Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

ÔNG XỨNG CÓ XỨNG VỚI ĐẠI HỌC NHA TRANG?

BVB - Bài này khá dài. Không biết vì lý do gì, oan ức gì, người viết lại ký tên Kẻ Nô Lệ? Theo lời đề nghị của người viết-KNL-, kèm hộp thư: slave21tk@gmail.com. Nay BVB đã cân nhắc, đưa bài này lên trang. Đây không hẳn là vụ việc, nhưng cũng là vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. Thực hư về Hiệu trưởng Vũ Văn Xứng thế nào, đề nghị bạn đọc đã hiểu thực tế, rất khách quan, mạnh dạn, thẳng thắn và chân tình comt lên cho 'rộng đường dư luận'. Cũng nhân đây, trang BVB1 có lời mời ông Xứng viết bài phản biện, phản bác (nếu ông thấy cần). Địa chỉ gửi bài: cmg.thct178.b@gmail.com. 
*       *       *
        Đọc mấy mail mà anh em gửi nói về chuyện ông Vũ Văn Xứng, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang, tôi thấy vừa buồn vừa vui. Buồn vì  ở một đất nước “dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản” (Phó Doan), ở thiên niên kỷ thứ 3 lại có một ông hiệu trưởng độc đoán, chuyên quyền, tác oai, tác quái, lộng hành đến thế. Vui vì cuối cùng, dù có muộn màng vẫn có những tiếng nói phản ánh phần nào về ngài hiệu trưởng, “nô bộc của dân”, cán bộ đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, vỗ ngực nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm những chuyện thất đức đến như vậy.
          Trước hết tôi cho rằng mấy bài viết về ông là khách quan và trung thực, nếu có gì chưa chuẩn xác chăng chỉ là vấn đề “nhân chứng, vật chứng”. Chẳng hạn, nói ông là “thằng ăn cắp” e rằng hơi quá, vì “có bắt tận tay day tận trán” đâu, chịu kỷ luật là do quy trách nhiệm là phó bộ môn quản lý tài sản để thất thoát. Tuy nhiên, cùng chịu kỷ luật như ông, có ông Hùng trưởng bộ môn; nhưng không ai nói gì về ông ấy, mà chỉ nói ông chính là kẻ ăn cắp. Còn chuyện tình với cô thư ký cũng chẳng có chứng cứ gì, mặc dù ai cũng nói thế. “Con thầy, vợ bạn, gái cơ quan...” vốn được coi là “đồ cúng đồ thờ”, chả nhẽ ông ấy cũng không biết kiêng sao?
Không nghe ai khen ông là người tài năng, lại càng không thấy ai nói là ông đức độ. Vậy làm thế nào để ông leo đến chức Hiệu trưởng một Trường Đại học có tới hàng chục ngàn sinh viên, đã thế lại còn kéo dài nhiệm kỳ? Xin thưa chẳng có phép màu nào ở đây cả, mà ông ấy chỉ cần sử dụng sự láu cá, ma lanh, khôn lỏi, vốn là sở trường của mình mà thôi. Tất cả chỉ dựa vào sự móc ngoặc, buôn bán, trao đổi, biết tận dụng thời cơ kiểu “đục nước béo cò”. Các thủ thuật đó mọi người đều biết nhưng không làm được, vì họ còn có lương tâm, trách nhiệm, còn ông thì bất cần.
Ngay từ thời còn làm Trưởng phòng Đào tạo, rồi Hiệu phó phụ trách đào tạo, ông đã sử dụng tối đa quyền lực của mình, tận dụng hết mọi cơ hội để giải quyết cho không biết bao nhiêu trường hợp, bằng cách phá vỡ mọi nguyên tắc, phù phép để biến không thành có, không thể thành có thể. Và tất nhiên là ông bao giờ cũng là người lợi đơn, lợi kép vì ngoài khoản thù lao dưới các dạng khác nhau, ông còn được mọi người chịu ơn, hơn nữa còn được khen là “dám quyết”, một tiêu chí quan trọng để làm lãnh đạo. Ngoài ra ông có tiếng là người “có tài ăn nói”, mỗi lần lên diễn đàn ông đều ăn nói trôi chảy, với lối văn chương hoa mỹ, mỗi câu chữ đều đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để mê hoặc những thính giả dễ giãi, vốn dĩ thích màu mè, “đao to búa lớn”. Thực chất, ông cũng chỉ nói những điều sách vở, sáo mòn và đặc biệt chỉ với mục đích mị dân, chứ bản thân ông lại làm hoàn toàn khác. Nếu ai nghe ông nói lần đầu mà lại mắc chứng “nhẹ dạ cả tin” thì cứ tưởng đang cùng ông lên thiên đường, còn đã biết ông là ai thì phải biết phía trước địa ngục đang chờ. Lẽ dĩ nhiên, để leo cao chỉ nhờ vào ba tấc lưỡi e rằng không đủ, chắc chắn ông cũng phải sử dụng nhiều “mưu ma, chước quỷ”.
Nhưng mà thôi, dù bằng cách gì ông lên được cũng là mừng cho ông, thôi thì “thời thế, thế thời phải thế”. Điều đáng buồn là khi ông đạt đến vị trí cao nhất cả về Đảng và chính quyền, ông mới lộ nguyên hình sự độc đoán, chuyên quyền tột độ. Tất nhiên, sự độc tài này không phải để phục vụ cho tổ chức mà để cho bản thân ông “đặc quyền, đặc lợi”, thả sức vơ vét. Ai mà chả biết của nổi của ông lên tới hàng chục tỷ đồng. Còn của chìm thì chỉ có Trời mới biết được!
Ông ấy đã như vậy, nhưng nếu để cho anh em dễ thở một chút, được đối xử như con người một chút, thì còn khả dĩ. Đằng này ông coi họ như nô lệ của mình, bởi lẽ người ăn, kẻ ở còn được quy ước rõ ràng, nhiệm vụ phải thực hiện là gì, hàng tháng được thù lao bao nhiêu, trả vào lúc nào? Còn riêng ông thì không, lương thì cuối tháng mới trả, thanh toán tiền giảng dạy thì mãi cuối tháng mười của năm học sau mới có. Trong khi đó sinh viên và học viên cao học không đóng học phí thì không được thi. Vậy số tiền khổng lồ đó các ông để đâu, việc quản lý nó như thế nào?
Những hoạt động chuyên môn như chấm thi, hướng dẫn thực tập giáo trình... vô cùng vất vả, mất nhiều thời gian lại bị quy giờ vật chất, không được tính tiền thù lao giảng dạy. Một điều cực kỳ vô lý là ai thiếu giờ vật chất, thì không được lĩnh lương kỳ hai, còn thừa giờ chẳng được thanh toán gì, thậm chí còn phải giải trình. Có những giáo viên thừa giờ định mức không phải ít, nhưng quy định như thế nào, tính toán ra làm sao mà lại thiếu giờ vật chất? Không biết các chuyên gia lỗi lạc, với những cái đầu vĩ đại, những trái tim chứa đầy tình nhân ái, hoạch định chiến lược con người kiểu gì, để rồi khi đánh giá kết quả lao động, xẩy ra tình trạng “thừa mà vẫn thiếu”.
Một giáo viên thì ngoài định mức giảng dạy và nghiên cứu khoa học, thì đòi hỏi gì hơn ở họ?  Đó là chưa nói, với một định mức cao đầy phi lý như vậy, chỉ dùng cho thợ cày. Còn áp dụng đối với giáo viên, thì làm sao họ có thời gian để còn nghiên cứu chuẩn bị bài giảng. Nên nói về nâng cao chất lượng đào tạo chỉ là câu chuyện hoang đường! Năm học vừa rồi nghe đâu người được thanh toán tiền thừa giờ nhiều nhất  được hơn 100 triệu, thế mà đã có người xì xào. Xin thưa anh em, một người có học vị tiến sĩ, lại là trưởng khoa, công tác mấy chục năm ở trường, thế mà nhiều ư?
Chúng ta hãy công minh và tỉnh táo, nếu không lại rơi vào tình cảnh “khỉ vặt lông nhau”. Suy cho cùng số tiền đó chỉ bằng vài ba chục triệu hồi thầy Cẩn, thầy Liên còn làm hiệu trưởng. Điều quan trọng hơn rất nhiều là số tiền thù lao cho giáo viên trong công tác giảng dạy và những người lao động làm những công tác khác đã thỏa đáng hay chưa. Số tiền mồ hôi nước mắt do anh em cực khổ làm ra được chi tiêu sử dụng như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, có thể nói thẳng là hết sức tùy tiện, tùy thích không căn cứ trên bất cứ một nguyên tắc nào và không có bất cứ một ai can dự. Ông ta sử dụng số tiền do những người lao động cực khổ trong trường làm ra và số kinh phí từ tiền đóng thuế của nhân dân từ trên rót xuống, theo ý muốn chủ quan của bản thân, được thông qua các cuộc họp một cách hình thức, không có ý kiến phản biện. Và nó được sử dụng vô cùng lãng phí, điều này thì ai mà chẳng biết; từ đồng tiền trong sổ sách, đến đồng tiền thực sự vào công trình là một chặng đường dài, có không ít người tham gia xà xẻo. Nhiều khi tất cả các khâu đều quá tham lam và cực kỳ vô trách nhiệm. Điển hình là phân hiệu của Trường ở Kiên Giang (nay đã bàn giao). Với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, tiền thuế của dân nghèo Việt Nam, các vị phù phép thế nào mà xây nên một công trình tồi tệ như thế, ai cũng kêu ca, chê bai!
Rồi biết bao công trình khác đã được xây dựng dưới triều đại Vũ Văn Xứng, số phận của chúng cũng không mấy khá hơn. Đi qua tòa nhà làm việc  đang xây dựng dở dang, đã lâu ngày nằm phơi mưa, phơi nắng, được đầu tư hàng chục tỷ đồng mà thấy xót xa. Trong điều kiện thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, các quan sử dụng tiền đóng thuế của dân đen thế này ư? Có gì cấp bách khi tất cả các bộ phận đều có nơi làm việc đàng hoàng? Rồi nhà để xe, sân bóng, đầu tư sáu, bảy chục tỷ đồng để làm gì, thầy và trò được gì? Thầy cô thay vì đến tận giảng đường bằng xe máy của mình mà không ảnh hưởng tới bất kỳ một ai như xưa, bây giờ lại phải gửi xe ở đây, đi đến giảng đường mồ hôi đã ướt đẫm áo, thử hỏi còn tâm lực nào mà giảng dạy? Có cô giáo cũng vì đi bộ trên một con đường “lên dốc xuống đèo”, lát đá gồ ghề mà xẩy ra tai nạn, đến nay đã mổ hai lần mà vẫn chưa khỏi.
