Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

TRUNG QUỐC - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 1

 * BÙI VĂN BỒNG 
1-     QUỐC GIA “GIỮA GẦM TRỜI”
Mới đây, thêm một tên tướng diều hâu Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, phát biểu trong chuyến thanh tra một đơn vị hải quân ở tỉnh Quảng Đông, kêu gọi Hải quân Trung Quốc cần được khẩn trương hùng mạnh hóa, từ gia tăng tàu chiến đến nâng cấp kỹ thuật, hầu đẩy mạnh việc sẵn sàng ứng phó với tình hình đầy phức tạp và khó khăn, nắm vững điểm mạnh, điểm yếu gia tăng mọi mặt để chuẩn bị chiến đấu và chiến thắng trên Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc đã nhiều lần hứa hẹn những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo trong cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia trong khối ASEAN, nhưng hành động và lời nói Trung Quốc không đi đôi. Những hành động côn đồ, ngang ngược của TQ nhằm xác lập chủ quyền Biển Đông, mang đầy tính hiếu chiến hăm dọa. Nhưng, các nước trong khu vực vẫn giữ lập trường kiên quyết giữ thái độ lạnh nhạt đối với TQ..
Thực tế, các nước láng giềng nhược tiểu của TQ, yếu hơn về tiềm lực kinh tế và sức mạnh chính trị và quân sự, nên việc chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TQ là điều bất khả thi. Điển hình là việc Philippines đưa ra tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc Tế, ngay Tòa án Quốc Tế về luật biển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì TQ liên tục từ chối tham gia vụ kiện và luật quốc tế về vấn đề này, vẫn thiếu cơ chế thi hành luật. Nếu các nước khu vực, nhất là VN phản ứng một cách khôn ngoan, tính toán kỹ càng với thái độ lạnh nhạt thì có thể đạt được nhiều lợi thế trong việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC, không ai thích một kẻ hay bắt nạt hăm dọa và lấn lướt kẻ khác.
Phân tách sự trỗi dậy của TQ, nhiều chuyên gia nhận định, đó lý do khiến Mỹ xoay trục sang khu vực Châu Á-TB. VN và các quốc gia khác không nên bị kích động vì những tuyên bố hung hăng của TQ. Không chỉ các nước trong khu vực Biển Đông mà cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của TQ và hy vọng sẽ có chuyển biến tốt đẹp.
Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện là việc TQ ngang nhiên chiếm hữu và duy trì thường trực ba tàu tại Bãi Cạn Scarborough/ Hoàng Nham, đuổi ngư dân Philippines ta khỏi ngư trường truyền thống của mình. Hơn nữa, TQ còn thường xuyên tổ chức các hoạt động quân sự, ra oai, khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông, TQ còn tự ý cho rằng cả không phận vùng biển này cũng là của TC.
GS Carlyle A. Thayer nhận định: “TQ sẽ còn gây áp lực ở hậu trường đối với các nước ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ vụ kiện ở Tòa án trọng tài về Luật Biển của LHQ, đổi lại TQ sẽ nối lại các đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Nhưng từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 8, khi TQ đơn phương áp đặt lệnh đánh bắt cá, hải quân và các tàu hải giám, ngư chính của nước nầy sẽ tăng cường hoạt động để làm rõ hơn hành động mà họ gọi là “thực thi pháp luật và khẳng định chủ quyền.” Và dưới cái nhìn của các hãng thông tấn thế giới TRUNG QUỐC TỎ RA CỰC KỲ NGẠO MẠN ĐỐI VỚI VN. Biển Đông đã và đang ngày càng trở nên hỗn loạn do những tuyên bố chủ quyền phi pháp và quá đà của TC đối với toàn bộ khu vực. Những hành động hung hăng hiếu chiến của TC ở Biển Đông làm cho nhiều quốc gia trên thế giới bất bình.
Chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán không những ở Biển Đông và Hoa Đông gây áp lực thường xuyên đối với các nước Philippines, Việt Nam, Mã Lai và Nhật Bản mà còn mở rộng đến Himalaya, khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Hoa Lục. Chính điều nầy đã khiến Ấn Độ nhập cuộc ở Biển Đông. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – ẤN ĐỘ tại New Delhi vào tháng 12/2012. Ấn Độ đã tuyên bố lập trường của mình đối với Biển Đông là phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng thế giới và khẳng định Biển Đông cần phải duy trì TỰ DO HÀNG HẢI theo các công ước của LHQ về Luật Biển-UNCLOS 1982. Các nước Đông Nam Á nhiệt liệt hoan nghinh và họ coi Mỹ & Ấn Độ là yếu tố giữ cân bằng cán cân quân sự tại khu vực, chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TQ tại Biển Đông.
