* ALAN CHARLES KORS
(tiếp theo - Kỳ 2)
Trong chương này, Hayek lập luận rằng đây không phải
là một sự ngẫu nhiên về thời gian hay không gian, như trong trường hợp chủ
nghĩa quốc xã hoặc chủ nghĩa Bôn-Sê-Víc, khi một xã hội tổ chức theo mô hình
kinh tế kế hoạch hoá và Trung ương Tập quyền, sẽ dung nạp và ban thưởng cho
những kẻ khiếm khuyết nhất về đạo đức.
Những kẻ có quan điểm, cá tính, và hành
vi như thế nào mới khả dĩ thu được thành công chính trị trong một hệ thống tập
thể? Theo ý Hayek, chúng phải là những người mạnh bạo và hung hãn. Chúng phải
là những kẻ ít băn khoăn nhất khi chọn lựa thủ đoạn hoặc phương tiện. Chúng là
những kẻ có khả năng tập hợp được những đối tượng vừa dễ bảo, vừa nhẫn tâm
(thành nhóm lợi ích…). Chúng phải là những kẻ mị dân biết vận động được những
người ngoan ngoãn, nhẹ dạ, và thụ động. Chúng phải là những nhà lãnh đạo biết
cách khéo léo chia xã hội thành "phe ta" và bên kia là "bọn
địch" nham hiểm, đồng thời cũng phải là những kẻ đã kết nối thành công chủ
nghĩa xã hội với chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng được lòng đại chúng, và với
chủ nghĩa cục bộ địa phương. Và trên hết, chúng là những kẻ nắm lấy và xem
quyền lực không phải là một liều thuốc đắng bất đắc dĩ mới cần dùng đến, mà
chính là mục tiêu tối hậu.[3]
Hayek lý luận rằng trong một xã hội mang tính cạnh
tranh, quyền lực chính trị và kinh tế được tách rời ra, và không ai có thể
giành được nhiều hơn là một phần rất nhỏ nếu so sánh với khối quyền lực thống
trị khổng lồ nằm trong tầm tay các nhà làm kế hoạch ở một xã hội mà toàn bộ đời
sống kinh tế, xã hội, giáo dục, và văn hoá đều nằm trong vòng kế hoạch hoá. Một
khi quyền lực kinh tế bao trùm toàn bộ đời sống của người khác được tập trung
lại thành quyền lực chính trị, thì nó sẽ tạo nên một xã hội gồm toàn những
người gần như nô lệ theo nghĩa bóng. Đó chính là cách các chủ nô cai trị nô lệ,
khi trong một xã hội mà các quyết định của người cầm quyền về "những điều
có lợi cho tập thể" có sức nặng hơn những quy định pháp luật và nguyên tắc
đạo đức cá nhân. Trong một xã hội như vậy, những người có lý tưởng xác tín về
đúng sai sẽ tìm cách thoát khỏi guồng máy phục vụ của những chủ nô. Trong một
xã hội như vậy, những kẻ "dám làm mọi chuyện, theo nghĩa đen", theo
đúng từ của Hayek, sẽ leo lên được những chức vụ cao cấp, chỉ dưới người cầm
quyền cao nhất, một con người mà niềm say mê chủ yếu trong đời là ham muốn được
người khác tuân phục. Vấn đề ở đây không phải chỉ là những người rộng lượng, có
đạo đức, và biết kiềm chế sẽ không có cơ hội giành được quyền lực trong một xã
hội tập thể, mà còn ở chỗ, sẽ chỉ có những kẻ xấu xa nhất mới có thể thành công
được trong xã hội đó. Cho dù lý tưởng, mục đích ban đầu, và những nguyên nhân
tạo dựng được niềm tin từ buổi sơ khai vào chủ nghĩa xã hội có là gì chăng nữa,
vẫn có nhiều lý do nội tại về mặt tâm lý và tổ chức, mang tính hệ thống khiến
cho chủ nghĩa xã hội sẽ luôn luôn dẫn đến chế độ nông nô và sự hy sinh số
đông.[4]
Phân tích của Hayek chưa bao giờ là quan điểm chung
tại Tây phương, và lại càng không là quan điểm chung trong các giới trí thức
chuyên về chính trị tại Âu Châu và Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của các chế độ cộng sản
tại Âu Châu sẽ chỉ dẫn đến ảo giác về bản chất của chủ nghĩa xã hội được đội
lốt các danh xưng khác, nếu các khái niệm này, theo quan điểm Tây phương, có
liên hệ với quá khứ kinh hoàng của chủ nghĩa xã hội. Chưa có bằng chứng để tin
rằng nguy cơ nói trên đã xảy ra. Chúng ta hãy xem xét, để đối chiếu, cơn sóng
vỡ mộng đầu tiên tràn qua Âu Châu và Tây phương vào thập niên 1930 khi thấy các
"việc làm quá tay" của chủ nghĩa Stalin, hay đúng hơn là, khi nhận
thấy chủ nghĩa này đã thực sự thất bại, không thực hiện được giấc mơ
Bôn-Sê-Víc. Hãy lưu ý, để hiểu rõ tính chất của phong trào trí thức chống Stalin,
khác với trường hợp chủ nghĩa phát xít, không có trước tác nào đáng kể nói về
sự "vỡ mộng" khi chủ nghĩa dân xã thất bại vì không thực hiện được lý
tưởng của chính nó, tức là bộ lạc chủ nghĩa, chủ nghĩa dân tộc độc chiếm và
bành trướng, nhà nước đoàn thể, và nguyên lý lãnh tụ (Furher). Nói chung, ngay
cả các bài viết chống cộng hấp dẫn nhất đối với các nhà trí thức Tây phương vào
những thập niên 1940 và 1950 cũng chỉ đi đến kết luận là chủ nghĩa cộng sản đã
thất bại trong việc thực thi những lý tưởng chính đáng của chủ nghĩa xã hội.
Dẫu rằng nhiều trước tác đã đạt tới mức độ được công nhận chính thống, bất khả
tư nghị vì được viết dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, chưa có tác giả nào
viết với tư cách đại diện cho một xã hội tự do kiểu mẫuvới các thành tố cốt
lõi, tức là một hệ thống bao gồm quyền sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh, trao
đổi tự nguyện, và các quyền cá nhân.
Trong tác phẩm Ca ngợi Catalonia (Homage to Catalonia,
1938), Geoge Orwell đã tuyên dương chủ nghĩa vô chính phủ-công đoàn lên trên hết
tất cả, xem nó như là một phản đề của chủ nghĩa cộng sản. Orwell nhận định rằng
trong hàng ngũ cánh tả Tây Ban Nha, chủ nghĩa vô chính phủ-công đoàn là tầng
lớp chống chủ nghĩa cởi mở roõ rệt nhất, trong khi chủ nghĩa cộng sản thì lại
sặc mùi "tư sản." Trong cuốn 1984 (1949), một tác phẩm bất hủ, Orwell
có đề cập đến tự do cá nhân trong cuộc sống riêng tư và đời sống tinh thần,
nhưng đã không bàn đến tự do về kinh tế, thực chất là người bạn gần gũi nhất
của cuộc sống riêng tư và cuộc sống tinh thần. Trong tác phẩm xuất sắc của ông,
Trại súc vật (Animal Farm, 1945), ông mô tả thảm kịch cuối cùng là việc ban
lãnh đạo của cuộc cách mạng đã biến thành y hệt như giai cấp tư sản. Tác phẩm
Đêm gi ữa ban ngày (Darkness At Noon, 1940) của Arthur Koestler- một tác phẩm
sâu sắc nhất, cảm động nhất, và có tính thuyết phục cao nhất trong tất cả các
tác phẩm phân tích và phê bình về lô-gích đạo lý của chủ nghĩa cộng sản do phái
tả viết - lại là giấc mơ về một ngày mai khi cuộc tranh đấu của những người xã
hội chủ nghĩa chống lại "tai ương kinh tế" sẽ được kết nối với ý thức
đại đồng về lòng nhân đạo và luân thường đạo lý tuyệt đối.
Ít có tác phẩm chống cộng nào gây được nhiều ảnh hưởng
và ăn khách lâu như cuốn Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed, 1949),
được chính Richard Crossman, nhà xã hội chủ nghĩa đồng thời là Nghị viên Đảng
Lao động Anh, biên tập.[5] Những tiểu luận về sự vỡ mộng chính trị trong tuyển
tập này là những bài viết làm người đọc choáng váng. Chúng giải thích một cách
thuyết phục và đầy lòng cảm thông về sự hấp dẫn của chủ nghĩa cộng sản đối với
các tín đồ trí thức của nó hơn tất cả các tác phẩm khác. Chúng mô tả sống động
và xác thực về những trải nghiệm kinh hoàng mà những người tham gia vào (hoặc
chỉ đồng hành với) phong trào cộng sản đã phải trải qua trong thời kỳ giữa hai
cuộc thế chiến, cũng như sự oái oăm về nhận thức, khi họ vẫn tiếp tục tham gia
vào phong trào cộng sản một thời gian dài sau khi đã thấy rõ các lý tưởng đã bị
phản bội, rồi quyết định ly khai là một trải nghiệm đau đớn nhưng hợp đạo lý
như thế nào. Nhưng tất cả mọi bài tiểu luận trong tuyển tập đều tiếp tục chối
bỏ một xã hội tự do, và, trên hết, một nền kinh tế tự do.
