Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Vì sao nhà khoa học bỏ Nhà nước làm cho doanh nghiệp?

Có những nhà khoa học không chân chính dùng tiền nhà nước nghiên cứu rồi ôm đi những dòng con lai xuất sắc bán cho doanh nghiệp.
Đó là nhận định của PGS.TS Dương Văn Chín, chuyên gia nông nghiệp, xung quanh câu chuyện chất lượng giống nông nghiệp khi nhà khoa học làm nhà nước và làm cho doanh nghiệp.

Tạo giống bằng mọi giá để được nghiệm thu
PGS.TS Dương Văn Chín từng  là "người Nhà nước", nắm giữ vị trí Phó viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhưng hiện nay ông đã rời vị trí này và làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, hợp tác giữa Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang với Syngenta - một tập đoàn đa quốc gia về nông dược, công nghệ sinh học và giống cây trồng.
Trước ý kiến cho rằng, nhà khoa học làm cho Nhà nước thì không có giống tốt trong khi làm cho doanh nghiệp thì ngược lại, ông Chín chia sẻ: "Tôi không rõ các ngành khác thế nào nhưng riêng về lúa, phần lớn các giống lúa thuần ở ĐBSCL chủ yếu là sản phẩm của Viện Lúa ĐBSCL, do các nhà khoa học Việt Nam tạo ra, và đó là cơ quan của Nhà nước. Chỉ có giống lúa ưu thế lai ở miền Bắc phần lớn mới phải nhập từ Trung Quốc.
Còn nếu có hiện tượng nhà khoa học chỉ làm giống tốt khi làm cho doanh nghiệp thì đó là những nhà khoa học không chân chính. Khi họ lai tạo giống ở các viện nghiên cứu, họ lấy những kết quả trung bình để nghiệm thu với Nhà nước, còn những dòng con lai xuất sắc được họ giữ lại để khi về hưu hay làm cho công ty tư nhân, ra nước ngoài thì bán cho doanh nghiệp".
Tuy nhiên, theo nguyên Phó viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, không phải tự nhiên các nhà khoa học nghỉ Nhà nước ra làm cho các doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, các nhà di truyền giống Việt Nam dù tạo ra được nhiều giống nhưng không làm tới nơi.
"Mỗi đề tài nghiên cứu thường kéo dài 3-5 năm, trong đó bắt buộc nhà khoa học phải có một hoặc vài giống để nghiệm thu đề tài, nếu không bắt buộc phải trả lại tiền cho Nhà nước. Vậy nên, bằng mọi giá người ta phải tạo ra được loại giống được Bộ Nông nghiệp công nhận. Giống đó có thể là giống năng suất cao, chống chịu sâu bệnh nhưng chất lượng gạo, cơm thế nào, có thoả mãn nhu cầu của mỗi thị trường hay không thì nhà khoa học không bận tâm. Họ chỉ cần được công nhận giống để nghiệm thu đề tài là xong.
Trong khi đó, các công ty tư nhân phải tìm hiểu thị trường, nắm được nhu cầu thị trường, ví dụ, người Trung Đông thích ăn gạo dẻo thơm có vị ngọt thế nào rồi mới tổ chức cho các nhà di truyền giống tạo ra sản phẩm thoả mãn được thị trường. Do đó, các công ty tư nhân tạo ra được nhiều giống, đưa vào sản xuất và kinh doanh hạt giống hiệu quả", PGS Chín phân tích.
Một điều quan trọng khác, theo PGS.TS Dương Văn Chín, chính là vấn đề kinh phí nghiên cứu và lương chi trả cho nhà khoa học. Mỗi năm Bộ Nông nghiệp dành 700 tỷ đồng cho công tác nghiên cứu trong đó 500 tỷ dùng để trả lương cho cán bộ nghiên cứu, còn lại khoảng 200 tỷ để nghiên cứu.
"Như vậy không thể đủ cho tất cả ngành trồng trọt, chăn nuôi... Tạo giống là công việc bền bỉ, thường xuyên, có thể 5-7 năm mới được 1 giống nên các công ty tư nhân chỉ cần xác định hướng lai tạo như giống lúa thơm,  hạt dài trên 7,5mm, thơm dẻo và cấp tiền bạc đều hàng năm cho đến khi ra được giống lúa đáp ứng được các tiêu chí trên", ông nói.
Ông Chín không tiết lộ mức lương cụ thể ông được trả trước đây và sau này, nhưng ông khẳng định, chắc chắn thu nhập của nhà khoa học khi làm cho doanh nghiệp cao hơn khi làm cho các viện nghiên cứu của Nhà nước.
Mạnh dạn để nhà khoa học đi
PGS.TS Dương Văn Chín có một thời gian dài đưa giống lúa Việt Nam sang châu Phi hướng dẫn nông dân ở đây trồng, khi thì ông đi theo lời mời của Tổ chức Nông lương thế giới, các tập đoàn nước ngoài, khi thì theo sự điều động của Bộ Nông nghiệp. 
"Đó là khi tôi vẫn còn làm Nhà nước, đi theo sự phân công của Nhà nước. Còn bây giờ, khi tôi làm ở Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành của Công ty CP BVTV An Giang, chủ trương là làm cái gì đi vào thực chất, kinh doanh được chứ không phải làm xong để xếp trong hộc tủ".
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng xã hội có 2 dạng, công chức và tư chức. Tại Việt Nam, công chức chiếm tới hơn 10% dân số trong khi ở các nước như Hàn Quốc, con số này chỉ là 1%. Số người hương lương từ ngân sách nhà nước Việt Nam quá nhiều khiến đồng lương trả cho mỗi người càng ít đi.
"Vậy nên đừng phê phán khi người ta bỏ nhà nước ra làm tư chức hay chân trong chân ngoài. Họ đi làm cho bộ máy nhà nước bớt cồng kềnh và những người còn lại trong bộ máy được hưởng lương cao hơn. Làm cho tư nhân cũng là phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cũng đóng thuế cho Nhà nước, cho nên nếu có doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài mời chuyên gia giỏi của Nhà nước ra làm cho họ thì Nhà nước hãy mạnh dạn để các nhà khoa học đi. Giữ làm gì chuyên gia khi không cấp kinh phí cho họ nghiên cứu, trả lương thấp cho người ta".
Một điểm khác biệt nữa giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài, theo ông Chín đó là các tập đoàn lớn về giống cây trồng trên thế giới có đội ngũ tạo giống riêng và họ bảo hộ quyền tác giả những giống đó rất chặt chẽ. Cụ thể, doanh nghiệp nước ngoài thuê chuyên gia giỏi tạo ra những giống mới, chất lượng cao, đưa vào sản xuất đại trà rồi họ kinh doanh hạt giống để thu lại vốn đầu tư.
"Kinh doanh hạt giống mang lại lợi nhuận khổng lồ, nhất là khi doanh nghiệp nước ngoài bảo hộ quyền tác giả về giống chặt chẽ, không ai có quyền tự nhân giống rồi bán ra thị trường. Trong khi đó ở Việt Nam, chuyện này cực kỳ hiếm hoi.
Hiện nay vẫn có một số viện kinh doanh hạt giống được như Viện Lúa ĐBSCL. Công ty BVTV An Giang không phải mua bản quyền giống nhưng khi nhân giống của Viện rồi bán ra ngoài thì mỗi kg giống xác nhận công ty phải trả 200 đồng. Năm ngoái, Công ty đã nộp lại cho Viện Lúa ĐBSCL 3,5 tỷ đồng tiền tác quyền. Ngoài Công ty BVTV An Giang, còn có Công ty giống cây trồng miền Nam  đang làm tốt việc này.
Tuy nhiên, nó không thấm là bao so với công sức các nhà khoa học bỏ ra và hiện tượng này chưa phải là nhiều khi người nông dân Việt Nam có thói quen tự để giống cho mùa sau. Còn các công ty kinh doanh hạt giống nhỏ không bao giờ có chuyện trả tác quyền giống và Việt Nam cũng chẳng có chế tài cho việc này", ông cho biết.
Thành Luân/ĐVO
--------------


10 nhận xét:

  1. Vì nhà H2O thiên đường chỉ cần người ngoan
    không cần người giỏi

    Trả lờiXóa
  2. Chi co nguoi tai gioi va chinh truc moi lam nhu vay.Con nhung ke khon thi bam chat lay nha nuoc de khong phai lam ma lai an day. The nhung chung lai co quyen phan xet va quyet dinh so phan nguoi khac ke ca ve chuyen mon, the moi dau !

    Trả lờiXóa
  3. Câu hỏi này đã quá cũ. Giống như chế độ hiện tại. Con nít ranh nó cũng biết trả lời.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 18:47 11 tháng 12, 2014

    Đó là câu trả lời đanh thép: "Không thể có Cọng Sản Chủ Nghĩa" trên trần gian nầy.Không thể có chuyện "làm theo khả năng hưỡng theo nhu cầu". Không thể có chuyện "chỉ biết làm để phục vụ xã hội thôi,còn lương bao nhiêu cũng được".Bao lâu con người còn cái xác phàm,thì không thể có "Cọng Sản Chủ Nghĩa".Tóm lại. CSCS là một triết thuyết hoang đường.Là chuyện không tưỡng (trừ phi con người thành thánh hết).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý, đúng là như vậy.

      Xóa
    2. Có nơi mà "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" rồi. Và nơi đó không phải là CNCS - quốc gia Brunei. Nhà nước cấp không cho 95% người dân nhà của đất đai. (5% còn lại không nhận việc "hưởng theo nhu cầu" vì "tôi lo được, không phiền tới chính quyền").

      Xóa
  5. Vừa coi xong trận bán kết VN-Malaysia lượt về. VN thua 2-4. Không vui, nhưng cũng không buồn... Vì sao? Cái gìở nước này đảng cũng giành hết nên dân thấy vô cảm cũng dễ hiểu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc vui là bởi đảng ta
      Khi buồn là tại Chế Linh ca sầu !

      Xóa
    2. Đính chính:
      "Cái gìở nước này" -> "Cái gì ở nước này..."

      Xóa
  6. Nhà khoa học thiệt thì chạy ra
    nhà khoa học zỏm thì sà vào
    doanh nghiệp quốc doanh như ao tù
    nuôi một lũ loăng quăng độc hại
    thành muỗi đàn hút máu nhân dân

    Trả lờiXóa