BVB -
Cùng bạn đọc:
Ngày 23 tháng 9 năm 2013 ‘
Những người
khởi xướng Diễn đàn xã hội dân sự’ đã ra
“Tuyên bố thực thi QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ” (Tuyên bố 23/9). Ngay sau đó, sáng 24/ 9, trang BVB đăng bài
“Bất đồng chính kiến” của một bản Tuyên
bố” và tiếp sau đến, trang mạng
‘Diễn đàn xã hội dân sự’ đã
đăng bài này .
Trước hết tôi
cảm ơn Ban biên tập trang DĐXHDS đã có sự đồng cảm, đồng chính kiến
chia sẻ bài viết này và đăng ‘tiếp sức’ lên trang mạng ‘ấn tượng mới’
này.
Đọc các
comment của cư dân Làng Mạng về bài viết “Bất đồng chính kiến…” trên trang DĐXHDS, với những nhận xét, lời
bình, cảm nhận của bạn đọc, tôi thấy có những comment giá trị như
một bài viết phân tích khá sâu, thể hiện rõ chính kiến của mình. Tôi
cảm ơn những bạn đọc đã chia sẻ bài viết qua những comment. Qua đây,
và cả những comment đã đăng dưới cùng bài này trên trang BVB và các
trang khác cùng chủ đề, tôi nhận thấy “bất đồng chính kiến” không
phải chỉ một nhóm người, một thiểu số bị kích động hay “thế lực thù
địch” nào đó xúi giục dẫn tới (như có người chửi) “ăn phải bã”... (Mong sao, nếu ai có đánh giá như vậy, cần xem lại có chủ quan, phiến diện, bảo thủ, cực đoan, không chịu nhìn nhận thực té khách quan và có áp đặt một chiều hay không? Đã suy lý, xem xét biện chững hay chưa?!); mà thực sự đây là ý nguyện của công dân
nước Việt, của những đảng viên chân chính, có trách nhiệm vì nước,
vì dân, vì sự tòn vong của chế độ. Trong bối cảnh đất nước đặt
trước nhiều nguy cơ, mà những người yêu nước, yêu cuộc sống, có lòng
tự hào tự hào, ý thức tự trọng dân tôc hướng tới tương lai không thể
làm ngơ. Để (chút mong muốn) rộng đường dư luận và cùng chia sẻ, BVB
xin giới thiệu đến bạn đọc nguyên văn những commemt sau đây trên trang DĐXHDS:
...
#1
by Vivi on 27/09/2013 - 1:11 sáng
Cảm
ơn Đại tá Bùi Văn Bồng nói lên tiếng nói vì đất nước và Dân Tộc tồn vong .
-------------
#2
by cứ đười ươi giữ ống, cứ chó đen giữ mực, cứ độc tài toàn trị (giữ điều4) thì
việc hồi tố là khó tránh on 26/09/2013 - 3:12 chiều
độc
đảng là giết dân, biến quan chức thành những tên trùm ăn cướp
---------------
#3
by ha lê_praha on 26/09/2013 - 5:35 sáng
Một
bài viết đến độ hoàn chỉnh. một tư duy chính trị khá uyên thâm. đáng khen, quá
đáng khen ….
--------------
#4
by Bangtran on 25/09/2013 - 10:57 chiều
Rât
muốn có nhiều bài viết hay như của Đại Tá Bùi Văn Bổng. Tôi còn muốn bỏ ngay
thuyết lý cộng sản độc tôn, đưa đất nước về với xã hội dân sự và thể chế đa
nguyên đa đảng… trước mắt học Mianma, Campuchia…, lấy thực tiễn đời sống thực
tế của dân (so với các nước cùng Đông Nam Á, và châu A có quy mô dân số, địa
lý, phong tục gần ta) làm thước đo tiến bộ…
Chỉ
có thể chế nhà nước đa đảng, tam quyền phân lập và xã hội dân sự mới làm được
các việc quan trong như sau:
1.
Đoàn kết, và tập hợp được người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới vốn bị
chia rẽ ý thức hệ từ 1945 đến nay.
2.