Còn sinh viên của Trường đại bộ phận đều là con em nông dân nghèo lấy đâu ra tiền để thuê sân đá bóng? Nếu vì niềm đam mê thể thao, bỏ ăn sáng góp tiền thuê thì với cái sân bé tẹo thế kia đá đấm cái gì? Vậy nên, còn đâu những trận bóng đá sôi động ngày nào, thời mà cả thầy và trò dù khó khăn thiếu thốn vẫn lạc quan tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Còn hàng loạt ký túc xá được xây dựng có thực sự cần thiết nhiều như vậy không? Khi ngay những nhà trọ gần trường cũng có thể thuê được với giá rất rẻ, hoàn toàn khác với những nơi đắt đỏ như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Còn việc sử dụng quỹ đất của Trường như thế nào, ở cái thời buổi “tấc đất, tấc vàng”  này? Xin thưa, chẳng có một quy hoạch và dựa trên một nguyên tắc nào cả. Chỗ nào còn đất là ta cứ xây, ở đâu còn có khoảng trống là ta cứ cho thuê. Vậy nên, khuôn viên của Trường ngày xưa đẹp đẽ, nên thơ là thế, nay bị méo mó, biến dạng. Không biết bao nhiêu quán cà phê mọc lên tại đây, mà điển hình có lẽ “Hồ Lô Quán” của con gái Hiệu trưởng, tọa lạc ở vị trí đẹp nhất. Chả thế mà muốn tìm đến khoa nọ, khoa kia người hỏi, hay người chỉ đều lấy quán này làm mốc, chứ không phải ngược lại.
Nói đến hồ lô, có lẽ không ít người liên tưởng tới thầy trò Đường Tăng, không phải một lần nhờ bảo vật này thu giữ bọn yêu quái quấy nhiễu, cản trở trên đường sang Tây Thiên, nhờ vậy mà thỉnh được chân kinh. Còn hồ lô này lại có công năng hoàn toàn khác, đó là hút những đồng tiền của những người lao động nghèo khổ, phải “một nắng, hai sương” mới kiếm được, gửi gắm cho con với niềm hy vọng ngày nào đó thành tài để khỏi phải lam lũ cả đời như họ. Có thơ rằng “học đã sôi cơm mà chửa chín”, không biết suốt ngày cà phê cà pháo bài bạc như thường diễn ra ở đây có thành nhân được không?
Một quán cà phê nữa có lẽ cũng phải nói tới vài lời, đó là Quán Mê Trang, không biết cho thuê bình đất bình thường như những quán khác, hay là dưới dạng nào, nhưng nghe nói dùng cho sinh viên ngành du lịch thực tập. Tôi cũng không hiểu được sinh viên học được cái gì ở đây, khi chỉ làm mỗi việc bưng bê cà phê cho khách? Hay đây lại là chiêu bài phục vụ đào tạo để trốn thuế?
Có thể nói đại bộ phận kinh phí dành cho đào tạo đã được Hiệu trưởng ném vào các công trình. Có lẽ “Bài ca xây dựng” là bài hát được ông ưa thích nhất, vì ông yêu những ngôi nhà, ông đắm say với chiều cao của nó; đến nỗi ông quên trong đó có ai, làm gì. Chính vì vậy mà ông đã có những quyết định điên rồ, phi nhân tính. Một trong những quyết định đó là: nhà trường ngừng trang bị projector, mỗi giáo viên hãy tự sắm lấy. Chúng ta hãy hình dung xem nếu ai cũng đủ tiền để mua sắm, thì giáo viên khi lên lớp chẳng khác nào người lính với ba lô của mình trên đường ra trận. Dã man hơn, ông ấy còn hạn chế sử dụng micro tối đa, chỉ những giáo viên nào dạy trên 6 tiết/ngày, lớp có sỹ số ngoài 80 sinh viên mới được sử dụng và cũng chỉ có ở G7, đó cũng là nhờ khoa nào đó dũng cảm kiến nghị mới được như thế. Còn ở những giảng đường khác nhiều giáo viên lên lớp 8 tiết/ ngày hay 11 tiết/ngày vẫn phải chấp nhận nghề “bán cháo phổi” bạc bẽo của mình! Thương thay những cô giáo yếu ớt, vốn dĩ Trời sinh ra không thuộc loại “ăn to, nói lớn”, quả thật tôi không thể hình dung làm sao các cô vượt qua được và nếu được thì làm sao sinh viên có thể nghe ở những lớp có sĩ số trên dưới 100? Vậy nên, một số thầy cô đã tự trang bị micro, thôi thì không ai thương thì mình hãy thương lấy mình.
Còn một số khác thì vẫn không chịu sắm, không hiểu họ chủ quan với sức khỏe của mình hay là sợ vi phạm quy định của nhà trường là không được dùng micro, vì như Hiệu trưởng nói là gây ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác, hoặc giả là họ “bất cần đời”, thôi thì “thân cỏ, thân rơm” sá gì! Trước đây, khi nhà trường trang bị các phương tiện này cho đội ngũ giáo viên, đứng trước toàn trường ông tự hào rằng, Trường Đại học Nha Trang đã trang bị một hệ thống nghe nhìn hiện đại nhất nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
Còn bây giờ thực sự không hiểu vì lý do gì mà ông lại quay ngoắt 180 độ như vậy? Vì trong chuyện mua sắm thiết bị loại này ông không có phần trăm ư? Hay là ông cho rằng mấy đứa giáo viên sướng quá đâm hư, cho chúng mày kiệt sức luôn để khỏi phải kêu ca phàn nàn. Về danh chính ngôn thuận, ngài Hiệu trưởng giải thích là các thầy khi xưa có dùng những thứ xa xỉ này đâu mà sức truyền cảm vẫn tuyệt vời và có đơn cử ra một vài thầy, không hiểu ông có biết bây giờ họ ở đâu không, để tri ân những người thầy đã một thời cống hiến, thậm chí họ đã trực tiếp giúp đỡ ông thuở hàn vi? Ông lại còn đưa chính mình làm minh chứng là đã từng trực tiếp đứng lớp, với phấn trắng, bảng đen, mà mọi chuyện vẫn đâu vào đó.
Thưa ngài Hiệu trưởng, ông nói vậy mà không biết ngượng ư, hay ông coi chúng tôi là con nít? Dẫu là con nít cũng nực cười ông ạ! Không biết khi xưa ông học triết được mấy điểm, mà bây giờ chữ nghĩa trả cho thầy hết vậy? Và ngày ấy ông dạy bao nhiêu lớp một năm, sĩ số sinh viên của một lớp là mấy? Có lẽ để khỏi mất thời giờ vàng ngọc của ông,  xin nhắc lại hình như  ngày ấy mỗi năm chỉ tuyển một lớp cơ khí với sĩ số trên dưới 30. Nghĩa là lớp bé tẹo, cần gì tới micrô cho vướng víu. Còn bây giờ ông có biết lớp có sĩ số trên, dưới 100 là chuyện bình thường, giáo viên dạy trên dưới ngàn giờ không hiếm, lại dạy 100 phút/tiết chứ không phải 45 phút như ngày xưa. Đúng là “miệng quan trôn trẻ”, muốn nói gì thì nói, muốn chửi ai thì chửi. Khi xưa nghe cha ông phàn nàn “được ăn được nói” để bàn về sự bất công ở đời, ngày nay dưới mái trường XHCN này, thật buồn sự thật phũ phàng đó không những không được cải thiện mà còn được nâng cấp thành “được ăn được chửi”.
Còn công tác tổ chức cán bộ vốn được coi là công tác quan trọng nhất và thể hiện rõ nét nhất sự lãnh đạo của Đảng, do ông làm Bí thư Đảng ủy và lại do ông thực hiện trên cương vị hiệu trưởng, được tiến hành như thế nào? Có thể nói để thực hiện việc thanh trừng, loại ra khỏi bộ máy lãnh đạo những người lớn tuổi, đưa vào lớp trẻ “năng động hơn”. Cao kiến này có thể xem như việc  “một mũi tên trúng nhiều đích”. Trước hết loại bỏ những người khó bảo, cứng đầu, cứng cổ bởi họ còn có chút lập trường; thứ đến là đưa vào những đối tượng ngoan ngoãn dễ bảo hơn. Đây còn là dịp để lớp trẻ có cơ hội ganh đua, chạy chọt và tất nhiên “ngư ông đắc lợi”. Có lẽ con rể của Hiệu trưởng thì không phải làm chuyện đó, và chuyện đưa con rể vào lực lượng kế cận, mới là mục tiêu chính, chứ không phải là chuyện tạo ra cơ hội bòn rút. Đó là chưa nói các ông còn dùng lực lượng này  để trị lại lớp già “bảo thủ”, coi như đã thanh toán được món nợ của mình mà không cần phải ra tay. Trong thực tế, không ít trường hợp những người lớn tuổi (trên dưới 50) đã bị chửi mắng, xỉ vả không ra thể thống gì và không còn tôn tri, trật tự nào nữa. Có thể coi đây là “tiểu cách mạng văn hóa” diễn ra ở Trường Đại học Nha Trang .
Nhân đây liên hệ một chút với Đại Cách mạng Văn hóa xẩy ra tại Trung Quốc gần 50 năm trước (1966 – 1976). Đây là cuộc cách mạng tranh giành quyền lực do Mao Trạch Đông phát động, lực lượng nòng cốt là Hồng vệ binh bao gồm những người trẻ tuổi tầng lớp thanh thiếu niên. Không có con số chính thức nào được công bố nhưng một nhà sử học phương Tây đưa ra con số 500 nghìn người chết chỉ riêng trong năm 1967, thời điểm khốc liệt nhất của cuộc Cách mạng văn hóa. Nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ không được quên bài học lịch sử, nhiều cựu Hồng vệ binh ở Trung Quốc đã công khai xin lỗi về thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Một thời kỳ đau thương và đáng xấu hổ trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khi các giá trị bị đảo lộn, con cái không ngần ngại tố cáo cha mẹ dẫn đến bao cái chết oan trái và thảm khốc. Không biết bao nhiêu cán bộ cách mạng lão thành bị đày ải, hãm hại.
