* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần
15)
XX.
Bản chất đặc thù của các điều kiện hậu toàn trị - với
sự thiếu vắng đời sống chính trị bình thường và thực tế là bất cứ những thay
đổi chính trị sâu sắc nào đều hoàn toàn không thể tiên lượng được -có một mặt
tích cực: nó buộc chúng ta phải rà xét hoàn cảnh của mình một cách mạch lạc
hơn, và xem xét tương lai của chúng ta trong bối cảnh của các triển vọng toàn cầu
và dài hạn của thế giới mà chúng ta là một phần. Thực tế là sự đối đầu thực
chất nhất và căn bản nhất giữa con người và hệ thống diễn ra ở một mức độ sâu
đậm hơn nhiều so với những gì ở nền chính trị truyền thống, và đồng thời, thực
tế ấy quyết định hướng đi của những cân nhắc như thế.
Vì thế, sự chú ý của chúng ta không thể tránh khỏi
phải hướng tới vấn đề căn bản nhất: sự khủng hoảng của toàn bộ xã hội công nghệ
đương đại nói chung, cuộc khủng hoảng mà Heidegger mô tả là sự bất lực của nhân
loại đối mặt với quyền lực toàn cầu của công nghệ. Công nghệ - đứa con của khoa
học hiện đại, cái mà đến lượt nó lại là con đẻ của siêu hình học hiện đại - đã
vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người, đã không còn phục vụ chúng ta, đã nô
dịch chúng ta và buộc ta phải tham gia vào sự chuẩn bị cho sự hủy diệt của
chính mình. Và nhân loại không thể tìm ra lối thoát: chúng ta không có ý tưởng
và không có đức tin, và lại càng có ít hơn những khái niệm chính trị để giúp
mình đưa sự vật trở về dưới sự kiểm soát của con người.
=>Quyền
lực Phần 1;>Phần
2;>Phần
3 ;>Phàn
4 ;>Phần
5 ; >Phần
6 ;>Phần
7;>Phần
8 ;> Phần
9 ;>Phần 10 ;>Phần
11 ;> Phần
12 ; > Phần
13 ;> Phần 14
Chúng ta nhìn một cách
tuyệt vọng trong khi cỗ máy vận hành lạnh lùng mà ta tạo ra đang nhận chìm
chúng ta, xé chúng ta khỏi những gắn kết tự nhiên (ví dụ từ môi trường sống của
chúng ta, theo nghĩa rộng nhất của từ này, gồm môi trường sống của ta trong
sinh quyển) cũng hệt như chúng loại chúng ta khỏi "đời sống" và ném
chúng ta vào thế giới của "sinh tồn". Tình huống này đã được mô tả từ
nhiều góc độ khác nhau và nhiều cá nhân và các nhóm xã hội đã cố gắng, thường
là rất đau đớn, tìm đường ra (như từ tư tưởng phương Đông hay bằng hình thành
các công xã). Nỗ lực xã hội (hay thực ra là chính trị) duy nhất đang cố gắng
làm một cái gì đó [trước nguy cơ này], cái nỗ lực mang trong mình thành tố cần
thiết là tính phổ quát (trách nhiệm với và cho toàn thể), chính là nỗ lực tuyệt
vọng của các phong trào sinh thái, và với việc thế giới đang ở trong một tình
trạng hỗn loạn như hiện nay, tiếng nói của nó cũng đang yếu dần. Và thậm chí ở
đây thì cố gắng cũng chỉ giới hạn ở một ý tưởng nhất định trong việc làm sao sử
dụng công nghệ để chống lại nền độc tài của công nghệ.
"Chỉ có Thượng đế mới có thể cứu vớt chúng
ta", Heideger nói, và ông nhấn mạnh sự cần thiết của "một lối tư duy
khác", tức là, phải chia tay với những dòng triết học trong nhiều thế kỷ
gần đây, và phải tạo ra một thay đổi tận gốc rễ trong cách con người nhận thức
về mình, về thế giới và vị trí của nó trong đó. Ông không biết lối thoát nào và
tất cả những gì ông có thể khuyến nghị là "chuẩn bị các kì vọng".
