Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

‘Việt Nam không có tiến bộ về tự do Internet’

Tự do Internet tại Việt Nam ngày càng bị bó hẹp, bất chấp việc nước này vừa gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House.
Báo cáo mới nhất cũng ghi nhận việc trang BBC tiếng Việt không thể truy cập được ở trong nước.
Phúc trình về tự do Internet của Freedom House đánh giá 65 quốc gia, sử dụng thang điểm từ 0 (tự do nhất) cho đến 100 (không hề có tự do).
        Việt Nam bị hạ xuống 76 điểm trong đánh giá năm nay, so với 75 điểm hồi năm 2013.
“Tự do Internet không hề đạt được tiến bộ nào … ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12 năm 2013″, báo cáo viết.
“Đảng Cộng sản cầm quyền đã từ lâu lo sợ rằng internet và mạng xã hội có thể thách thức sự độc quyền về chính trị của mình”.
“Mặc dù vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông, chính quyền đã tăng gấp đôi số lượng người dùng mạng bị bắt giữ kể từ năm 2011. Tính đến năm 2014, Việt Nam đã bắt giữ nhiều blogger hơn bất cứ nước này trên thế giới, trừ Trung Quốc.”
Cũng theo Freedom House, các nhà hoạt động tại Việt Nam đã trở thành mục tiêu cả các vụ tấn công mạng trong nhiều năm nay.
“Năm 2014, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một nhóm hacker ủng hộ chính phủ, hoạt động từ năm 2008, đã nhắm vào ít nhất một tổ chức dân sự và một hãng tin viết về Việt Nam và các blogger người Việt ở nước ngoài”.
“Loại mã độc được sử dụng trong các vụ tấn công có thể qua mặt các phần mềm chống virus thương mại hiện nay và được gửi đi từ các máy chủ trên khắp thế giới”.
Kiểm duyệt thông qua nhà mạng
Báo cáo của Freedom House
Phúc trình mới nhất cho biết ngoài các điều luật, nghị định hạn chế quyền tự do trên mạng như Nghị định 72, 174 và Điều 258 Bộ Luật Hình sự, chính quyền còn sử dụng các nhà mạng để kiểm duyệt thông tin trên Internet.
“Mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam không có đủ nguồn lực để kiểm duyệt thông tin trên mạng như ở Trung Quốc, chính quyền cũng vẫn thiết lập một hệ thống kiểm duyệt hiệu quả”, báo cáo viết.
“Việc kiểm duyệt được thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) … Các đường dẫn đến các trang web cụ thể bị chặn và đưa vào danh sách đen”.
“Các nhà nghiên cứu cho biết các ISP ở Việt Nam không chặn các trang web có nội dung khiêu dâm”, Freedom House cho biết.
“Các mục tiêu bị chặn chủ yếu là các trang bị cho là có nội dung đe dọa quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản, trong đó có các trang bất đồng chính kiến, các trang về nhân quyền, dân chủ hoặc có bài viết chỉ trích phản ứng của chính quyền trước xung đột ở biên giới và trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam”.
“Các trang quảng bá cho các nhóm tôn giáo như Phật giáo, Công giáo và Cao Đài cũng bị chặn, nhưng không nghiêm trọng bằng”.
“Những trang có quan điểm chỉ trích chính quyền thường xuyên không truy cập được, dù là đặt máy chủ ở nước ngoài như Talawas, Dân Luận, Đàn Chim Việt, hay trong nước như Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, Diễn đàn Xã hội Dân sự”.
Cũng theo Freedom House, chính sách kiểm duyệt chủ yếu nhắm vào các trang viết tiếng Việt.
“Trang New York Times hoặc Human Rights Watch thường vẫn truy cập được, trong khi RFA tiếng Việt thì không. Các trang của đài BBC tiếng Anh vẫn truy cập được, nhưng BBC tiếng Việt thì không”.
Báo cáo dẫn số liệu từ Openet Initiative hồi năm 2012 cho biết Viettel là hãng chặn nhiều trang web nhất (160 trang), trong khi FPT chặn 121 trang và VNPT chặn 77 trang.
Tuy nhiên chính sự kiểm duyệt này đã khiến cho các ‘báo lề dân’ trở thành nguồn tin quan trong đối với nhiều người Việt Nam, Freedom House nhận định.
“Người dân giờ đây nhận thức được sự tồn tại song song giữa báo chí chính thống và một nền báo chí khác chỉ hoạt động trên mạng”.
“Các trang web như Anh Ba Sàm, Quê Choa hay Bauxite Việt Nam thường phản ứng rất nhanh trước các sự kiện chính trị xã hội và có tầm ảnh hưởng lớn trong việc huy động các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và TP. HCM
********

 
---------------

15 nhận xét:

  1. Vâng !
    VN cái gì cũng tham gia ký kết ,cam đoan , nhưng...nói một đằng ...làm một nẻo .
    Ông tổng thống N.V. Thiệu nói câu bất hủ rằng :" Đừng nghe ...hãy xem ....."
    Câu này luôn đúng một khi CS còn cầm quyền .