Chống được tham nhũng, chống tha hóa quyền lực, chống được lạm quyền,chống độc
quyền, chống chuyển quyền trong nội bộ một nhóm người, một nhóm gia tộc hoặc
thân hữu…vì muốn nắm quyền phải cạnh tranh bình đẳng, tranh cử, giành quyền lực
qua bầu cử minh bách…và chỉ được làm những gì người dân ủy quyền bằng các bộ
luật…và một lực lượng đối lập tương đương luôn giám sát, (có thể gọi là luôn
luôn xoi mói đối thủ) nhằm giành lại quyền nếu phát hiện ra đối thủ hoặc người
do họ chon vào ê kíp mắc sai lầm.
3.”Quan
bớt tham, thì dân bớt gian”.
Khi
người nắm quyền luốn có đối lập tương ứng giám sát thì khó mà tham được, vì
tham là mất chức và còn bị tù tội.
Chỉ
có đảng đối lập mới đủ sức mạnh tương ứng để giám sát quan chức của đảng nắm
quyền. Hạn chế, khống chế quan tham.
Tất
nhiên đối lập sẽ cùng kết hợp với tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhân dân và
tư pháp độc lập để giám sát, kiểm soát, hạ bệ và thậm chí là xét xử (nếu có đủ
chứng cứ buộc tội).
Quan
giành quyền bằng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, lành mạnh,… thì dân cũng cạnh
tranh trong kinh doanh, lao động sáng tạo…minh bạch, bình đẳng, lành mạnh.
Khi
đó người dân được tự do làm những điều có ích cho mình và xã hội (thông qua
đóng thuế, tình nguyện và từ thiện…), sẽ ít tiêu cực , như tâm lý : “làm giầu
cho quan chức”, câu kết với quan chức làm giầu, gian dối làm giàu….mua quan bán
chức, gian dối, thủ đoạn, giành giật lợi ích cho cá nhân bằng mọi giá, trốn
thuế, buốn lậu, hàng gian, hàng giả, dùng hóa chất độc hai bất chấp tính mạng
con người và môi trường sống…
4.
Khi có ba tiền đề trên sẽ thúc đẩy được cải cách giáo dục toàn diện….vì giáo
dục không thể độc lập hoàn toàn với môi trường sống…Xã hội lừa đảo, mua quan,
bán chức, tham nhũng , gian dối…như cơm bữa từ cấp cao thì không thể có nền
giáo dục tốt được.
5.
Khi có đa nguyên, đa đảng mới có tự do tôn giáo thực sự được…vì Học thuyết cộng
sản là vô thần là xóa bỏ tôn giáo từ trong triết lý duy vật biện chứng, ai cũng
biết…không thể ngụy biện được.
Chỉ
có những tôn giáo chính thống đã được tồn tại và kiểm định theo thời gian mới
bắt con người đi theo đạo đức,nhân, nghĩa và chân, thiện, mỹ một cách trung
thực, thuần khiết từ nơi sâu thẳm linh hồn con người, mà không một luật pháp và
một lý thuyết giáo dục hiện đại nào có thể thay thế được….
-------------
#5
by Ngôn Thanh Đảm on 25/09/2013 - 6:11 chiều
Tôi
vãn quan niệm lâu nay, quân đội – người lính Cụ Hồ, rất dám nói thẳng, nói thật
có tính chí quyết, có bản lĩnh. Nhưng hầu như gân fđây, nhiều vị đương chức
sắc, đương đeo lon nhưng lai phát ngôn quá bừa bãi, tùy tiênnj (như đại tá Trần
Đăng Thanh) , lý giải chính trị-xã hội, chủ quyền đất nước mà vòng vo ‘Cửu
quốc’, như nịnh nọt, như vuốt xoa.
Đọc
trang của Đại tá Bùi Văn Bồng, tôi chợt nghĩ: À, đâu phải ai cũng thế!.
Tôi đã mến phục nhà báo Bùi Văn Bồng với những phóng sự sát thực tế, nói thẳng
nói thật , có chính kiến rõ rang từ lâu rồi.
