Ngoài
những vấn đề quan trọng đã nêu trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm, trong vụ án này
nếu thuần túy xét về phương diện khoa học pháp lý, theo tôi có nhiều vấn đề có
thể xem là thú vị về mặt tố tụng và khoa học hình sự. Chẳng hạn như:
1.
Bị cáo Hải kháng cáo kêu oan hay xin giảm án?
Theo bản án phúc thẩm, thì bị cáo Hải làm đơn xin giảm
án, tức là thừa nhận hành vi giết người của mình.
Tuy nhiên sự thật bên trong hình như có nhiều chuyện
cần phải làm rõ thêm. (Sẽ bổ sung).
2.
Ý kiến của hai luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải tại
phiên tòa sơ thẩm "tréo nghoe" nhau:
Trong khi luật sư Nguyễn Văn Đạt cho rằng chưa đủ cơ
sở kết tội Hải, thì luật sư Võ Thành Quyết khẳng định là đã đúng người đúng
tội, chỉ xin giảm án. Vậy luật sư nào đúng? - xét về mặt đạo đức luật sư? xét
về "bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa"?
Trong bản án sơ thẩm thể hiện có lúc Hải khai mình
không phạm tội, sở dĩ khai nhận vì "thời gian bất minh không chứng minh
được" và "mô tả việc phạm tội do công an xã Nhị Thành là anh Nguyễn
Văn Hải kể lại. (trang 5 án sơ thẩm). (Nay anh Hải đã chết).
Vậy khi bị cáo không nhận tội, nhưng luật sư lại cãi
theo hướng có tội thì có được hay không?
3.
Bản án phúc thẩm không ghi nhận ý kiến của luật sư bào
chữa cho Hải:
Về phiên tòa phúc thẩm, mặc dù là xét xử nội dung
kháng cáo của Hồ Duy Hải (được xác định là "xin giảm án", nhưng lúc
này Hải vẫn có 2 luật sư, trong đó có luật sư Nguyễn Văn Đạt là người cãi theo
hướng Hải không có tội. Vậy ý kiến của hai luật sư này như thế nào: có trùng
khớp hay tiếp tục "tréo ngoe" như tại phiên tòa sơ thẩm? Đáng tiếc là
trong bản án phúc thẩm không có một dòng nào ghi nhận ý kiến của các luật sư
bào chữa. Và điều này là không đúng quy định. Điều này cũng cho thấy ý kiến của
luật sư hình như chẳng là cái chi cả!
Ghi chú: Về nguyên tắc, ý kiến của các luật sư có thể
được ghi nhận trong Biên bản phiên tòa phúc thẩm. Tuy nhiên sau khi xử
xong phúc thẩm thì vụ án xem như đã "khép lại".
4.
Có sự khác biệt giữa "luật sư chỉ định" và
"luật sư được mời" hay không?
Trong vụ án này, ban đầu luật sư Võ Thành Quyết là
luật sư được gia đình Hồ Duy Hải mời (có ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý). Nhưng
sau đó luật sư Quyết lại được "chuyển sang" thành luật sư chỉ định
(sau đó gia đình Hải mời luật sư Nguyễn Văn Đạt).
Vậy một luật sư có thể "thay vai" như vậy
được hay không? Nhất là khi luật sư này lại cãi theo hướng "kết tội"
cho thân chủ của mình (chỉ xin giảm án). Vấn đề này pháp luật chưa quy định rõ.
5.
Dấu vân tay có thể xem là "chứng cứ ngoại
phạm" không?
Theo tôi, thì do đặc tính dấu vân tay không ai giống
nhau. Cho nên nếu dấu vân tay thu giữ tại hiện trường không trùng khớp với cả
10 dấu ngón tay của Hồ Duy Hải, thì có thể xem là chứng cứ ngoại phạm cho Hải
(vì khi gây án, theo Cáo trạng, Hải không đeo găng tay, và trực tiếp dùng tay
mình đánh, cắt cổ nạn nhân ...vv - để lại dấu vân tay khắp nơi).
Thế nhưng cũng có ý kiến nói rằng yếu tố ngoại phạm
chỉ nói về vấn đề thời gian. Tức là nếu ai chứng minh được tối đó Hải không có
mặt ở bưu điện Cầu Voi thì mới được xem là ngoại phạm.
6.
Vụ án này có nhân chứng hay không?
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, nhân chứng
là người biết về tình tiết của vụ án. Một vụ án thì có rất nhiều vấn đề/nội
dung - cho nên có thể người này là "nhân chứng" trong việc này, nhưng
không phải là "nhân chứng" trong việc kia.
Về nguyên tắc, nhân chứng phải được triệu tập tham gia
phiên tòa xét xử để xét hỏi làm rõ các tình tiết của vụ án.