Vô số những nhà tư tưởng và phong trào cảm thấy cái
lối thoát vẫn còn chưa tìm ra này có thể nhận dạng theo cách chung nhất là một
"cuộc cách mạng hiện sinh" rộng lớn. Tôi chia sẻ quan điểm này, và
tôi cũng chia sẻ ý kiến cho rằng một giải pháp [triệt để] không thể tìm thấy
trong một thủ thuật công nghệ nào đó, tức là, trong đề xuất thay đổi từ bên
ngoài, hay trong một cuộc cách mạng thuần túy triết học, thuần túy xã hội hay
thuần túy công nghệ, hay thậm chí thuần túy chính trị. Tất cả chúng đều là
những lãnh địa mà tác động của một cuộc "cách mạng hiện sinh" sẽ phải
động chạm tới; nhưng cái lãnh địa căn bản nhất [mà cuộc cách mạng hiện sinh này
phải tác động tới] chỉ có thể là sự tồn tại của con người theo nghĩa sâu sắc
nhất của từ này. Chỉ có thể từ nền tảng ấy nó mới có thể trở thành một cuộc tái
cấu trúc xã hội về đạo đức tổng quát - và, đương nhiên, rốt cuộc là chính trị.
Cái mà chúng ta gọi là xã hội tiêu thụ và công nghiệp
(hay hậu công nghiệp), và Ortea y Gasset từng hiểu là "cuộc cách mạng của
những đám đông", cũng như những sự tồi tề về trí thức, đạo đức, chính trị
và xã hội trên thế giới ngày nay: tất cả chúng có thể chỉ đơn thuần là những
khía cạnh của một cuộc khủng hoảng sâu sắc, trong đó nhân loại, bị lôi đi một
cách tuyệt vọng bởi sự tự vận hành của văn minh công nghệ toàn cầu, nhận ra
mình.
Hệ thống hậu toàn trị chỉ là một khía cạnh - một khía
cạnh đặc biệt nghiệt ngã và vì thế mà lộ rõ những nguồn gốc thực của nó - của
sự bất lực chung của nhân loại hiện đại trong việc làm chủ tình cảnh của nó. Sự
tự vận hành của hệ thống hậu toàn trị chỉ đơn thuần là một phiên bản cực đoan
của sự tự vận hành toàn cầu của văn minh công nghệ. Thất bại con người mà nó
phản chiếu chỉ là một biến thể của thất bại chung của nhân loại hiện đại.
Đương nhiên, thách thức toàn cầu này đối với vị trí
của loài người trên thế giới cũng xảy ra trong thế giới phương Tây, chỉ khác
chăng ở các hình thái chính trị và xã hội của nó. Heideger nói đến nó như là
khủng hoảng của nền dân chủ. Chẳng có bằng chứng thực sự nào chứng tỏ rằng nền
dân chủ phương tây, tức là nền dân chủ của hình thái nghị viện truyền thống, có
thể cho ra một giải pháp căn bản hơn chút nào. Thậm chí có thể nói rằng, càng
nhiều không gian cho những mục tiêu đích thực của cuộc sống trong các nền dân
chủ phương Tây, thì cuộc khủng hoảng càng bị giấu diếm tốt hơn khỏi con người
và họ lại càng bị vây bọc trong đó.
Có vẻ như các nền dân chủ nghị viện truyền thống không
thể đưa ra sự chống đối căn bản nào trước sự tự vận hành của văn minh công nghệ
và xã hội tiêu thụ-công nghiệp, bởi ví chúng cũng đang bị cuốn đi một cách
tuyệt vọng theo nó. Con người bị giật dây theo những cách tinh tế và nhẹ nhàng
hơn ngàn lần những phương pháp bạo tàn được dùng trong các xã hội hậu toàn trị.