Lẽ dĩ nhiên, trong những người trẻ tuổi được bổ nhiệm họ cũng xứng đáng, nhưng không ít người còn quá non nớt, nhất là trong khuôn khổ một trường đại học, khi nhiều bậc thầy của mình đang ở độ tuổi sung sức nhất đã bị loại bỏ một cách không thương tiếc. Xin nhớ, chúng ta đang thực hiện cải cách, đổi mới hướng theo các chuẩn mực, giá trị phương Tây. Nhưng chính tại đây, trong các trường đại học, số cán bộ quản lý cấp trường, khoa, bộ môn ở tuổi trên 50 là chuyện bình thường và trong bộ máy của họ vô cùng hiếm những người dưới 50 tham gia các cấp quản lý trên.
Một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao tại một trường đại học, toàn là trí thức, có trình độ nhận thức lại để xẩy ra tình trạng như thế? Bởi lẽ một tổ chức lành mạnh bao giờ cũng dựa vào một cơ chế hoạt động khoa học, trong đó chức năng giám sát, khống chế lẫn nhau được thiết lập, không một ai có quyền hành tuyệt đối, tự tung, tự tác. Còn ở Đại học Nha Trang thì cơ chế này không tồn tại, tất cả quyền sinh, quyền sát đều rơi vào tay ông Vũ Văn Xứng, các cơ quan, đoàn thể chỉ là hình thức, không có một ảnh hưởng gì. Ngay cả Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất cũng bị vô hiệu hóa, các cuộc họp Đảng ủy mọi Đảng ủy viên chỉ có việc ngồi nghe Bí thư thông báo mọi vấn đề, rồi tiếp theo là thông qua những quyết định đã được chuẩn bị sẵn. Nói thế này chắc có người phản đối, vì lẽ đời ai nói mình có vai trò thì đó là một lời khen nghe sướng cái lỗ tai, còn ngược lại thì phản ứng là dễ hiểu. Tất nhiên, riêng phó bí thư, phó hiệu trưởng Phan Thanh Liêm là người có ít nhiều quyền lực; tuy vậy cũng là cánh hẩu với nhau nên cũng chẳng có tác dụng gì, trong việc làm lành mạnh hóa tổ chức. Có thể nói, Đảng ủy cơ quan lãnh đạo cao nhất về mặt nguyên tắc, đã bị ông thao túng, biến thành bình phong cho ông, để hợp thức hóa mọi hành vi sai trái của mình.
Như vậy về vấn đề dân chủ cũng đã bàn, công bằng cũng đã nói sơ qua, thiết tưởng phải nói thêm vài dòng. Như ta đã biết, công bằng là hòn đá tảng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chủ nghĩa Mác – Lê nin, chính vì vậy thực hiện nó là vấn đề mang tính nguyên tắc. Tiếc thay, ông Vũ Văn Xứng có quan điểm riêng của mình về lẽ công bằng. Theo ông, cái gì có lợi cho ông, cái gì ông được phần lớn thì đó là công bằng.
Chính vì vậy, cái gì chi cho anh em, kể cả vô cùng chính đáng, ông cũng tìm cách tiết giảm tối đa. Nếu so với thời thầy Liên làm hiệu trưởng gần 10 năm trước học phí của sinh viên tăng nhiều lần, nhưng thù lao cho giáo viên thì tăng không đáng kể. Có lẽ ông luôn luôn nghĩ rằng, anh em không xứng được hưởng nhiều như thế. Ông không hề biết rằng và cũng chẳng cần biết làm gì, trong tương quan chung giữa các trường đại học, anh em ở đây có lẽ được hưởng mức thu nhập bèo bọt nhất, trong khi nói về lượng sinh viên, mức thu học phí không thua kém nhiều trường. Ai chẳng biết ông làm như vậy để số tiền dôi dư nhiều còn đầu tư vào xây dựng cơ bản, những công trình mà ông được hưởng tỷ lệ phần trăm không nhỏ. Chẳng thế mà số tiền dôi dư cuối nhiệm kỳ lên tới 250 tỷ đồng. Nghe đâu ông định xây tiếp ký túc xá để vét thêm một mớ nữa, nhưng không hiểu sao ý định bất thành.
Trong ứng xử, đối với thế hệ cũ ông cho rằng không thể để tình trạng “sống lâu lên lão làng” (tuyên bố tại buổi chào cờ đầu tháng), nên đã tìm cách cắt giảm lương kỳ 2 và để chứng minh là ông cũng khách quan như ai, ông cho biết trong đó có bản thân ông. Than ôi, một điều mà ông không chịu biết, đối với ông có giảm đi một triệu chứ nhiều hơn thế nữa thì cũng có nghĩa lý gì, vì nó chỉ chiếm 1% hay ít hơn nữa trong thu nhập của mình, còn đối với người khác là dăm, bảy hay mươi phần trăm của người ta đấy ông ạ! Đó là chưa nói, những người bị ông xem là già nua, chậm chạp vô tích sự đó chính họ là những người có công lao lớn nhất, xây dựng nền móng cho ngày hôm nay, có thể nói họ là những kẻ trồng cây, để cho ông hái quả đó ông ạ! Đúng là một điển hình về sự vong ân, bội nghĩa, “ăn cháo đái bát”.
Ông thì làm gì có lòng thương người, nhưng thử hỏi ông không biết về luật nhân quả à? Người ta nói:”Nếu bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ trả lời bằng đại bác”; còn ông lại nã vào quá khứ bằng đại bác thì tương lai sẽ trả lời ông như thế nào đây? Có lẽ sẽ trả lời bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, nghĩa là ông sẽ kéo theo bao nhiêu người cùng chết đấy! Ông không thương các đồng chí của ông à? Là cũng hỏi vậy thôi, chứ có lẽ đối với ông “đồng chí không bằng đồng tiền” và “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”!
Còn đối với lớp trẻ, có lẽ ông cũng chẳng ưu ái gì hơn. Với mức lương  vài ba triệu một tháng, cộng thêm tiền thừa giờ vài triệu mà không phải ai cũng có, đó là chưa nói không ít người không có lương kỳ 2 vì không đủ giờ vật chất, không hiểu họ xoay xở làm sao với trăm thứ chi tiêu? Đó là chưa nói họ còn phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đi học thạc sĩ, tiến sĩ, thế mà nhà trường không hề hỗ trợ gì, thậm chí tiền tàu xe cũng không được thanh toán. Đã thế nhà trường – mà nói đúng ra là ông – lại còn hạn chế những đối tượng này trong việc giảng dạy. Nghe đâu có người còn bán đất bán nhà, quyết lấy cho được cái bằng tiến sĩ. Có lẽ người ta noi gương ông, quyết chí làm quan, vì suy cho cùng “chẳng có gì lợi bằng buôn vua”, Lã Bất Vi há đã chẳng nói thế sao?
Bàn tiếp chuyện lương bổng của trường này cũng thật là khôi hài. Người ta được nâng lương, vượt lương hoàn toàn không phải căn cứ vào năng lực và sự cống hiến mà những cái mác, cái danh mà mọi người sắm được. Một trong những điều phi lý nhất là căn cứ vào danh hiệu thi đua, mà cái đó chỉ các sếp và đặc biệt là sếp ở phòng ban, mới dễ, chứ đâu đến phần anh em. Một trong những điều không hề kém phi lý là căn cứ vào học hàm. Nếu học hàm phản ánh khách quan, trung thực đúng như tiêu chuẩn của nó thì chẳng có gì để nói, đằng này nhiều thứ bị bóp méo. Xin đơn cử, muốn được công nhận giảng viên chính, phải có trình độ Anh văn cấp độ C, trong khi ông Vũ Văn Xứng, ông Phan Thanh Liêm nói một câu không được, viết một dòng không xong mà cũng nghiễm nhiên là giảng viên chính?!  Đó là chưa nói, từ ngày hai ông thi xong (tổ chức tại trường), không ai quan tâm chuyện này nữa, bỏ rơi số phận của bao nhiêu người, có thể nói hơn hẳn hai ông về mọi tiêu chuẩn. Thử hỏi hai ông là những người đứng đầu về cả Đảng lẫn chính quyền mà như vậy, thì nhà trường sẽ đi về đâu? Tất nhiên nhờ tính trung thực, lương thiện, lương tâm và trách nhiệm của đại bộ phận anh em, nên mọi chuyện không đi quá xa, chất lượng đào tạo có lẽ vẫn ở loại trung bình nếu so với cả nước, thậm chí có không ít ngành có trình độ đào tạo khá, tốt. Tuy nhiên, nếu tình hình không được cải thiện, không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu?
Nói chung, việc ăn chia phân phối trong trường là đầy bất công và phi lý. Có lẽ, chỉ ngoài nhóm được hưởng đặc quyền đặc lợi, không ai bằng lòng hay nói đúng hơn là đại bộ phận giáo viên rất bất bình về chế độ ăn chia phân phối. Thử hỏi tiền thù lao giảng dạy của một tiến sỹ, có thâm niên vài chục năm, dạy cỡ 600 – 700 tiết bằng tiền thưởng của một trưởng , phòng, ban, khoa, gần như không phải làm gì nhiều ngoài chuyện đi họp, vào dịp cuối năm là công bằng sao? Gần đây nhất ông lại làm một chuyện điên rồ nhưng được rất nhiều người hoan nghênh là quyết định chi 25 tỷ đồng để thưởng cho cán bộ, viên chức trong trường. Một lần nữa ông lại thực hiện chính sách “cào không bằng”, trong đó bản thân ông ôm gọn gần 100 triệu, tất cả cán bộ quản lý phòng, ban, khoa đều được lĩnh 60, 70 triệu trở lên. Nếu tính cả thưởng cuối năm sẽ lên tới cả trăm triệu, số tiền đó tính ra gấp dăm, ba lần thù lao giảng dạy bình quân của một giáo viên. Hơn nữa, một cán bộ lãnh đạo được hưởng phụ cấp và nhiều ưu ái khác, vì vậy thưởng như vậy lại càng vô lý. Nên nhớ rằng đây là số tiền tích cóp được từ những khoản không thanh toán, hoặc thanh toán rẻ mạt tiền giảng dạy của anh em giáo viên. Đó là là lẽ công bằng hả ông Vũ Văn Xứng?
