Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Để mất rừng, lỗi thuộc về... toàn dân!?


Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân chồng lấn với công trình quốc phòng. Nóng vấn đề dự án bỏ hoang tại Khu Kinh tế Dung Quất
Sáng 12-12, tại buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải trình về dự án Khu du lịch World Shine - Huế tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân.
Theo ông Cao, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm đúng quy trình về thu hút và phê duyệt cấp giấy phép đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu (Hồng Kông). Ông Cao cho biết dù dự án được phê duyệt gần 200 ha nhưng thực tế chỉ có 60 ha được xây dựng.
Sau khi Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng) kiểm tra thì phát hiện dự án này có một phần diện tích chồng lấn lên các công trình quốc phòng nên ngày 26-11, tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định dừng dự án. “Chính phủ giao tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành chức năng giải quyết các bước tiếp theo. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm để không xảy ra trường hợp tương tự” - ông Cao khẳng định.
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII ngày 12-12 về chuyện để mất rừng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk - đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng - cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả... hệ thống chính trị và toàn dân! Đại biểu Trần Tuấn Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong năm qua, rừng trên toàn tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ cơ quan chức năng hoàn toàn bị động, khi báo chí phản ánh mới vào cuộc. 
“Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?” - ông Anh đặt câu hỏi. Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT, trả lời: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân! Theo số liệu thống kê, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk để mất hơn 125.000 ha rừng, giảm 9,6% độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm hơn 73.000 ha, rừng trồng giảm 52.000 ha”. Theo ông Thành, diện tích rừng giảm không hoàn toàn do mất rừng mà còn do phương pháp thống kê trước đây và sau này có sự sai lệch lớn. Tuy nhiên, đại biểu Anh cho rằng Sở NN-PTNT giải trình chưa đúng vì phạm vi rừng bị phá nghiêm trọng hơn.
Cũng trong ngày 12-12, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI bước vào phiên chất vấn với nhiều nội dung quan trọng. Nhiều đại biểu bức xúc vì hàng loạt dự án đăng ký đầu tư vào Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất nhưng chỉ để chiếm đất, không tiến hành xây dựng, bỏ hoang nhiều năm nay. Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, cho biết hiện KKT Dung Quất có 23 dự án chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án với vốn đầu tư đến vài trăm triệu USD nhưng không còn khả năng thực hiện. 
Trong số 23 dự án này, tỉnh đã thu hồi 5 dự án, chấm dứt đầu tư 4 dự án đã hình thành tài sản trên đất. Theo ông Sô, hiện có một số dự án tại KKT Dung Quất được cấp đất nhưng không xây dựng mà nằm “chờ thời” hoặc chuyển nhượng để hưởng chênh lệch đầu tư, chủ yếu là các dự án thương mại dịch vụ. Việc thu hồi các dự án này hết sức gian nan và cần có lộ trình. “Mỗi năm, KKT Dung Quất thu hút khoảng 10 dự án đăng ký đầu tư và cũng có từng ấy dự án bị thu hồi. Đây là việc hết sức đáng tiếc!” - ông Sô bày tỏ. 
Quang Nhật - Cao Nguyên - Tử Trực/ NLĐ  
----------------

15 nhận xét:

  1. Hố...hố..........
    tay thành giám sở nông-thôn nầy says đúng định hướng và nghị quyết
    sẽ còn bay cao nữa

    Trả lờiXóa
  2. Cái gì cũng đưa tập thể, hệ thống chính trị thì cứng họng thôi, cái hay của loạn ngôn từ và đánh tráo khái niệm là đây. Lương thì ăn, quyền lợi bổng lộc thì hưởng, ngân sách duyệt cấp hàng năm, khi xảy việc thì do hệ thống chính trị. Vậy thì đem cái hệ thống đó ra trị tội đi

    Trả lờiXóa
  3. Trong nhà còn gì ăn cho hết , ngày mai cha con khoác bị đi ăn mày !

    Trả lờiXóa
  4. Để mất biển đảo, lỗi thuộc về... toàn quân!?
    Còn nãnh đạo Hói chẳng có lỗi gì nhỉ? Tinh tướng! Vọng ngôn ngược ngạo!

    Trả lờiXóa
  5. tại sao "đúng quy trình" mà phải ..rút kinh nghiệm ? vậy là quy trình sai ? sao ko thấy ai sửa quy trình ?

    hay nhất là trách nhiệm thuộc toàn dân ...kiểu như dân bỏ phiếu bầu mấy thằng nghị gật ( do đảng chỉ định) nên quốc hội sai thì ..dân chịu trách nhiệm chứ nào phải cái thằng khốn chỉ định ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "đúng quy trình" nói nôm na là quan liêu, cứng nhắc! Không linh hoạt.

      Xóa
  6. Tổng lú : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân,nếu mất đất thì dân ráng chịu chứ kỉ luật ai"

    Trả lờiXóa
  7. thuc te du an de co dat roi bo hoang, trong khi dat khong khai thac, dan khong dat. do khgach quan tro ngai hay chu quan pha hoai nen kinh te, chung ta hieu ho da khong tu thu doan nao de dau doc, giet chet cac dan toc cua ho va the gioi, thi ho sa gi ke kho bao vn. can tri tue va canh giac trong moi quan he voi ho, dung tuong do la win-win. con ai nhan danh cung ly tuong de bat chap thi do la fan dan hai nuoc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu viết tiếng Việt thì phải đủ dấu vào, tiếng nước ngoài thì......

      Xóa
  8. Gớm thay là miệng lưỡi nhà quan!
    Ông này rất có tiềm năng làm Chủ tịch Quốc hội.

    Trả lờiXóa
  9. Ở VN, lắm cái nhộn thật

    Trả lờiXóa
  10. Phát ngôn bừa bải, làm quan mà phát biều mất dạy như thế thì chẳng khác nào bọn lưu manh.

    Trả lờiXóa
  11. Cả hệ hóng chính trị chịu trách nhiệm ư? Nói như đùa nhưng mà thật. đ/c Chủ tịch Quốc hội nói, đại ý: QH là do dân bầu, QH quyết sai thì dân chịu.
    Giời ạ, thế nên Đắc lắc mới nói bảo vệ rừng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, rừng không bảo vệ được thì kỉ luật cả cả hệ thống chính trị à? Bổ nhiệm các anh để các anh phục vụ nhân dân, nhân dân trả lương cho các anh mà các anh không làm tròn thì từ chức, để người có năng lực, có trách nhiệm làm.

    Trả lờiXóa
  12. Mô hình "hệ thống chính trị" của ĐCSVN nó là như vậy. Mọi quyền hạn và trách nhiệm đều thuộc về HTCT.
    Nhưng oái oăm thay: HTCT là tất cả nhưng chẳng phải là ai cả ("nhân dân" cũng rứa!). Thành ra, quyền hành/lợi thì "cái đại diện" cho HTCT thực hiện, còn trách nhiệm/nghĩa vụ thì xin nhường cho HTCT!
    Phải chăng đây cũng là lỗi hệ thống!

    Trả lờiXóa
  13. Ồ, nhất trí cao nhỉ !
    Bác Nguyễn Sinh Hùng "nói vui" trong kỳ họp Quốc hội là quốc hội là dân, dân quyết sai thì dân chịu, nay đến các kỳ họp HĐND tỉnh (Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Quảng Ngãi...) đại diên cho cơ quan quản lý rừng và đất rừng thì lại cũng "nói vui" như Bác Sinh Hùng và qui cho Luật Phát triển và Bảo vệ rừng nên "mất rừng là do dân". Chưa bao giờ thấy trên dưới nhất trí cao về "dân" như vậy. Đáng vui hay đáng buồn đây ?
    Thực ra vấn đề mất đất, mất rừng là thuộc vê nhận thức chiếm hữu ban đầu. Lịch sử nhân loại đã chứng minh từ lâu đời, ai đến trước và khai phá, sử dụng diện tích đất, diện tích rừng là người chiếm hữu ban đầu, thuộc sở hữu của người đó. Chính quyền đến sau so với tự nhiên rừng núi, đất đai nên chỉ quản lý (bằng giấy tờ) và thu thuế trên những diện tích đất vằng của người chiếm hữu ban đầu. Chính vì thế, người chiếm hữu ban đầu có trách nhiệm quản lý rừng, đất, sông ngòi trong phạm vi diện tích chiếm hữu ban đầu của họ. Vì thế, không có tình trạng lâm tặc cắt tặc tự do khai thác bừa bãi tài nguyên ngay trong khu vực của họ. Còn Việt Nam thì làm ngược lại, chính quyền đến sau và ra đời sau xã hội, lịch sử tự nhiên thì lại nói là đất đai, rừng núi, sông ngòi thuộc sửo hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Vì thế thành ra vô chủ, mạnh ai người đó chiếm đất rừng và khai thác bừa bài, như hiện nay.
    Đơn giản có thế thôi các bác ạ.Dân Việt ta hiền và tốt lắm, đừng đổ tội cho dân nữa nhé !
    Đúng hay sai các bác ?

    Trả lờiXóa