Tôi
òn nhớ ngay từ năm 1977 ông đã viết đăng trên báo Nhân dân bài :”Chống quan
lieu cửa quyền trong lực lượng vũ trang nhân dân” – hình như như khi ấy ông mới
quân hàm thiếu úy, công tác tại một đồn biên phòng Kiên Giang. Sau bai fbáo đó,
dù đã đăng báo Nhân Dân, ông cũng bị/được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đến
“hỏi thăm”.Cảm phục, mừng độ bền bản lĩnh, chí khí của Đại tá BVB. Mong đọc
những bài mới của anh.
------------
#6
by Nguyễn Hùng on 25/09/2013 - 4:08 chiều
Người
dân lâu nay chỉ lo cơm áo gạo tiền là hết thời gian rồi (khổ quá mà) hoặc là
chỉ lo ăn chơi nhảy múa ( thành phần nào nhỉ?), hoặc là không biết đến quyền
lợi chính trị ( cái này chắc do chính sách ngu dân có gì Đảng và Nhà nước lo
hết) nên có thời gian nào mà nghĩ đến chuyện quyền dân sự và chính trị của bản
thân mình đâu … Vì vậy việc tuyên truyền để dân đen hiểu được điều này chắc
cũng mất thời gian (do bị tuyên truyền ngược mấy chục năm rồi) bố mẹ em nghe em
nói còn bảo em nói kiểu phản động nữa là (các cụ nhà em bị tẩy não roaj) …
Nhưng thế hệ chúng em sẽ ủng hộ …gắng lên các anh , các chị ơi …
-----------
#7
by Khách on 25/09/2013 - 4:03 chiều
Người
dân lâu nay chỉ lo cơm áo gạo tiền là hết thời gian rồi (khổ quá mà) hoặc là
chỉ lo ăn chơi nhảy múa ( thành phần nào nhỉ?), hoặc là không biết đến quyền
lợi chính trị ( cái này chắc do chính sách ngu dân có gì Đảng và Nhà nước lo
hết) nên có thời gian nào mà nghĩ đến chuyện quyền dân sự và chính trị của bản
thân mình đâu … Vì vậy việc tuyên truyền để dân đen hiểu được điều này chắc
cũng mất thời gian (do bị tuyên truyền ngược mấy chục năm rồi) bố mẹ em nghe em
nói còn bảo em nói kiểu phản động nữa là (các cụ nhà em bị tẩy não roaj) …
Nhưng thế hệ chúng em sẽ ủng hộ …gắng lên các anh , các chị ơi …
-------------
#8
by Quốc Hưng on 25/09/2013 - 3:10 chiều
Không
có 1 lý do nào mà một đất nước cứ mãi phụ thuộc và chịu điều khiển vào một nhóm
người. Đặc biệt nhóm người đó chưa phải là người tài năng xuất chúng và không
được dân bầu ra. Việt Nam
cần một nền dân chủ thực sự chứ không phải là dân chủ nói ở cửa miệng của nhóm
người đó. Phải thay đổi ngay!
-------------
#9
by Lao Ái on 25/09/2013 - 2:59 chiều
Viết
thế này cho nên Bùi Văn Bồng đâu lên tới chức thiếu tướng, cứ ngồi ở cái chức
đại tá đi nhá….
--------------
#10
by Bà Xím on 25/09/2013 - 1:49 chiều
Không
biết nhà nước mình có cho phép không !
------------
#11
by Lê Minh Đào on 25/09/2013 - 12:57 chiều
Bài
viết quá hay, rất đúng.
-------------
#12
by Nguyễn Văn Tình on 25/09/2013 - 12:55 chiều
Từ
đây, ngày nào tôi cũng vô trang Diễn đàn này. Có những bài như thế này đọc thấy
sướng, hết stress, thật bổ ích, thông tin và lập luận thật là có lý.
--------------
#13
by Adam Nguyen on 25/09/2013 - 12:52 chiều
Bài
viết rất hay, tâm huyết, sâu sắc, lý lẽ sắc bén, có nhiếu dẫn chứng tìm tòi
nghiên cứu. Xin cảm ơn tác giả.