    Trả lờiXóa
  2. Tự do Internet là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu thị chính kiến, cách nhìn, đánh giá về thực trạng xã hội hay một cá nhân, một nhóm chức sắc nào đó. Nhưng khi nói thẳng nói thật những cái sai, vạch ra những khuyết điểm của một, nhóm, hoặc tầng lớp lãnh đạo là chạm nọc họ rồi. Cho nên, họ phải phản pháo, phải bắn chặn, phải chủ động ngăn ngừa, phòng bị sẵn, để đừng ai đụng đến quyền lực và quyền lợi của họ.
    Đại tá, nhà báo, nhà thơ Bùi Văn Bồng đã đúc kết rất thực tế trong bài: "Lô cốt song quyền". Internet là nơi diễn đàn dân chủ, nơi bộc lộ tiếng nói thẳng, thật, thể hiện rõ chính kiến, không dễ chỉ đạo, kiểm duyệt, khống chế, ngăn trở, là kênh thông tin dễ dàng nêu cái sai, cái yếu, những phạm pháp của "bộ phận không nhỏ" đương chức đương quyền khoác áo đảng mà sống ngược nguyên tắc điều lệ đảng, phản lại bản chất đảng viên, lại có quyền sai phái công an, viện KS, tòa án, họ phải ngăn chặn, đánh dẹp cũng bởi giữ cho cái 'lô cốt song quyền' của họ mà thôi! Họ chỉ có cách bám vào điều 258 để lấy cớ bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, nhưng thực chất là bảo vệ quyền lực và quyền lợi ích kỷ của họ.

    Trả lờiXóa
  3. Các nhà lãng đạo VN cái gì họ cũng ký tất , vì nghề của các quan cộng sản là khinh doanh con dấu và chữ ký.

    Trả lờiXóa
  4. in te lét là kẻ thù ko đội trời chung của nhà sản

    Trả lờiXóa
  5. Có lẽ trong từ điển pháp luật Việt Nam đã có thêm thuật ngữ: bắt quả tang in tờ nét.
    Giải thích từ ngữ: cụm từ ni có nghĩa là khi cần túm một công dân đen nói đúng tim một công dân đỏ có chức bự thì ông bảo vệ yêu cầu công dân đen mở cửa để xem cái chi chi đó, nga ylập tực 5, 6 người không phải bảo vệ xộc vào giơ giấy ra khám xét, bắt quả tang cái in tờ nét. Các nước chưa có kỹ nghệ bắt quả tang in tờ nét nên đến Việt Nam học kĩ năng và kinh nghiệm.

    Trả lờiXóa
  6. "Phi trí bất hưng" (Lê Quý Đôn)

    Trả lờiXóa
  7. Ngày 10-12 tới đây là Ngày Nhân quyền quốc tế. Ngày này được các nước trên thế giới kỷ niệm, là ngày Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ngày này vào năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử này tại Paris, Pháp.
    >> Việc CA Tp HCM liên tiếp bắt hai Blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập liệu có mắc mưu TQ nhằm làm cho Mỹ xa rời VN, phá vỡ quan hệ Việt-Mỹ đang bắt đầu có nhiều tiến triển gắn kết?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả có chuyện "mắc mưu" gì ở đây cả . Họ cố tình làm theo chỉ đạo của Bắc Kinh thôi. Vì họ "theo Tàu" mà! Đả đảo bọn "trần Ích Tắc"!

      Xóa
  8. ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NHỮNG NĂM THÁNG THẬT BUỒN ! Buồn quá BUI VĂN BỒNG ơi ! Sao họ ngu muội và điên rồ đến vậy ? Trời ơi! Trời có mắt không trời ?????????????????????????????????????????

    Trả lờiXóa
  9. Internet làm thay đổi thế giới, tức là bao gồm một số đất nước!

    Trả lờiXóa
  10. Không biết ô THọ, ô Lập...và cơ quan điều tra an ninh mạng, ai làm tổn hại đến quyền lợi, uy tín của NNVN nhiều hơn ?

    Trả lờiXóa
  11. Họ ngang nhiên thách thức với trào lưu dân chủ TG. Cụ thể trong bài nói chuyện với cử tri HN, ông tổng trọng đã nói " kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo , bảo vệ chế độ". "biển đảo" thì chỉ chém gió thôi , làm gì đâu? Còn bảo vệ chế độ thì "đánh chuột sợ vỡ bình" nhưng lại bắt các bloger Thọ , Bọ Lập, Nhất, Đào...Chính tay này đã ra lệnh cho bắt các bloger nêu trên.

    Trả lờiXóa
  12. "Ta giữ được độc lập chủ quyền, nhưng cũng phải giữ cho được chế độ, bảo đảm cho được Đảng lãnh đạo"
    Nghe rõ chưa? Đây là lời cụ Tổng Lú, bọn IT chỉ chuyên phá hoại, nói xấu đảng, chế độ.
    Bảo vệ chế độ, sự lãnh đạo của đảng là mục đích tối thượng. Trung quốc với ta cùng chế độ, cùng đảng công sản lãnh đạo; chỉ cần tuiaan thủ Trung quốc ta giữu ddowcj cả ba điều trên.
    Tinh thần quốc tế cộng sản muôn, muôn năm

    Trả lờiXóa
  13. Làm gì có tiến bộ để "không có tiến bộ"?

    Trả lờiXóa