 11 năm 1882, Đại sứ Pháp Bourée tại Trung Hoa tiến hành một cuộc gặp mặt với Phó vương Trực Lệ (Zhili-tức vùng Bắc Kinh) Lý Hồng Chương, trong đó hai bên tính đến khả năng nhượng vùng Lào Cai cho nhà Thanh để lập một cửa khẩu vào Vân Nam, đồng thời thiết lập một đường phân giới dọc theo sông Hồng, theo đó phần phía bắc sẽ thuộc về nhà Thanh, phần phía nam sẽ do Pháp quản lý. Lý Hồng Chương đồng ý với thỏa thuận đạt được này, và chuyển thỏa thuận về Đổng lý Nha môn nhà Thanh để phê chuẩn. Tuy nhiên chính phủ của Thủ tướng Jules Frrry không đồng ý phê chuẩn hiệp nghị này và triệu hồi Đại sứ Bourée về nước.
Tại Pháp, ngày 21 tháng 10 năm 1882, bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa yêu cầu chính phủ Pháp tăng viện cho Sài Gòn 10 triệu france và 6.000 binh sĩ để giải quyết vụ khủng hoảng ở Bắc Kỳ. Sau một cuộc tranh luận gay gắt trong phiên họp Hội đồng Nội các, tổng thống Pháp Jules Grevi phản đối quyết liệt và chỉ sau khi bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Jauréguiberry dọa từ chức, Hội đồng thỏa thuận gởi tăng viện cho Sài Gòn 700 binh sĩ do tàu Corrèze chở đến Sài Gòn. Số quân này đến Sài Gòn ngày 13 tháng 02 năm 1883 và chuyển ra Bắc Kỳ vào ngày 15 tháng 02. Tới ngày 10 tháng 11, bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa gởi công điện khẩn tới Sài Gòn cách chức Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Villers với lý do ông này vượt quá quyền hạn và bị thay thế bởi Charles Thomson. Ông Thomson nhận bàn giao chức vụ thống đốc Nam Kỳ vào ngày 12 tháng 01 năm 1883.
Ngày 12 tháng 3 năm 1883 Rivière chiếm mỏ than Hòn Gai và đặt một đồn binh gồm 25 người canh giữ. Trong thời gian đó, tổng đốc Nam Định tuyển mộ hơn 10 ngàn dân phu xây dựng các công sự phòng thủ, ngăn cản quân Pháp nhận tiếp viện bằng đường biển. Sau khi nhận thêm quân tiếp viện từ Nam kỳ, đại tá Rivière để thiếu tá hải quân Berthe de Villers với 400 quân lại giữ Hà Nội, còn lại đem đi đánh Nam Định. Lực lượng Pháp đánh thành Nam Định rất hùng hậu, gồm tuần thám hạm Pluvier, pháo thuyền Fanfare, La Hache, Yalagan, Carabine, La Surprise, tàu hơi nước Hải Phòng, các tàu chuyển vận loại nhỏ Kiang Nam, Tonkin, Whampoa và 4 ghe mành, 4 đại đội thuỷ quân lục chiến, tổng cộng gồm chừng 800 người và một đội lính bộ binh bản địa. Đến ngày 27 tháng 3 năm 1883, quân Pháp hạ thành Nam Định với tổn thất rất nhỏ, chỉ có trung tá Carreau bị thương nặng rồi chết và 2 người nữa bị thương, trong khi phía quân Nam mất 200 người.
Trận Cầu Giấy
Nhân lúc Rivière vắng mặt, quân Nam tổ chức tấn công Hà Nội, tại làng Gia Quất tổng Gia Thụy huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh thời Nguyễn (Pháp gọi là Trận Gia Cuc), nhưng bị de Villers đẩy lui, (địa danh này nay thuộc Ngọc Thụy quận Long Biên, Hà Nội). Tình hình quân Nam trở nên nghiêm trọng, nhưng nhận được sự tiếp sức của quân Cờ đen và được quân Thanh yểm trợ, quân Nam và quân Cờ đen quay lại đánh thành Hà Nội. Quân Cờ đen tiến về đóng đại bản doanh ở phủ Hoài Đức, đồng thời Tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản cùng với quan phó kinh lược Bùi Ân Niên đem binh về đóng ở Giốc Gạch, thuộc huyện Gia Lâm chuẩn bị sang đánh Hà Nội. Quân Cờ đen để khiêu khích quân Pháp, đốt phá các khu giáo dân, lợi dụng đêm tối dùng pháo đặt trên lưng voi bắn vào Hà Nội, rồi tới ngày 10 tháng 5, gửi chiến thư thách Rivière ra đánh.
Để ngăn chặn hướng tấn công của quân Cờ Đen và quân triều đình từ Phủ Hoài, Rivière tổ chức một cuộc hành quân lớn đánh vào phủ Hoài Đức (Dịch Vọng Từ Liêm). Cuộc hành quân này có qui mô lớn, do thiếu tá Berthe des Villers làm tổng chỉ huy, gồm có:
Quân Pháp tại trận Cầu Giấy
- 2 đại đội thủy bộ binh cùng với các thủy binh của tàu chiến Victorieuse do trung úy hải quân Le Pelletier de Ravinières chỉ huỵ
- 2 đại đội thủy bộ binh và các thủy binh của tàu chiến Villars do trung úy hải quân Sentis chỉ huy.
- 2 đại đội thủy bộ binh và các thủy binh của tàu chiến Léopard do thuyền phó Lebris chỉ huỵ với lực lượng tổng cộng chừng 500 người.
Cuộc hành quân bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng ngày 19 tháng 05 năm 1883. Quân Pháp tiến về phía Cầu Giấy, là một cây cầu bắc ngang qua sông Tô Lịch chảy về hướng Bắc trước khi đổ vào Hồ Tây. Tinh thần quân Pháp rất cao, họ vừa đi vừa cười đùa và hát, vì họ cho rằng trận chiến sẽ rất dễ dàng. Đi được không bao xa khỏi Hà Nội, quân Pháp đã phát hiện bóng quân Cờ đen ẩn núp sau các lũy tre, nên Rivière hạ lệnh tăng tốc độ hành quân để chặn bắt chủ lực quân địch. Thiếu tá Berthe des Villers và đại úy Puech tiến chiếm Cầu Giấy, chia quân lục soát làng Tiên Đồng (thôn Tiền xã Dịch Vọng, nằm bên phải Cầu Giấy) rồi quay hướng sang làng Yên Khê (nằm bên trái Cầu Giấy) dày đặc tre rừng rất vững chắc, phù hợp cho việc đóng trại và phục kích của quân Cờ Đen. Quân Pháp dùng trọng pháo bắn vào làng Yên Khê Thượng (Thượng Yên Quyết) và làng Trung Tường (thôn Trung xã Dịch Vọng, nằm bên trái đường Cầu Giấy ngày nay), chuẩn bị tiến quân vào. Rivière và phụ tá tham mưu de Marolles cùng với Berthe des Villers vượt lên trước đoàn quân tiến vào khu chợ cách Cầu Giấy khoảng 330 mét.
Quân Cờ Đen trong làng Trung Tường bị quân của Trung úy Pelletier de Ravinières tiến đánh phải rút lui, quay sang tăng cường ổ phục kích của quân Cờ Đen chặn đường rút lui của cánh quân Pháp bên sông Tô Lịch. Khi quân Pháp lọt vào ổ phục kích, quân Cờ đen tràn ra để cắt đứt hậu quân Pháp. Bị vây đánh, quân Pháp co cụm lại, nên càng dễ dàng trở thành bia cho quân Cờ đen bắn hạ. Thiếu tá Berthe des Villers bị trúng đạn thương nặng, khiến Rivière phải ra lệnh rút lui, nhưng quân Cờ Đen từ các lũy tre làng dày đặc ào ra tứ phía để tấn công, quân lính Pháp có nhiều người bị giết. Rivièr và Marolles vội hạ lệnh rút lui về Cầu Giấy để chống cự. Một khẩu pháo rơi vào tay quân Cờ đen sau khi toàn bộ nhóm pháo thủ bị hạ sát, nên Rivièr cùng một toán quân xông ra để chiếm lại. Trong khi cùng một sĩ quan di chuyển khẩu pháo để đặt vào một địa thế ở Cầu Giấy, H. Rivièr bị trúng đạn ngay giữa trán ngã quỵ xuống chết ngay.
Quân Cờ Đen ào ra cắt lấy đầu H. Rivière, quân Pháp bị thua một trận đánh lớn, thiệt hại rất nhiều về nhân mạng, sĩ quan cũng như binh lính. Ngoài Rivière bị giết chết, nhiều sỹ quan khác như sỹ quan tùy tùng Clerc, sĩ quan tham mưu de Marolles bị thương, đại úy Jacquin và trung úy Heral de Brisis, đều thuộc thủy quân lục chiến bị tử trận, thiếu tá Berthe des Villers bị trọng thương, được đưa về Hà Nội nhưng cũng không qua khỏi, chừng 50 lính Pháp bị giết tại trận, hơn 70 lính bị thương. Trong thời gian sau đó, quân Nam liên tục tấn công quân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định, nhưng đều bị quân Pháp đánh lui.
Tin Rivière bị giết truyền về Paris, chính phủ Pháp của thủ tướng Jules Ferry vốn đang do dự về việc chinh phục Bắc kỳ, đổi thái độ sang chủ chiến. Nghị viện thông qua chiến phí 5 triệu rưỡi franc và đưa một đoàn quân 3000 người xuống tàu đi Viễn Đông. Thiếu tướng Bouet, nguyên là sỹ quan hải quân, ở Nam Kỳ được phái ra làm ra thống đốc quân vụ ở Bắc Kỳ, Hải quân thiếu tướng, Đô đốc Courbet, nguyên toàn quyền New Caledonia được lệnh đem một đội chiến thuyền sang tiếp ứng, Bác sỹ Harmand, nguyên là bác sỹ giải phẫu của hải quân, sứ thần Pháp ở Xiêm, được cử ra làm toàn quyền để phối hợp các hoạt động quân sự và dân sự.
Vừa đặt chân tới Hà Nội cùng 200 lính tây và 300 lính tập, tướng Bouet đã ban hành ngay tình trạng khẩn cấp ở Bắc Kỳ, đồng thời cho phép một thuộc hạ cũ Jean Dupuis là Georges Vlavianos tuyển mộ và thành lập một tiểu đoàn quân Cờ Vàng, một đội quân kỵ binh tiền sát và một đội dân quân bản địa. Bouet cũng cho xây đắp, thêm đồn bốt phòng thủ thành Hà Nội và chỉnh đốn việc phòng thủ ở các thành Hải Phòng và Nam Định….
                     (còn tiếp)
--------------------

2 nhận xét:



  1. Viện Khổng Tử và lão Khổng Chết nơi Tân Ziao Chỉ Quận Thế kỷ 21 .. ..
    ********************** *********************




    Viện Khổng Chết nơi Tân Ziao Chỉ
    Như món Tạp pí lù muốn thay Phở quá đi ! !
    Đại Hán đang đổ tiền lập Viện Khổng Tử
    Chú lọ cô lem bị nhỏ nước lú nơi châu Phi
    Tàu cũng xuất khẩu nhỏ qua cả Mỹ lẫn Đức
    Mong Hán hóa bao óc não béo nộn phì
    Xiềng trong sọ là xích tháo gỡ khó nhất
    Mụ xẫm chú chệt từng « Tàu hoá » dáo MÁC lưỡi LÊ
    Nay lại giở trò « Khổng Chết hoá" Tư bản Chệt
    Nhồi cái nhân bành trướng thịt chó Ngô Cẩu nước TỀ
    Lão TẬP qua cưỡng hiếp TRỌNG 'lú' Ziao Chỉ
    Lập Viện Khổng Tử như Trụ đồng Mã Viện kê
    Trào lưu Thời đại : Tự do - Khoa học - Dân chủ
    Khổng Tử xưa nay cổ hủ thành Khổng Chết .. .. hề hề .. ..
    Gái Bắc Kinh - gú Thượng Hải bỏ Tam tòng tứ đức
    Vứt Vòng Kim cô Khổng Chết thay Vòng xoắn tận mề ! ! !
    TỔNG 'lú' ơi ! Tổ tiên đã quá não nề Ziao Chỉ Quận !
    Đã 'lú' còn 'pê đê' để cho Lão TẬP hội đồng bề ! ! !





    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    Bắc Kinh đang làm sống lại hai nguyên tắc của Khổng giáolà những nguyên tắc liên quan đến sự hài hòa và liêm sỉ vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay, coi đó như một lời nhắc nhở về tính chất phi tự do và phản dân chủ của nền chính trị Trung Quốc.