Nhưng cái phức hợp tính của những chính đảng khổng lồ, vô trật tự về nhận thức,
thực dụng về chính trị và cứng nhắc, được điều khiển bởi những bộ máy chuyên
nghiệp và tháo tung con người khỏi mọi hình thức của trách nhiệm cá nhân và cụ
thể; và những điểm hội tụ phức tạp của tích lũy tư bản liên quan tới sự thao
túng bí mật và mở rộng; nền độc tài có quyền lực tuyệt đối của tiêu thụ, sản
xuất, quảng cáo, thương mại, văn hóa tiêu thụ, và tất cả những cơn lũ về thông
tin ấy - tất cả chúng, vẫn rất thường được phân tích và mô tả, khó có thể tưởng
tượng được lại là suối nguồn nơi con người có thể tìm lại chính mình. Trong bài
giảng ở Harvard tháng 5 năm 1978 của ông, Solzhenitsyn mô tả bản chất ảo tưởng
của tự do không dựa trên trách nhiệm cá nhân và sự bất lực kinh niên của các
nền dân chủ truyền thống trong việc chống lại bạo lực và chủ nghĩa toàn trị với
tư cách là kết quả của nó. Trong một nền dân chủ, nhân loại có thể hưởng nhiều
tự do và an ninh cá nhân mà chúng ta không biết, nhưng rốt cuộc chúng cũng
chẳng tốt đẹp gì, bởi chúng cũng rốt cục chỉ là những nạn nhân của cùng một sự tự
vận hành, và không thể bảo vệ được các quan tâm của họ về bản sắc của mình hay
ngăn chặn sự hời hợt hóa, không thể vượt qua những quan tâm về sự sinh tồn cá
nhân và trở thành một thành viên có trách nhiệm và tự hào của polis, không thể
đóng góp thực sự vào việc tạo thành số phận của nó.
Bởi vì mọi viễn cảnh của chúng ta về một sự thay đổi
tốt lên là rất dài hạn, ta buộc phải ghi nhớ sự khủng hoảng sâu sắc này của nền
dân chủ truyền thống. Chắc chắn là, nếu các điều kiện được tạo ra cho nền dân
chủ trong một vài nước thuộc khối Xô viết (mặc dù điều này ngày càng trở nên xa
vời), nó có thể là một giải pháp trung chuyển tạm thời có thể giúp phục hồi cảm
nhận về nhận thức dân sự vốn bị kiệt quệ, giúp hồi sinh tranh luận dân chủ, cho
phép củng cố một đa nguyên chính trị căn bản, và sự biểu đạt giản đơn các mục
tiêu của cuộc sống. Nhưng bám víu lấy ý tưởng về nền dân chủ truyền thống như
là một lí tưởng chính trị và quỳ gối trước ảo ảnh rằng chỉ có hình thức
"thử và đúng" này là có thể đảm bảo cho nhân loại một nhân phẩm lâu
dài và một vai trò độc lập trong xã hội, theo tôi, ít nhất cũng là thiển cận.
Tôi coi quan tâm mới hồi sinh của chính trị vào con
người thực như là cái gì đó căn bản hơn nhiều so với việc đơn thuần trở về
những cơ chế thường nhật của nền dân chủ phương Tây (hay nếu bạn thích, nền dân
chủ tư sản). Trong năm 1968, tôi cảm thấy rằng vấn đề của chúng ta có thể được
giải quyết bằng việc hình thành một đảng đối lập có thể cạnh tranh công khai
giành quyền lực với đảng Cộng sản. Nhưng đã từ lâu, tôi nhận ra rằng, điều đó
không đơn giản đến thế, và không một đảng đối lập nào, tự thân nó, cũng như
không luật bầu cử mới nào, tự thân nó, có thể làm cho xã hội miễn nhiễm với
những hình thức bạo lực mới. Không có chuẩn mực tổ chức "khô khan"
nào tự nó có thể đem lại bảo đảm ấy, và ta chắc chắn sẽ nhận ra từ những tổ
chức này rằng, không có ai khác ngoài Thượng Đế ấy có thể cứu giúp được mình. (còn tiếp)
--------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét