Được hưởng
nhiều ưu đãi
Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng được các định chế nước ngoài, vốn là các chủ nợ của Việt Nam,
cũng như các nhà đầu tư nước ngoài cho hưởng nhiều ưu đãi, giúp ghi điểm về
tình hình kinh tế trước kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12.
GSTS Vũ
Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định: “Thực tế mà nói thì trong
thời gian vừa qua việc xử lý vấn đề mất giá tiền tệ, thúc đẩy cổ phần hóa
doanh nghiệp và tạo sự điều kiện cho sự hợp tác của nước ngoài vào để phát triển
doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam, tôi cho là đạt được mong muốn của nền
kinh tế là phát triển. Và tốc độ tăng trưởng GDP của quý này thì rõ ràng là nó
đã phát triển tương đối khá chạm ngưỡng 6,5%. Tôi cho là những việc này đã ghi
điểm cho nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự thúc đẩy kinh tế với vai trò của Thủ
tướng Chính phủ”.
Báo chí
Việt Nam mấy ngày qua đồng loạt đưa tin Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nâng
mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Việt Nam lên 6,5%, khá cao so với dự
báo 6,1% trước đó. Ngoài ra ADB còn dự đoán mức tăng GDP 6,6% cho nền kinh tế
Việt Nam cho năm 2016. Những dự đoán của ADB cao hơn Ngân hàng Thế giới, dù WB
cũng điều chỉnh nâng tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6% cho năm 2015; 6,2% năm
2016 và đến 2017 thì đạt 6,7%. Điểm chung là cả hai định chế vừa nêu đều hạ giảm
hoặc giữ nguyên dự đoán mức tăng trưởng GDP của các nước Đông Nam Á còn lại.
Ngoài ra,
theo tin ghi nhận Việt Nam đã tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo
công bố sáng ngày 30/9/2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Theo
VnExpress, Việt Nam là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất trong khu vực và nay
xếp thứ 56 trên 140 quốc gia được WEF khảo sát. Ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Kế
hoạch Đầu tư được trích lời nói nguyên văn, đó là kết quả của việc Việt Nam chấp
nhận cuộc chơi toàn cầu.
Đáp câu hỏi,
phải chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có thêm thuận lợi trước kỳ Đại hội Đảng
XII sắp tới, do được các tổ chức nước ngoài ghi điểm. TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch
Hội nhà báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự không phụ thuộc chính quyền nhận
định: “Tôi nghĩ là trước bất kỳ Đại
hội nào thì cũng có những sự vận động, vận động chính thức và vận động hành
lang. Một trong những vận động hành lang đã xuất hiện ở những điểm rất đặc biệt,
đó là Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và cả Qũi Tiền tệ Quốc tế
nữa. Nhưng Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu chính là hai chủ nợ
lớn nhất của Việt Nam. Trong suốt 20 năm qua hai định chế này tài trợ rất nhiều
dự án cho Việt Nam… Đương nhiên Chính phủ Việt Nam và trong đó ông Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng được ghi điểm. Việc đánh giá chỉ số kinh tế càng tô hồng bao
nhiêu, thì vị thế của họ trên con đường tiến tới Đại hội XII càng vững chắc bấy
nhiêu.”
Sự kiện gọi
là ghi điểm cho chính phủ được báo chí nhà nước trình bày nhiều nội dung khác
nhau đối với Diễn đàn Đầu tư toàn cầu tại Việt Nam, diễn ra sáng 30/9/2015 tại
Hà Nội. Trước 700 nhà đầu tư đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng có vẻ như được tham mưu tốt, đã có bài phát biểu được mô tả là
khéo léo và gây ấn tượng. Tự đề cao thành tích, Việt Nam là trong số ít quốc
gia liên tục duy trì tăng trưởng kinh tế dương. Qui mô nền kinh tế không ngừng
tăng lên, an sinh xã hội không ngừng được cải thiện. Nền kinh tế Việt Nam bước
vào quỹ đạo tăng trưởng mới với kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp. Tuy nhiên
ông Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn cần
phải cải thiện với nhiều biện pháp cụ thể, để vượt qua thách thức và những hạn
chế của chính mình, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Báo mạng
VnEconomy dùng lời Thủ tướng để dẫn nhập bài tường thuật. Chúng tôi xin trích
nguyên văn lời ông Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài đến
đầu tư lâu dài. Việt Nam luôn coi thành công của các bạn là thành công của
chính chúng tôi. Chúng tôi mong muốn đối thoại cởi mở để chúng ta cùng thành
công.”
Bốn biện pháp thu hút đầu tư
nước ngoài
Theo Tuổi
Trẻ Online, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mời gọi và nêu bốn biện pháp
chính để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các biện pháp này bao gồm, nỗ
lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tập trung cải thiện khuôn khổ pháp
luật và khuôn khổ hành chính, nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; tiếp tục thay đổi bổ sung chính sách, sản
phẩm dịch vụ phù hợp đối với thị trường tài chính; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước.
Một trong
những điểm quan trọng được báo chí nhấn mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng mời gọi khuyến
khích các công ty tập đoàn nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính,
có công nghệ tham gia quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mua bán sáp
nhập doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo lời ông, trong thời gian tới, sẽ ngày
càng có nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa được niêm yết trên thị trường
chứng khoán, đây chính là cơ hội tốt cho các đối tác nước ngoài.
Mặc dù
chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị coi là chậm và không thành
công mấy, nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tự hào là trong thời gian 20 năm
qua đã cổ phần hóa 90% khối lượng 12.000 doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra
người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề cao làn sóng FDI đang trở lại Việt
Nam, trong 9 tháng của năm 2015 đã có các dự án FDI với vốn đăng ký mới hơn 17
tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó số vốn giải ngân gần 10 tỷ
USD. Liên quan đến sự kiện vừa nêu, VnExpress đặt tựa bài rất kêu, Việt Nam lại
đứng trước cơ hội trở thành ngôi sao FDI.
Nhận định
về sự kiện làn sóng FDI mới dự báo đổ vào Việt Nam thực tế mang ý nghĩa gì. TS
kinh tế Phạm Chí Dũng từ Saigon phát biểu: “Khi tính lượng đầu tư nước ngoài vào Việt nam thì không chỉ
tính vốn đăng ký hay thực hiện mà cần tính theo tiêu chí cơ cấu quốc gia. Trong
thời gian hai năm vừa rồi có làn sóng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt
Nam mà nghe nói chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc, họ dịch chuyển vốn đầu
tư vào Việt Nam để đón trước thành công của TPP. Khi nào TPP chính thức được mở
ra thì họ sẽ có thị trường Việt Nam để xuất. Có thể mức tăng đầu tư nước ngoài
trong đó chiếm phần khá nhiều là doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu vậy nó sẽ có lợi
cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Dù là đầu tư nước ngoài có
tăng lên nhưng nếu Việt nam không có cải cách thể chế kinh tế khơi dậy sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, thì lúc đó Việt Nam sẽ cũng chỉ đóng vai trò là thị trường
cung cấp lao động mà thôi, chứ không thể có chuyện được hưởng lợi về các chuyện
khác đặc biệt là vấn đề công nghệ cao".
Trong
khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư toàn cầu tại Việt Nam cũng có những ý kiến e ngại
khuyến khích mời gọi ưu đãi đầu tư nước ngoài quá nhiều, thì cũng gây tác dụng
ngược là làm giảm khả năng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, thậm chí họ bị
thua trên sân nhà vì không đủ năng lực cạnh tranh. Giáo sư Vũ Văn Hóa, Phó hiệu
trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định: “Những ý kiến ấy cũng có một
phần… chứ không phải tất cả. Nếu anh chấp nhận nguồn vốn ấy (FDI) quá nhiều thì
rõ ràng vai trò của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm đi, điều đó là đúng.
