Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

CÓ "HẬU CHỦ NGHĨA XÃ HỘI" CHĂNG ? - Kỳ 1


* ALAN CHARLES KORS *
(Lê K. Hiển dịch, Ðông Hiến hiệu đính)
Kỳ 1 
Không có "hậu chủ nghĩa xã hội" trong đời chúng ta, hoặc đời con chúng ta, sẽ không có cái gọi là "hậu chủ nghĩa xã hội" (!?).
Ngay sau Đại nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust) và sự sụp đổ của chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa kỳ thị người Do Thái đã phần nào im hơi lặng tiếng, hổ thẹn vì đã chường ra bộ mặt xấu xa nhất, thể hiện dưới hình thức quyền lực nhà nước thực sự.
Ngay sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, vốn dĩ là cơ hội hiện thực nhất để chủ nghĩa xã hội thử nghiệm quyền lực toàn diện, chủ nghĩa xã hội cũng phải im hơi lặng tiếng, nhưng chỉ trong chốc lát.
Tuy nhiên, những nguyên cớ dẫn đến chủ nghĩa xã hội ở Tây phương vẫn còn mãi với chúng ta, đó là sản phẩm của sự hội tụ hai thành tựu xuất sắc: một hệ thống kinh doanh tự do cởi mở và một thể chế chính trị dân chủ. Thành tựu thứ nhất tạo ra của cải vật chất làm thay đổi hoàn toàn những giới hạn của con người, nhưng đồng thời cũng làm nảy sinh tính ghen tỵ đặc biệt sâu sắc.
Alan Charles Kors
Thành tựu thứ hai thì lại tạo ra cho những người có tham vọng một con đường để đạt được quyền lực, dưới hình thức kêu gọi nhà nước dân chủ phải nhân danh công bằng xã hội mà thâu tóm và tái phân phối của cải.
Như Friedrich Hayek và Ludwig von Mises đã từng hiểu một cách toàn vẹn, của cải dồi dào do hệ thống kinh doanh tự do cởi mở mang lại đã làm cho những thành phần vô tích sự tin rằng những của cải ấy vốn sẵn có, là "của trời cho", ai lấy cũng được. Và rồi luận thuyết nói với hy vọng có gắn niềm tin: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”; nhưng suy cho cùng, cũng là con người với nhau cả, ai làm? Ai hưởng? Thường là con ngườii mang bản chất bẩm sinh thích hường thụ hơn là thích làm việc; thì câu hỏi đó trả lời sao đây?
Chủ nghĩa xã hội có nghĩa là bãi bỏ tư hữu, tư lợi, và bãi bỏ trao đổi tự nguyện giữa các cá nhân với nhau.  Nhưng, hưởng thụ lại là nhu cầu của cá nhân?
Điều đó có nghĩa là việc tổ chức sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ - tức là những thành quả của phát minh, sáng kiến, tư duy, sự can đảm, tài năng, và sức lao động của con người - sẽ được thực hiện dưới bàn tay của các nhà hoạch định chính trị, những người được cho rằng vừa nắm vững nguyện vọng của quần chúng, vừa biết cách đáp ứng những nguyện vọng đó. Và họ tự cho mình quyền lực để chỉ huy, quản lý, quản trị, điều hành và cả…sự ban phát. Thế thì tự bản thân nó đã sinh ra một thể chế, cái mầm bất công và thiếu bình đẳng, nghĩa là đụng đến nhân quyền! Nghĩa là xoá bỏ giai cấp, nhưng vẫn còn chính trị, còn kẻ sai khiến, kẻ có quyền ban phát theo ý riêng, áp đặt chủ quan có thế lực, và người bị sai bảo, tức là vấn đề của tự do. Chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là tài sản riêng sẽ bị quốc hữu hoá và của cải sẽ được phân phối bởi những người làm kế hoạch dựa trên những tiêu chuẩn do chính những người nầy xác định. Chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa mà bất kỳ đứa bé con nào cũng hiểu. Đó chính là việc lấy đồ của người khác. Đó cũng chính là câu chuyện giết con gà đẻ trứng vàng một cách hồ đồ và ngu tối. Câu chuyện này sở dĩ đã đi vào văn học dân gian và mang tính trường cửu chính là vì nó đã phản ánh một cái gì thật sâu xa trong bản chất của con người. Vì thế, trên thực tế, ta chỉ có thể nói đến "hậu chủ nghĩa xã hội" một khi đã loại bỏ được lòng thèm muốn, sự oán giận, bạo lực, sự thiếu lý trí, và tham vọng chính trị trong các công việc của chúng ta. Điều này, tuy nhiên, chỉ có thể có được trong một thế giới khác.