    Vừa lợi dụng và sử dụng Khổng giáo, tức là tư tưởng truyền thống của Trung Quốc cùng lúc áp dụng thủ thuật Pháp gia

    Trong khi Nho giáo coi nhân, lễ và hài hòa xã hội là cơ sở hợp pháp duy nhất và hiệu quả cho việc quản lí xã hội thì Pháp gia lại nhấn mạnh nhu cầu quốc phú, binh cường và từ đó mà có từ phú cường

    BẮC KINH lấy đạo đức và học thuyết Khổng giáo của Trung Quốc làm nền tảng, nhưng bổ sung thêm những kỹ thuật của nước ngoài để có của cải và sức mạnh


    BẮC KINH lấy cái học của Trung Quốc làm cơ sở, lấy tri thức phương Tây áp dụng vào thực tiễn

    Phái Pháp gia cho rằng cần phải tích lũy của cải và sức mạnh nhằm phục hồi sự vĩ đại của đế quốc.
    Trung Quốc cần phải tự lực tự cường mà chỉ có thể làm được bằng cách vay mượn, nghĩa là sao chép công nghệ Tây phương
    sao chép các kỹ thuật và phương pháp của các cường quốc bên ngoài.
    Hiện nay, Trung Quốc là nước có nhiều du học sinh hơn bất kỳ nước nào khác, và Trung Quốc cũng là nước không nói tiếng Anh có nhiều người học tiếng Anh nhất thế giới.

    Trả lờiXóa

  2. và thực hiện các cuộc cải cách chính phủ ở trong nước. Ước muốn chiếm đoạt một số phương tiện của phương Tây rồi sử dụng chúng cho mục tiêu tăng cường sức mạnh của Trung Quốc nhằm chống lại phương Tây cùng với tinh thần thực dụng của phái Pháp gia sẽ trở thành đề tài quan trọng của những nhà cải cách ở Trung Quốc.

    Phái Pháp gia thâm hiểm muốn làm suy yếu các đối thủ phương Tây bằng cách làm cho họ mâu thuẫn với nhau, dĩ di trị di – lấy man di trị man di vốn là mưu kế cổ xưa của Trung Quốc.

    Cuối cùng, tự cường đòi hỏi thông tin tình báo về các quốc gia khác để xác định những vị trí dễ bị tổn thương của họ, và có những biện pháp ngoại giao khéo léo nhằm phân hóa hàng ngũ của kẻ thù.

    Tất cả những người đó đều đã nói đến khai thác chức năng phương Tây trong khi vẫn giữ bản chất Đại Hán

    Mao Trạch Đông thường nói về áp dụng chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh của Trung Quốc
    Đặng Tiểu Bình chủ trương nhập khẩu bí quyết kinh tế thị trường của phương Tây để xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc

    Bằng chứng là những nỗ lực to lớn của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt sở hữu trí tuệ của Mỹ bằng gián điệp mạng và những hình thức do thám truyền thống khác.


    Sao chép bắt chước phải được coi là bằng chứng của một tham vọng nhất quán và lâu dài của Trung Quốc.

    Đó là bảo vệ quyền lực của CSTQ và làm cho Trung Quốc trở thành mạnh mẽ để Bắc Kinh có thể thiết lập trật tự toàn cầu mới theo cách Bắc Kinh



    Trật tự thế giới do Trung Quốc áp đặt bằng mục tiêu Đại Đồng qua học thuyết Khổng Tử cho phép sử dụng phương pháp chính trị thực dụng nhằm giữ cho thế giới có trật tự theo kiểu Đại Hán

    Nuôi chủ nghĩa ái quốc cực đoan băng nhấn mạnh giá trị đạo đức truyền thống của Nho giáo về sự sỉ nhục và coi đó là sức mạnh hiện đại hoá.

    Nhục làm người ta phải cố gắng, khi đất nước đang bị sỉ nhục, tinh thần của nó sẽ thăng hoa

    Khi người ta cảm thấy xấu hổ, không có gì là tốt hơn là tự cường.
    Trung Quốc hiện nay đề tài xấu hổ hay sỉ nhục vẫn thường xuyên được nói tới.

    Năm 1927, Tưởng Giới Thạch lập ra ngày Quốc nhục, hiện nay ngày lễ đó vẫn được kỉ niệm ngay tại Tàu !!! .

    Nhiều địa điểm du lịch được du khách nội địa Trung Quốc đến nhất là những nơi tưởng niệm những giai đoạn thất bại và tàn phá Trung Quốc bởi bàn tay của các lực lượng phương Tây và Nhật Bản.


    TÓM LẠI Viện Khổng Tử là công cụ trong SỨC MẠNH MỀM mà Trung Quốc đang cổ vũ tán tụng lên tận mây xanh TRONG và NGOÀI Trung Quốc cho kế hoạch BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN lan trải từ ĐÔNG NAM Á đến Chaau Phi và châu Mỹ La Tinh ............

    Trả lờiXóa