* VACLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần 10)
XV.
... Cố gắng sống trong sự thật của người bán rau quả có thể được giới hạn trong
việc không làm một số điều nhất định. Anh quyết định không đặt cờ trong cửa sổ
khi động cơ duy nhất cho việc đặt cờ lên cửa sổ chỉ là để tránh bị gã công an
khu phố sách nhiễu; anh không bỏ phiếu trong những kì bầu cử mà anh cho là giả
tạo; anh không giấu ý kiến của mình với cấp trên. Nói cách khác, anh có thể
không làm gì hơn là từ chối phục tùng những đòi hỏi nhất định của hệ thống đối
với anh (vốn đương nhiên không phải là một bước tiến nhỏ).
Điều này, tuy thế, có thể thành cái gì đó lớn hơn. Người bán rau quả có thể bắt đầu làm cái gì đó cụ thể, cái gì đó vượt lên hành động tự vệ cá nhân cấp thời chống lại sự giật dây, cái gì đó có thể thể hiện cảm nhận mới tìm ra của anh về trách nhiệm cao hơn. Ví dụ, anh có thể tổ chức những người đồng nghiệp bán rau quả hành động chung để bảo vệ lợi ích của mình. Anh có thể viết thư cho các cơ quan, kêu gọi sự chú ý của họ về các ví vụ mất trật tự và bất công xung quanh anh. Anh có thể tìm sách báo chui, copy chúng và cho bạn bè mượn.
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ; > Phần 7 ; > Phần 8 ;> Phần 9 ;
Điều này, tuy thế, có thể thành cái gì đó lớn hơn. Người bán rau quả có thể bắt đầu làm cái gì đó cụ thể, cái gì đó vượt lên hành động tự vệ cá nhân cấp thời chống lại sự giật dây, cái gì đó có thể thể hiện cảm nhận mới tìm ra của anh về trách nhiệm cao hơn. Ví dụ, anh có thể tổ chức những người đồng nghiệp bán rau quả hành động chung để bảo vệ lợi ích của mình. Anh có thể viết thư cho các cơ quan, kêu gọi sự chú ý của họ về các ví vụ mất trật tự và bất công xung quanh anh. Anh có thể tìm sách báo chui, copy chúng và cho bạn bè mượn.
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ; > Phần 7 ; > Phần 8 ;> Phần 9 ;
Nếu cái tôi gọi là sống trong sự thật là điểm khởi đầu về mặt sinh tồn (và
đương nhiên là tiềm ẩn cả mặt chính trị) căn bản cho mọi hiện tượng như
"sáng kiến của các công dân độc lập" và "bất đồng chính
kiến" hay "đối lập" sẽ được làm rõ trong tiểu luận này, thì điều
này không có nghĩa là mọi cố gắng sống trong sự thật đều ngay lập tức thuộc về
những phong trào này. Ngược lại, trong ý nghĩa rộng nhất và nguyên bản nhất của
nó, sống trong sự thật bao trùm một lãnh địa rất rộng mà ranh giới rất mờ nhạt
và khó vạch rõ, một lãnh địa gồm đầy những biểu hiện khiêm tốn của ý hướng nhân
văn, thì tuyệt đại đa số những biểu hiện ấy vẫn vô danh và những ảnh hưởng
chính trị của chúng có lẽ sẽ không bao giờ được cảm nhận hay mô tả rõ ràng hơn
là một phần của không khí hay cảm xúc xã hội. Hầu hết những biểu hiện này vẫn
chỉ là những sự nổi dậy sơ đẳng chống lại sự giật dây: bạn chỉ đơn giản là đứng
thẳng và sống trong nhân phẩm hơn, như một cá nhân.
Ở đâu đó, nhờ tự nhiên, các giả định và nghề nghiệp của một số người, cũng nhờ
những biến số ngẫu nhiên, thí dụ các đặc thù của một bối cảnh cục bộ, các bạn
bè và v.v..., mà một sáng kiến hữu hình và thống nhất hơn có thể xuất hiện từ
những vùng đất xa xôi vô danh và bao la này, một sáng kiến cao hơn hẳn những
"cuộc nổi loạn" cá nhân và chuyển thành những công việc tự giác, có
tổ chức và hướng đích hơn. Cái điểm mà ở đó sống trong sự thật không còn là một
sự phủ định đơn thuần cuộc sống dối trá và được cụ thể hóa theo một cách nhất
định, là điểm mà có cái gì đó được sinh ra, có thể gọi là "đời sống chính
trị, xã hội và tinh thần độc lập của xã hội". Đời sống độc lập này không
tách rời phần còn lại của cuộc sống ("cuộc sống phụ thuộc") bằng một
ranh giới được phân định rõ ràng. Cả hai thường xuyên cùng tồn tại trong một
con người. Tuy thế, tiêu điểm quan trọng nhất của nó được đánh dấu bởi mức độ
tương đối cao của giải phóng nội tâm. Nó bơi trên đại dương mênh mông của đời
sống bị giật dây như những chiếc thuyền con, bị sóng dập vùi nhưng luôn nhấp
nhô như là sứ giả hiện hữu của sống trong sự thật, nói lên những mục tiêu đang
bị đàn áp của cuộc sống.
