Giáo
sư Jonathan London hiên đang giảng dạy tại Đại học Thành thị Hồng Kong, là một
người từng làm việc và nghiên cứu nhiều năm ở Việt Nam . Sau khi lệnh cấm vận vũ khí
của Mỹ đối với Việt Nam được dỡ bỏ một phần, ông có viết một bài phân tích
những điểm mà Việt Nam có lợi khi mối quan hệ Việt Mỹ được cải thiện. Bài viết
này được dịch và phổ biến trên truyền thông trong nước.
Từ Hồng Kong, Giáo sư Jonathan London dành cho Kính
Hòa cuộc phỏng vấn làm rõ thêm những quan điểm của ông về mối quan hệ Việt Mỹ.
- GS Jonathan London :
Từ trước đến nay chiến lược của Việt Nam là làm bạn với mọi nước, đa
phương đa dạng. Nhưng ý tôi muốn nói là muốn có quan hệ tốt là một điều nhưng
nếu không có một quan hệ đáng tin cậy thì những quan hệ kia có một giá trị nhất
định mà thôi. Mà nếu có một sự cố nào đó thì khó có thể nhờ một nước thứ hai
hay thứ ba để giúp mình. Những quan hệ như vậy chỉ phát triển đến mức sơ bộ mà
thôi.
Thực sự Việt Nam muốn có một quan hệ sâu với Mỹ
là một điều rất hứa hẹn, và nếu nó là thực sự quan trọng thì phải đưa vào sự
hiểu biết lẫn nhau chứ không nên là một quan hệ mang tính tượng trưng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Chủ tịch Việt Nam
Trương Tấn
Sang tại White House,
|
- Kính Hòa: Thưa
ông đây có phải là một cách nói về một từ khác là đồng minh không?
- GS Jonathan London : Vâng đúng rồi!
Chúng ta có thể đồng ý là Việt Nam vẫn có một lập trường là không có một đồng
minh nào, lý do cũng có thể hiểu là vị trí địa lý của Việt Nam, rồi quan hệ với
Trung quốc, … Nhưng rất khó có thể có một sức mạnh nếu chúng ta không có đồng
minh.
Tôi nghĩ là hy vọng của Việt Nam là chúng ta
đang ở trong một thời đại đa phương. Đó là một ý rất là hay nếu không muốn
nói là lãng mạn (cười).
Nhưng
thực tế thì sau cùng thì cũng phải có những người bạn thân thiết, nếu không thì
rất khó để đối phó với những thách thức.
- Kính Hòa: Trong
bài viết của ông có một đoạn nói rằng giữa hiện tại của Việt Nam và tương lai thịnh vượng của Việt Nam thì cần
nhiều quyết định quan trọng về phát triển thể chế. Ở đây có hàm ý sự khác biệt
về thể chế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không, hay là cũng hàm ý rằng có những vấn
đề về nhân quyền mà Việt Nam cần phải giải quyết không thưa ông?
- GS Jonathan London :
Vâng, thì vấn đề thể chế của Việt Nam
là một vấn đề hết sức quan trọng như nhiều người đã đồng ý kể cả một số người
trong chính quyền của Việt Nam .
Nhưng vấn đề này có thể xem ở những khía cạnh khác nhau.
Dù là có những vấn đề cực lớn như là thể chế chính trị
nên là như thế nào, hoặc là Hiến pháp của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng phù
hợp với một nước hiện đại văn minh hay không. Những vấn đề này cũng đã được
tranh luận rất nhiều, và tôi cũng có những ý kiến, chẳng hạn như vấn đề trong
hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay thiếu minh bạch, tôi cũng là một người
rất là lo về những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Dù chúng ta có những quan điểm khác nhau thì chúng ta
cũng có thể đồng ý là Việt Nam
hiện nay có một số điều trong thể chế của đất nước cần phải thay đổi. Nếu không
thay đổi thì Việt Nam
rất khó mà khắc phục những vấn đề chủ chốt về quản lý kinh tế, vấn đề phát
triển, vấn đề quan hệ song phương, đa phương …
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) tiếp
Phó Thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
tại Washington DC hôm 02 tháng 10 năm
2014.( AFP photo)
|
Trước đây tôi đã lý luận rằng nếu Việt Nam muốn có sự
ủng hộ của quốc tế trong những tranh chấp với Trung quốc thì phải cải cách,
phải đề cập thực sự đến những hạn chế của thể chế của đất nước hiện nay như tự
do báo chí, nhân quyền, v.v…
Tôi hiện nay đang cố gắng xem thế nào có thể mở một
cuộc thảo luận cởi mở về những vấn đề nhạy cảm này ở Việt Nam . Bởi vì
tình hình hiện nay khá là khác so với trước. Chẳng hạn như có những người trong
bộ máy nhà nước cũng sẳn sàng chấp nhận thay đổi. Điều đó không có nghĩa là nó
giống hoàn toàn quan điểm của những người đứng bên ngoài bộ máy, nhưng việc mà
chúng ta thảo luận công khai những vấn đề này cũng là một sự phát triển tốt.