Hiện nay, TQ đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng quân đội để trở thành cường quốc quân sự số 1 Châu Á – TBD, nhưng họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hải quân TC không có khả năng phát động cuộc chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm (482 km), thậm chí còn không có khả năng sống còn nếu ra xa bờ biển Hoa Lục khoảng 500km.
TQ đang ra sức vơ vét các tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quá nóng, hơn 90% nhiên liệu và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tình trạng nầy cho thấy nền kinh tế này có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào nếu các tuyến đường vân chuyển trên biển bị phong tỏa và eo biển Malacca bị bóp nghẹt? Bọn lãnh đạo Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó.
                                              *     *      *
         Tên gọi "Trung Quốc" - nghĩa ban đầu theo cách viết tượng hình Hoa phồn thể và Hoa giản thể đều có một nét gạch dọc nằm giữa hình chữ nhật (quan niệm trời tròn đất vuông) được biểu thị là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở giữa gầm trời", là con số 5 trong Hà Đồ, ý nói Trung Quốc là Trung tâm thế giới và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc.
Tục truyền đời vua Phục Hi có con Long Mã, hiện ra nơi sông Mạnh Hà, trên lưng có mang một hình đồ, và vì vậy gọi là Hà Đồ. Hà Đồ nguyên thuỷ có 55 điểm đen trắng. Hà Đồ, và Lạc Thư đều bàn về lẽ sinh thành của vũ trụ quần sinh, đều tuân theo quy luật vận hóa tụ-tán, tức là "cái lẽ tự nhiên": Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, và Nhất Thể tán vạn thù, Vạn thù qui Nhất Thể, đều chủ trương Vạn vật phát xuất từ một Tâm Điểm, phóng phát ra ngoài, rồi cuối cùng lại qui hướng về Tâm Điểm ấy. Hà Đồ sinh Tiên Thiên Bát Quái, đi theo chiều thuận. Lạc Thư sinh Hậu Thiên Bát Quái, đi theo chiều nghịch. Thuận là Thuận chiều kim đồng hồ, Âm Dương không bao giờ chống đối lẫn nhau, lấy Tình thương yêu, nhân nghĩa làm tiêu chuẩn. Nghịch là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, ghen ghét kình chống nhau làm căn bản. Bản nghĩa của Hà Đồ, Lạc Thư là thế, nhưng giới lãnh đạo Trung Nam Hải từ lâu chỉ chăm chắm một ý tưởng về con số 5 muốn bá chủ thiên hạ, hung hăng bành trướng, bá quyền, coi thiên hạ đều là hạng "chầu rìa". Trung Quốc tự vôc ngực là Ngũ Hoàng Thổ...
            Theo truyền thuyết Trung Quốc, vua Phục Hi, nhân đó tạo ra Tiên thiên Bát quái và Lục thập Tứ quái. Lạc Thư, theo Kinh Thư, thời sau khi vua Đại Võ trị thuỷ thành công đã được Trời ban Lạc Thư cho, và nhân đó vua sáng chế ra “Hồng phạm Cửu trù”  tức là phép cai trị xã hội nhân quần. Văn Vương nhân đó tạo ra Hậu thiên Bát quái. Sau này các Đạo Gia nghiên cứu thêm và cho rằng Lạc Thư cũng còn dạy lẽ “Qui nguyên Phản bản” (gần nghĩa với hậu kết “trở về trời” mà dựa theo đó Trung Nam Hải tự mệnh danh là Thiên triều). 
Cấu trúc Hà Đồ
              Trung Quốc gọi số 5 là số Trung ương (cờ có 1 sao lớn, 4 sao nhỏ chầu - 4 dân tộc chầu dân tộc Hán, 4 phương chầu quanh Trung Quốc). Trong Hà Đồ, dãy 9 chữ số thì số 5 ở giữa, cộng dọc, ngang, cộng chéo đều bằng 15, con số thành hội tụ âm-dương (như sắp xếp dãy số trên bàn phím điện thoại là "Hà đồ thuận thiên", thứ tự 9 ô, từ 1-9; theo chiều kim đồng hồ, quan niệm số 0 là không khí, nằm ngoài. Sau này sinh ra nhiều dạng thức khác chung tụ là "Hà đồ biến thiên" ). Số 5 là cố định, là cái trụ, 8 số còn lại xoay vần theo luật Hậu thiên Bát Quái và Tiên thiên Bát quái. Các nhà nghiên cứu Đông-Tây kim cổ, âm-dương ngũ hành, nhất là những chuyên gia khảo cứu Chu dịch, Kinh dịch, kể cả "số học vận hóa" theo Hy Lạp, La Mã cổ đại đều khẳng định Trung Quốc từ bao đời nay vẫn tự coi họ là con số 5 giữa Hà Đồ. 
              Trung Quốc là Hoàng đế, Thiên triều, các nước chung quanh chỉ là chư hầu, chỉ được xưng thần. Ban đầu, tên gọi Trung Quốc có nghĩa hẹp hơn, như một nước đứng giữa, vị trí trung tâm, như chư “điền”, vùng đất chung quanh có bao bọc. Nhưng với lòng tham mở rộng cương thổ quốc gia “không ngừng rộng lớn”, Trung Quốc ngày nay mang nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Ngày xưa, lãnh thổ Trung Quốc chủ yếu là vùng đất, Đại Lục. Lãnh thổ Trung Quốc theo bản đồ nhà Thanh chỉ đến cực Nam của đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa, cũng không có cái “lưỡi bò” kỳ quái nằm chình ình trên Biển Đông như hiện nay.