Đời sống độc lập này của xã hội là gì? Dải tần của các biểu hiện và hoạt động
của nó dĩ nhiên là phải rất rộng. Nó bao gồm mọi thứ, từ tự giáo dục và nghĩ về
thế giới, từ các hoạt động sáng tác tự do và truyền tải nó tới người khác, đến
cách phong phú tự do bày tỏ thái độ công dân, bao gồm cả những tổ chức xã hội
độc lập hình thành tự phát. Tóm lại, nó là một khu vực mà trong đó sống trong
sự thật được chi tiết hóa và vật chất hóa theo cách nhìn thấy được.
Vì thế, cái sau này sẽ được nhắc đến như là "sáng kiến công dân",
"phong trào bất đồng chính kiến", thậm chí đối lập, nổi lên như là
một phần mười hiển hiện nhô khỏi mặt nước của tảng băng, từ khu vực đó - từ đời
sống độc lập của xã hội. Nói cách khác, cũng hệt như đời sống độc lập của xã
hội bắt rễ từ sống trong sự thật theo nghĩa rộng nhất của từ này, như là cách
biểu hiện chi tiết và tách biệt của đời sống đó, "bất đồng chính
kiến" cũng dần trỗi dậy từ "đời sống độc lập của xã hội". Tuy
vậy, vẫn có một khác biệt đáng kể: nếu "đời sống độc lập của xã hội",
ít nhất là bề ngoài có thể được hiểu như là một dạng cao hơn của sống trong sự
thật, thì sẽ kém rõ ràng hơn nhiều rằng "các phong trào bất đồng chính
kiến" lại nhất thiết là dạng cao hơn của "đời sống độc lập của xã
hội". Chúng chỉ đơn giản là một biểu hiện của nó, và mặc dù có thể chúng
dễ nhận ra nhất nhất, và mới nhìn thoáng qua, là biểu hiện chính trị nhất (và
được chi tiết hóa rõ nhất) của nó, chúng còn lâu mới là trưởng thành nhất, thậm
chí quan trọng nhất, không về mặt xã hội nói chung, mà thậm chí về mặt ảnh
hưởng chính trị trực tiếp. Sau rốt, "bất đồng chính kiến" đã bị bứt
khỏi ngọn nguồn của nó một cách giả tạo, bằng việc đặt cho nó một cái tên đặc
biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể nghĩ về nó biệt lập khỏi toàn bộ cái
nền chung mà từ đó nó phát triển lên, cái mà nó là một phần hữu cơ và là cái
cung cấp nguồn sức mạnh cho nó. Dù gì đi nữa, từ những gì trình bày ở trên về
những dị biệt của hệ thống hậu toàn trị, rõ ràng là cái tưởng chừng như là có
tính chính trị nhất trong các lực lượng tại một thời điểm cho trước, cái vẫn tự
nghĩ về mình theo lối ấy, trên thực tế lại không nhất thiết là một lực lượng
như vậy. Phạm vi mà nó trở thành một lực lượng chính trị thực sự hoàn hoàn phụ
thuộc vào bối cảnh tiền-chính trị của nó.
Cái gì sẽ tiếp sau mô tả trên? Không nhiều hơn và không ít hơn điều này: không
thể nói về cái mà các "nhà bất đồng chính kiến" đang làm trên thực
tế, và ảnh hưởng của những việc họ làm mà lại không trước hết nói về những việc
của tất cả những người, bằng cách này hay cách khác, tham gia vào cuộc sống độc
lập của xã hội, những người hoàn toàn không nhất thiết phải là "nhà bất
đồng chính kiến". Họ có thể là các nhà văn viết theo ý thích mà không thèm
để ý đến kiểm duyệt hay những mệnh lệnh chính thức, những người truyền bá tác
phẩm của họ - trong trường hợp các nhà xuất bản chính thức từ chối in chúng -
với tư cách là samizdat (văn chương bí mật, văn chương “không chính thống”). Họ
cũng có thể là các nhà triết học, sử học, xã hội học, hay tất cả những nhà
nghiên cứu độc lập, mà nếu như không thể qua các kênh chính thức hoặc bán chính
thức, lưu truyền tác phẩm của mình trong samizdat, hay những người tổ chức các
cuộc đàm luận, thuyết giảng và hội thảo tư nhân. Họ có thể là các giáo viên,
những người kín đáo dạy thanh niên những điều vốn bị "cấm kị" trong
các trường công, những linh mục đang tại vị, hoặc đã bị [chính quyền] phế
truất, vẫn cố gắng thực hành đời sống tôn giáo tự do; các họa sĩ, nhạc sĩ và ca
sĩ, những người đang lao động nghệ thuật mặc cho nhà cầm quyền nhòm ngó thế
nào; những người, bằng mọi phương tiện sẵn có, cố gắng thể hiện và bảo vệ các
lợi ích xã hội thực sự của người lao động, trả lại ý nghĩa đích thực cho các
công đoàn, hay sáng lập các công đoàn độc lập; những người không sợ thu hút sự
chú ý của các quan chức tới những trường hợp bất công, những người đấu tranh để
được thấy luật lệ đang được bảo vệ; và những nhóm thanh niên khác nhau đang gỡ
bở những sự giật dây và sống theo chính cách của mình, theo tinh thần của hệ
giá trị của mình. Bảng liệt kê vẫn còn mãi.