Nói thế không có nghĩa là tôi không lo lắng những vấn
đề trong nước, chẳng hạn như những người bị công an bắt, bị sách nhiễu, v.v…
vẫn còn.
- Kính Hòa: Xin
ông cho câu hỏi cuối cùng là sau chuyến thăm của Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam
thì sắp tới, trong tương lai gần, ông có dự đoán là có một chuyến thăm để thúc
đẩy quan hệ lên cao hơn không?
- GS Jonathan London: Có nhiều người dự báo là có thể
sang năm Tổng thống Barrack Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong thời điểm mà có
những cuộc đàm phán khác nhau trong khu vực Đông Á. Nhưng sự quan trọng và nội
dung chuyến thăm đó phụ thuộc vào những sự kiện và phát triển từ đây đến đó,
còn quá sớm để mà đánh giá. Bởi vì có quá nhiều sự phát triển chính trị trong
bộ máy của Việt Nam .
Hiện nay thì chính trị của Việt Nam
rất thú vị dù rất khó đọc, khó biết, khó đoán … (cười)
- Kính Hòa: Cám
ơn ông đã dành thời giờ cho đài Á Châu Tự Do.
---------------
Tôi nghĩ "City University of Hong Kong" nên dịch là "Đại học Thương nghiệp và Tài chính Hong Kong."
Trả lờiXóaViệt Nam không có đồng minh là một thực tế. Nhưng nói VN không cần đồng minh thì chỉ là cách nói để né thực tế hiện nay. Cứ xem nét mặt của BT PBM thì thấy VN đang rất muốn coi Hoa Kỳ là đồng minh tin cậy, trở ngại chỉ còn nằm ở phía VN, liệu cá nhân ông PBM có dẹp nổi không, khi mà trên ông còn có cả ban chấp hành TƯ và bộ CT, mà hai cái ban, bộ này tuy có quyền quyết định nhưng lại rất mơ hồ về xác định đồng minh, bạn-thù.
Trả lờiXóaĐồng minh với Mỹ không phải dễ xơi nhưng nó có luật chơi rõ ràng. Anh em với TQ, nó đâm sau lưng lúc nào không biết, với Nga thì ngày càng chứng tỏ đó là nhà nước Mafia, quan hệ với nó là quan hệ đại ca- đệ tử rõ ràng.
"Không thay đổi được quá khứ, nhưng có thể xây dựng tương lai" phát biểu này của PBM liệu là một thực tế hay chỉ là câu nói ngoại giao, lãng mạn ?
vn cần tiền Mỹ
Trả lờiXóa& vn cần làm là phỉnh và mị Mỹ
CSVN chỉ thích Mỹ như một ông tiên thôi để mà ước chứ không muốn làm bạn!? càng không muốn làm đối tác của nhau! đó là bản chất của kẻ độc tài, toàn trị.
Trả lờiXóaCái thế của VN hiện nay không thể đẩy mạnh quan hệ với Mỹ mà không dè chừng TQ. VN không liên minh với một quốc gia này để chống một quốc gia khác nhưng VN có quyền liên minh với một nước khác đủ tiềm lực và uy tín để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong đó, nên nói không với liên minh TQ và bí mật đẩy mạnh quan hệ liên minh với Mỹ, khi quan hệ đủ mạnh thì cũng không cần phải tuyên bố gì cả, tự nó đã nói lên tất cả ai là bạn ai là thù. Tôi chắc sẽ chọn liên minh với Mỹ.
Trả lờiXóaChỉ có khờ khạo hay lừa phỉnh mới nói "Mỹ mốn có quan hệ tốt đẹp với VNCS".
Trả lờiXóaTrong diễn văn nhậm chức lần thứ nhất của Barack Obama:
"Hãy nhớ rằng các thế hệ cha anh chúng ta trước đây đã hạ gục chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản không chỉ bằng hỏa tiển hay xe tăng, mà bằng những liên minh vững chắc và những niềm tin bền bỉ".