Sẽ không khó khăn, - thật ra ngay bây giờ cũng không khó khăn gì lắm - để cho chủ nghĩa xã hội, khi cần thiết, tự đổi cái tên ‘xưa xưa là lạ’ đó một chút trong khi vẫn hun đúc lòng tị hiềm, tham lam, vọng tưởng, và cơn cuồng vọng muốn kế hoạch hoá cuộc sống của người khác thành một chương trình hành động đầy sức mạnh về chính trị, kinh tế, và cuối cùng là văn hoá. Giờ đây, toàn bộ giấc mơ và niềm xác tín thiên niên của chủ nghĩa xã hội thời thế kỷ thứ mười chín có lẽ không còn hiệu nghiệm để sách động đám đông, các đầu lĩnh, hay những kẻ muốn tử vì đạo, nhưng các giá trị và nguyên động lực nền tảng của chủ nghĩa xã hội vẫn còn mạnh mẽ và năng động.
Vào giai đoạn này, một giai đoạn "hậu chủ nghĩa xã hội", các nhà chính trị, những kẻ mỵ dân,vẫn và sẽ thành công trong việc kêu gọi chống lại quyền tư sản, lợi nhuận, tự do kinh tế, và "thị trường". Chính nhờ "hậu chủ nghĩa xã hội", mà Lionel Jospin và Đảng Xã hội của ông ta đã nắm được chính quyền tại Pháp, trên chiêu bài tạo thêm công ăn việc làm bằng cách khống chế số giờ được làm việc mỗi tuần trong khi vẫn giữ nguyên mức lương. Chính nhờ "hậu chủ nghĩa xã hội", mà học thuyết "Con đường thứ Ba" đã giành được uy tín và ảnh hưởng, trong khi một trong những "con đường" bị bỏ quên lại là con đường dựa trên tự do kinh tế trao đổi tự nguyện. Cũng chính do "Hậu chủ nghĩa xã hội" mà chúng ta chứng kiến một đất nước tự do nhất trên thế giới lại bị cuốn vào tình trạng kế hoạch hoá tập trung các dịch vụ bảo vệ sức khoẻ và phân phối dược phẩm. Cũng chính do "hậu chủ nghĩa xã hội" mà chúng ta thấy quyền kiểm soát đời sống kinh tế ngày càng được phó thác nhiều hơn cho những ‘nhà lãnh đạo’ có quyền lực đứng lên tren những nguwòi khác, không thuộc tầng lớp lao động (mà quy luật đã chi rra xu hướng muốn toàn trị, chuyên chế ngày càng gia tăng) , những hội đồng quốc tế gồm những người được mệnh danh là chuyên gia.
Những sự kiện trên lại xảy ra lúc mà ai cũng nghĩ rằng hệ thống tự do kinh doanh đã đắc thắng, trong khi các nền kinh tế tập trung đã thất bại thê thảm. Do đó, sẽ là ngu muội nếu tin rằng trong tương lai con người sẽ ít bị mê hoặc hơn bây giờ bởi những học thuyết mị dân, bởi lòng ghen tỵ, và bởi huyền thoại kế hoạch hoá. Không có cách gì để nhận định chắc chắn tương lai sẽ thuộc về ai.
Ta phải lưu ý đến bài tựa Mises viết cho ấn bản lần thứ nhì (1951) của tác phẩm kinh điển của ông về chủ nghĩa xã hội, Die Gemeinwirtschaft: Untersuchungen über den Sozialismus (1922). Mises đã cảnh cáo chúng ta đừng lầm lẫn giữa những "sự kình địch giữa các phong trào toàn trị khác nhau" - cuộc đối đầu giữa các nhà chống cộng sản trên sách vở (ví dụ như những người theo Vận hội Mới (New Dealers) và những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu) và những người cộng sản - với một cuộc tranh chấp sâu sắc hơn, "cuộc tranh chấp ý thức hệ lớn của thời đại của chúng ta", - tức là cuộc đụng đầu giữa những người ủng hộ "kinh tế thị trường" và những người ủng hộ "quyền lực nhà nước toàn trị."[1] Mises đã lầm lẫn, ngay trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, khi ông coi nhẹ các tranh chấp giữa một bên là những người New Dealers và những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Âu với bên kia là những người Bôn-sê-vic; lầm lẫn bởi vì có giành được tự do cá nhân cho con người hay không, là tuỳ thuộc vào việc chủ nghĩa cộng sản có bị đánh bại hay không. Ông cũng đã sai lầm khi - đối diện với một chủ nghĩa cộng sản trong đó con người chỉ là phương tiện để đạt đến cứu cánh - lý luận rằng để cho một tập đoàn kỹ sư kinh tế này hay một một tập đoàn kỹ sư kinh tế nọ kiểm soát cỗ máy kế hoạch của nhà nước thì cũng vậy thôi, không có khác biệt gì đáng kể. Dường như Mises không bao giờ hiểu một cách toàn vẹn - nếu ông có hiểu đi nữa - tính bất khả phân giữa quyền tư hữu trên mọi lãnh vực và sự tự do về kinh tế. Tuy nhiên, xét chung cuộc, ông đã đúng khi cho rằng, rốt cuộc tự do vẫn tuỳ thuộc vào kết quả của cuộc chiến đấu giữa một bên là quyền tư hữu, tư doanh, sản xuất và trao đổi tự nguyện, và một bên là kế hoạch hoá tập trung.
