* NGỌC QUANG
Một bộ phận cán bộ, công chức, ở ta hiện nay tiếng là phục vụ nhân dân nhưng thực tế lại khác.
Ngày 3/12 vừa qua, Tổ chức Minh bạch
Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014 (CPI 2014), xếp hạng 175
quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên
gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công ở mỗi quốc gia / vùng lãnh thổ.
Năm nay, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng
toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá
trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Để có thêm những
góc nhìn đa chiều về cuộc chiến chống tham nhũng tại Việt Nam, Báo Điện tử Giáo
dục Việt Nam đã ghi nhận nhiều ý kiến sâu sắc của GS Nguyễn Minh Thuyết –
nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội.
Chẳng ai tự nhiên đưa tiền cho nhau
- Theo Giáo sư, đánh giá này của Tổ chức minh
bạch Quốc tế có công bằng không?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Bảng đánh giá xếp hạng của Tổ chức Minh
bạch Quốc tế dựa trên nhiều khảo sát, nghiên cứu khác nhau, vì vậy tôi cho rằng
nó có căn cứ. Nhìn vào bảng xếp hạng này, chúng ta thấy điểm số đánh giá Việt Nam
gần như không thay đổi, nó cũng phản ánh đúng tình hình thực tế chống tham
nhũng ở nước ta: từ nhiều năm nay, cuộc đấu tranh này chưa có chuyển biến nào
đáng kể.
Báo cáo của Chính
phủ trình ra Quốc hội tại các kỳ họp bao giờ cũng chỉ có một vài câu ngắn gọn
là đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và nêu ra những giải pháp mang
tính định hướng, nhưng trên thực tế những vụ việc tham nhũng do các cơ quan
chức năng nhà nước phát hiện ra thì ít mà do dư luận phát hiện ra hoặc do nội
bộ ăn chia không thống nhất, tố cáo lẫn nhau thì nhiều. Đa số các vụ việc
chỉ tập trung vào một số cán bộ giữ các chức vụ nhỏ, hoặc cán bộ đã nghỉ hưu,
trong khi đó câu chuyện tham nhũng chính sách được đề cập nhiều năm qua thì
chưa phát hiện ra vụ nào. Tham nhũng vặt thì quá nhiều và dẫn đến bức xúc cho
người dân.
- Nhân chuyện này nhiều người sẽ nhớ lại một
chuyện khá hài hước, đấy là một vị lãnh đạo ngành lên truyền hình nói rằng cán
bộ của ngành ấy chưa bao giờ đòi dân hối lộ mà tại dân cứ đưa. Giáo sư nghĩ về
chuyện này?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Ai cũng biết ở trên đời,
tự đưa tiền một cách vui vẻ thì chỉ có bố mẹ cho con, chứ chẳng có ai lại tự
nguyện đưa tiền cho nhau nếu không phải trường hợp có đi có lại hoặc có quan hệ
xin - cho.
Vì sao người dân
cứ phải đưa tiền cho những người đang giải quyết công việc hoặc có khả năng
giải quyết công việc cho người ta? Đó là có sức ép buộc người ta phải đưa tiền,
nó ẩn dưới rất nhiều vỏ bọc khác nhau: Có thể người dân bị dọa dẫm bóng gió dẫn
tới sợ và đưa tiền, cũng có thể họ nghe những người đã trải qua trước đó cho
biết là phải đưa tiền mới được việc; rồi có những trường hợp cán bộ gợi ý đưa
tiền, nếu không chịu đưa thì có khi chuốc lấy tai họa.
Qua những việc như
vậy, chúng ta thấy rất rõ là thái độ phục vụ người dân từ bộ máy công quyền có
những vấn đề không bình thường, nhưng nói mãi mà vẫn chưa thay đổi được bao
nhiêu.
- Có nghĩa là chúng ta phải nhanh chóng chuyển
hướng quản lý sang phục vụ người dân một cách thực chất hơn nữa, thưa Giáo sư?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Chắc chắn là phải như thế. Tại Quốc hội
khóa XII, tôi đã từng phát biểu về chuyện này. Tôi kể câu chuyện là có lần đi
cùng một đoàn cán bộ sang Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất. Nước này chỉ có
khoảng 800 nghìn dân, nhưng có tới 4,8 triệu người lao động nước ngoài, tham
gia vào rất nhiều lĩnh vực, kể cả làm cảnh sát, hải quan.