Nói chung khối giáo viên bị chèn ép, rẻ rúng về mọi phương diện, từ việc phải gánh chịu một định mức rất cao, đến chuyện bị tước đoạt quyền được thù lao chính đáng của họ trong chấm thi, coi thi, hướng dẫn thực tập..., đó là chưa nói những giờ giảng vào ban đêm, ngày lễ, chủ nhật đáng lẽ phải trả cho họ theo đơn giá gấp đôi theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra một điều vô cùng hợp lý mà các đời hiệu trưởng trước vẫn thực hiện là đối với những lớp đông được nhân hệ số trong việc tính giờ giảng theo nhiều mức khác nhau, tùy theo sĩ số sinh viên mà có những hệ số tương ứng như 1,1; 1,2...nếu tôi nhớ không sai thì từ lớp có số sinh viên từ khoảng bốn, năm mươi gì đó trở lên đã được tính. Còn nay ông chỉ áp dụng mức 1,1 đối với lớp có số lượng sinh viên từ 91 trở lên. Tuy nhiên có lẽ chẳng mấy ai được hưởng, vì ông đã chỉ đạo phòng đào tạo bố trí lớp thường chỉ tới 90, nghĩa là sát nút mà giáo viên vẫn không được hưởng. Thật là một trò chơi man rợ, giễu cợt những giáo viên khốn khổ. Làm sao ông lại không nhận ra sự khác nhau giữa việc dạy một lớp có sĩ số 20 với lớp có số học sinh lên tới 90, vì ngoài sức lực đứng lớp mà giáo viên bỏ ra không như nhau, việc chấm bài kiểm tra, chấm thi cũng khác hẳn nhau? Ngay cả về thi đua để đạt được danh hiệu tương ứng so với phòng ban, họ khó hơn nhiều. Về các danh hiệu thi đua, một căn cứ quan trọng của tiền thưởng, cũng hoàn toàn không công bằng, những người xứng đáng thì không được, còn những người tuy chẳng làm được trò trống gì, thậm chí chỉ có phá hoại lại được tất cả. Không biết xuất phát từ cao kiến của ai mà các danh hiệu thi đua lại bị khống chế theo tỷ lệ % cho các đơn vị.
Các quan không thấy, là những bộ phận trong trường, có đặc thù rất khác nhau, có nơi công việc chồng chất làm không xuể, có nơi lại rơi vào tình trạng “ngồi chơi xơi nước”? Làm sao các ông có thể áp đặt những điều phi lý như vậy được? Không biết thì hãy nghe người ta nói, đằng này bao nhiêu người góp ý ông cũng để ngoài tai. Trong trường đã có không ít lời đồn thổi, ông thích cho ai thì cho, không ưa thì đừng có phí công trình bày hoàn cảnh. Chẳng hạn lấy chuyện chạy chọt kiếm kinh phí ngoài bộ làm căn cứ để tôn vinh chiến sỹ thi đua là một việc làm vừa bất hợp lý, vừa bất hợp pháp, chả lẽ một người làm công việc đi đút lót mà cũng được phong là chiến sỹ thi đua à? Ai chả biết người làm chuyện này có thu nhập thực tế trong bao nhiêu năm qua có lẽ chỉ thua mỗi ông; nghĩa là các giải lớn họ đã thắng rồi, bây giờ còn mỗi giải mini cũng chơi luôn hay sao?
 Chả nhẽ ông không biết một điều đơn giản là ai chi % đậm hơn thì người đó thắng chứ quen biết thì đóng vai trò gì lớn ở đây? Hơn nữa ông thử hình dung một đất nước ai cũng chạy chọt, cái gì cũng mua bán sẽ đi về đâu. Ông nên nhớ rằng chỉ có hướng tới lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc mới hy vọng tìm về tương lai hứa hẹn; còn chỉ vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân thì đó là thảm họa của đất nước này!
Sẽ rất khiếm khuyết nếu cho rằng chỉ có giáo viên mới phải chịu sự bất công. Bản thân những người lao động phục vụ khác cũng chịu sự phân phối đầy phi lý và mức thù lao bọt bèo. Chẳng hạn như, cũng là thư ký khoa, nhưng ở những khoa có hàng ngàn sinh viên và học viên cao học, công việc vô cùng vất vả cũng chẳng khác gì những khoa có vài trăm sinh viên. Còn những người trực ở các giảng đường, có giảng đường phải làm việc bất kể ngày đêm, chủ nhật cũng chẳng khác mấy so với những người trực ở những giảng đường có cường độ lao động nhẹ hơn nhiều, đành rằng thu nhập của họ cũng chẳng được bao nhiêu. Ngay cả lực lượng bảo vệ, trực 30, 1 Tết cũng phải nhận một mức thù lao rẻ mạt khó tin.
Có lẽ cũng xuất phát từ chế độ bất công, phi lý này, cùng với cách đối xử tệ bạc, “trẻ không tha, già không thương”, nên không ít nhân tài đã khăn gói ra đi. Số còn lại cũng chẳng thích thú gì với chế độ quản lý hà khắc, đầy rẫy bất công và vô lý của ông. Họ không đi hay chưa đi cũng là vì quá già rồi, hay đang vướng bận vợ con (chồng con), hoặc đã có nhà cửa ổn định ngại thay đổi... Cũng có thể có ai đó phấn đấu để làm quan như ông, nếu toại nguyện hà tất phải đi đâu. Tuy nhiên, đại bộ phận hy vọng Hiệu trưởng mới lên thay tình hình sẽ khá hơn, coi như thời của ông là một cơn ác mộng. Nếu không, khi mọi chuyện vẫn “vũ như cẩn”, thì không cần phải chờ lâu chỉ cần dăm năm nữa trường ta sẽ vắng bóng nhân tài. Yếu tố được xem là cốt lõi quyết định sự thành công của mọi tổ chức.
Có thể nói, trong khoảng thời gian ông Vũ Văn Xứng cầm quyền, lịch sử phát triển của Trường Đại học Nha Trang đã bị đảo ngược. Ông đã chèo lái con thuyền đi ngược lại trào lưu, xu thế, chống lại đường lối đổi mới sáng suốt của Đảng và nhà nước, đó là: “Xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp”. Một bằng chứng không thể chối cãi được đó là quyền lực tập trung cao độ trong tay ông, hầu như tất cả các vị trí giúp việc cho ông chỉ giải quyết mấy thủ tục hành chính. Đến nỗi nhiều người rút kinh nghiệm, cần giải quyết vấn đề gì tốt nhất lên thẳng chỗ ông, chứ có gặp người phụ trách vấn đề đó cũng chả giải được gì, rồi cũng phải lên chỗ ông. Nghe nói ông đi công tác mà các hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ phải thay đổi kế hoạch, vì không có ai ký. Thử hỏi ở đâu có chuyện lạ lùng như vậy không? Vậy Hiệu phó phụ trách đào tạo, Trưởng Khoa SĐH để đâu? Vậy ông đẻ ra bao nhiêu chức danh, vị trí chỉ để sai vặt thôi sao? Lẽ dĩ nhiên, ai mà chẳng biết một vài người trong số đó là có thực quyền, thậm chí có quá nhiều quyền, khiến cho cả những người ngây thơ nhất cũng phải xì xào hay thở dài ngao ngán.
Một trong những người đó chính là “ma ma tổng quản”; không hiểu sao lại được ông tin dùng như thế, trong khi bao nhiêu người góp ý khôn ngoan và chân thành ông lại để ngoài tai? Không biết ông thích ma ma ở điểm gì, nhưng chắc chắn có một điều ông rất thích đó là với sự tham mưu “sáng suốt” của “tổng quản” số tiền đáng ra phải chi “tiết kiệm” được hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng, để rồi ông còn đầu tư XDCB. Ai cũng nói rằng, Hiệu trưởng mới nếu khôn ngoan phải cho ma ma về làm giáo viên để biết họ sướng như thế nào và quan trọng hơn nữa là trừ hậu họa cho muôn dân.
Khi đã nói về ông có lẽ không thể không bàn vài lời về bộ máy quản lý do ông thiết lập. Không cần phải có trình độ gì về tổ chức quản lý, cũng có thể khẳng định rằng, đây là một bộ máy cồng kềnh, nặng nề, kém hiệu lực, trong đó rất nhiều người được tuyển dụng trong giai đoạn ông trị vì là con cháu hay đồng hương của ông. Có lẽ chỉ cần ¼ hay quá lắm là ½ con số đó là quá đủ. Một số bộ phận được đẻ ra hoàn toàn bất hợp lý, chẳng hạn đã có Phòng Khoa học Công nghệ lại thành lập thêm Ban Khoa học gồm 1 lãnh đâọ và 1 nhân viên. Về hệ thống khoa phát triển theo hướng đa ngành là đúng. Tuy nhiên điều phi lý là không ít khoa có thể nói là đẻ non, điển hình là Khoa Xây dựng. Sự dễ dãi trong việc mở rộng các ngành nghề đào tạo một cách tùy tiện thực sự làm lãng phí các nguồn lực về kinh tế xã hội, không biết ông có biết không? Nói chung dưới thời ông cầm quyền, không biết bao nhiêu bộ phận đã được đẻ ra, không biết bao nhiêu  người đười được tuyển dụng. Không biết ông làm điều đó để giải quyết công ăn việc làm, sắp xếp vị trí cho con em mình, hay thiết lập một bộ máy đồ sộ cho nó oai, hay là càng bày lắm mâm ăn được càng nhiều? Nhưng nói gì thì nói cách làm vô trách nhiệm đó đã làm yếu khả năng cạnh tranh của Trường đi rất nhiều. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm các vị trí, kể cả vị trí chủ chốt có lẽ tiêu chuẩn quan trọng nhất là con cháu hay đồng hương Thái Bình của ông.
Đơn cử một ví dụ như ông Phan Thanh Liêm mà lại là nhân vật số 2 của Trường Đại học Nha Trang ư? Nhân đây, cũng cần thêm vài dòng, để ai chưa biết thì biết rõ hơn một chút về nhân vật số 2 này. Là một người khi xưa vốn không học nổi phổ thông trung học, nên phải đi trung cấp thể dục thể thao. Vậy mà bây giờ là thạc sĩ, giảng viên chính, hiệu phó, phó bí thư Đảng ủy đấy! Đã thế, nghe đâu lại còn lên lớp cho giáo viên trẻ môn gì đó liên quan đến vấn đề khoa học và giảng dạy! Đúng là nực cười hết chỗ nói! Đúng là thời buổi “cóc nhái nhảy lên bàn thờ”! Hay như phò mã Phạm Bá Linh được vài ba chữ về xây dựng cũng làm Trưởng Khoa Xây dựng được sao? Đã thế phò mã này lại còn kiêm luôn chức gì liên quan đến việc quản lý về XDCB. Đúng là một việc làm nặng mùi xôi thịt! Nói tóm lại, ông Xứng đã thực thi một cách tuyệt đối chính sách “gia đình trị”, “cục bộ địa phương” trong công tác lãnh đạo, một sản phẩm của độc đoán chuyên quyền, là con đẻ của nghèo nàn, lạc hậu, dân trí thấp và chính nó là lực cản lớn nhất để để chúng ta tìm về thế giới văn minh.