Bài dẫn nhập của Crossman đã đề cập thẳng rằng sự hấp
dẫn của chủ nghĩa Mác nằm ở chỗ nó "đã bóc trần các ý kiến nguỵ biện của
các phe cởi mở - những sai lầm thật sự." Ông mô tả nền tảng trí tuệ của
nền kinh doanh tự do là niềm tin vào "thuyết tự Tiến bộ" và việc phủ
nhận quan niệm "chu kỳ phát triển và suy thoái là đặc thù của chủ nghĩa tư
bản." Ông xác định rằng "không có người thông minh nào sau năm
1917" lại có thể chọn lựa các "Tín điều" của thuyết cởi mở, và
nếu chỉ có hai lựa chọn, thì bất cứ đầu óc lương thiện nào cũng sẽ phải chọn
chủ nghĩa cộng sản. Tuy thế, may mắn thay, Crossman đã đề xuất ý kiến là "hai
cuộc thế chiến và hai cuộc cách mạng toàn trị" đã dạy các nước dân chủ Tây
phương rằng họ cần phải "đề xuất một giải pháp khác cho cách mạng toàn cầu
bằng cách hoạch định sự cộng tác giữa những người tự do."[6]
Trong tiểu luận của mình trong tuyển tập Vị thượng đế
đã thất bại, Koestler so sánh thời gian ông ở trong Đảng Cộng sản với sự việc
Jacob phải ở với Leah, chứ không phải với Rachel yêu dấu và xinh đẹp.[7] Ông
khẳng định rằng những gì đã xuất hiện không phải là chủ nghĩa cộng sản mà chỉ
là những thứ đội lốt chủ nghĩa cộng sản. Ông hy vọng rằng, cũng như Jacob, sau
một thời gian làm việc lao khổ, ông sẽ được ban cho Rachel.[8] Ignazio Silone
nói "niềm tin về chủ nghĩa xã hội" còn "sống động hơn bao giờ
hết trong tôi". Ông kết luận rằng các lý thuyết xã hội chủ nghĩa chỉ mang
tính tạm bợ và không có gì quan trọng.[9] Trong khi đó, các giá trị xã hội chủ
nghĩa thì lại "trường cửu," và trên cơ sở những giá trị đó,
"người ta có thể tạo dựng một nền văn hoá, một nền văn minh, một đường lối
mới cho con người sống chung với nhau." Richard Wright thì kết luận như
sau về những người cộng sản: "Họ bị mù loà... Họ bị mù loà vì kẻ thù của
họ đã áp bức họ quá mức." Tuy vậy, ông tự nhủ "Tôi sẽ vì họ, cho dù
họ không vì tôi."[10]
André Gide, người có bài viết trong tuyển tập của
Crossman, trích từ các tác phẩm Trở về từ Liên Xô (Retour de l'U.R.S.S) (1836)
và Chỉnh lý cho tác phẩm Trở về từ Liên Xô (Retouches à mon retour de
l'U.R.S.S) (1937), đã vỡ mộng với chủ nghĩa cộng sản, một mặt vì chủ nghĩa đó
chà đạp tính độc lập của nghệ thuật và, trên hết, vì ông ta đã thấy tại Liên
Xô, "các đặc quyền, đặc lợi trong khi mong mỏi tìm thấy sự công
bằng." "Người lao động Sô Viết," ông ghi nhận, "không còn
bị bóc lột bởi các nhà tư bản nắm các cổ phần, nhưng dù sao, họ vẫn bị bóc
lột" và "các thói hư tật xấu của giai cấp tư sản vẫn còn im lìm nằm
đó, mặc dù Cách mạng đã thành công." "Nước Nga của Stalin," theo
Gide, "vẫn là cái xã hội tư bản của ngày xưa."[11] Trong bài tiểu
luận của mình, Louis Fischer hướng tới Gandhi, chứ không chọn chủ nghĩa xã hội
dân chủ Âu Châu, và vận động "Chối bỏ cả hai thứ," cả hệ thống xã hội
tự do cạnh tranh lẫn hệ thống Cộng Sản.[12] Bằng phong cách riêng của mình,
Stephen Spender cũng nhấn mạnh rằng phải chối bỏ cả hai. Mặc dù ông tuyên bố
không còn chút hy vọng gì cho chủ nghĩa cộng sản, ông cảm nhận rằng "nếu
nó (chủ nghĩa cộng sản) có thể tiến tới được chủ nghĩa quốc tế và xã hội hoá
được các phương tiện sản xuất, thì nó có thể thiết lập được một thế giới không
bị chế ngự bởi những mâu thuẫn kinh tế tự thân". Ông khẳng định với độc
giả rằng "không có lời phê bình nào hướng về những người cộng sản có thể
giảm nhẹ được những chỉ trích đối với chủ nghĩa tư bản." Thật ra, ông còn
lý luận là "Hoa Kỳ, nước tư bản lớn nhất, hình như không đưa ra một giải
pháp nào khác để thay thế cho chiến tranh, bóc lột, và sự tàn phá các tài
nguyên của thế giới."[13]…
(còn tiép)
--------------
[3]Sách
đã dẫn, 134–52.