Có thể dễ dàng
nhận thấy những người làm cảnh sát, hải quan ở nước này rất mẫn cán và lịch sự,
bởi vì họ hiểu rõ vị trí của mình là làm thuê cho dân, phục vụ dân. Đến bao giờ
cán bộ, công chức, viên chức từ lớn đến nhỏ ở nước ta hiểu được như vậy thì dân
mới được nhờ.
Một số cán bộ,
công chức, viên chức ở ta hiện nay tiếng là phục vụ nhân dân nhưng dân cứ động
việc gì cần đến là khó lắm.
Tham nhũng lớn đẻ ra tham nhũng vặt
- Có một điều rất dễ thấy đó là những quốc gia
có nền hành chính lành mạnh thì cán bộ nhà nước sống đàng hoàng được bằng đồng
lương, còn ở ta ngay lương của Bộ trưởng cũng chỉ hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.
Cử nhân tốt nghiệp đại học thì chưa được nổi 3 triệu mỗi tháng. Nếu chúng ta
không giải quyết được chuyện này cũng có nghĩa là không thể chống tham nhũng
thành công, thưa Giáo sư?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Đúng là đồng lương không đủ sống thì người
ta phải tìm cách xoay sở, mà xoay mãi rồi thành thói quen, cho nên có những
người giàu rồi cũng vẫn tham nhũng.
Nhưng vì sao
lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thấp? Đó là vì bộ máy quá cồng
kềnh. Ở các nước họ chỉ có một bộ máy chính quyền, còn ở ta thì rất nhiều, bộ
máy nọ chồng lên bộ máy kia. Ngoài cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy
chính quyền từ trung ương trở xuống thì còn có cán bộ, viên chức trong bộ máy
của Đảng và các đoàn thể; một loạt các hiệp hội, các hội cũng ăn lương nhà
nước, thậm chí lương và chế độ phục vụ của các vị đứng đầu những tổ chức này
cũng ngang ngửa cỡ Bộ trưởng, Thứ trưởng. Nói thẳng ra không có ngân sách nước
nào có thể nuôi nổi bộ máy quá lớn như vậy.
Vừa rồi, tổ chức ILO đánh giá năng suất
lao động tại Việt Nam
thấp là có lý của họ. Năng suất được tính theo công thức lấy GDP chia cho số
người lao động. Số người lao động trong nông nghiệp nước mình đông, năng suất
thấp đã đành, nhưng đặc biệt là số cán bộ, công chức, viên chức rất nhiều, cho
nên chia bình quân ra thì thấp là đúng rồi.
Tôi chỉ lấy ví dụ về cách báo cáo thành
tích của nước ta để thấy một khía cạnh của chuyện này: Cứ cuối năm là chính
quyền và các đoàn thể phải báo cáo kết quả công tác của mình. Ở một địa phương,
Thanh niên báo cáo trồng được 100 cây chuối, nuôi 100 con lợn thì các tổ chức
Phụ nữ, Công đoàn cũng nêu đúng số liệu như thế. Mới đầu nghe thì tưởng là địa
phương ấy trồng được vài trăm cây chuối, nuôi được vài trăm con lợn, nhưng hóa
ra chỉ có 100 cây chuối, 100 con lợn được nhân trên giấy nhiều lần thôi.
- Cách đây ba kỳ họp, có Đại biểu Quốc hội đã
đánh giá rằng “tham nhũng vặt tràn ngập khắp các ngõ ngách”. Giáo sư thấy tình
hình hiện nay có thay đổi gì không?
- GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở đâu bây giờ người dân cũng nói rằng cứ
có việc phải đến các cơ quan nhà nước từ chuyện xin dấu ở phường, cho đến đi
bệnh viện, xin cho con đi học đều phải chuẩn bị tiền. Việc nhỏ thì tiền nhỏ,
việc lớn thì tiền lớn. Khi tôi còn công tác ở Quốc hội, có vợ một đồng chí Vụ
trưởng chuẩn bị hồ sơ để phong Nhà giáo ưu tú. Vợ bận nên anh ấy phải ra phường
xin chứng nhận của địa phương. Ra đến phường, chỉ để xác nhận có một câu là vợ
anh ấy sinh sống ở phường, chấp hành pháp luật tốt, nhưng người ta lấy đủ mọi
lý do, không xác nhận ngay cho.
Anh ấy ra về chưa
biết làm cách nào thì gặp một chị bán rau. Nghe kể lại câu chuyện, chị bán rau
bảo ông Vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội: “Anh trông giúp gánh rau, em lên
phường xin cho.” Và chỉ một lúc sau, chị hàng rau đem về cho hồ sơ có xác
nhận đàng hoàng. Hóa ra, chị này chỉ cần cho cán bộ của phường một, hai trăm
nghìn gì đó, thế là được việc ngay.
Cũng bởi cách làm
việc như thế nên mới có những chuyện giả mạo cán bộ này hay con cán bộ kia để
làm tiền doanh nghiệp và người dân.
Sở dĩ tham nhũng vặt tràn lan khắp nơi là
vì có tham nhũng lớn, mà muốn triệt tham nhũng thì những người đứng đầu phải có
quyết tâm cao và có thực lực, giải pháp. Nếu chỉ có quyết tâm mà không có thực
lực cũng như giải pháp hữu hiệu thì không thể làm gì được. Hổ lớn không bắt
được thì hổ con sinh sôi nảy nở là chuyện bình thường.
- Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
N.Q(Thực hiện)/GDVN
N.Q(Thực hiện)/GDVN
-------------
hổ lớn phải để làm giống, hổ cối chó sói sinh ra nòi Chó Sói mới gian ác hơn cả hổ loại này chỉ có toàn dân nổi dậy mới diệt được tiệt giống Chó Sói và hổ.
Trả lờiXóatôi thách cả ông hồ, ông sít ta nin sống lại để chống tham nhũng đấy.
Trả lờiXóabản chất của độc đảng là tham nhũng, mục đích của độc đảng là tham nhũng, tham nhũng là thuộc tính bất biến của độc đảng độc tài. vì thế, chống tham nhũng là chống độc tài độc đảng.
như vậy thì với chế độ csVN thì làm sao mà chống được tham nhũng? đảng chống tham nhũng chẳng khác nào tự mổ bụng mình.
có thằng nào đó giả ngô giả ngây đã nói: đánh chuột thì cứ đánh nhưng cấm đánh vỡ bình đựng chuột của ông. (MK không đập bình ra thì chuột cứ nằm trong đó làm gì nó nào)
Chính xác !
Xóahiện nay, hổ đã vồ Bọ Lập quê choa chiều nay (2 giờ chiều 6/12/2014) đây là những nỗ lực bịt miệng người dân của hổ tiếp sau vụ bắt bloger Người lót gạch.
Trả lờiXóaKhông vào đc trang bolapquechoa tối nay. Buồn quá! Sao cái tôi Yêu, mến thì người ta cứ cấm thế này?
XóaĐang theo dỏi vụ án Hồ Duy Hải ngon lành thì bi cúp ngang. Không biết ở đâu có tin mới, sốt dẻo về vụ này. Bà con ai biết chỉ dùm.
XóaKính thưa giáo sư Nguyễn Minh thuyết, hiện nay đại bộ phận công chức đều là chuột, là mèo, là hổ cả. Bắt đầu là do đồng lương chết đói.
Trả lờiXóaThử hỏi, với giá cả hiện nay, mức lương công chức mới vào nghề dưới 3 triệu/ tháng làm sao sống nổi, thế là bắt buộc người ta phải cấu véo vụn vặt để tồn tại, đại bộ phận họ biết cấu vào đâu, muốn cấu véo của nhà nước phải có chức có quyền, thế là họ đành bóp nặn dân, họ bóp tất cả những gì bóp được để ra tiền; những công chức nhà nước trở thành những tên mọc túi trắng trợn, không biết xấu hổ. Và thế là thành thói quen.