Tôi
có một ý nhỏ. Gần đây có nhiều bài viết khá hay đăng rải rác trên các báo,
trang mạng, nếu có ai đó tập hợp chúng lại, phân loại, hình thành một cái giống
như “cơ sở lý luận cách mạng”, để cho mọi người dễ tìm, dễ đọc, dễ tham khảo,
thì hay quá.
Bước
tiếp theo là có “ai đó” đứng ra “triển khai” những lý luận đó. Vì những người
dân bình thường không có thời gian, không có nhiều kiến thức để tìm hiểu, họ
chỉ càn biết là trong mỗi trường hợp cụ thể thì hành động ra sao, thế nào,
đúng, sai. Có nghĩa là cần phải có những hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như khi đi
đường khi thấy đèn đỏ thì tất cả phải dừng lại, khi đèn xanh thì tất cả cùng
đi. Lâu nay người dân không ý thức được những cái quyền của mình, mà nhiều khi
cứ sợ bóng sợ vía làm theo những quyết định sai trái của nhà cầm quyền thôn xã
ấp quận huyện tỉnh thành phố trung ương. Cần phải có những hướng dẫn, những chỗ
dựa, chí it là về mặt tinh than cho dân chúng trong những actions của họ. Xin
cảm ơn.
-------------
#14
by Nacdanh on 25/09/2013 - 12:40 chiều
BẤT
ĐỒNG KHÔNG PHẢI LÀ PHẢN ĐỘNG
Là
người dân bình thường tôi thấy sự quy chụp bất đổng là do thế lực thù địch, là
phản động…Chẳng qua là bí quá nên đành trốn tránh trách nhiệm mà nói bừa, nó
hoàn toàn không có tính thuyết phục.
-Bất
đồng chứng kiến có thể xẩy ra mọi nơi: Giữa vợ và chồng, giữa cha và con, giữa
thày với trò, giữa bạn bè hay đồng nghiệp với nhau, điều ấy không có nghĩa là
phản động.
-Lấy
thí dụ như Hội nghị TW VII, Bộ chính trị thống nhất giới thiệu 2 ông Nguyễn Bá
Thanh và Vương Đình Huệ để BCHTƯ bầu vào Bộ chính trị, nhưng 2 ông đều không
trúng. Như vậy BCT và BCHTƯ là không đồng chứng kiến trong việc tiến cử 2 ông
này, hay tức là bất đồng chứng kiến. VẬY BẤT ĐỒNG KHÔNG BAO GIỜ LÀ PHẢN ĐỘNG
CẢ, VIỆC CHỤP MŨ CHO BẤT ĐỒNG LÀ PHẢN ĐỘNG LÀ LỐI TƯ DUY THIẾU TRÁCH NHIỆN VÀ
NÉ TRÁNH SỰ THẬT MÀ THÔI. mà khi đã né tránh sự thật thì đi liền sự biện bác,
sự giả dối kéo dài thì rất nguy hiểm vì làm cho hệ thống suy yếu.
-
Khi Đảng và nhà nước chưa thừa nhân tệ nạn tham nhũng (trước đây hàng chục năm)
mà nhân dân hay dư luận nêu ra, thì những người đi đầu chống tham nhũng, phanh
phui tham nhũng bị cho là phản động nói xấu chế độ. Giá như lúc đó đừng cho là
phản động nói xấu, đừng trốn tránh trách nhiệm, diệt trừ tham nhũng khi nó còn
ít thì tệ nạn tham nhũng đâu có đến mức phát triển rộng khắp như bây giờ. Còn
bây giừ nạn tham nhũng ở mọi chỗ nọi nơi có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự tồn
vong của Đảng và thể chế là gì ?
---------------
#15
by Trần Thơm on 25/09/2013 - 11:03 sáng
Bài
viết kỹ càng, chu tất, lý lẽ phân minh. Càng đọc càng thấy rất cần phải ủng hội
xã hội dân sự, minh bạch hóa, tăng cường thường xuyên Diễn đàn XH dân sự Người
dân được quyền tham gia vào chính trị một cách chủ động, mạnh dạn, được pháp
luật bảo vệ, trợ giúp, có chính kiến, không bị bịt miệng, không bị o ép, ngăn
chặn. Đó cũng chính là thực thi thực thi Dân chủ xã hội.