Nói chung, việc bố trí,  bổ nhiệm mọi vị trí trong Trường đều đã được hai người con “ưu tú và sáng suốt” của quê hương Thái Bình tính toán, sắp xếp. Còn mấy chiêu “lấy phiếu tín nhiệm”, “họp bàn bạc trong Đảng ủy”...chỉ là hình thức, mất thời gian, không mang lại bất cứ tác dụng gì và cũng chẳng lừa được ai ngoài mấy người vừa “ở trên Trời rơi xuống”. Chẳng hạn, ngay đợt lấy phiếu tín nhiệm Hiệu trưởng vừa rồi, tại sao lại đưa một ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn làm đối trọng, mà không lấy những người khác như Nguyễn Hữu Dũng, Ngô Đăng Nghĩa, Trần Gia Thái...?
Nói về những chuyện lạ có thật ở Trường Đại học Nha Trang, dưới triều đại vua Vũ Văn Xứng thì biết bao nhiêu cho đủ, vì vậy có lẽ xin dừng tại đây.
Nhưng, cũng cần phải nói thêm rằng, bản thân tôi mặc dù cũng là nạn nhân như hàng trăm cán bộ, viên chức, cũng như hàng chục ngàn sinh viên của Trường, nhưng thực sự tôi cũng chẳng có thù oán gì ông. Nếu có một tình cảm gì đấy liên quan đến ông, có lẽ chỉ là sự tội nghiệp cho một con người đã từng là một giáo viên khá bình thường, vì lòng tham  vô đáy, vì sự ngạo mạn vô chừng, đã đánh mất bản thân mình, làm những điều tội lỗi, trở thành nỗi oán hận, khinh rẻ của bao nhiêu con người ở cái trường này.
 Đáng lẽ, tôi đã không phải mất thời gian để viết những dòng này, nếu ông về vườn đúng ngày, đúng tháng theo quy luật muôn đời; tự bằng lòng với canh bạc thắng đậm sau bấy nhiêu năm làm “công bộc của dân”; nhưng tiếc thay ông lại còn có cả một kế hoạch “hậu chiến” đó là chuyện tính ngôi cho cả hai phò mã. Xin thưa ông, đây là trường đại học của Việt Nam, chứ không phải là đại học Thái Bình, lại càng không phải là đại học của riêng ông, dẫu cho ông bỏ vốn 100% để xây dựng nên, nó vẫn phải nằm trong sự quản lý, giám sát của nhà nước trên nhiều phương diện. Có thể rồi đây dòng họ, quê hương của ông, sẽ ghi danh ông như một người con thành đạt, làm rạng rỡ tổ tiên, dòng tộc, xứ sở; nhưng điều đó không thể làm sáng lên hình ảnh thực sự của ông, do chính ông đã tự tô vẽ bao nhiêu năm qua tại mái trường này.
Ông cũng như con cháu của ông trước khi ăn hãy nhìn kỹ vào bát cơm của mình, xem thử những hạt cơm này thấm máu, mồ hôi, nước mắt của ai? Còn đối với các phò mã, tôi lại càng không một chút mảy may ghét bỏ, mà chỉ muốn các bạn tìm về tương lai bằng đôi chân của chính mình. Nếu ai cũng làm được vậy, chính là tương lai của nước Việt của chúng ta đó. Còn ông Trang Sỹ Trung, chúng tôi xin chúc mừng ông vừa được bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Thiết nghĩ tôi cũng như bao người sẽ ủng hộ ông hết mình, với chỉ một điều kiện  đơn giản thôi là không được làm như cựu hiệu trưởng Vũ Văn Xứng đã hành nghề này bao nhiêu năm qua.
Có thể ông không hót được hay bằng, gáy giỏi bằng và cũng không có được cái dáng bệ vệ của “quan phụ mẫu” như ông Xứng và nói thực chúng tôi cũng không cần điều đó. Điều chúng tôi cần là một người có nhân cách, trung thực, biết tôn trọng mọi người, biết lẽ phải, thực thi sự công bằng dù chỉ là tương đối, như các đời hiệu trưởng trước đã làm. Ông hãy đóng vai là người thật thà, khiêm tốn “luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu”, hãy đối xử với chúng tôi như đối xử với những con người là được. Chúng tôi cũng chẳng dám mơ ước hão huyền rằng, mình đang ở vị trí nhất thiên hạ, theo như lập luận thông thường của mô hình lý thuyết: “Quân, sư, phụ”, mà “quân” thì làm gì còn nữa, nên hóa ra chẳng phải như vậy sao? Cũng nói thêm để ông biết, thiên hạ bàn luận về nhiệm kỳ hiệu trưởng của ông khá nhiều; có người lo cho ông biết làm sao đây với bộ máy quá cồng kềnh, đầy con cháu và đồng hương của cựu hiệu trưởng; nhưng cũng có người lại cho rằng ông làm chức này quá dễ để hơn ông Xứng, vì chỉ cần làm như thời thầy Cẩn, thầy Liên thôi.
Đọc bài này chắc chắn không ít người phản đối, điều đó chẳng có gì lạ, vì mọi người thường đứng trên góc độ riêng của mình, mà chủ yếu xuất phát từ vấn đề lợi ích được thụ hưởng. Hiệu trưởng vừa có một quyết định “khôn ngoan”, để an dân trước khi hạ cánh an toàn đó là chi 25 tỷ từ 250 tỷ (có người nói nhiều hơn) quỹ của Trường để ban phát cho muôn dân, như đã nói ở trên. Chắc chắn động thái này làm đại bộ phận phấn khởi, tự dưng lại được một khoản “trên Trời rơi xuống”, ngoài sự mong đợi. Nhưng cũng xin thưa rằng, một lần nữa ông Hiệu trưởng lại làm động tác cào bằng, sau khi đã cào một mớ về mình.
Thưa các cán bộ, nhân viên phòng ban, xin đừng hiểu nhầm là tôi có ý gì ghen tỵ với anh em. Quả thực không một chút mảy may, tôi nói chỉ vì công lý. Bản thân tôi cũng muốn “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, chứ không phải chi ly kiểu “5 xu một hào”. Thậm chí nếu bộ máy gián tiếp tinh, gọn có thể cho hưởng chế độ như giáo viên, nếu nhà nước không cho phép thì lấy vốn tự có của trường để cân đối. Nhưng dù làm điều gì cũng phải coi trọng đội ngũ giáo viên. Tôi chỉ xin hỏi trong một trường đại học hay bất cứ trường nào, nếu lực lượng giáo viên bị xem nhẹ, thì tương lai sẽ như thế nào? Mọi người có biết chăng, một trong những nguyên nhân được coi là cơ bản làm Liên Xô tan rã, Đông Âu sụp đổ chính là chủ nghĩa bình quân đấy. Và trong từng tổ chức cũng vậy, ở đâu thực hiện chính sách cào bằng ở đó hoặc là không phát triển được hoặc xấu hơn là lụi tàn, phá sản, chỉ vì nó triệt tiêu động cơ cá nhân, nó hủy hoại cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
Còn đối với anh em người Thái Bình ở trường nhiều người vẫn làm việc tốt, họ xứng đáng được hưởng những gì đáng có trong đó có chuyện đề bạt, điều đó không có gì phải nói, cái tôi đề cập ở trên là những việc làm khuất tất, thái quá của cựu Hiệu trưởng mà thôi.
Viết bài này điều nghi ngại nhất của tôi là ảnh hưởng tới nhà trường, cũng đồng nghĩa ảnh hưởng tới anh em. Tuy nhiên, như trên đã nói nhờ lòng tốt của anh em, mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Vả lại, ở đâu có vấn đề mà ở đó vẫn bình lặng như không mới là đại họa. Còn ở nơi nào còn có người lên tiếng để bảo vệ công lý, thì đó là phúc chứ không phải họa. Điều tôi mong muốn nhất ở đây là không phải là cho ông Xứng vào tù, mặc dù ông rất xứng đáng được phán xử như vậy, vì suy cho cùng ông chính là kẻ phản động chống lại Đảng, chống lại chính quyền;  mà kỳ vọng của tôi là Hiệu trưởng mới “đừng đi theo vết xe đổ”. Nếu mở rộng ra, không có bất kỳ một hiệu trưởng hay lãnh đạo nói chung nào được làm như thế, để chúng ta còn có thể mơ đến một ngày mai tươi sáng hơn, có thể sánh vai với một số nước trong ASEAN như Thái Lan, chứ chưa dám mơ tưởng đến việc gia nhập vào đội ngũ những nước giàu có, thịnh vượng trên thế giới.
Nếu có một lời khuyên dành cho ông thì đó là: ông nên đi học một lớp sơ cấp về kinh tế và quản lý, mà nhớ là phải học thực sự, chứ đừng quen thói mua bán đổi chác đấy; ngoài ra cũng rất cần theo một cua căn bản về đạo đức thực hành do các chuyên gia hàng đầu thế giới giảng dạy. Sau khi đã mãn khóa, được cấp chứng chỉ nên viết một cuốn sách để sám hối. Biết đâu đó lại là một việc làm có ý nghĩa nhất của đời ông.
Thay cho lời kết, tôi xin viễn dẫn câu đã đọc được ở đâu đó: “Phụ nữ họ chơi với sắc đẹp như trẻ con chơi với dao, cuối cùng họ sẽ bị đứt tay”. Còn tôi xin phép được thêm câu: “Đàn ông chơi với quyền lực như trẻ con chơi với bom nổ chậm, cuối cùng họ sẽ bị mất mạng”!
T.B: Vì bài này được viết vào những ngày cuối cùng ông Xứng làm hiệu trưởng nên đại bộ phận vẫn gọi ông là hiệu trưởng đương nhiệm, chỉ có vài dòng viết sau khi đã có Hiệu trưởng mới.
 Trân trọng:
Kẻ Nô Lệ (21c slave <slave21tk@gmail.com>)
                                     /Tác giả gửi Email đến BVB/
-------------

