Trong tuần qua, tài sản của bà Đặng Ngọc Lan,
vợ bầu Kiên có
thêm 15,41 tỷ đồng
|
Lượng cổ phiếu của gia đình bầu Kiên vẫn bị phong tỏa.
Dù vậy, trong tuần qua giá trị tài sản này vẫn tăng lên đáng kể. Cụ thể, hơn 38
triệu cổ phiếu đứng dưới tên bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên tăng thêm 15,41 tỷ
đồng. Giá trị cổ phiếu ACB của bầu Kiên tăng thêm hơn 14 tỷ đồng.
Tuần này, một trong những thông tin được chú ý trên thị trường chứng
khoán chính là bầu
Kiên một lần nữa hầu tòa. Mặc dù nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận,
nhưng phiên tòa lần này không ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.
Sau nhiều phiên giảm sâu, VN-Index đã lấy lại đà tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 5/12, VN-Index có đã 1 tuần tăng điểm trọn vẹn. Các cổ phiếu lớn hưởng lợi từ đà tăng này của VN-Index.
Ngân hàng ACB là đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề sau sự cố
bầu Kiên xảy ra 2 năm về trước. Tuy nhiên, đến bây giờ, sự cố này không còn gây
trở ngại gì cho ACB. Trong khoảng thời gian bầu Kiên hầu tòa, cổ phiếu ACB vẫn
đi lên.
Sau
5 phiên giao dịch, ACB tăng 400 đồng/CP và dừng ở mức 15.600 đồng/CP. Đà tăng
này có ACB giúp các ông chủ ACB kiếm thêm hàng chục tỷ đồng.
Lượng cổ phiếu của gia đình bầu
Kiên vẫn bị phong tỏa. Dù vậy, giá trị tài sản này vẫn tăng lên đáng kể. Cụ
thể, hơn 38 triệu cổ phiếu đứng dưới tên bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên tăng thêm 15,41 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu
ACB của bầu Kiên tăng thêm hơn 14 tỷ đồng.
Các sếp lớn đương nhiệm của ACB cũng được hưởng lợi từ
đà tăng của ACB. Giá trị cổ phiếu ACB do ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng
quản trị ACB “nở” thêm 11,5 tỷ đồng. Ông Trần Mộng Hùng, thành viên Hội đồng
quản trị ACB “đút túi” 6,61 tỷ đồng.
‘Bông Lan’ của bầu Kiên: Vô danh hữu thực
Trong khi nhiều sếp bự tại doanh nghiệp lớn rơi vào
tình cảnh "hữu danh vô thực" thì ngược lại, bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông
Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) lại vô danh, hữu thực. Không giữ chức vụ nào tại ACB
nhưng bà Lan lại là người giàu nhất tại ngân hàng này.
Ngay từ thuở sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam , bà Lan đã
được giới đầu tư chú ý tới. Bà lọt vào tầm ngắm của truyền
thông không chỉ vì là vợ của bầu Kiên mà còn vì bà sở hữu khối tài sản
khổng lồ hơn chồng.
Năm 2006, “bông Lan” của bầu Kiên mới chỉ là “nụ”. Giá
trị cổ phiếuACB mà bà nắm giữ không đọ được với tài sản của
nhiều đại gia. Vị trí của bà Lan trong top 50 và top 100 của năm 2006 lần lượt
là 4 và 15. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, bà Lan dễ dàng vượt qua doanh nhân Chu
Thị Bình, “bà trùm” chứng khoán đầu tiên. Với khối tài sản 1.701,11 tỷ đồng, bà
Lan trở thành nữ đại gia giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam “đời”
thứ 2.
Thế nhưng, cũng như bà Bình, bà Lan chỉ giữ được vị
trí quán quân trong thời gian ngắn. Sang năm 2008, khối tài sản của bà Lan “bốc
hơi” mạnh, chỉ còn 615,66 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng loạt nữ doanh nhân khác
lại chứng kiến giá trị cổ phiếu tăng mạnh. Vì vậy, bà Lan phải rời vị trí số 1
xuống vị trí thứ 4.
Dù
có một lương tâm trong sạch nhất, ranh giới giữa vi phạm pháp luật và
không trong kinh doanh rất mong manh. Vụ án bầu
Kiên đã cho thấy nhiều trái ngang của nghiệp kinh doanh.
Năm 2008, chủ nhân mới của ngôi vị quán quân là bà
Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Đầu tư và Công nghiệp
Tân Tạo. Cổ phiếu ITA mang lại cho bà Yến khối tài sản lên tới 1.345 tỷ đồng.
Bà Yến là chị gái ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Kinh
Bắc, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007.
Trong thời gian này, ngân hàng là một trong những
ngành phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cổ phiếu ngân hàng giao dịch kém lạc
quan. Vì vậy, ACB không thể giúp bà Lan lọt vào top 3 phụ nữ giàu nhất sàn
chứng khoán. Thậm chí, năm 2010, bà Lan còn bị rớt xuống vị trí thứ 9.
Tới năm 2013, vị trí của bà Lan được cải thiện đôi
chút khi bà “leo” thêm 3 bậc và đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách những phụ
nữ giàu nhất và lọt vào Top 30 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bà Lan
đứng sau chị em nữ doanh nhân họ Phạm, bà Nguyễn Hoàng Yến – sếp lớn Masan và
bà Vũ Thị Hiền, cổ đông lớn của Hòa Phát.
Đang yếu thế so với nhiều nữ doanh nhân khác nhưng tại
ACB, bà Lan lại là người quyền lực nhất nếu xét riêng tiêu chí giá trị cổ
phiếu. Dù không nắm giữ bất cứ chức vụ nào tại ACB, bà Lan vẫn là người “giàu”
nhất khi sở hữu lượng cổ phiếu nhiều hơn vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trẻ tuổi
Trần Hùng Huy hay “huyền thoại ACB” Trần Mộng Hùng.
Có thể ví von bà Lan vô danh nhưng hữu thực tại ACB.
Tuy nhiên, kể từ khi bầu Kiên bị dính vòng lao lý, toàn bộ số cổ phiếu của hai
vợ chồng (trị giá hơn 1.000 tỷ đồng) đã bị phong tỏa nên không thể giao dịch
được.
An Nhiên (Tổng hợp)/Người đưa tin/
----------------
Nước chảy chỗ trũng (thành ngữ)
Trả lờiXóathế gian được vợ hỏng chồng
Trả lờiXóatốt mái hại trống