Hayek và Mises đã gặp nhau ở chỗ họ tin tưởng rằng sự kế hoạch hoá từ trung ương có một lô-gích kinh tế, xã hội, ý thức hệ, văn hoá, và tối hậu là toàn trị hoá. Về mặt lý thuyết kinh tế cơ bản, cả hai đã hiểu được tính chất quá ư hiển nhiên của một điều mà nhiều nhà trí thức Tây phương đương đại vẫn xem như một ý nghĩ ngờ nghệch: đó là, một xã hội và kinh tế càng phức tạp thì việc kế hoạch hoá tập trung càng trở nên bất khả thi và không ăn khớp. Một khi không có cơ chế giá cả để phản ánh các lựa chọn của cá nhân thì xã hội sẽ không có biện pháp hữu hiệu để phát hiện và phân phối các kiến thức về kinh tế, hoặc để phối hợp các hoạt động của nhiều tác nhân riêng lẻ, hướng tới sự thoả mãn những nhu cầu của con người. Sâu sắc hơn nữa, cả Hayek lẫn Mises - khi nói về những hậu quả sâu sắc nhất đối với đời sống và xã hội - đều đã hiểu rằng sự hoạch định từ trung ương đã đặt chúng ta, theo lời của Hayek, vào Con đường đến chế độ nông nô.
Vào những năm cuối của thập niên 1920, những người cộng sản bắt đầu phân biệt giữa "chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa cộng sản". Chia tay với Marx, người có vẻ đã dùng chung hai khái niệm trên một cách không phân biệt, Đảng Cộng sản Liên Xô - và do đó, phong trào cộng sản quốc tế - đã lập luận rằng "chủ nghĩa xã hội" là một thời kỳ quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và "chủ nghĩa cộng sản" tối hậu. Trong chừng mực nào đó, tác phẩm của Hayek, Con đường đến chế độ nông nô (1944) - thật ra tác phẩm này còn tải rất, rất nhiều ý khác nữa - có thể được xem như là một luận cứ đã được khẳng định, theo đó, dù có chủ ý hay không, "chủ nghĩa xã hội dân chủ" chỉ có thể là một thời kỳ quá độ đến một cái gì khác.[2] Tuy nhiên, cái gì khác đó không phải là một thế giới không tưởng, nhưng lại là một cái gì tương tự như chủ nghĩa cộng sản Sô Viết, một chủ nghĩa toàn trị ra đời sau khi tự do kinh tế và xã hội đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Cốt lõi của luận cứ trên nằm trong chương "Tại sao những kẻ tồi tệ nhất lại ngoi lên được những địa vị cao nhất," một chương có thể làm lạnh gáy người đọc, có tính quy nạp hoàn chỉnh, và, vì khả năng dự phóng của nó, còn có tính tiên tri…
(còn tiếp)
----------------
[1] Ludwig von Mises, Chủ nghĩa xã hội: Một phân tích kinh tế và xã hội học (Socialism: An Economic and Sociological Analysis), dịch. J. Kahane (Indianapolis, IN: Liberty Classics, 1979), 1-2.
[2] F. A. Hayek, Con đường đưa đến chế độ nông nô (The Road to Serfdom) (Chicago: University of Chicago Press, 1944).
-------------
(*) - Alan Charles Kors ( sinh ngày 18 tháng 7 năm 1943 ) là giáo sư lịch sử tại Đại học Pennsylvania. Ông đã nhận được cả hai giải thưởng Quỹ Lindback và Đài tưởng niệm giải thưởng Ira Abrams cho giảng dạy đại học xuất sắc . Tiến sĩ Kors tốt nghiệp summa cum laude từ Đại học Princeton vào năm 1964 , và ông nhận bằng cử ( năm 1965 ) và Tiến sĩ (1968) từ Đại học Harvard , trong lịch sử châu Âu . Ông là Henry Charles Lea giáo sư lịch sử tại Đại học Pennsylvania .
Năm 1992 Tổng thống George HW Bush đã bổ nhiệm ông vào Hội đồng Quỹ Quốc gia của các ngành nhân văn . Ông đã được xác nhận bởi Thượng viện Hoa Kỳ và phục vụ trong ủy ban trong sáu năm.
Năm 2005, Tổng thống George W. Bush trao Huân chương Kors Nhân văn Quốc gia của mình " học bổng , sự tận tâm với các ngành nhân văn , và ... bảo vệ tự do học thuật .
 Năm 2006, ông là T.B. Davie Memorial Giảng viên về tự do học thuật tại Đại học Cape Town, Nam Phi .
Ông đã phục vụ trong các ban của Hội Lịch sử và Hội Mỹ Nghiên cứu của thế kỷ XVIII và hiện đang phục vụ như một khách của Ralston College.
---------------