       Trong suốt lịch sử từ khi thế lực đế quốc Đại Hán đi chinh phạt, thôn tính, xâm lược các nước láng giềng, Trung Quốc ngày càng lộ rõ lòng tham vô đáy, cậy quyền cậy thế, sự lừa lọc để vụ lợi nổi tiếng trên thế giới. Trung Quốc" cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía Nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang, thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lý khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó còn thâu tóm cả các chế độ dã man như Hung Nô, Tiên Ti. 
            Ngày nay CHNDTH quản lý Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng, còn Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) hiện nay cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của Trung Quốc, mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh cãi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.
      Nhà sử học Vương Nhĩ Mẫn, Viện Hán học đã tìm ra năm nghĩa của chữ Trung Quốc trong các văn tự cổ từ thời nhà Hán trở về trước, theo đó Trung Quốc có ba nghĩa rõ rệt nhất là:
- Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành. Khái niệm này đã được định nghĩa rất minh bạch trong Kinh Thi.  
- Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương. Sử ký Tư Mã Thiên có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở Trung Quốc".
- Khu vực ngày nay gọi là Bình nguyên Hoa Bắc. Tam quốc chí có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể minh dẫn được những biểu hiện quân Ngô và Việt (thuộc khu vực phía nam Giang Tô - (sử ghi khi đó thuộc đất Văn Lang của Vua Hùng - Việt Nam) - và bắc Triết Giang để đối đầu với Trung Quốc, thì chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ".  Theo nghĩa này thì nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa hay Hạ (thường goi chung là Hoa Hạ).
Hai nghĩa còn lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau, để chỉ các nước thời Chiến Quốc.
Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi Trung Quốc thay đổi ý nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy (Man - phá ngang, giả dối - trong từ "man trá") của họ là Trung Quốc, để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di", nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc thì gọi Bắc Ngụy là "Lỗ", nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này, Trung Quốc được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là LiêuTấn và Tống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 20 trở đi. Tên gọi Trung Quốc từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lý, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.
          Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lý đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi Trung Quốc như là một thực thể tồn tại trên lý thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ Trung Quốc là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại Lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam (gọi Đài Loan là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là “Trung Quốc nhân", tức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử Trung Quốc.
Trong các ngôn ngữ Tây phương, tên gọi Trung Quốc theo tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác cùng ngữ hệ dùng tên China (tiền tố Sino-…), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (Qin) là triều đại lần đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết tượng hình thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên "con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc từ này.
Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ dọc theo “con đường tơ lụa” trước khi nó truyền tới chấu Âu và Anh quốc. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất đàm biếm trong tiếng Nhật.
Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản bộ, hoặc Trung Quốc bản bộ cùng Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 đến nay; biên giới giữa các khu vực này cũng thay đổi theo “thâu tóm chinh phạt, xâm lấn”. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh  thường dùng "Đại Trung Hoa địa khu" (như cái lưỡi sói) để chỉ Đại Lục Trung Quốc, thêm bao gồm cả Hồng Công, Áo Môn và Đài Loan. 
Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của Trung Quốc, hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại Lục Trung Quốc.
Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Công, Ma Cao, và các lãnh thổ do  chính quyền Đài Loan quản lý....
BVB
(còn tiếp)
----------------- 