50 nhận xét:

  1. "Không nghe ai khen ông là người tài năng, lại càng không thấy ai nói là ông đức độ. Vậy làm thế nào để ông leo đến chức..."?
    Ma đưa lối, Quỷ dẫn đường!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khiếu Minh Lươnglúc 08:03 26 tháng 12, 2014

      Đơn giản thôi: Tiền! ...là 'sức bật chức quyền'!

      Xóa
  2. Tôi biết anh Vũ Văn Xứng từ thời anh ấy còn là sinh viên. Anh ấy đã có công rất lớn để Đại học Nha Trang được như ngày hôm nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời SV khác, nay ông Xứng khác, không tích lũy tiền, cả những động tác vơ vét, gian manh để có tiền chạy chức, còn 'xưa' ông xứng mới có ghế Hiệu trưởng!

      Xóa
    2. Các Mác cũng vậy đó, nd0716 ơi!

      Xóa
    3. Khổ nhục kế mà...

      Xóa
    4. thầy Xứng học ck19, hồi năm 1990-1991 làm nhân viên phòng đào tạo, mỗi lần đến kỳ thi mang danh sách đi cấm thi những bạn nào chưa đóng học phí. còn thầy liên là giáo viên thể dục mà lên đến hiệu phó( nhân vật quyền lực số 2 như bài này đã viết). hình như thầy LIÊN có ông ba trước kia cũng làm hiệu phó thì phải.đúng là " con vua thì lại làm vua..." sao lãnh đạo không phải là một trong các thầy Nguyễn Hữu Dũng, Ngô Đăng Nghĩa, Trần Gia Thái... nhỉ ? thầy nghĩa là một thầy giỏi bao nhiêu thế hệ sv đều biết, thầy thái là sv khóa 26 tốt nghiệp loại giỏi giữ lại trường, thầy thái ngoài chuyên môn còn rất thương sinh viên. trường cũ ơi hồi xưa uy nghi thế, sao bây giờ không giống trước kia tý nào!

      Xóa
    5. Thầy Liêm (Phan Thanh Liêm) chứ không phải thầy Liên nhé bạn. Tội cho thầy Liên (cựu Hiệu trưởng) lắm!

      Xóa
    6. Dạo này KTX có nhiều chuyện bàn về thầy Xứng HT rồi mấy thầy đi dạy, DHNT có 3 Thái, Thái Ninh TÀiChính, Thái Giám KTGT và Thái Dúi K tế. Có thầy nào ra hồn đâu mà nêu ra vậy?

      Xóa
    7. Bạn nói đúng! Thằng Thái Dúi Khoa Kinh tế ĐHNT, khi học đại học đã gặp thằng này! Nó dạy chửi lớp tui xối xã: " lớp ngu hơn chó, con chó nói còn hiểu mấy anh chị nói cũng không hiểu". Trời, thầy bà dạy gì mà coi chúng tui ngu hơn con chó!!! Thằng này nhìn kỹ vào bộ mặt nó , mắt híp, dáng đi nặng nề, kiểu cười nhếch mép, mặt dày. Tướng thằng này nham hiểm độc ác vô cùng. Qủa đúng không sai. Thi thi thằng này cho rớt nửa lớp. Lớp than vãn qúa trời gặp mấy anh chị khoá trước kể rằng phải đưa nó đi ăn nhậu và đút phong bì. Chúng tui phụ nữ có bao giờ nhậu nhẹt, lại phải hùn tiền mỗi người 500k nhờ anh lớp trưởng và mấy anh nữa đưa thằng này đi nhậu rồi lo lót cho hắn, nói với nó thi lại giúp cho qua. Thằng này lúc dạy chúng tui được nghe chửi ngu hơn chó, lúc thi thì rớt, đưa đi ăn nhậu đút phong bì mới qua đợi thi lại. Bọn tui tính quay lại trường học tiếp Cao học Khoa Kinh tế liệu có còn phải gặp lại thằng này nữa không vậy???

      Xóa
    8. Bạn không thoát khỏi thằng này đâu, lớp cao học nào nó cũng dạy hết, chuẩn bị cống nạp nhá

      Xóa
    9. Ông giáo thải!

      Xóa
    10. Thằng Thái giáo!!!

      Xóa
  3. À THÌ RA THẦY HIỆU TRƯỠNG XỨNG ĐÚNG LÀ MỘT DƯƠNG VẬT TO LỚN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN VẬT ĐÂU NHA

    Trả lờiXóa
  4. Cà phê Mê Trang 10 năm trước đã mang tai tiếng kiểu xã hội đen.

    Trả lờiXóa
  5. Thủy Tiên - Một giáo viên đau khổlúc 17:00 26 tháng 12, 2014

    Sao giống thằng hiệu trưởng trường THCS trung sơn mà tôi đang giảng dạy thế . Thằng này 10 hiệu trưởng trường tôi 11 vì hắn còn bắt các giáo viên nữ trường tôi già trẻ gì phải lên giường với hắn . Đau đớn khổ nhục cho kiếp giáo viên , một nghề bán cháo phổi .