-------------
#16
by Trịnh Hằng on 25/09/2013 - 8:56 sáng
Bài
viết rất tuyệt vời. Chuẩn – không cần chỉnh, đọc lại vài lần càng ngấm sâu, suy
ngầm nhiều điều fbổ ích, nâng cao nhận thức. Cảm ơn tác giả và trang DĐXHDS
------------
#17
by Nói Thật on 25/09/2013 - 11:08 sáng
Xã
hội dân sự không hề xa lạ đối với người Việt chúng ta. cách đây không biết mấy
trăm năm, hay ngàn năm, một xã hội dân sự đã lớn mạnh ở nước ta. Ở quê tôi – Xứ
Nghệ – đã có Phường vải. Dệt vải thì không nhà nào có thể làm một mình được,
nhất là khâu the sợi, cuốn sợi. Phường vải được in đậm trong dân ca Xứ Nghệ.
Bây giờ nghiên cứu dân ca Nghệ Tĩnh người ta không thể bỏ qua Hát phường vải.
Ngày nay còn tồn tại một số Phường như Phường nhà. Ngày tôi còn nhỏ, thuở kháng
chiến chống Pháp, đã có Phường này rồi. Cứ 25 – 30 nhà vào một phường, bầu ra
một phường trưởng. Cứ mỗi nhà góp 30 cái tranh hoặc bằng cỏ tranh, hoặc bằng lá
mía hay rạ tùy yêu cầu để cho 1 nhà trong phường lợp nhà mới. Mỗi năm khoảng 3
lần như thế. Làm rải ra như thế nên lợp nhà không là gánh nặng cho các “phường
viên” nữa. Phường này ngày nay vẫn tồn tại, hoạt động rất hiệu quả. Chỉ có khác
là thay vì góp tranh tre nứa lá, người ta góp xi măng, gạch, cát. Quue tôi lụt
mỗi năm mấy trận, nếu không có phường thì làm nhà rất khó khăn.
Có phải thế là XÃ HỘI DÂN SỰ không các bác?
----------------
#18
by Nguyễn Hà on 25/09/2013 - 8:52 sáng
Tôi
cũng mới vừa đọc bản Tuyên bố hùng hồn, đĩnh đạc và đầy tâm thức, trách nhiệm
xây dựng chung vì dân vì nước về quyền dân sự và chính trị. Nay lại thấy Đại tá
Bùi Vưn Bồng rất kịp thời, sớm có bài này, đọc rất thấm thía,, tâm đắc. Bài
viết đã gói chặtnhững suy ngẫm kỹ, chiều sâu lý-tình, chân thành đưa ra những
dẫn luận, lý giải, minh chứng và phân tích khá kỹ, chọn lọc. Theo thiển nghĩ
của tôi, nếu các vị chuyên được giao việc ‘canh cửa’ chính trị, tuyên giáo,
lãnh đạo đọc bài này mà vẫn bảo thủ cách nghĩ, cách nhìn xưa cũ, lỗi thời, giáo
điều và công thức thì quả là họ đã bị “bê tông hóa tư duy” rồi!...
-------------
*** Tổng hợp Comment bài "Bất đồng chính kiến..." trên trang BVB
tính đến 9:21 ngày 2-10:
32 nhận xét:
Có như vậy kỷ cương phép nước mới được bảo đảm. TTAT xã hội và ANCT mới được yên ổn.
nếu đa nguyên đa đảng nhưng tình trạng năm bè bảy phái cha chung không ai khóc...Chỉ lo đấu đá tranh giành quyền lực thì nát bét.
Người có quyền vẫn dư thủ đoạn để tạo ra 1 web độc lập do ai đó
ngoài đảng đứng tên chủ nhiệm rồi tha hồ vẽ VOI !
Tóm lại,nếu có LHQ.đứng ra giám sát thì mới chắc ăn bác ạ !