16 nhận xét:

  1. Chủ nghĩa xã hội theo chúng tôi được học là một xã hội mà trong đó không có người bóc lột người
    Mọi người có quyền được sống, được làm việc, được vui chơi học hành.
    Dưới chế độ XHCN mọi người đều bình đẳng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động...
    Để giành được chủ nghĩa XH biện pháp duy nhất là phải dùng bạo lực (Chuyên chính vô sản và 3 cuộc cách mạng) đây là học thuyết của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là chủ nghĩa xã hội chỉ có được khi ta dùng bạo lực của chuyên chính vô sản để tước đoạt từ Giai cấp Tư sản và đế quốc Phong kiến...
    Như vậy là cứ để cho bon Tư Sản Địa chủ làm giàu thoải mái rồi ta tước đoạt lại. Tôi gì phải lao động, tội gì phải động não suy nghĩ tính toán làm giàu cho đau đầu nhức óc...Cứ có nhiều bom đạn và phương tiện chiến tranh hiện đại là nắm chắc phần thắng. Một lý luận trần trụi nhưng vô cùng thực dụng.
    Thật tiếc là Tư Bản - Đế quốc chúng cũng có nền chuyên chính Tư Sản mạnh hơn và vũ khí của chúng hiện đại hơn...Vì vậy mà CNXH đang tạm thời thất bại.

    Trả lờiXóa
  2. Một đất nước để cho những thằng mở miệng nói thì ấm ớ vô nghĩa, đọc thì ngắc ngứ... nắm sinh mệnh cả dân tộc là một đất nước của lũ dân đen hèn ngu. Nhân dân nào thì chính phủ ấy.

    Trả lờiXóa
  3. Hiện nay, "bộ phận lớn trong giới lãnh đạo đã suy thoái, biến hất, tham nhũng" như đánh giá của NQTW 4. Do được học về Chủ nghĩa Cộng sản, cho nên chúng nó đi trước,làm gương cho xã hội. Đó là 'đi tắt đón đầu' thực hiện cho kỳ được mục tiêu phấn đấu "Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu". Họ kém tài, kém đức, kém thông minh, năng lực chẳng có con mẹ gì, mọi việc do bọ máy lo cho hết, chúng lại nghênh ngang "hưởng theo nhu cầu" do tiền tham nhũng , đi ăn cắp, ăn cướp của dân-nước . Đó, đảng ta đã có CNCS rồi đó. He...he.."Làm theo năng lực hưởng theo nhu câu", dân ta đến đời mốc nào được hưởng như thế nhỉ? Ảo tưởng, viễn vông, xa lạ với con người.