Theo hồ sơ vụ án, thể hiện có hai người là anh Bình và
anh Thường đã nhìn thấy Hải/người thanh niên tại bưu điện Cầu Voi vào lúc
khoảng 19h30 ngày 13-1-2008 - là đêm xảy ra vụ án. Như vậy theo tôi, thì đây là
hai nhân chứng của vụ án - qua hai nhân chứng này có thể xác định được
"chủ thể" gây án có phải là Hải hay không?
Trong hồ sơ vụ án, còn có rất nhiều Biên bản ghi lời
khai của rất nhiều người, mà quan trọng nhất có thể kể đến như anh Đinh Vũ
Thường, chị Lê Thị Thu Hiếu ... nhưng trong Cáo trạng chỉ còn có nhắc tên anh
Đinh Vũ Thường là "nhân chứng".
Tuy nhiên, đến khi đưa ra xét xử thì ... chẳng còn
nhân chứng nào cả? (Quý vị hãy đọc ở phần thủ tục ở cả hai bản án sơ thẩm và
phúc thẩm sẽ thấy rõ điều này). Tôi đã gặp anh Đinh Vũ Thường và hỏi "Tòa
có triệu tập anh tham dự phiên tòa xét xử không?" thì anh Thường trả lời
là không. Tóm lại là cả hai phiên tòa xét xử không có nhân chứng.
Còn trong phần ghi ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Đạt
trong bản án sơ thẩm, luật sư Đạt có nói câu: "nhân chứngVũ Đức
Thường chỉ xác nhận thời gian khoảng 19h có một thanh niên ngồi ở ghế
salon..."
Nhưng tôi thấy chẳng có ai tên là Vũ Đức Thường trong
hồ sơ vụ án cả, mà chỉ có anh Đinh Vũ Thường.
Rồi mặc dù không có nhân chứng nào như nói ở trên, thì
trong bản án phúc thẩm lại có câu "các nhân chứng Võ Văn Hùng, Nguyễn
Văn Thu, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Váng là đội đội viên dân phòng ...." .
Tóm lại là tôi chẳng hiểu vụ án này chuyện nhân chứng
là như thế nào. Và giả sử tại phiên tòa luật sư muốn hỏi anh Đinh Vũ
Thường về một vấn đề nào đó, chẳng hạn như "anh có quen biết với Hồ Duy
Hải không?" hay hỏi anh Hùng "anh mua con dao bằng tiền của ai?"
... thì đành chịu vì ... có đâu mà hỏi.
http://dandensg.blogspot.com/2014/12/toa-tinh-long-hop-bao-vu-tu-tu-ho-duy.html]
----------------
Chả lẽ luật pháp của Việt nam ta là tùy văn tiện ....
Trả lờiXóaChuyện nhỏ ở đất nước "đỉnh cao trí tuệ loài người" mà lị ! - "tao là luật,luật là tao", "hiến pháp đứng sau cương lĩnh của đảng CS" !
Trả lờiXóa1. Cương lĩnh của đảng CSVN
Xóa(rồi)
2. Hiếp... pháp!
Trong bản án sơ thẩm thể hiện có lúc Hải khai mình không phạm tội, sở dĩ khai nhận vì "thời gian bất minh không chứng minh được" và "mô tả việc phạm tội do công an xã Nhị Thành là anh Nguyễn Văn Hải kể lại. (trang 5 án sơ thẩm). (Nay anh Hải đã chết).
Trả lờiXóaThằng Hải này! Chết chưa xong đâu! Nên hiện hồn đái công chuộc tội. Nếu không, sẽ bị đọa địa ngục mãi mãi!
tòa án nước mình như trò đùa,chỉ tội nghiệp dân đen vô tội.Nếu Hải là con sếp thì có
Trả lờiXóaông tòa nào xử vậy không,lúc nào tam quyền phân lập mới thực sự văn minh,mới hết
án oan
Thẩm phán Lê Quang Hùng, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Hồ Duy Hải từng bị khai nhận hối lộ chạy án.
Trả lờiXóahttp://nguoidongbang.blogspot.ca/2014/12/tham-phan-le-quang-hung-chu-toa-phien.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-chay-an-o-long-an-khai-tru-dang-chanh-an-nhan-hoi-lo-20120614100857729.htm
Có gì lạ đâu. Thẩm phán hiện nay, thằng con nào chả vậy! Một thẩm phán CSVN liêm khiết? Giống như chó biết nói tiếng người vậy! Tức là không có!
XóaCũng xin cảm ơn các Bình luận viên. Thực ra, các vị cũng góp phần (không thể đánh giá máy móc là "nhỏ bé" hay "to lớn") cho việc "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa".
Trả lờiXóa