    Trả lờiXóa
  6. Tôi là cư dân Nha Trang,nghe rất nhiều về anh Hiệu Trưởng này,chưa nghe một lời khen nào dù nhỏ ! Khi mới gia nhập ban giảng huấn trường đại học Nhatrang,thì - anh ta chỉ là một kỷ sư đại học tầm thường,giảng dạy ở khoa cơ khí,ngày ấy anh ta còn hết sức nghèo,lương không đủ ăn,ngày thứ 7 và chủ nhật,anh ta tranh thủ đi thiến heo và thiến gà ( anh ta làm việc này giỏi lắm !) để kiếm thêm tiền,vì vậy trong đám bình dân anh cũng có quan hệ,khi đi vào quyền lực,bắt đầu từ phó phòng đào tạo,thì mọi việc thay đổi,anh giàu có dần,có dần...không biết bây giờ có được nghìn tỷ chưa ? tôi tin là có ! Một người bạn lớn tuổi của tôi gọi anh ta là ÔNG HIỆU TRƯỞNG THIẾN HEO rồi cười hố hố và lắc đầu ! (lần sau viết tiếp )

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng sống ở Nha trang, được nghe nhiều giáo viên nhà trường kể về "Thành tích " của ông Xứng và Tờ- dê- tờ- tờ Liêm, nhưng hôm nay mới nhìn thấy rõ "Bộ mặt" của ông này . Nghe nói ông này còn mua nhà ở Mỹ cho con đi du học. Loại "Đầy tớ nhân dân" như ông này thì xã hội ta bây giờ không hiếm.
    Dẫu sao cũng mừng cho trường đã thoát khỏi cơn ác mộng này.

    Trả lờiXóa
  8. Thân gửi tác giả bài viết về nhân vật hiệu trưởng trường đại học nha trang : Vũ văn Xứng . Tôi đọc bài viết của anh ( hoặc chị ) tôi thấy nhân vật Vũ văn Xứng là một hình mẫu của rất nhiều kẻ mang danh như Viện trưởng , giám đốc , hiệu trưởng các trường ( từ cấp tiểu học cho đến đại học , học viện ...) hiện nay , chúng có mặt ở rất nhiều nơi ( đó là một bộ phận không nhỏ ) và chúng đều có một đặc tính như vậy . Tôi không hề " vơ đũa cả nắm " , vì cũng còn ở đâu đó có những vị " chức sắc " rất NGƯỜI , TỬ TẾ . Cái đặc tính " ăn bẩn nói càn " của các vị lãnh đạo như tác giả bài viết nêu ra đó là đặc tính của " chế độ xã hội " ngày nay sản sinh ra . Cái chế độ " đảng lãnh đạo tất thảy và bảo kê tất thảy " là mảnh đất dung dưỡng cho những kẻ như Vũ văn Xướng . Tôi thấu hiểu tâm trạng của tác giả bài viết ( chắc anh / chị đang là giảng viên của trường đại học Nha Trang ) vì tôi cũng đã từng công tác ở một viện nghiên cứu có hai tay viện trưởng , viện phó ( kiêm bí thư , phó bí thư đảng ủy ) có " sở trường sở đoản ăn bẩn " hoặc nói như bà PCT nước NTD là " ăn không từ một thứ gì " , có khi còn " siêu đẳng " hơn Vũ văn Xướng nhà anh/chị đấy . Âu cũng là " lỗi hệ thống " cả thôi ! Vậy chúng ta phải làm sao đây , không lẽ chúng ta là " trí ngủ " chứ không phải là " trí thức " ???

    Trả lờiXóa
  9. Mới đến Nhatrang một anh chàng rớt mồng tơi,"trên răng dưới dái",sau 30 năm có nghìn tỷ,nhà cửa dinh thự tùm lum,sướng quá sướng quá ! Chúc mừng ngài Hiệu trưởng chó chết,xuất thân từ loài thú rừng ngu si dốt nát ( nhưng giỏi ăn và giỏi đánh mồi !) ! Đất Nhatrang dễ thương quá,nuôi thú chóng lớn và chóng béo ra ấy ! Trông Vũ văn Xứng bây giờ giống hệt như Gadaffi của Lybia quá ! Cố lên,cố lên- Sắp đến đỉnh cao rồi đấy Vũ văn Xứng nhá (lời chúc của dân Nhatrang)

    Trả lờiXóa
  10. Tinh trang chung cua cac truong Dai hoc la vay. Bach khoa Ha Noi cung tuong tu. Lanh dao Cong doan o day va nhieu truong khac da phan boi quyen lou cua anh em

    Trả lờiXóa
  11. Thiên hạ đồn rằng Vũ văn Xứng mua bằng,hư thực thế nào dân đen chúng tôi muốn biết lắm ! Xin cơ quan chức năng ( bộ GD/Đào tạo) cho xuất bản luận án Tiến Sĩ của ông ta (không thể dấu kín như vậy được,một công trình nghiên cứu khoa học mà ! cần phát tán rộng rãi để mọi người tham khảo,nghiên cứu và học hỏi chứ !)

    Trả lờiXóa
  12. Kính thưa thầy Hiệu Trưởng Chúng em là những sinh viên của Trường Đại Học NhaTrang,một số đã ra trường,số khác còn đang học, từ trước đến giờ chúng em rất vô tư trong cuộc sống,đứng ngoài mọi dư luận,đứng ngoài mọi cuộc chơi (gần như là vô cảm ! ),nhưng mới rồi xuyên qua những trang báo này chúng em rất bàng hoàng,không thể không lưu tâm đến vấn đề được,xin phép thầy cho chúng em được hỏi : 1/ Trong giới sinh viên chúng em có một số nghe lỏm bỏm về cuộc tình vụng trộm của thầy với cô Hương (thư ký riêng đặc biệt của thầy ) kết quả là cô ấy mang bầu và đã phá thai,có sự lùm xùm giữa vợ thầy và cô Hương,sự việc như thế nào thưa thầy ? Về việc này,đã có một bạn nữ trong đám chúng em nói:" Thầy Xứng quá sức đẹp trại,đàn ông như thế mới đáng mặt đàn ông,to tê như ông thần núi với sức nặng hơn 100kg,được thầy đè cho một phát thì hạnh phúc biết bao nhiêu ! Tớ mà được thầy đè cho một đêm,sáng ngày hôm sau chết tớ cũng vui lòng,nói đến đây người bạn ấy nhắm mắt,nắm chặt đôi tay và rít lên rằng ...e m s ư ơ n g ... quá " đã không thưa thầy ? (còn nhiều chuyện cần hỏi nữa,nhưng chúng em hỏi trước 1 câu cái đã,còn những câu khác sẽ hỏi sau ) .Xin thầy tha lỗi cho !

    Trả lờiXóa
  13. Đa số hiệu trưởng trường quốc doanh hiện nay đều như thầy Xứng. Từ tiểu học cho đến đại học, học viện.

    Trả lờiXóa
  14. Nói chung là thậm tệ, con cháu kéo cả trăm người mà đa số trung cấp, tại chức học chủ yếu xin điểm nhét vào các phòng ban, thư kí khoa, thư viện. Cuối năm chia tiền thì có thư kí thân tín làm chính sách. PGS, TS cũng chưa chắc đã bằng tiền đám con cháu ít học hành này.

    Trả lờiXóa
  15. Đâu chỉ mình ông Xứng...các Khoa, Viện của ĐH Nha Trang cũng kéo con cháu cả bầy vô mà.

    Trả lờiXóa
  16. Vũ Văn Xứng thực sự là tên tội đồ của Trường Đại học Nha Trang:
    1/ Kéo bè cánh, thực hiện chính sách "gia đình trị". Nếu không có ông Xứng thì không thể có một "ác bá" như Trương Mai Hương. Một người ít học, ít hiểu biêt, ít tính "nhân" nhưng lại được nắm đại quyền trong tay (thư ký hiệu trưởng, ban chế độ, tổ chức cán bộ, chuyên gia giáo dục!!...). Không nơi nào mà cấp phó còn vượt quyền hành cả Trưởng như Phòng TC-HC của Trường ĐHNT. Tôi nói hoàn toàn có cơ sở và thực sự có rất nhiều dẫn chứng về bà Hương. Khi nói về Trương Mai Hương, CBVC trong Trường thường dành những mỹ từ cho bà này: "ma ma tổng quản", "gian thần", "bị bệnh"...Cũng không thể không kể tới "Mr.khào khào" Phan Thanh Liêm, một nhân vật mà nếu không có ông Xứng thì không thể nào bò lên được chức Phó Hiệu trưởng. Còn về khoản gia đình trị thì chắc không cần phải nói thêm nữa, quá nhiều người biết rồi, không thể kể xiết: "rể chú Xứng", "cháu cô Hoa", "con chú Liêm"...

    2/ Tham lam vô độ. Kể từ khi ông Vũ Văn Xứng làm Hiệu trưởng, tốc độ đầu tư cơ bản của Trường tăng chóng mặt. Đằng sau đó là biết bao %, hoa hồng? Có trời mới biết. Chất lượng thì ai cũng biết, như phân hiệu Kiên Giang chẳng hạn, mới xây đã xuống cấp. Rồi chẳng có đâu nhưng Trường ĐHNT, giấu nhẹm khoản tiền gần 300 tỉ trong khi lúc nào ông Xứng cũng "than nghèo kể khổ" trong Hội nghị CBVC. Chỉ đến khi kiểm toán nhảy vào thì mới lòi ra, rồi lật đật giải ngân/ chi thưởng với tốc độ chóng mặt. Nhiều CBVC bảo là "ăn không được thì ói ra"...