Rất ít người nghĩ đến chuyện gọi tất cả những người này là "nhà bất đồng
chính kiến". Và dù thế, chẳng phải những "nhà bất đồng chính
kiến" nổi tiếng cũng chỉ là người bình thường như họ hay sao? Chằng phải
tất cả những hành động ấy chính là cái mà những "nhà bất đồng chính
kiến" đang thực hiện hay sao? Chẳng phải những người mà ta vừa kể không
tạo ra các công trình học thuật và đăng chúng trong samizdat? Chẳng phải họ
không viết kịch, viết tiểu thuyết và thơ? Chẳng phải họ cũng đang vật lộn chống
lại đủ loại bất công và cố gắng tìm hiểu và thể hiện những quan tâm xã hội thực
sự của vô số bộ phận dân chúng?
Sau khi đã cố gắng chỉ ra các nguồn mạch, cấu trúc bên trong và một số mặt của
thái độ "bất đồng chính kiến" như trên, rõ ràng tôi đã chuyển góc
nhìn từ bên ngoài sang một cuộc điều tra về những gì mà các "nhà bất đồng
chính kiến" đang thực sự làm, và làm thế nào mà các đề xướng của họ được
thực hiện, và chúng sẽ dẫn tới đâu.
Vì thế, kết luận thứ nhất được rút ra là, cái không gian hoạt động căn bản và
quan trọng nhất, cái quyết định mọi không gian khác, chỉ đơn giản là một cố
gắng tạo ra và hỗ trợ "đời sống độc lập của xã hội" với tư cách là
một sự thể hiện cụ thể của "sống trong sự thật". Nói cách khác, là
hành động tôn vinh sự thật một cách kiên định, có mục đích và cẩn trọng, và tổ
chức việc tôn vinh này. Điều này, rốt cuộc, là tự nhiên thôi: nếu sống trong sự
thật là xuất phát điểm cơ bản cho mọi nỗ lực của con người chống lại sức ép tha
hóa của hệ thống, nếu nó là cơ sở duy nhất có ý nghĩa cho bất kì hành động có ý
nghĩa chính trị nào, và nếu, cuối cùng, nó cũng là nguồn hiện sinh sâu sắc nhất
của thái độ "bất đồng chính kiến", thì thật khó tưởng tượng được rằng
thậm chí một sự "bất đồng chính kiến" công khai còn có cơ sở nào khác
ngoài tôn vinh sự thật, tôn vinh một cuộc sống chân thành và cố gắng mở đường
cho những mục tiêu đích thực của cuộc sống....
(còn tiếp)
------------------
[1]Tác
giả dùng chiết tự: đối lập - opposition với "kiến lập" - position và
tiếp đầu tố "đối" - op. (Biên dịch)
[2]Tại đoạn này, Havel đã chính thức trả lời một cách hiệu quả lời kết tội của các báo chí Czechoslovakia, trong đó “bất đồng chính kiến” đôi khi được hiểu là odpadlik. Nghĩa đen của từ này là “kẻ bị sa ngã”, hay “kẻ phản bội” hoặc “tái phạm” (Biên dịch).
[3]Ủy ban Bảo vệ Công nhân, một tổ chức của Ba Lan tồn tại trước khi có sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết năm 1980. Sau đó nó được đổi tên thành KSS-KOR (Ủy ban Tự vệ Xã hội-KOR) để nhấn mạnh đến cam kết bảo vệ các quyền dân sự cũng như sự ủng hộ của nó đối với các sáng kiến xã hội chống lại các thể chế của nhà nước toàn trị (Biên dịch).
[2]Tại đoạn này, Havel đã chính thức trả lời một cách hiệu quả lời kết tội của các báo chí Czechoslovakia, trong đó “bất đồng chính kiến” đôi khi được hiểu là odpadlik. Nghĩa đen của từ này là “kẻ bị sa ngã”, hay “kẻ phản bội” hoặc “tái phạm” (Biên dịch).
[3]Ủy ban Bảo vệ Công nhân, một tổ chức của Ba Lan tồn tại trước khi có sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết năm 1980. Sau đó nó được đổi tên thành KSS-KOR (Ủy ban Tự vệ Xã hội-KOR) để nhấn mạnh đến cam kết bảo vệ các quyền dân sự cũng như sự ủng hộ của nó đối với các sáng kiến xã hội chống lại các thể chế của nhà nước toàn trị (Biên dịch).
----------------
"Phúc thay cho kẻ nào được yêu thương, chứ không phải ghê sợ."
Trả lờiXóa