[4]Sđd.
[5]R. H. S. Crossman, Tuyển tập., Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed) (New York: Harper, 1949).
[6]Những câu trích dịch trong đoạn này rút từ R. H. S. Crossman, “Introduction” trong sđd., 1-11.
[7]Kinh cựu ước, Genesis 29 - chú thích của bản dịch.
[8]Arthur Koestler, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 74–75.
[9]Ignazio Silone, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 113–14.
[10]Richard Wright, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 157–62.
[11]André Gide, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 179–95.
[12]Louis Fischer, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed) do Crossman biên tập, 225–28.
[13]Stephen Spender, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập 265-77.
[4]Sđd.
[5]R. H. S. Crossman, Tuyển tập., Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed) (New York: Harper, 1949).
[6]Những câu trích dịch trong đoạn này rút từ R. H. S. Crossman, “Introduction” trong sđd., 1-11.
[7]Kinh cựu ước, Genesis 29 - chú thích của bản dịch.
[8]Arthur Koestler, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 74–75.
[9]Ignazio Silone, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 113–14.
[10]Richard Wright, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 157–62.
[11]André Gide, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập, 179–95.
[12]Louis Fischer, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed) do Crossman biên tập, 225–28.
[13]Stephen Spender, tiểu luận trong Vị thượng đế đã thất bại (The God That Failed), Crossman biên tập 265-77.
--------------
"Hậu CNXH" là khi GIAI CẤP VÔ SẢN bị coi là THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, còn các nước TƯ BẢN được coi là ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC !
Trả lờiXóaTóm lại, "Hậu CNXH" là một tình trạng của bọn cực kỳ nham hiểm, gian tham, lấy sự lừa dối làm cách sống của mình.
Những kẻ có quan điểm, cá tính, và hành vi như thế nào mới khả dĩ thu được thành công chính trị trong một hệ thống tập thể? Theo ý Hayek, chúng phải là những người mạnh bạo và hung hãn. Chúng phải là những kẻ ít băn khoăn nhất khi chọn lựa thủ đoạn hoặc phương tiện. Chúng là những kẻ có khả năng tập hợp được những đối tượng vừa dễ bảo, vừa nhẫn tâm (thành nhóm lợi ích…). Chúng phải là những kẻ mị dân biết vận động được những người ngoan ngoãn, nhẹ dạ, và thụ động. Chúng phải là những nhà lãnh đạo biết cách khéo léo chia xã hội thành "phe ta" và bên kia là "bọn địch" nham hiểm, đồng thời cũng phải là những kẻ đã kết nối thành công chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng được lòng đại chúng, và với chủ nghĩa cục bộ địa phương.
Trả lờiXóa> Rất chính xác
"chỉ có những kẻ xấu xa nhất mới có thể thành công được trong xã hội (XHCN, CSCN) đó".
Trả lờiXóaỒ! Không biết Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng... có đọc bài này?
Ở VN lâu nay, người tốt rất ít có cơ hội và rất khó khăn để thành đạt.
Trả lờiXóaĐó là điều cực kỳ nguy hiểm - cực kỳ đáng sợ đối với tương lai của nhân dân và đất nước.
Những kẻ phấn đấu vào đảng CSVN mà tôi được biết từ trước đến nay hầu hết là lưu manh,cơ hội.
Trả lờiXóaSức chiến đấu, chất lượng đảng viên đã sa sút quá nghiêm trọng.
Nói rằng vai trò lãnh đạo của đảng CSVN là tất yếu khách quan là vô lí - nói bừa, nói như vậy là thiếu tính khoa học, thiêu tính thực tiễn, không còn tính biện chứng và tính thyết phục nữa.
Những kẻ phấn đấu vào đảng CSVN mà tôi được biết từ trước đến nay hầu hết là lưu manh,cơ hội.
Trả lờiXóaSức chiến đấu, chất lượng đảng viên đã sa sút quá nghiêm trọng.
Nói rằng vai trò lãnh đạo của đảng CSVN là tất yếu khách quan là vô lí - nói bừa, nói như vậy là thiếu tính khoa học, thiêu tính thực tiễn, không còn tính biện chứng và tính thyết phục nữa.