11 nhận xét:

  1. TPP: Ngoài Thương Mại

    OCTOBER 17, 2013
    TPP – Góc Nhìn Của T/S Phan Minh Ngọc

    Doanh Nhân SG 23/09/2013
    Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán mật giữa 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nói là đàm phán mật vì các văn kiện và nội dung đàm phán không được công bố, và chỉ có một số ít đối tượng trong chính phủ và các tổ chức hữu quan của các nước thành viên được biết đến.

    http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/tpp-ngoi-thng-mi.html#comment-62114


    Đài Loan đón đầu TPP tại Việt Nam

    Thứ Sáu, 25/10/2013

    http://nld.com.vn/kinh-te/dai-loan-don-dau-tpp-tai-viet-nam-20131025093516214.htm


    Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương, thấy được các cơ hội nên nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã có chiến lược đầu tư

    CUỐI CÙNG chỉ mở CÁC DOANH NGHIỆP dán nhãn « MADE IN VIETNAM » vào hàng hóa sản xuẩ bên TÀU sau khi gỡ nhãn « MADE IN CHINA » đi CHỈ Ó LỢI cho bọn GIẶC TRONG Quan ĐỎ quan tham PHỤ HỌA với ĐẠI GIA KHỰA khi HOA KỲ cho Việt Nam quyền xuất khẩu sang thị trường MỸ mỡi năm XUẤT SIÊU cả gần 15 tỉ đô la CHỈU ĐỂ NUÔI BÉO bọn KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP như khi đánh PHÁP đánh MỸ là đánh cho TÀU CỘNG hy sinh hàng triệu xương máu của MẸ VIỆT NAM để xong ĐIỆN BIÊN là thằng TRUNG CỘNG khố rách áo ôm từ 1949 vào chễm chệ ngang hàng với ANH PHÁP MỸ NGA tại HỘI NGHỊ GENEVE , rồi ngay 1975 TRUNG CỘNG cũng không muốn Việt Nam thống nhất ...năm 1974 chính MAO XẾNH XÁNG chỉ huy cướp HOÀNG SA , 1979 ĐẶNG TIỂU BÌNH dạy VIỆT NAM bài học làm quà cho MỸ nhờ HOA KỲ giúp chương trình 4 HIỆN ĐẠI HÓA của TÀU … 1988 ĐẶNG TIỂU BÌNH cuố nửa HOÀNG SA của VIỆT NAM chưa kể Trần DâM Tiên HCM sai Phạm Văn Đồng ký HOÀNG SA cho thầy MAO XẾNH XÁNG năm 1958 .. ..