    Trả lờiXóa
  4. Nhu cầu hưởng thụ của con người là vô tận, vô giới hạn, không có điểm dừng. Để được hưởng theo nhu cầu, chúng nó lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tranh thủ nhiệm kỳ, phải moi tiền từ Quốc khố và ăn chặn, ăn cướp, móc tùi dân.

    Trả lờiXóa
  5. ..."Vì thế, trên thực tế, ta chỉ có thể nói đến "hậu chủ nghĩa xã hội" một khi đã loại bỏ được lòng thèm muốn, sự oán giận, bạo lực, sự thiếu lý trí, và tham vọng chính trị trong các công việc của chúng ta. Điều này, tuy nhiên, chỉ có thể có được trong một thế giới khác...trong khi vẫn hun đúc lòng tị hiềm, tham lam, vọng tưởng, và cơn cuồng vọng muốn kế hoạch hoá cuộc sống của người khác thành một chương trình hành động đầy sức mạnh về chính trị, kinh tế, và cuối cùng là văn hoá" ...
    > Tác giả viết rất chuẩn xác..


    "

    Trả lờiXóa
  6. ..."cái gì khác đó không phải là một thế giới không tưởng, nhưng lại là một cái gì tương tự như chủ nghĩa cộng sản Xô Viết, một chủ nghĩa toàn trị ra đời sau khi tự do kinh tế và xã hội đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Cốt lõi của luận cứ trên nằm trong chương "Tại sao những kẻ tồi tệ nhất lại ngoi lên được những địa vị cao nhất,"..
    - Ở nước VN ta đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN" là khẩu hiệu hoàn toàn đúng trong trong bối cảnh "Đảng lãnh đạo toàn diện". Thử nhìn xem, trong khi Dân đen và Đảng viên thường phải chạy ăn từng bữa thì những Cán bộ Đảng viên biết "Phát huy quyền làm chủ (một) tập thể" sống giàu sang và sung túc như thế nào? : Mua nhà tặng bồ nhí trị giá 17,4 tỉ, tặng bạn gái 50.000 đô la Úc,đánh cờ một ván năm tỉ, Trộm viếng nhà khoắng 250 cây vàng, 3 tỉ, lương khủng, v v và v v. Ai bảo XHCN là toàn nghèo đói? Không lâu nữa, toàn thể người dân cũng có cuộc sống tương tương như vậy. các bác ráng chờ thôi.

      Xóa
    2. Nhóm lợi ích đang cố kết với nhau "làm chủ tập thể" kéo bè to đối phó với cuộc chống tham nhũng, cho nên sau mấy tháng hăng hái, hò hét, như dễ xơ, nay ông Nguyễn Bá Thanh phải kêu lên,: .."Thấy oải lắm rồi..bó tay">

      Xóa
  7. Chế độ toàn trị, mất dân chủ, độc đoán chuyên quyền là chế độ mà (ở đó) người cầm quyền đã biết làm đúng cách, "chơi" đúng kiểu để sớm đi đến...tự sát.

    Trả lờiXóa
  8. Có "hậu chủ nghĩa xã hội" là một điều chắc chắn. Nó đâu? Nó ở nước Nga và các nước Đông âu bây giờ.

    Trả lờiXóa
  9. Sau 30/4/1975 CNXH miền Bắc đã tước đoạt được cả chế độ tư Bán VN Cộng Hòa.
    Thu được nhiều nhà máy xí nghiệp của Tư sản mại bản và các nhà Tư sản dân tộc.. Tiếp theo là cuộc cách mạng cải tạo tư bản tư doanh. Các ông chủ nhà máy tháo chạy. Nhà máy XN được giao lại cho các giám đốc là Bộ đội chuyển ngành, những đảng viên Cộng sản này rất nhiệt huyết nhưng do non kém trong quản lý, do thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật....Bị bao vây cấm vận , không có nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động, Chẳng bao lâu nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa, do hư hỏng...do hết nguyên liệu.
    Cả nền công nghiệp bị phá sập.
    Hơn 30 nhà máy xí nghiệp tại khu Công nghiệp Biên Hòa Đồng nai nằm chết dí.
    Thật đau đớn và chua sót.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thống kê đau đớn nhưng đó là sự thật , dùng đầu óc và bản tay của kẻ hoạn lợn ( ĐM ) thì kết quả như vậy là tất yếu .