"...Ý thức hệ, khi đóng vai trò là cây cầu bào chữa nối giữa hệ thống và cá nhân, đã bắc dọc qua cái vực thẳm nối hai bờ mục tiêu của hệ thống và mục tiêu của cuộc sống. Nó giả như là các yêu cầu của hệ thống bắt nguồn từ các yêu cầu của cuộc sống. Nó là một thế giới hình thức đang tìm cách vượt qua hiện thực.
Hệ thống hậu toàn trị đụng chạm đến con người trong mỗi bước đi, nhưng nó làm thế với cái găng tay ý thức hệ. Chính vì điều này mà cuộc sống trong hệ thống mới thấm đẫm đạo đức giả tạo và những điều dối trá như thế: nhà nước của quan liêu thì lại được gọi là chính quyền nhân dân; người lao động bị nô dịch dưới cái tên giai cấp lao động; sự thoái hóa hoàn toàn của cá nhân thì được trình bày như là sự giải phóng tột bậc; bưng bít thông tin được gọi là cung cấp thông tin cho quần chúng, sử dụng quyền lực để giật dây thì được gọi là kiểm soát công cộng về quyền lực; lạm dụng quyền lực tùy tiện thì được gọi là tôn trọng luật pháp, đè nén văn hóa thì được gọi là phát triển văn hóa; sự mở rộng ảnh hưởng đế chế thì được trình bày như thể là giúp đỡ người bị áp bức; mất tự do ngôn luận trở thành hình thức cao nhất của tự do; các kì bầu cử lố bịch trở thành hình thức dân chủ cao nhất; cấm suy nghĩ độc lập thành thế giới quan khoa học nhất; chiếm đóng quân sự trở thành giúp đỡ anh em. Vì chế độ bị nhốt chặt trong những lời dối trá của nó, nó phải xuyên tạc tất cả. Nó xuyên tạc quá khứ. Nó bóp méo hiện thực và nó bịa đặt tương lai. Nó xuyên tạc thống kê. Nó giả đò như không nắm giữ các cơ quan an ninh có quyền lực vô hạn và đốn mạt. Nó vờ vĩnh tôn trọng các quyền con người. Nó giả đò như không kết án ai. Nó làm như không sợ bất kì điều gì. Nó giả vờ như không giả vờ gì cả."...
> Nếu đọc những bài này, bác Cả Trọng mái tóc cước Ruyên Ráng nhà ta có suy nghĩ cấy chi không hè. Hay lại chê: Lý luận hắn kém ta?
1, Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng tách ra làm hai: Đảng Cộng sản và Đảng Lao động. Hai Đảng này cùng lấy chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động, cùng nhau lấy xây dựng CNXH làm muc tiêu phấn đấu.
2, Hai đảng này không được sử dụng ngân sách làm kinh phí hoạt động. Nguồn tài chính là do đảng viên mỗi đảng đóng góp, đấy là nghĩa vụ xây dựng đảng của chính họ.
3,Cứ đến nhiêm kỳ, mỗi đảng chọn ra một ứng cử viên, tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Thông qua cương lĩnh hành động của mỗi đảng,nhân dân sẽ trưc tiếp bầu ra vị Chủ tịch nước của mình. Vị Chủ tịch nước này có quyền và nghĩa vụ tối cao về hành pháp, có quyền chỉ định Thủ tướng để điều hành kinh tế đất nước.
4, Hai đảng này sẽ phải cố gắng lôi kéo nhân tài về phía mình. Lúc đó nhân tài sẽ được trọng dụng, công cuộc xây dựng CNXH sẽ mau chóng thành công.
Là một người dân, tôi chỉ muốn bầu Chủ tịch nước bằng lá phiếu có lựa chọn của mình. Khi đó, nền dân chủ của ta chắc chắn sẽ gấp vạn lần nền dân chủ Mỹ.
- Phải có những gương mặt mới và đủ uy tín trong xã hội và nhân dân , chứ mấy ông đương chức mặt dày - ai tin .
- Trước nay đã có mấy đảng rồi , hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước xong , tặng cho cái bằng khen , huân chương , rồi mời câc bác .......về nghỉ . Bây giờ lại cũng mấy bố CS ấy tách ra ,mấy bữa thấy xêm xêm lại nhập vào , ui chà mệt lắm đó , liệu dân còn tin nổi không --> khó đấy dân mình bây giờ khôn hơn rồi .