Nhưng tôi cho rằng chính phủ có cách để điều tiết vốn này, tức là không cho nó ồ
ạt. Cách của chính phủ hiện nay là cố gắng đưa vào những doanh nghiệp có nhu cầu
phát triển, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ. Đó là điều chính phủ đã nhìn nhận
trước và cũng để làm thế nào đồng bộ phát triển nền kinh tế.”
Bức tranh
kinh tế vươt qua khủng hoảng và trở thành điểm sáng thu hút đầu tư được Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ của ông cố gắng thể hiện ở Diễn đàn Đầu tư toàn cầu
tại Việt Nam. Trong tuần lể này truyền thông báo chí nhà nước còn quảng bá nhiều
đánh giá tích cực về các chỉ số vĩ mô đẹp của nền kinh tế.
Theo giới
chuyên gia, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế được trình bày đẹp mắt chưa phải
là kết quả của cải cách thể chế. Bởi vài tháng trước đây hầu hết các chuyên gia
tham gia các cuộc hội thảo kinh tế đều đã kêu gọi đổi mới lần thứ hai, vì nền
kinh tế đã hết động lực để phát triển. Nhưng dẫu sao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng đã tạo ra được những bước đi thuận lợi trước Đại hội Đảng XII và phải
chăng các định chế quốc tế đã vô tình can dự.
Nam Nguyên/(RFA)/TTHN
----------------
Chóp bu ở đâu và bao giờ cũng tính toán nham hiểm... Chỉ có người dân luôn đau khổ...
Trả lờiXóaCũng giống như hình đại diện trên Facebook - Thị Nở tung hình Nàng Bạch Tuyết!
Trả lờiXóaCứ nhìn vào tranh vẽ thì cái gì cũng thấy đẹp,nhưng đằng sau bức tranh ấy họ đã làm gi? đang làm gì? và sẽ làm gì với tương lai quốc gia, dân tộc...............!!!!!!!!!!!!
Trả lờiXóaÔng Thủ tướng có rất nhiều việc phải làm, nếu ông thực sự muốn
Trả lờiXóaCỨU NƯỚC VÀ CỨU BẢN THÂN ÔNG.
Đợi 1 năm nữa thử? Còn không thì dân cứ dở sống dở chết!
Xóatôi vẫn cảm tình ông thủ tướng, ông dám nói rằng HS TS là của Việt Nam, trong khi thời xưa các ông bảo là của tq
Trả lờiXóaDzậy phãi kể cã ông Chủ tịch nữa chớ? Ông này vừa nói thẳng mặt Tập: "HS, TS là của VN!". Hơn ông X nhiều! Bạn thấy sao?
XóaGiờ VN mà không xuất khẩu được gạo, mọi người có nghĩ nông dân có đem gạo quăng ra đường hay cho trâu bò, heo ăn không?
Trả lờiXóaNông dân vay tiền giống, phân bón, thuốc, rồi mần ra lúa gạo, sau khi trả hết nợ vay thì sống qua ngày. Ki cóp cho con cái thoát cái kiếp nông dân là cái ước vọng nông dân mới là điều đau đớn mấy chục năm năm nay.
Điều 4 hiến pháp không phải kềm kẹp đất nước, mà kềm kẹp người nghèo, người lao động, không cho họ có con đường rộng rãi bước lên. Mà nông dân, công nhân là lực lượng làm cho Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thành rồng, ngồi chễm chệ ở các nước G. Bắt họ ra xây tường thành để bảo vệ chế độ là một trong những hành động ngang bằng với đem quốc gia quay trở về thế kỷ 19.
Chúng tôi không tin !
Trả lờiXóaTăng trưởng ở đâu đâu chứ dân càng ngày càng khổ
Trả lờiXóa