      Xóa
    2. Chiến dịch X-3 do ông Đỗ Mười chỉ huy tại thành phố Hồ Chí Minh, đã đánh gục 28.787 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ buôn bán. Đội ơn đảng đã làm cho nước ta rơi vào tình trạng "tán gia bại sản".

      Xóa
    3. Võ biền, hung hăng, ngu dốt làm nghèo đất nước,kéo trì xã hội lai cả trăm năm

      Xóa
  10. Nhân dân các nước Tây Âu đã đang sống và lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa.Đó là thực tế.
    Nước Mỹ đã đang thực hiện một số lĩnh vực theo nội dung xã hội chủ nghĩa,như chữa bệnh đang làm,học ở phổ thông mẫu giáo và nhà trẻ đã làm, phần lớn xã hội trong sản xuất kinh doanh theo phương thức cổ phần,các doanh nghiệp nhà nước....Phương thức phân phối của họ gồm đầu tư cho xã hội,phân chia cho tiêu dùng theo giá trị,giành phần đáng kể cho người già,tàn tật,neo đơn...Điều đó không hề có khi chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình giành chính quyền và phát triển xã hội tư bản.Do vậy chủ nghĩa xã hội nguyên gốc không có gì xa lạ viễn vông.
    Dân tộc Việt Nam có văn hóa truyền thống lâu đời,trong văn hóa đó có yếu tố "của nợ" từ học thuyết Khổng Tử mà nó xào nấu vô vạ...Nhưng dân tộc ta chưa có trình độ cao về văn minh ,cao là sáng tạo đấy,do vậy mọi tiếp thu đều rất hạn chế...nhờ vậy nghèo cứ nghèo,một người ngóc đầu lên là có ngay 4 người đè xuống,người dân chỉ cần bát cơm là sống vậy mà chả cho họ ăn,để họ chết đói đầy đường,ba bốn năm sau gồng mình lên ta là quốc gia,còn có kẻ vay cả nghìn tỷ để phá chơi cũng xưng ta là cách mạng....Nói chung như thế thì chả xây cái chủ nghĩa nào cho nổi,quanh quẩn ba sào ruộng,vài sào rẫy thì cái chủ nghĩa để no là quí.
    Người ít học thì nhiều,người nhiều học thì kém văn minh phần lớn thích nghề buôn bán "hàng tự do,dân chủ giả".Văn minh hay không cứ xem các nhà trí thức nhậu thì rõ ngay bản chất họ,bia mà cứ ộc ộc vào họng,,rượu tây thì nốc ừng ực thèm khác thì văn minh cái gì.
    Để cho đất nước phát triển theo kiểu đi bộ thôi,thì góp vốn vào xây dựng hợp tác xã,góp xong đánh cái rụp sạch tay.Nghe tin nay thì góp vốn vào xây dựng công nghiệp hóa hiện đại hóa gì gì,lại góp vào,đưa lên thị trường mua bán vốn công khai,tưởng chắc là thay đổi tư duy cho mở mặt với các nước...Lại đánh cái bụp bụp,trắng tay,bí quá rước tây tàu vào nó mua nhí nhí chơi khăm cho xấu mặt.
    Suy cho cùng cũng tại đế quốc thực dân,nay lại rước cái trường Khổng Tử học thuộc loại chúa phong kiến chắc chết.Văn hóa thì suy giảm,văn minh thì chỉ mua xài.buôn bán chính trị thì đủ kiểu.
    Thôi quay về làm ruộng rẫy mà chờ.
    Công Sơn tham gia cho vui với các bạn,ai thích góp càng tốt thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Hồi xưa coi hình, tranh Lenin chém gió mọi người (trong đó có tôi) ngưỡng mộ lắm! Nhỉ?

    Trả lờiXóa