- cứ nhìn vào cương lĩnh mà thấy có đường lối phát triển và xây dựng CNXH là dân ớn lắm rồi không theo đâu dù là đảng giời đi chăng nữa .
- Tóm lại phải có một đảng mới có cương lĩnh mới , cạnh tranh lành mạnh và tồn tại song song với ĐCS mới mong dân tin , dân theo .
— Sự kiểm soát, cạnh tranh (như thi đua) với nhau trong cuộc sống - trong các mối quan hệ xã hội là cần thiết. Cũng không việc gì phải quá kiêng kỵ hoặc lo trong xã hội có vài-ba đảng cùng tồn tại, song hành lãnh đạo, quản lý, điều hành XH, kiểm soát,lẫn nhau. Độc đảng thì cũng dễ sinh chủ quan, sinh chuyên quyền, đọc đoán. Độc đảng mà tốt. mạnh, uy tín dược mài, khó lắm! Trong lịch sử loài người, rất hiếm.
... Thực ra, VN từ lâu cùng đã có ‘mô hình’ quản lý, kiểm soát lẫn nhau để tránh …làm bậy!, Trong quân đội ta đã áp dung kiểu (gần như) “tam quyền phân lập” – kiêm tra, quan sát, kiểm soát lẫn nhau,…Đó là quy định đi ra ngoài doanh trại it nhất phải có 3 người lính cùng đi (ngoại trừ trường hợp được coi là đặc biêt), rồi “Tổ ta là tổ Tam Tam – (3 người) / Nhìn nhau, không để thằng làm thằng chơi. / . Bởi đi chơi ra ngoài doanh trại cũng phải nhin fnhau mà giữ quân phong quân kỷ, Ít khi người chỉ huy cho một anh lính ra ngoài doanh trai một mình, rồi /được toàn quyền, muốn tự tung tự tác làm gì cũng dược, không ai biết, thì vi pham kỷ luật dẽ xảy ra.
Còn nay vận dụng kiểu ‘Tam nhân kiềm tỏa’ (kiểm soát lẫn nhau) như quy định điều lệnh kỷ luật quân đội vận dụng ra ngoài xã hội (tuy biện pháp đơn giản vậy) vào lãnh đạo, quản lý xã hội thế nào còn do….những ‘thượng cấp’, tâm-tầm, động cơ sống của ….những cái đầu….! (BVB)
Đảng ta là đảng cầm quyền
Hai M chỉ biết có tiền và Em!
Chào!
Các còm sỹ thật tuyệt
Vậy có thơ rằng:
Trang chủ thì thật tuyệt vời
Các còm cứng cựa hơn mười lề quan
Phân tích ,bình luận đàng hoàng
Cái sai ,cái đúng ,rõ ràng ,phân minh
Lời ngay ,tha thiết,chân tình
Tổ Tiên ắt thấu nghĩa,tình cháu con
Kính chúc Đại tá ,khỏe!
Nước nào chẳng có luật pháp. Phạm pháp, vào tù là đương nhiên, kêu gì nữa.
Sẽ chẳng có gì phải bàn cãi nếu luật pháp, Hiến pháp được xây dựng từ xã hội dân sự, mọi người dân đều có quyền góp ý, xây dựng, làm ra luật từ lá phiếu của mình.
Luật pháp ở VN do ai đưa ra ? - đã quá rõ - Người Dân vẫn chưa tâm phục, khẩu phục với hệ thống luật pháp của mình mặc dù nó vẫn nhân danh Nhân dân.
Vấn đề của mọi vấn đề chính là VN phải có xã hội dân sự. Đòi hỏi này có chính đáng không ? - có. Có khả thi không ? - không.
Nhưng nếu không giải quyết vấn đề này, người VN sẽ phải tự nhận mình là tù nhân. Đảng lãnh đạo sẽ phải tự nhận mình chính là cai tù của cái nhà tù lớn này. Luật nhà tù chính là các NQ của đảng. Luật pháp, hiến pháp cứ phải theo đó mà ban hành.