    HIỆN NAY CÁC DOANH NGHIỆP dán nhãn « MADE IN VIETNAM » vào hàng hóa sản xuẩ bên TÀU sau khi gỡ nhãn « MADE IN CHINA » đi CHỈ Ó LỢI cho bọn GIẶC TRONG Quan ĐỎ quan tham PHỤ HỌA với ĐẠI GIA KHỰA khi HOA KỲ cho Việt Nam quyền xuất khẩu sang thị trường MỸ mỡi năm XUẤT SIÊU cả gần 15 tỉ đô la CHỈU ĐỂ NUÔI BÉO bọn KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP
    CHỈ HÀ HƠI thêm cho NHÀ MÁY SẢN UẤT THẾ GIỚI tại HOA LỤC !!!!

    Nhập siêu từ Đài Loan

    Theo số liệu của Phòng Kinh tế - Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP HCM, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Đài Loan năm 2012 là 11 tỉ USD, tăng 110 lần so với năm 1988.


    Ông Phạm Quang Tâm, Phó Chủ nhiệm Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, cho biết kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan là 9 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 2 tỉ USD, nhập khẩu 7 tỉ USD.




    Nhập siêu gần 15 tỉ USD từ Trung Quốc

    http://www.baohaiquan.vn/pages/nhap-sieu-gan-15-ti-usd-tu-trung-quoc.aspx

    (HQ Online)- Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết tháng 8, Việt Nam nhập siêu khoảng 14,92 tỉ USD từ Trung Quốc.



    Trong 8 tháng qua, cả nước xuất khẩu vào Trung Quốc khoảng 8,45 tỉ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 1,5 tỉ USD); gạo (671,6 triệu USD); sắn và sản phẩm từ sắn (gần 646 triệu USD); cao su (623,57 triệu USD)…

    Trả lờiXóa

  2. Cùng thời điểm trên Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lượng hàng hóa đạt tổng giá trị gần 23,37 tỉ USD. Trong hàng chục mặt hàng, nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có nhiều nhóm hàng trị giá lên đến hàng tỉ USD. Đó là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (3,91 tỉ USD); điện thoại các loại và linh kiện (gần 3,62 tỉ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (2,876 tỉ USD); vải các loại (2,448 tỉ USD); sắt thép các loại (1,634 tỉ USD).

    T.Bình


    Nhập siêu từ Trung Quốc tăng hàng chục lần sau 10 năm
    Năm 2001, thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc mới ở mức 210 triệu USD thì đến 2012, con số này đã lên tới 16,3 tỷ.


    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhap-sieu-tu-trung-quoc-tang-hang-chuc-lan-sau-10-nam-2727858.html


    > Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
    > Nguy cơ ngập tràn hàng thải loại từ Trung Quốc

    Tại cuộc họp báo lần thứ 8 về Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày 22/4, ông Đào Ngọc Chương, Vụ phó Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2001, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 210 triệu USD và tăng lên tới 16,3 tỷ USD vào năm 2012.

    Theo Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2012 đã đạt trên 41 tỷ USD, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.



    THỜI SỰ KT - TM Thứ năm, 24-10-2013
    Trung Quốc – thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam

    http://www.tinthuongmai.vn/gpmaster.gp-media.tin-thuong-mai-viet-nam.gplist.1.gpopen.36635.gpside.1.trung-quoc-%E2%80%93-thi-truong-nhap-khau-phan-bon-chu-yeu-cua-viet-nam.asmx


    [ Ngày cập nhật: 24/10/2013 ]
    Số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 587,8 triệu USD, tăng 15,26% về lượng nhưng lại giảm 1,52% về trị giá.
    Tính riêng tháng 9/2013, Việt Nam đã nhập khẩu 329 nghìn tấn phân bón các loại từ thị trường Trung Quốc, trị giá 96,4 triệu USD. Các chủng loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 9 là DAP, SA, Urê, trong đó lượng DAP được nhập khẩu về nhiều nhất, khoảng trên 3 nghìn tấn, với đơn giá trung bình 440,6 USD/Tấn, CFR.Tham khảo giá nhập khẩu một số chủng loại phân bón nhập từ thị trường Trung Quốc trong tháng 9/2013.

    Trả lờiXóa



  3. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN TĂNG Ở HẦU KHẮP CÁC THỊ TRƯỜNG


    http://apromaco.vn/bai-viet/739/nhap-khau-phan-bon-tang-o-hau-khap-cac-thi-truong/

    Trong 5 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc

    Trong số các thị trường cung cấp mặt hàng phân bón cho Việt Nam, thì Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 41,9% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tương đương với 638 nghìn tấn, trị giá 246,3 triệu USD, tăng 20,37% về lượng và tăng 6,96% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.
    Tính riêng tháng 5/2013, Việt Nam nhập phân bón từ thị trường này 185,5 nghìn tấn, trị giá 66,9 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với tháng liền kề trước đó.


    GIỜI Ạ !!!
    Thế thì để gần cả TRIỆU CÔ DÂU ĐÀI LOAN ở lại Việt Nam mỗi CÔ DÂU ĐÀI LOAN là 1 nhà máy nhỏ SẢN XUẤT mặt hàng phân bón cho Việt Nam THÌ ĐÃ TIẾT KIỆM 246,3 triệu USD
    và cả TRIỆU CÔ DÂU ĐÀI LOAN ở lại Việt Nam GIÚP MẸ GIÀ lấy TRAI VIỆT .. ..
    BỚT NHẬP thực phẩm từ TRUNG QUỐC .. .. thật sự đang ĂN PHÂN ăn c....ỨC Tàu đấy

    CHÉP VÀO MÀ XEM VIDEO NÀY

    http://www.youtube.com/watch?v=lRj0EAw44ag

    XEM PHÓNG SỰ trên đài truyền hình quốc gia PHÁP thấy SỞ VỆ SINH PARIS của BỘ Y TẾ PHÁP thử nghiệm các món ăn trong QUÁN TÀU chứa toàn VI KHUẨN đường ruột HẬU MÔN có nghĩa là DU KHÁCH và Dân PARIS vào QUÁN TÀU trong PHỐ TÀU Chinatown .. .. PHẢI TRẢ TIỀN để thật sự đang ĂN PHÂN ăn c....ỨC Tàu đấy !!!!


    Trả lờiXóa
  4. Số 5 là cố định, là cái trụ, 8 số còn lại xoay vần theo luật Hậu thiên Bát Quái và Tiên thiên Bát quái. Các nhà nghiên cứu Đông-Tây kim cổ, âm-dương ngũ hành, nhất là những chuyên gia khảo cứu Chu dịch, Kinh dịch, kể cả "số học vận hóa" theo Hy Lạp, La Mã cổ đại đều khẳng định Trung Quốc từ bao đời nay vẫn tự coi họ là con số 5 giữa Hà Đồ.
    > Chính xác, TQ coi con só 5 là Trung ương, la Trung tâm trái đất...kia đấy! Tai Trung Nam Hải có 5 dãy nhà lớn, xếp chữ NGŨ. Mỹ cũng Ngũ giác đài, nhưng Mỹ theo số hoá Ai Cập-Hy lạp La Mã, còn TQ theo Chu dịch, Kinh dịch...

    Trả lờiXóa
  5. Tính theo đường chim bay, Vũng Áng là nơi gần điểm nhô ra về phía tây của đảo Hải Nam, TQ.
    Còn rất nhiều những công trình cảng biển, kể cả cảng quân sư đều bị bọn 3X chủ động cho các công ty TQ thắng thầu, và tụi Tàu phù đã thi công các cầu cảng này với toàn bộ bản vẽ, bí mật quân sự chúng đều có hết, kể cả chúng đã cài các thiết bị nghe lén tai các vị trí này.

    Nghe nói toà nhà của Bộ công an ở Hà nội cũng do tụi TQ thi công, thế này thì khi có sự xảy ra, quân đội VN đã bị khoá chặt ngay từ trên bờ, sẽ có nhiều những sự kiện còn bất ngờ hơn trận chiến Biên giới 1979 mà phần thua thuộc về nhân dân VN ta!!!

    Trả lờiXóa
  6. Tai Trung Nam Hải có 5 dãy nhà lớn, xếp chữ NGŨ. Mỹ cũng Ngũ giác đài, nhưng Mỹ theo số hoá Ai Cập-Hy lạp La Mã, còn TQ theo Chu dịch, Kinh dịch...


    Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam?

    Bài đã được xuất bản.: 28/04/2010

    http://tuanvietnam.net/2010-04-28-kinh-dich-co-nguon-goc-tu-viet-nam-
    Trực tuyến: Hà Nội sau 5 năm đã thoát 'áo chật'?
    Quyền lực của thi ca, quyền uy của thi sĩ
    Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình
    Mỹ muốn xem Trung Quốc dùng sức mạnh thế nào

    "Một nền văn minh siêu việt nào đó tồn tại 6000 năm trước, đã sản sinh ra lý thuyết này. Dân tộc Việt ở Nam Dương Tử chính là bộ phận sống sót, phát triển nền văn minh đó."

    Giao lưu trực tuyến với phong thuỷ gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh

    Tiếp tục khủng hoảng kinh tế

    Nhiều người biết đến những dự đoán của ông trước kia về khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tình hình lũ lụt, hạn hán, động đất.. Ông có thể nói vắn tắt lại thời điểm, hoàn cảnh đưa ra những dự báo đó?

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bắt đầu từ năm 2004, tôi có những dự báo đầu tiên. Tôi đã nói năm đó sẽ có một trận động đất kinh hoàng xảy ra, mà mức độ của nó sẽ "làm cho giới trí thức khoa học hiện đại cảm thấy nhỏ bé trước một cơn thịnh nộ của đất trời".

    Sau đó cứ mỗi đầu năm, tôi lại có một lời dự báo cho năm đó. Mãi đến 2007 thì báo chí mới bắt đầu cho đăng những dự đoán của tôi.

    Tính chính xác về mặt thời gian của những dự đoán đó là như thế nào?

    Tùy theo những sự việc, ví dụ như vụ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì tôi dự báo khoảng tháng 3 hoặc chậm là tháng 5 (Âm lịch) , quả nhiên đúng.

    Gần đây tôi có tham vọng là dự báo chính xác luôn cả địa điểm xảy ra, chẳng hạn như là dự báo địa điểm xảy ra sóng thần ở Indonesia. Chứng tỏ là khả năng này cũng thực hiện được, nhưng nó đòi hỏi một sự suy ngẫm lâu dàii có sự kiểm chứng, phối hợp giữa nhiều phương pháp dự báo.




    Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch,
    phải chăng đây là sáng tạo của người Việt?



    Nguyễn Thiếu Dũng
    Tạp chí Xưa & Nay – Số 332 tháng 5/2009

    http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/6234-chuyen-nguon-goc-kinh-dich-phai-chang-day-la-sang-tao-cua-nguoi-viet/

    Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.


    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Kinh-Dich-di-san-sang-tao-cua-Viet-Nam/45126008/188/

    Trả lờiXóa
  7. Báo mới đây: Hiện trường vụ nổ ở quảng trường Thiên An Môn, 3 người chết
    Hiện trường vụ nổ ở quảng trường Thiên An Môn, 3 người chết.

    Trả lờiXóa
  8. TQ chỉ khoác áo Cộng sản, hô hào CNXH để ra giá, tạo ra đối trọng với các nước tư bản, mong có lợi làm ăn. Thực chất, ý thức hệ của TQ là Đế guốc Đại Hán, là làm ăn kiểu tư bản từ lâu rồi. Đã là nước cộng sản không đi xâm lấn, xâm lược các nước khác, nhát là VN. Nhưng các nhà LĐ VN lại mù quáng, cả tin, không biết suy lý, cả tin, cho là "cùng ý thức hệ". Thế là chết với nó. Cú lừa béo ngậy.

    Trả lờiXóa
  9. 16 chữ, 4 tốt lf củ cà rốt đầu cái gây, là mồi câu VN.

    Trả lờiXóa
  10. De nghi bac BONG hay loai bo nhung nhan xet cua Trieu luong Dan -chung toi khong muon Blog cua bac bi o ue.

    Trả lờiXóa
    Trả lời


    1. Trống trận trên Biển Hoa Đông thúc giục Dân Việt chúng ta chuẩn bị lên đường
      ****************************************************************



      Phô trương sức mạnh hết « ẩn sáng dưỡng tối » (1)
      Trống trận trên Biển Hoa Đông đang vang liên hồi !
      Tàu đưa hạm đội tầu ngầm hạt nhân vào trực chiến
      Sửa soạn chế tạo từ vài chục năm trước đây rồi
      Đông Kinh cùng Bắc Kinh đe dọa nhau dùng vũ lực
      Xung đột biển đảo Nhật-Trung leo thang tận Đỉnh trời
      Bành trướng gọi Điếu Ngư - chống xâm lăng gọi Kim Các
      Quân tử Hiệp sĩ đạo Nhật chống tiểu nhân Tàu con Tào Tháo cháu Tần Côi !
      Trung Quốc nhà nước hải tặc vùng Đông Nam Á
      Trung Quốc nhà nước tội phạm chống Nhân loại tầy trời
      Thuốc Tây giả giết mỗi năm cả triệu bệnh nhân vô tội
      Khai thác bóc lột dân Phi châu thương quá đi thôi !
      Á Sử đang trao vào tay Dân Nhật võ sĩ đạo
      Giương Á kỳ diệt bọn bành trướng Tào Tháo tào lao
      Đại Hán chọn vũ lực làm thay đổi nguyên trạng
      Chắc chúng không thực hiện Trổi dậy Hòa bình nào !
      Kim Các quần đảo chiến lược sinh tử chận huyết mạch
      Như Trường Sa - Cam Ranh tử huyệt ngăn Tàu vào
      Biển Đông nông nguy cho hạm đội tầu ngầm Trung Quốc
      Lỡ hẹn ra khơi Thái Bình Dương hải chiến thủy triều cao ! .. ..
      Chỉ còn hai eo biển hai hành lang làm hải đạo
      Eo biển Đài Loan - Phi Luật Tân cử ngõ ra vào
      Eo biển Đài Loan - Đảo Xung Thằng (2) .. .. hai Eo Mỹ-Nhật chận cửa
      Chỉ còn bằng mọi giá Tàu muốn biến Kim Các thành Điếu Ngư sò ngao ! ! ? ? ?
      Như MAO-ĐẶNG muốn thống trị Biển Đông bằng mọi cách
      Cướp Hoàng Sa đổi thành Tây Sa .. .. rồi Trường Sa thành Nam Sa nào .. ..
      Tập Cận Bình nay Giấc mơ Trung Hoa - Mộng Siêu hải cường quốc
      May Xứ sở Phù tang Tinh thần Võ sĩ đạo đầy Nghĩa vụ thanh cao ! .. ..
      Cuộc chiến tới chiến đấu cho những Giá trị Nhân bản
      Dân Việt bên Loài người Tiến bộ cùng vững bước lên đường nào ! ! !



      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      (1) « Thao Quang Dưỡng Hối » của Đặng Tiểu Bình

      (2) Đảo Okinawa (Nhật: 沖縄県, Okinawa-ken) = Đảo Xung Thằng

      Xóa