Khi bóp được, kẻ khôn ngoan sẽ đầu tư, cung phụng bề trên để có cơ hội đục khoét ngân sách, hay những vị trí dễ bóp nặn nhất. Thế là thay vì hoàn thiện kỹ năng chuyên môn họ hoàn thiện kỹ năng của loài chuột. Cho dù có hoàn thiện kỹ năng chuyên môn thì cũng để phục vụ kỹ năng đục khoét. Cũng chẳng thể trách họ được.
Họ phải lớn, để tồn tại. Chuột thành mèo, thành cáo, bộ phận ưu tú nhất sẽ thành hổ cướp bóc công khai , chẳng ai dám làm gì.
Mọi công chức đều có giấc mơ thành hổ.
Và diệt hổ chỉ có hổ với nhau, dân đen và lũ chuột mèo làm sao đụng đến hổ được.
Bầy hổ đông đúc đang lúc nhúc ở các cơ quan công quyền của đảng và nhà nước, ở nhà lầu, đi xe hơi, và hăng hái học tập làm theo...nhau để khoét được càng nhiều càng tốt, lấy tiền cướp được làm ô, làm khiên, xây lô cốt bảo vệ vững chắc vị trí được đảng đặt ngồi, vững vàng, vênh váo
Làm sao diệt đây?
Do bản chất đểu giả! Không phải lương thấp! Những thằng có lương hàng chục, hàng trăm triệu Hồ/tháng tham nhũng càng hăng!
XóaHoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm đã kết luận:
Trả lờiXóaTôn tộc đại Quy
Tôn lộc đại Nguy
Tôn tài đại Thịnh
Tôn nịnh đại Suy
Giải nghĩa nôm na là:
-biết coi trọng giữ gìn gia phong gia tộc, giữ gìn truyền thống dân tộc, biết đặt dân tộc lên trên hết thì đoàn kết được dân tộc.hòa giải hòa hợp dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc vượt qua mọi khó khăn.
- Nếu quá coi trọng tiền bạc, đặt tiền bạc lên trên hết, kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, bất chấp liêm sỷ,... thì vô cùng nguy hiểm với mỗi con người, với mỗi quốc gia bởi nó làm băng hoại nền tảng văn hóa đạo đức, biến thành kẻ vong bản
- Nếu tôn trọng nhân tài, sử dụng đúng người có tài thì quốc gia mới hưng thịnh, nhược bằng không biết sử dụng hoặc sử dụng kẻ kém tài kém đức thì chỉ làm cho quốc gia suy kiệt nguôn lực phát triển đi mà thôi.
- Nếu coi trọng phù nịnh những kẻ bề trên để thăng quan tiến chức, hay quý trọng nâng đỡ những kẻ cấp dưới xiểm nịnh mình thì dứt khoát chế đọ sẽ dẫn đến suy vong.
Liên hệ hiện tại VN đã hội đủ mọi thứ: Nguy, Suy và triệt tiêu hết những thứ Quy, Thịnh nói trên.
Có lẽ thời gian sụp đổ đã bắt đầu rồi chăng?
Vủ khí phê phán không thay phê phán bằng vủ khí, lực lượng vật chất cá thể đánh bại lực lượng vật chất. Nhưng tình hình tham nhũng hiện nay: Đẩy thuyền củng là dân và lật thuyền cung là dân.
Trả lờiXóaCon thuyền VN hiện nay đang chở quá tải cả bộ máy Đảng, Nhà nước và túi tiền các quan chức tham nhũng vơ vét được. Nhà nước VN trở thành nhà nước tham nhũng , cho nên chống TN của Chính phủ chỉ là nói với Dân đen thôi.
Trả lờiXóaĐộc đảng mới sinh ra tham nhũng , bác Thuyết lại "đánh đố" ai bắt được hổ to à? Thế có khác gì "mình" tự bắt "chính mình" không? Thế là không bắt được con hổ to nào , bí quá bèn bắt...Bọ Lập! Giọt nước đang tràn li rồi!
Trả lờiXóa