Yêu mến chế độ này, chắc chỉ có mấy vị ăn lộc đảng, theo đảng đến cùng. Nhà tù cũng được,làm cai tù còn hơn làm tù, sướng chán. Họ đâu nghĩ coi tù thì cũng như đi tù.
Năm 54, năm 75 đã có hai làn sóng ra đi. Đến giờ, ai có điều kiện, có thời cơ vẫn ra đi. Có nước nào mà sau giải phóng, có độc lập, thống nhất mà Dân bỏ của chạy lấy người đông như vậy ? Họ đâu dị ứng với quê cha đất Tổ. chỉ vì họ không muốn phải sống trong tù. Dù cái nhà tù đó có lộng lẫy như lâu đài đi nữa. Cái họ cần chính là một xã hội dân sự, cuộc sống ở đó mới thực sự là cuộc sống, đáng sống.
Vấn đề là vấn đề từ dân không được xem trọng và giải quyết xuề xòa theo kiểu dễ dãi cho chính quyền. Vì vậy mà cần xã hội dân sự khi chính phủ thì không gần dân, luật pháp thì không chế tài được chính phủ. Quá nhiều lí do để cải tổ.
Nhất định phải như vậy!
Và:
Chỉ có thể như vậy!
Xin nhiệt liệt chào mừng sự ra đời của DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ.
Từ nay "lòng dân" đã có một tiếng nói ("chính danh" và "chính chủ" xét trên mọi khía cạnh) bênh vực, giới cầm quyền tham lam, bất tài và lười nhác, vì vậy, không thể tự tung tự tác một mình một chợ.
Gập ghềnh, chông gai là con đường phía trước nhưng cơ hội thực thi dân chủ, cơ hội chấn hưng Đất Nước đã được mở ra.
Xin kính chúc Các Vị sáng lập mạnh khỏe và DIỄN ĐÀN sẽ đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
Là người dân bình thường tôi thấy sự quy chụp bất đổng là do thế lực thù địch, là phản động...Chẳng qua là bí quá nên đành trốn tránh trách nhiệm mà nói bừa, nó hoàn toàn không có tính thuyết phục.
-Bất đồng chứng kiến có thể xẩy ra mọi nơi: Giữa vợ và chồng, giữa cha và con, giữa thày với trò, giữa bạn bè hay đồng nghiệp với nhau, điều ấy không có nghĩa là phản động.
-Lấy thí dụ như Hội nghị TW VII, Bộ chính trị thống nhất giới thiệu 2 ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ để BCHTƯ bầu vào Bộ chính trị, nhưng 2 ông đều không trúng. Như vậy BCT và BCHTƯ là không đồng chứng kiến trong việc tiến cử 2 ông này, hay tức là bất đồng chứng kiến. VẬY BẤT ĐỒNG KHÔNG BAO GIỜ LÀ PHẢN ĐỘNG CẢ, VIỆC CHỤP MŨ CHO BẤT ĐỒNG LÀ PHẢN ĐỘNG LÀ LỐI TƯ DUY THIẾU TRÁCH NHIỆN VÀ NÉ TRÁNH SỰ THẬT MÀ THÔI. mà khi đã né tránh sự thật thì đi liền sự biện bác, sự giả dối kéo dài thì rất nguy hiểm vì làm cho hệ thống suy yếu.
- Khi Đảng và nhà nước chưa thừa nhân tệ nạn tham nhũng (trước đây hàng chục năm) mà nhân dân hay dư luận nêu ra, thì những người đi đầu chống tham nhũng, phanh phui tham nhũng bị cho là phản động nói xấu chế độ. Giá như lúc đó đừng cho là phản động nói xấu, đừng trốn tránh trách nhiệm, diệt trừ tham nhũng khi nó còn ít thì tệ nạn tham nhũng đâu có đến mức phát triển rộng khắp như bây giờ. Còn bây giừ nạn tham nhũng ở mọi chỗ nọi nơi có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và thể chế là gì ?
Dem tuoi xuan dang hien cho nuoc nha
Ly tuong ay nay dan bi phan boi
Khi xe chieu moi giat minh cay dang
Nhin quanh ta toan lu co hoi ma dau.