    3/ Chính sách hà khắc, chảy máu nhân tài. Các bạn hãy cứ đến Trường ĐHNT rồi hỏi những bộ óc vĩ đại về cái gọi là "giờ vật chất", "kê khai giờ vật chất", "quy chế chi tiêu nội bộ"...Thật sự những điều này đã làm giáo viên, đặc biệt giáo viên trẻ mất hết nhiệt huyết để cống hiến xây dựng Trường. Thu nhập tăng thêm thì bị cắt bớt, mọi thứ đề quy ra "giờ vật chất", cái mà mọi CBVC thường gọi là "giờ...tâm linh". Nhều giáo viên không chịu nổi những bất cập đã phải từ bỏ mái trường mà họ đã gắn bó để tìm đến nơi khác công tác. Thiết nghĩ "đất lành chim đậu", vậy ai đã có "công" biến ĐHNT thành "vùng đất dữ"?? Cái này cứ hỏi ông Xứng, bà Hương, ông Liêm là rõ nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong rằng Tân Hiệu Trưởng không đi vào vết xe đỗ. Bỏ cái giờ Vật Chất đi

      Xóa
  17. Tôi cũng phải bỏ mái trường này mà ra đi với bao năm gắn bó cũng chỉ vì bị họ quá coi thường. Coi thường bởi cái cách mà trợ lí, thư kí hiệu trưởng ăn nói thiếu văn hóa thiếu sự tôn trọng với những người được đào tạo bài bản như chúng tôi. Coi thường bởi cái giờ vật chất khi mà họ bắt phải làm những việc linh tinh để cho đủ giờ vật chất, nếu thừa thì không tính. Coi thường ở chỗ không tạo điều kiện, hỗ trợ ban đầu cho nghiên cứu khoa học, cho viết sách tài liệu tham khảo (đăng kí nhưng rất ít khi được duyệt, nếu được duyệt thì chỉ cho hưởng cái giờ tinh thần). Coi thường bởi đồng lương bèo bọt, hãy so sánh 1 Tiến sĩ trường này với 1 người làm hành chính (chủ yếu con ông Xứng cháu bà Hoa) xem mức chênh lệch là mấy trăm ngàn. Trong khi đó hành chính chủ yếu làm theo mùa vụ, còn lại lên văn phòng ngồi bật quạt thắp điện và dùng máy tính nhà trường đọc báo, chát chít. Coi thường ở chỗ Giáo viên gần như giáo viên chỉ là 1 anh công nhân trong 1 nhà máy sản xuất, tuy nhiên công nhân trong nhà máy họ chỉ làm 1 việc còn công nhân giáo viên thì đủ các đầu công việc linh tinh. Các Thầy cô muốn điều chỉnh thời khóa biểu (có thể do họ làm sai) nhưng cũng phải cố tỏ ra vui vẻ rồi xin xỏ cháu anh Xứng, muốn thanh toán đi đường cũng phải hòa nhã, tạo quan hệ với cháu chị Hoa mặc dù số tiền này chắc chắn không đủ cho chuyến công tác. Anh Xứng nói nếu lần đầu nghe thì rất hay nhưng trong trường thì ai cũng rõ anh này chủ yếu dùng quyền uy để lấn át còn lại toàn sáo rỗng thiếu hiểu biết, thiếu căn cứ và đặc biệt nói dân chủ nhưng mọi ý kiến đều bị anh và chị thư kí xinh đẹp phớt lờ. Ôi ngôi trường thân yêu biết bao lần qua đây mà không muốn trở lại.

    Trả lờiXóa
  18. Biết thì thưa thì thốt nhé. T Xứng nào là Ck 19. T Thái nào là học giỏi được giữ lại trường

    Trả lờiXóa
  19. Thời bao cấp cơ hàn vừa làm Giảng viên vừa làm thiến heo thì đáng trân trọng chứ sao. Làm thiến heo để mưu sinh tạm sau đó làm HT thì đã sao. Có trộm cắp gì ai đâu mà bạn lại miệt thị chuyện này

    Trả lờiXóa
  20. Chuyen thật hay vu khống ???

    Trả lờiXóa
  21. Tôi cương vi hieu trưởng thi tôi phải đưa bài phản bien, cây ngay không sợ chết đứng? Không phải nho CT50

    Trả lờiXóa
  22. Từ thời bao cấp đã ăn cắp choá đèn bán cho vượt biển, nay lại lưu manh khi có chức quyền trong tay, thật ghê tơm!!!

    Trả lờiXóa
  23. Cho đến thời điểm hiện tại (10.3.2015), nhiều giảng viên còn chưa nhận được tiền vượt giờ giảng dạy năm học trước mà không có một thông báo chính thức cho biết lý do tại sao?

    Trả lờiXóa
  24. Ông hơn 60 tuổi rồi vẫn ôm ghë Bi thư Đăng uỷ, Ong nói người khác 50 tuổi da Già cần trë hóa, Sao ông không trê hóa ghe ông đang ngồi??,

    Trả lờiXóa
  25. Tôi hoàn toàn ủng hộ với những tố cáo trên vì tôi cũng đã từng là một giáo viên của trường.

    Trả lờiXóa
  26. Em là Sinh viên của trương. Em cảm thấy thất vọng vô cùng về nhà trường. Em cảm thấy thương ba má em vất vả ở nhà vô cùng...

    Trả lờiXóa
  27. Ông xứng hạ cánh nên hèn gì thấy quán hồ lô của con gái ông ấy đổi tên,nhưng chắc chỉ che mắt dư luận chứ không đổi chủ,vì nó vẫn là miếng mỡ ngon mà.Dưới thời ông,ông cho xây tường rào quanh trường lại hết,bịt hết tất cả các cửa,kể cả cửa mới xây của ký túc xá K8,chỉ chừa cửa chính,và quán hồ lô nằm ngay cửa chính,nơi có hàng nghìn sv qua lại mỗi ngày,tức là muốn vô trường sinh viên buộc phãi vô cổng chính chứ không còn cổng phụ như xưa,mà qua cổng chỉnh thì phải đi ngang qua quán hồ lô,bởi thế nó mới có tên hồ lô,hút hết sinh viên vào,mà than ôi,sinh viên vào đó 10 ông thì hết 9.5 ông đánh bài,đánh ăn tiền,cả cái quán như cái casino ngay cổng trường,suốt ngày bem bép tiếng đánh bài,tiếng chửi thề ăn thua.vậy cốt lõi của đại học nha trang là đào tạo nhân tài hay casino??Có người nhà đang học tại dhnt,nhưng chắc cũng phãi chuyển trường mà thôi...

    Trả lờiXóa
  28. tình hình này thì bọn tui cũng đã từng và được gặp rất nhiều chuyện cười ra nước mắt. các hoạt động đoàn hội cũng bị gắn cấm. buồn cười. thực hư như thế nào thì bọn tui cũng không biết, nhưng nghe mấy bạn thanh nguyên tình nguyện van trời van đất. Như năm 2012 (khi đó tui năm 2) nghe mấy bạn, anh chị tình nguyện khóc quá trời..... Mùa hè xanh tới lúc khỏi hành rồi nghe nói ban giám hiệu không cho đi nữa. phải tình nguyện tại trường (quét sơn tường cho các giảng đường, rồi làm tùm lum ở trường) (Nhưng nghe nói toàn đội khóc quá trời luôn, rồi tính bắt xe về quê ngay lúc đó) các trường trong khu vực nha trang thì có xe tới đón, còn trường mình thì cuốc bộ sang bên dự lễ xuất quân rồi về trong tiếng khóc của cả đội..... đó là MHX 2012. còn đội tình nguyện tiếp sức tới trường nữa, năm đó cũng dỡ khóc dỡ cười... không cho đóng chốt tại cổng trường - nghĩ thiệt buồn cười... sinh viên tình nguyện mà nói là làm xấu khung cảnh của trường.... Nói thiệt mới nghĩ vậy thôi cũng đã bức xúc lắm rồi... còn chuyện trong trường thì sinh viên van quá trời với các giảng đường. thế mà cứ bảo là cơ sở vật chất tiên tiến này tiên tiến nọ. nghe mà muốn ói

    Trả lờiXóa
  29. Công tác cán bộ của xứng là " cóc nhái nhảy đầu người, cóc nhái nhảy bàn thơ"

    Trả lờiXóa
  30. Mình nghe nói các "chân rết" quyền lực của ông Xứng bổ nhiệm lợi dụng "cái bóng" của ông Xứng cũng tranh thủ vơ vét tham nhũng cũng không kém ông Xứng đâu sao mọi người không công bố ra cho dân đen cùng biết. mình nghe ở thư viện ĐHNT cũng có con sâu tham nhũng "đệ tử chân truyền" của Xứng cũng lộng quyền bá đạo lắm?.

    Trả lờiXóa
  31. Độc quyền lãnh đạo sinh sản ra "tập thể vua chúa", nhân ra giống súc vật " ăn tất cả mọi thứ", sinh nở ra " bầy sâu"

    Trả lờiXóa
  32. Xứng chó sao không thấy mặt xuất hiện trên trường vậy? Mày chỉ thích sống với đồng loại heo rừng hay sao?

    Trả lờiXóa
  33. Chính sách của Xứng đưa ra thực thi suốt thời kỳ đô hộ cai trị, một chính sách " hoặc là thần kinh, hoặc là khốn nạn!" như lời GS Ngõ Bảo Châu đã nói.

    Trả lờiXóa
  34. Con chó Xứng và con cáo già Liêm, đều là loài súc vật!

    Trả lờiXóa
  35. Đại học quy nhơn cũng như đại học nha trang rồi. Bao năm qua thốt nát

    Trả lờiXóa
  36. Xã hội đảng trị thì đâu mà chả thế, đại học công nghiệp 4 chúng tôi cũng vậy , ông hiệu trưởng Tề cũng tiền, quyền và gái

    Trả lờiXóa
  37. Một xã hội thoái hoá từ TW đến địa Phương, VN sau bao nhiêu cương lĩnh thử hỏi đến khi nào bằng Thái Lan, Singapore....

    Trả lờiXóa